TỔNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06-NQ/TCĐ | Hà Nội, ngày 21 tháng 2 năm 1981 |
NGHỊ QUYẾT
CỦA TỔNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM SỐ 6-NQ-TCĐ NGÀY 21 THÁNG 2 NĂM 1981 VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Ban chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam họp hội nghị lần thứ sáu nhất trí nhận định tình hình quản lý quỹ bảo hiểm xã hội trong những năm qua đã thu được kết quả tốt và có tiến bộ, bảo đảm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước.
Để hoàn chỉnh các chế độ quản lý và tăng cường quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, ban chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam nhất trí thông qua và ban hành bản Điều lệ quản lý quỹ bảo hiểm xã hội (Kèm theo nghị quyết này).
Ban thư ký Tổng công đoàn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành bản điều lệ này.
ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ vào Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 218-CP ngày 29-12-1961;
Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng công đoàn Việt Nam trong công tác quản lý quỹ BHXH và nội dung quỹ BHXH được quy định trong Nghị quyết số 39-CP ngày 22-3-1962 và Nghị định số 31-CP ngày 20-3-1963 của Hội đồng Chính phủ;
Để tăng cường công tác quản lý, chăm sóc đời sống sức khoẻ CNVC, phục vụ sản xuất, Tổng công đoàn Việt Nam ban hành Điều lệ quản lý quỹ BHXH Nhà nước do công đoàn phụ trách.
Chương 1:
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1. Quỹ BHXH là một bộ phận ngân sách Nhà nước để thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân, viên chức Nhà nước được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và nhằm phục vụ đời sống công nhân, viên chức, phục vụ sản xuất.
Điều 2. Quỹ BHXH do tổ chức công đoàn thống nhất quản lý từ trung ương đến cơ sở. Mọi chế độ, thể lệ quản lý quỹ do Tổng công đoàn Việt Nam quy định, công đoàn cùng với cơ quan Nhà nước các cấp có trách nhiệm thi hành, không được sửa đổi hoặc tự đề ra chế độ thể lệ riêng.
Điều 3. Quỹ BHXH quản lý có kế koạch, dự toán thu chi quỹ BHXH phải xây dựng từ cơ sở cùng với kế hoạch sản xuất, tài chính, lao động tiền lương và bảo hộ lao động của Nhà nước và được CNVC tham gia. Các khoản thu, chi phải chấp hành đúng nguyên tắc, chế độ và được phản ánh trung thực trong sổ sách kế toán.
Điều 4. Quỹ BHXH không kết dư với ngân sách Nhà nước hàng năm, tiền thừa được sử dụng vào việc xây dựng, phát triển mở rộng các sự nghiệp tổ chức nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức khoẻ CNVC và gia đình.
Chương 2:
NỘI DUNG THU, CHI QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 5. Nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội gồm có:
1. Tiền do các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan hành chính, sự nghiệp của Nhà nước, các công tư hợp doanh và các đoàn thể nhân dân, nộp hàng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo tủ lệ phần trăm (%) mà Nhà nước quy định so với tổng quỹ tiền lương của công nhân viên chức (gọi tắt là kinh phí bảo hiểm xã hội).
2. Tiền trợ cấp hàng nămcủa Nhà nước cho quỹ BHXH trong trrường hợp cần thiết.
3. Các khoản thu khác thuộc quỹ BHXH (tiền ủng hộ, viện trợ, tặng phẩm, thu hoạt động sự nghiệp, tiền bồi thường).
Điều 6. Quỹ BHXH đài thọ các khản chi dưới đây:
1. Trợ cấp khi công nhân viên chức Nhà nước nghỉ việc do ốm đau, nghỉ trông con ốm.
2. Trợ cấp khi nữ CNVC sinh đẻ.
3. Trợ cấp khi CNVC bị tai nạn lao động và mắc bện nghề nghiệp, tai nạn trong chiến tranh.
4. Chi phí về tổ chức nghỉ ngơi, tham quan du lịch và bồi dưỡng sức khỏe CNVC.
5. Chi về công tác quản lý BHXH, và quản lý các sự nghiệp bảo hiểm xã hội.
6. Chi về xây dựng các công trình sự nghiệp BHXH.
Nghiêm cấm sử dụng quỹ BHXH chi ngoài quy định.
Chương 3:
CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
A. LẬP DỰ TOÁN
Điều 7. Hàng năm, căn cứ quỹ BHXH kế hoạch được hội đồng Chính phủ duyệt, Tổng công đoàn Việt Nam phân bố kế hoạch quỹ BHXH cho các Bộ, Tổng cục, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố; và phân bổ chỉ tiêu dự toán BHXH cho các LHCĐ, công đoàn ngành, công đoàn trực thuộc( có quản lý BHXH).
Căn cứ vào quỹ BHXH kế hoạch được Tổng công đoàn phân bổ các Bộ, ngành, Tổng cục... và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, sau khi trao đổi với công đoàn cùng cấp, tiến hành phân bổ kế hoạch quỹ BHXH cho các đơn vị cơ sở trực thuộc và báo cáo với Tổng công đoàn, các LHCĐ, công đoàn ngành phân bổ chỉ tiêu dự toán BHXH cho cơ sở trực thuộc.
Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu dự toán BHXH do các Bộ, Uỷ ban nhân dân và LHCĐ, công đoàn ngành phân bổ, các đơn vị dự toán BHXH các cấp phải lập dự toán thu, chi quỹ BHXH cả năm cùng với kế hoạch sản xuất, lao động và tiền lương của năm kế hoạch và chia ra từng quý.
Dự toán thu phải căn cứ vào chế độ đã quy định và kế hoạch lao động, quỹ tiền lương của Nhà nước để tính số phải thu được tích cực, vững chắc.
Dự toán chi phải căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch quỹ BHXH được phân bổ, các chế độ, chính sách BHXH, tiêu chuẩn định mức và chủ trương công tác, để tính toán đầy đủ, chặt chẽ, tiết kiệm, sát thực tế. Ban thường vụ công đoàn các cấp có trách nhiệm lãnh đạo trực tiếp việc lập dự toán và thông qua trước khi gửi lên công đoàn cấp trên xét duyệt đúng thời hạn và báo cáo trước ban chấp hành trong cuộc hội nghị gần nhất.
Sau khi xét duyệt dự toán thu, chi quỹ BHXH của các đơn vị BHXH cơ sở, LHCĐ tỉnh, thành phố thông báo cho Ngân hàng Nhà nước để làm căn cứ kiểm soát việc sử dụng, cấp phát và thanh toán các khoản thu, chi quỹ BHXH. Cuối năm các Bộ, Tổng cục, các cơ quan ngang Bộ cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố phải báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch quỹ BHXH về tổng công đoàn Việt Nam.
B. CHẤP HÀNH DỰ TOÁN
Điều 8. Ban thường vụ công đoàn các cấp phải trực tiếp lãnh đạo việc chấp hành dự toán cả năm và kế hoạch thu chi quỹ BHXH từng quý đã được duyệt. Phải bảo đảm thu đầy đủ, kịp thời, chi đúng chế độ, chính sách, phải tôn trọng kỷ luật, tài chính và nghiêm chỉnh thực hiện chế độ kế toán. Phải thực hiện tốt các biện pháp nhằm bảo vệ, tăng cường sức khoẻ CNVC, phòng ngừa bệnh tật và tai nạn .
Những khoản chi chưa cớo chế độ, tiêu chuẩn hoặc ngoài kế hoạch được duyệt phải thỉnh thị công đoàn cấp trên, nếu tự ý chi thì người ra lện chi pjải chịu trách nhiệm.
Điêù 9. Các đơn vị dự toán địa phương, ngành và cấp huyện được mở tài khoản trền gửi quỹ bảo hiểm xã hội tại ngân hàng.
Các đơn vị dự toán cơ sở không mở tài khoản tiền gửi quỹ BHXH riêng, mọi hoạt động thu, chi quỹ bhxh đều sử dụng chung với tài khoản của cơ quan, xí nghiệp.
Các khoản thu, chi, cấp phát, thanh toán đều thông qua ngân hàng và phải chấp hành đầy đủ thủ tục, chế độ quản lý tiền mặt của ngân hàng, Việc rút tiền để trả trợ cấp BHXH cho CNVC hàng tháng được ưu tiên giải quyết cùng với tiền lương.
Điều 10. Đối với các cơ quan, xí nghệp nộp chậm, nộp thiếu kinh phí BHXH thì ngân hàng có trách nhiệm đôn đốc nhắc nhở, nếu công đoàn cơ sở hoặc công đoàn tỉnh, thành phố, huyện, quận yêu cầu thì ngân hàng được trích số tiền phải nộp của những đơn vị đó chuyển vào tài khoản tiền quỹ BHXH tại ngân hàng Nhà nước địa phương.
Tài khoản quỹ BHXH của liên hiệp công đoàn địa phương và công đoàn ngành trung ương mà số dư quá mức thì Tổng công đoàn điều chuyển thông qua ngân hàng vào tài khoản tiền gửi quỹ BHXH của Tổng công đoàn.
C. KẾ HOẠCH QUỸ BẢO HIỂM XÁ HỘI
Điều 11.- Các đơn vị kế toán BHXH phải thực hiện đúng chế độ kế toán BHXH do Tổng công đoàn Việt Nam quy định; mở đủ sổ kế toán, ghi chép hoạch toán kịp thời, chính xác; và phải bảo quản các tài liệu kế toán theo đúng chế độ Nhà nước quy định.
D. QUYẾT TOÁN QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 12. Các cấp công đoàn có nhiệm vụ báo cáo tình hình thực hiện quyết toán hàng quý và quyết toán thu chi quỹ bảo hiểm xã hội cả năm đúng thời hạn lên công doàn cấp trên xét duyệt.
Báo cáo tình hình thực hiện quyết toán hàng quý và quyết toán cả năm do kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán lập, được ban thường vụ công đoàn thông qua và ban kiểm tra tài chính đồng cấp trên.
Báo cáo quyết toán phải phản ánh tình hình số liệu chính xác, đúng thực tế, khớp với số liệu sổ sách, chứng từ kế toán và phải hạch toán đúng mục lục dự toán đã quy định, có đối chiếu với chế độ, tiêu chuẩn và sự toán được duyệt và phải từng chỉ tiêu kế hoạch.
Điều 13. Thời hạn gửi dự toán, quyết toán đối với liên hiệp công đoàn địa phương công đoàn ngành trung ương và các đơn vị trực thuộc Tổng công đoàn quy định như sau:
- Dự toán cả năm gửi trước ngày 30 tháng 11 năm trước.
- Báo cáo tình hình thực hiện quyết tóan quý, không quá 35 ngày sau khi hết quý.
- Báo cáo quyết toán cả năm không quá 60 năm sau khi hết năm .
Báo cáo doanh số tài khoản hàng tháng trước ngày 5 tháng sau .
Thời hạn gửi báo cáo dự toán, quyết toán của các công đòan huyện, các công đoàn cơ sở do liên hiệp công đoàn địa phương và công đoàn ngành trung ương quy định.
Đ. QUẢN LÝ TÀI SẢN
Điều 14. Các cấp công đoàn có trách nhiệm quản lý tài sản BHXH thuộc đơn vị mình nhằm bảo việc sử dụng tài sản hợp lý, tiết kiệm và bảo quản tốt các tài sản.
Phải thường xuyên nắm vững về số lượng, chất lượng, trị giá để có kế hoạch mua sắm, sử dụng, điều hoà, phân phối hợp lý. Cuối năm phải tiến hành kiểm kê tài sản và báo cáo lên công đoàn cấp trên .
Kế hoạch mua sắm tài sản phải lập cùng với dự toán thu chi quỹ BHXH hàng năm và phải chấp hành đầy đủ thủ tục nhập, xuất kho vào sổ sách kế toán tài sản.
Người sử dụng hoặc được phân công bảo quản tài sản để hư hỏng mất mát thiếu ý thức bảo vệ của công thì phải bồi thường.
Chương 4:
TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 15. Hệ thống tổ chức quản lý quỹ BHXH của công đoàn có 4 cấp:
1. Tổng công đoàn Việt Nam là cấp Tổng dự toán BHXH.
2. Các LHCĐ Tỉnh, Thành phố, các công đoàn ngành Trung ương (được phân cấp quản lý quỹ BHXH) là đơn vị dự toán BHXH cấp Tỉnh, Thành phố hoặc ngành.
3. Các công đoàn Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc Tỉnh, các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty, công ty (được phân cấp quản lý quỹ BHXH) là đơn vị dự toán cấp Huyện và Thành phố trực thuộc.
4. Các công đoàn cơ sở mà đơn vị chuyên môn ở đó có tài khoản riêng, có chức năng trực tiếp quản lý lao động và quỹ tiền lương của Nhà nước là đơn vị dự toán BHXH cơ sở.
Các nhà nghỉ mát, nghỉ dưỡng sức, nghỉ phòng bệnh và các đơn vị sự nghiệp khác là đơn vị dự toán sự nghiệp BHXH cơ sở.
Điều 16. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp dự toán BHXH như sau:
1. Cấp tổng dự toán:
- Quy định các chế độ, thể lệ quản lý quỹ BHXH và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ đó.
- Quản lý toàn bộ quỹ BHXH trong hệ thống công đoàn. Hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng phân bổ chỉ tiêu kế hoạch quỹ BHXH và tổ chức thực hiện dự toán thu chi quỹ BHXH, xét duyệt dự toán, quyết toán thu chi quỹ BHXH của các đơn vị dự toán cấp Tỉnh, Thành phố, ngành và các đơn vị trực thuộc.
- Lập dự toán thu, chi quỹ BHXH hàng năm để trình lên Hội đồng Chính phủ phê chuẩn, đồng thời gửi Bộ Tài chính và Uỷ ban kế hoạch Nhà nước để phối hợp công tác.
- Báo cáo tình hình thực hiện dự toán hàng quý và quyết toán cả năm với Bộ Tài chính để tổng hợp vào ngân sách Nhà nước.
- Tổng kết kinh nghiệm để cải tiến công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý bảo hiểm xã hội các địa phương và ngành.
2. Đơn vị dự toán cấp Tỉnh, Thành phố và ngành:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, thể lệ quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị dự toán cấp dưới.
- Quản lý thu, chi quỹ BHXH trong phạm vi địa phương và ngành, xét duyệt dự toán, quyết toán hàng quý và cả năm của các đơn vị dự toán cấp Huyện, Thành phố, cơ sở.
- Lập dự toán thu, chi quỹ BHXH hàng năm lên cấp tổng dự toán và tổ chức thực hiện tốt dự toán được duyệt. Báo cáo quyết toán hàng quý, cả năm và nộp kinh phí thừa lên cấp tổng dự toán đúng thời hạn. Thực hiện đúng chế độ kế toán quy định.
- Tổng kết công tác quản lý quỹ, tham gia với cấp trên cải tiến quản lý quỹ BHXH.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý BHXH cấp huyện, thành phố và cơ sở.
3. Đơn vị dự toán cấp Quận, Huyện và Thành phố thuộc Tỉnh:
- Quản lý thu chi quỹ BHXH do công đoàn cấp trên phân cấp, xét duyệt dự toán, quyết toán hàng quý và cả năm của các đơn vị dự toán cấp cơ sở.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, thể lệ quản lý quỹ BHXH và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị thuộc cấp mình quản lý.
- Lâp dự toán thu, chi quỹ cả năm lên cấp dự toán Tỉnh, Thành phố và tổ chức thực hiện tốt dự toán được duyệt. Báo cáo quyết toán hàng quý, cả năm và nộp kinh phí thừa lên công đoàn cấp trên đúng thời hạn. Thực hiện đúng chế độ kế toán quy định.
Tổng kết kinh nghiệm quản lý quỹ và bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ quản lý BHXH cấp cơ sở.
4. Đơn vị dự toán BHXH và sự nghiệp cơ sở.
- Thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký đơn vị dự toán BHXH cơ sở với công đoàn cấp trên.
- Lập dự toán thu, chi quỹ BHXH hàng năm và báo cáo quyết toán hàng quý, cả năm lên đơn vị dự toán cấp trên đúng thời hạn. Thực hiện đúng chế độ kế toán quy định.
- Thực hiện các biện pháp để hoàn thành tốt dự toán được duyệt; đôn đốc, kiểm tra cơ quan, xí nghiệp Nhà nước nộp kinh phí BHXH đủ số và đúng hạn; chi trả trợ cấp BHXH cho CNVC kịp thời và đúng chế độ.
-Vân động tham gia công tác quản lý và định kỳ báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu dự toán BHXH trước hôị nghị CNVC.
- Tổng kết công tác quản lý quỹ và tham gia với cấp trên cải tiến công tác quản lý quỹ BHXH.
- Bồi dưỡng nội dung và phương pháp hoạt động BHXH ở cơ sở.
Điều 17. Mỗi cấp công đoàn được phân cấp quản lý quỹ BHXH được thành lập một ban BHXH để thực hiện những nhiệm vụ quy định tại Điều 16; phân công một đồng chí lãnh đạo có khả năng chính trị và nhiệm vụ trực tiếp làm trưởng ban và thực hiện chuyên môn hóa cán bộ. Trưởng ban BHXH là nhiệm vụ về tư cách pháp nhân trước pháp luật.
Điều 18. Thành phần ban BHXH ở cơ sở gồm có:
- Thư ký hoặc phó thư ký công đoàn cơ sở làm phó trưởng ban.
- Đại diện thủ trưởng đơn vị cơ sở làm phó trưởng ban.
- Các uỷ viên là các đồng chí trưởng hoặc phó phòng (ban) kế toán, tài vụ, y tế, nhân sự, lao động tiền lương và một đại biểu của ban nữ công.
Mọi khoản chi, cấp tiền BHXH ở cơ sở đều phải do trưởng ban BHXH quyết định.
Điều 19. Để phục vụ cho công đoàn cơ sở trong công tác quản lý quỹ BHXH, các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước có trách nhiệm:
1. Trích nộp kinh phí BHXH đủ số và đúng hạn.
2. Phải cung cấp các tài liệu cần thiết và làm các thủ tục để công đoàn quyết định chi trả trợ cấp BHXH đúng chế độ.
3. Tổ chức cấp phát trợ cấp BHXH kịp thời cho CNVC theo quyết định của công đoàn cơ sở và ghi chép các sổ sách kế toán quỹ BHXH.
4. Hàng tháng, hàng quý và cả năm báo cáo công đoàn cơ sở tình hình sử dụng quỹ BHXH và làm báo cáo quyết toán thu, chi phí BHXH gửi lên công đoàn cấp trên.
5. Cung cấp tình hình sức khoẻ công nhân viên chức và cùng với công đoàn thực hiện các biện pháp chăm lo bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa ốm đau, tai nạn trong đơn vị.
Điều 20. Các cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý quỹ BHXH phải có trình độ nghiệp vụ Tài chính và kết toán được đào tạo, bồi dưỡng ở các trường, lớp tập trung hoặc tại chức của Nhà nước và công đoàn.
Cán bộ chuyên trách làm công tác BHXH ở các LHCĐ địa phương và công đoàn ngành Trung ương có trình độ Đại học, được đào tạo về nghiệp vụ BHXH có hệ thống hoặc đang giữ chức vụ trưởng ban, phó ban, kế toán trưởng mỗi khi thay đổi công tác phải có sự đồng ý của tổng công đoàn.
Ở cơ sở, mỗi khi thay đổi trưởng ban và kế toán BHXH phải báo cáo và đăng ký chữ ký với công đoàn cấp trên.
Điều 21. Các đơn vị dự toán BHXH địa phương, ngành và cơ sở nếu do quản lý tốt thực hiện vượt mức thu, giảm chi so với dự toán được duyệt cả năm thì được khen thưởng và được giữ lại một phần số tiền làm lợi cho quỹ BHXH.
Số tiền giữ lại được sử dụng vào việc khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác quản lý BHXH và chi về tổ chức nghỉ ngơi tham quan du lịch, bồi dưỡng sức khỏe CNVC, tổ chức trại hè cho con CNVC. Ban thư ký tổng công đoàn có trách nhiệm quy định cụ thể mức được giữ lại ở từng cấp.
Kế hoạch sử dụng tiền BHXH được giữ lại ở mỗi cấp phải thông qua ban thường vụ công đoàn và báo cáo với công đoàn cấp trên. Sau khi chi song phải báo cáo quyết toán theo đúng chế độ quy định.
Điều 22. Cá nhân và đơn vị vi phạm nguyên tắc quản lý làm thiệt hại đến tài sản và tiền quỹ BHXH sẽ bị thi hành kỷ luật và bồi thường cho công quỹ theo quy định hiện hành. Nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo pháp luật của Nhà nước.
Chương 5:
GIÁM ĐỐC VÀ KIỂM TRA QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điều 23.- Giám đốc và kiểm tra quỹ bảo hiểm xã hội chủ yếu là trách nhiệm của ban thường vụ công đoàn và ban BHXH, đồng thời còn là trách nhiệm của ban kiểm tra tài chính của các cấp công đoàn.
Giám đốc và kiểm tra quỹ bảo hiểm xã hội phải được tiến hành thường xuyên từ khi lập dự toán, trong suốt quá trình thực hiện dự toán cho đến khi quyết toán thu chi quỹ BHXH nhằm phát hiện kịp thời và khắc phục những thiếu sót trong việc chấp hành chính sách, chấp hành chế độ và kỷ luật tài chính, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô; thông qua công tác quản lý quỹ thúc đẩy các hoạt động BHXH của công đoàn và tham gia quản lý cơ sở, xí nghiệp Nhà nước.
Điều 24.- Ban thường vụ và ban BHXH các cấp công đoàn có nhiệm vụ kiểm tra các cơ quan, xí nghiệp, các đơn vị dự toán cấp dưới và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong việc trích nộp kinh phí BHXH, chấp hành chính sách và chế độ quản lý quỹ, quản lý tài sản.
Ban kiểm tra tài chính có nhiệm vụ kiểm tra ban thương vụ và ban BHXH đồng cấp; kiểm tra công đoàn cấp dưới trong việc thực hiện các chủ trương công tác BHXH, chấp hành chính sách và chế độ quản lý quỹ BHXH, tổ chức phân phối phiếu nghỉ và công tác quản lý các nhà nghỉ.
Đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện quỹ BHXH, cung cấp các tài liệu cần thiết để phục vụ cho yêu cầu kiểm tra.
Điều 25.- Sau khi kết thúc kiểm tra, phải lập biên bản, kiến nghị những biện pháp khắc phục và xử lý những trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến tài sản và quỹ BHXH.
Đơn vị được kiểm tra phải nghiêm túc thực hiện các kiến nghị trên, có biện pháp tích cực sửa chữa để tăng cường công tác quản lý, củng cố kỷ luật tài chính, nếu có điểm không đồng ý với đoàn kiểm tra thì đơn vị được kiểm tra có quyền trình bày ý kiến của mình. Nếu hai bên không nhất trí thì báo cáo về công đoàn cấp trên xét và chậm nhất không quá 30 ngày công đoàn cấp trên phải thông báo cho đơn vị được kiểm tra biết ý kiến.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26.- Điều lệ này được áp dụng cho tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước, xí nghiệp công tư hợp doanh đã cải tiến chế độ tiền lương, các cơ quan, đoàn thể có sử dụng CNVC thuộc đối tượng thi hành các cấp công đoàn.
Ban thư ký Tổng công đoàn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành bản Điều lệ này.
Các Bộ, Tổng cục và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và công đoàn các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuoọc thi hành.
Điều 27.- Điều lệ này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây về quản lý quỹ BHXH trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.
ĐÍNH CHÍNH CÔNG BÁO SỐ 5 (998) NGÀY 31-3-1981
Trong thông tư số 20-NN/TT ngày 18-3-1981 của Ngân hàng Nhà nước Vuệt Nam hướng dẫn thi hành quyết định số 25-CP ngày 21-1-1981 của Hội đồng Chính phủ, có một số đoạn in nhầm, các đơn vị nhận được Công báo số 5 (998) ngày 31-3-1981 đề nghị sửa lại cho đúng như sau:
Trang | Cột | Dòng | Đã in | Nay sửa lại |
99 102 102 103 | Phải Phải trái trái | Thứ 7 từ dưới lên thứ 6 từ trên xuống thứ 15 từ dưới lên thứ 11 từ trên xuống | ...thì cần xem xét để giải thể, chuyển lại thành hợp tác xã hoặc giao cho tập thể công nhân tự quản. ...Chuyển thành hợp tác xã, công nhân tự quản. ...chuyển thành hợp tác xã, hoặc giao cho công nhân tự quản theo quyết định... ...Đối với tổ chức công nhân tự quản. . . . . . . . . . . . . . . . . ...cho vay như đối với hợp tác xã. | ...thì cần xem xét để giải thể hoặc chuyển lại thành hợp tác xã. (Thêm chữ hoặc bỏ 9 chữ). ...chuyển thành hợp tác xã. (Bỏ 4 chữ). ...chuyển thành hợp tác xã theo quyết định...(Bỏ 7 chữ) (gạch bỏ cả đoạn 5 dòng này) |
| Nguyễn Đức Thuận (Đã ký) |
Nghị quyết số 06-NQ/TCĐ về việc ban hành Điều lệ quản lý quỹ bảo hiểm xã hội do Tổng công đoàn Việt nam ban hành
- Số hiệu: 06-NQ/TCĐ
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 21/02/1981
- Nơi ban hành: Tổng Công đoàn Việt Nam
- Người ký: Nguyễn Đức Thuận
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: 21/02/1981
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định