Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 08/2009/NQ-HĐND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 7 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THU PHÍ LƯU GIỮ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN BỊ TẠM GIỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA VII KỲ HỌP THỨ 16

(Từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 7 năm 2009)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2008/NQ-QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động 2004 - 2009 của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp;
Xét Tờ trình số 3117/TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thu phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ trên địa bàn thành phố; báo cáo thẩm tra số 192/BC-PC ngày 06 tháng 7 năm 2009 của Ban Pháp chế - Hội đồng nhân dân thành phố và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua nội dung Tờ trình số 3117/TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thu phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ trên địa bàn thành phố. Cụ thể như sau:

1. Mức thu:

a) Phương tiện giao thông đường bộ:

Đơn vị tính: đồng

STT

Loại phương tiện

Mức thu

Mức phí (đồng/ngày đêm)

Chi phí bốc xếp, vận chuyển, điện, nước (đồng/lần tạm giữ)

1

Xe đạp, xe điện, xe điện 1 bánh

3.000

1.500

2

Xe ba gác, xích lô đạp, xe đẩy tay, xe môtô gắn máy 02 bánh các loại

6.000

8.000

3

Xe 03 bánh gắn máy các loại

16.000

8.000

4

Xe ôtô từ 04 đến 09 chỗ ngồi, xe tải dưới 3,5 tấn

40.000

20.000

5

Xe ôtô từ 10 đến 30 chỗ ngồi, xe tải 3,5 tấn đến 7,5 tấn

60.000

30.000

6

Xe ôtô trên 30 chỗ ngồi, xe tải trên 7,5 tấn

80.000

40.000

7

Xe đầu kéo chở container dưới 20 feet

160.000

80.000

8

Xe đầu kéo chở container 40 feet, xe siêu trường siêu trọng, các loại xe chuyên dùng: xe lu, xe làm đường trải nhựa nóng, xe bồn, xe cẩu,…

200.000

100.000

b) Phương tiện giao thông đường thủy:

Đơn vị tính: đồng/phương tiện/ngày đêm

STT

Đối tượng thu

Mức thu

1

Phương tiện sông thô sơ, gia dụng:

5.000

2

Phương tiện chở hàng (ghe)

 

2.1

Trọng tải dưới 50 tấn

5.000

2.2

Trọng tải từ 50 tấn đến 200 tấn

10.000

2.3

Trọng tải trên 200 tấn

20.000

3

Phương tiện chở khách

 

3.1

Trọng tải dưới 50 ghế

10.000

3.2

Trọng tải từ 50 ghế đến 100 ghế

15.000

3.3

Trọng tải trên 101 ghế

30.000

4

Canô du lịch

 

4.1

Công suất máy < 50CV

15.000

4.2

Công suất máy từ 50CV đến 90CV

30.000

4.3

Công suất máy trên 90CV

60.000

5

Xà lan

 

5.1

Trọng tải < 250 tấn

30.000

5.2

Trọng tải từ 250 tấn đến 500 tấn

45.000

5.3

Trọng tải trên 500 tấn

75.000

6

Tàu kéo

 

6.1

Công suất máy < 50CV

7.500

6.2

Công suất máy từ 50CV đến 90CV

15.000

6.3

Công suất máy trên 90CV

30.000

7

Mức thu phí bảo quản, bảo vệ tang vật trên phương tiện vi phạm (chỉ tính riêng cho vật liệu xây dựng như: cát, sỏi, đá)

 

7.1

Trọng tải < 10 tấn

7.500

7.2

Trọng tải từ 10 tấn đến 100 tấn

15.000

7.3

Trọng tải trên 100 tấn đến 250 tấn

30.000

7.4

Trọng tải trên 250 tấn đến 500 tấn

45.000

7.5

Trọng tải trên 500 tấn

75.000

c) Gỗ:

Đơn vị tính: đồng/m3/ngày đêm

STT

Loại gỗ

Mức thu

1

Gỗ quý hiếm các loại

10.000

2

Gỗ thông thường các loại

6.000

d) Các loại hàng hóa khác:

Đơn vị tính: đồng/m2/ngày đêm

STT

Loại kho

Mức phí (đồng/m2 /ngày đêm)

1

Kho kiên cố (kho thông dụng được xây dựng bằng vật liệu kiên cố: cột, kèo thép hoặc bê tông, mái lợp tole hoặc bê tông, tường rào bao che xây gạch, nền bê tông hoặc láng xi măng).

1.300

2

Kho bán kiên cố (kho thông dụng có kết cấu không thuộc kho kiên cố như kèo gỗ, mái lợp ngói hoặc fibro, vách gỗ hoặc tole).

800

3

Bãi kiên cố (là bãi có kết cấu kiên cố bằng bê tông xi măng hoặc bê tông nhựa, chịu lực, có hạ tầng đầy đủ).

400

4

Bãi thường (là bãi đất đá dăm hoặc bê tông gạch vỡ)

300

2. Việc quản lý và sử dụng số tiền phí thu được:

- Tổ chức thu phí đã được ngân sách bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí theo dự toán hàng năm thì tổ chức thu phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (cơ quan cấp thành phố nộp vào ngân sách thành phố, cơ quan cấp quận, huyện nộp vào ngân sách quận, huyện).

- Đối với tổ chức chuyên doanh trông giữ tài sản: phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ là doanh thu của tổ chức đó; tổ chức thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được (theo quy định tại Thông tư số 19/2007/TT-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007).

- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu (tự cân đối một phần hoặc toàn bộ kinh phí hoạt động): cơ quan thu phí được để lại 100% số phí thu được để bù đắp chi phí cần thiết phục vụ cho việc tạm giữ tang vật, phương tiện: thuê kho bãi, trả lương cho lực lượng trông giữ và các khoản chi phí liên quan.

Riêng đối với Công an thành phố được giữ lại 100% số tiền phí trông giữ phương tiện bị tạm giữ do vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.

3. Thời gian thực hiện: từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố có kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VII, kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 09 tháng 7 năm 2009./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Phương Thảo

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết số 08/2009/NQ-HĐND về việc thu phí lưu giữ, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ trên địa bàn thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VII kỳ họp thứ 16 ban hành

  • Số hiệu: 08/2009/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/07/2009
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Phạm Phương Thảo
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 75
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản