Hệ thống pháp luật

QUỐC HỘI
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 69/2006/NQ-QH11

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2006

NGHỊ QUYẾT

VỀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM 2007

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa XI, kỳ họp thứ mười (Từ ngày 17 tháng 10 năm 2006 đến ngày 29 tháng 11 năm 2006)

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ mười;
Căn cứ vào Luật ngân sách nhà nước và Nghị quyết số 68/2006/QH11 ngày 31/10/2006 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2007;
Sau khi xem xét Báo cáo số 22/BC-CP ngày 06/10/2006 của Chính phủ về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2007; Báo cáo thẩm tra số 2953/UBKTNS ngày 12/10/2006 của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội;

QUYẾT NGHỊ:

1. Tổng số thu cân đối ngân sách trung ương năm 2007 là 216.015 tỷ đồng (hai trăm mười sáu nghìn không trăm mười lăm tỷ đồng), chiếm 71,8% tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước; tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 84.885 tỷ đồng (tám mươi tư nghìn tám trăm tám mươi lăm tỷ đồng), chiếm 28,2% tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước.

2. Tổng số chi cân đối ngân sách trung ương năm 2007 là 272.515 tỷ đồng (hai trăm bảy mươi hai nghìn năm trăm mười lăm tỷ đồng). Sau khi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng số chi cân đối ngân sách trung ương là 206.857 tỷ đồng (hai trăm linh sáu nghìn tám trăm năm mươi bảy tỷ đồng), chiếm 57,9% tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước; tổng số chi ngân sách địa phương là 150.543 tỷ đồng (một trăm năm mươi nghìn năm trăm bốn mươi ba tỷ đồng), chiếm 42,1% tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước.

3. Phân bổ ngân sách trung ương năm 2007 cho từng Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo các Phụ lục số 1, 2, 3, 4 và 5 kèm theo.

4. Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là 4 năm, từ năm 2007 đến hết năm 2010.

5. Về phân giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2007, đề nghị Chính phủ:

a) Giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng Bộ, cơ quan khác ở Trung ương; giao nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 20 tháng 11 năm 2006 và thông báo đến từng Đoàn đại biểu Quốc hội của địa phương;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán chi ngân sách địa phương, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình theo quy định của Luật ngân sách nhà nước;

c) Chỉ đạo các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2007 đến từng đơn vị trước ngày 31 tháng 12 năm 2006; chỉ đạo tổ chức công khai dự toán ngân sách theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước;

d) Chỉ đạo các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và các địa phương phải bố trí vốn đầu tư tập trung, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp xác định còn có hiệu quả để sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng; đối với những Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và các địa phương còn nợ tồn đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách nhà nước trái quy định phải nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm và phải bố trí trong dự toán ngân sách năm 2007 để thanh toán dứt điểm; không để phát sinh nợ tồn đọng mới và không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;

đ) Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 31 tháng 3 năm 2007 về tiến độ, kết quả phân giao dự toán ngân sách của các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và các địa phương, đặc biệt là kết quả khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, bố trí vốn để thanh toán nợ tồn đọng xây dựng cơ bản, mức huy động vốn năm 2007 để bổ sung đầu tư và mức dư nợ vốn huy động để đầu tư của ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

6. Giao Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc sử dụng nguồn kinh phí trợ giá, trợ cước và cấp không thu tiền một số mặt hàng chính sách năm 2007 đã được bố trí trong chi cân đối ngân sách địa phương, bảo đảm hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng và phù hợp với thực tế ở địa phương.

7. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về những vi phạm trong quản lý và sử dụng ngân sách; đồng thời xử lý nghiêm, kịp thời và công khai các hành vi vi phạm.

8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội theo chức năng, nhiệm vụ của mình, giám sát việc phân bổ, giao và chấp hành dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 của các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ mười thông qua ngày 03 tháng 11 năm 2006./.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

PHỤ LỤC SỐ 1

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG THEO LĨNH VỰC NĂM 2007

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

NỘI DUNG CHI

DỰ TOÁN NĂM 2007

A

TỔNG SỐ (1)

272.515

I

Chi đầu tư phát triển

60.170

1

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

56.150

- Chi xây dựng cơ bản

44.700

+ Vốn ngoài nước

11.000

+ Vốn trong nước

33.700

- Chi Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng

720

- Chi chương trình biển Đông hải đảo, cảnh sát biển

1.330

- Chi đầu tư cho Tổng công ty dầu khí

9.400

2

Chi bổ sung Quỹ xúc tiến thương mại

200

3

Góp vốn cổ phần các tổ chức tài chính quốc tế

20

4

Chi cấp vốn điều lệ Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã

100

5

Chi bù chênh lệch lãi suất tín dụng nhà nước

2.500

6

Chi bổ sung vốn và hỗ trợ doanh nghiệp khu kinh tế quốc phòng

200

7

Chi bổ sung dự trữ quốc gia

1.000

II

Chi trả nợ và viện trợ

49.160

1

Trả nợ trong nước

37.990

2

Trả nợ ngoài nước

10.400

3

Viện trợ

770

III

Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể

94.646

1

Chi quốc phòng

22.400

2

Chi an ninh

10.450

3

Chi đặc biệt

240

4

Chi giáo dục – đào tạo, dạy nghề

10.820

Trong đó chi bằng nguồn vốn vay, viện trợ

1.420

5

Chi Y tế

3.142

Trong đó chi bằng nguồn vốn vay, viện trợ

850

6

Chi Dân số và kế hoạch hóa gia đình

590

Trong đó chi bằng nguồn vốn vay, viện trợ

100

7

Chi khoa học, công nghệ

2.700

Trong đó chi bằng nguồn viện trợ

110

8

Chi Văn hóa thông tin

810

Trong đó chi bằng nguồn viện trợ

30

9

Chi phát thanh, truyền hình, thông tấn

530

10

Chi Thể dục thể thao

220

11

Chi lương hưu và đảm bảo xã hội

24.164

Trong đó chi bằng nguồn viện trợ

100

12

Chi sự nghiệp kinh tế

5.740

Trong đó chi bằng nguồn vốn vay, viện trợ

400

13

Chi sự nghiệp và bảo vệ môi trường

530

14

Chi quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể

11.900

Trong đó chi bằng nguồn vốn vay, viện trợ

200

15

Chi trợ giá mặt hàng chính sách

140

16

Chi khác

270

IV

Chi thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư

500

V

Chi cải cách tiền lương

23.200

VI

Dự phòng

4.990

VII

Chi bổ sung cân đối ngân sách địa phương

39.849

B

CHI TỪ CÁC KHOẢN THU ĐƯỢC QUẢN LÝ QUA NSNN

23.436

C

CHI TỪ KHOẢN VAY NGOÀI NƯỚC VỀ CHO VAY LẠI

11.650

TỔNG SỐ (A+B+C)

307.601

Ghi chú: (1) Kể cả số bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết số 69/2006/NQ-QH11 về việc phân bố ngân sách trung ương 2007 do Quốc Hội ban hành

  • Số hiệu: 69/2006/NQ-QH11
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 03/11/2006
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Phú Trọng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 43 đến số 44
  • Ngày hiệu lực: 11/01/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản