Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 39-CP | Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 1962 |
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Điều 24, 31 và 32 của Hiến pháp Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà;
Để cải tiến và thống nhất các chế độ có tính chất bảo hiểm xã hội hiện hành, nhằm cải thiện đời sống của công nhân, viên chức Nhà nước; Theo đề nghị của Ông Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ban chấp hành Tổng công đoàn Việt Nam;
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 10 tháng 10 năm 1961;
Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong phiên họp ngày 4 tháng 12 năm 1961;
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Nay quy định nội dung thu, chi của quỹ bảo hiểm xã hội Nhà nước như sau:
Điều 2. Nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước gồm có :
a) Tiền do các cơ quan chính quyền và đoàn thể, các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường... của Nhà nước nộp hàng tháng vào quỹ bảo hiểm xã hội theo một tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng quỹ tiền lương. Tỷ lệ này được ấn định ở Điều 5 dưới đây;
b) Tiền trợ cấp hàng năm của Nhà nước do quỹ bảo hiểm xã hội trong những trường hợp thật cần thiết ;
c) Các khoản thu khác thuộc quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước (thu về tiền ủng hộ, về các tặng phẩm...).
a) Trợ cấp khi công nhân, viên chức Nhà nước ốm đau;
b) Trợ cấp khi nữ công nhân, viên chức Nhà nước sinh đẻ, sẩy thai, mất sữa;
c) Trợ cấp khi công nhân, viên chức Nhà nước bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp;
d) Trợ cấp khi công nhân, viên chức Nhà nước nghỉ mất sức lao động phải thôi việc;
đ) Trợ cấp khi công nhân, viên chức Nhà nước về hưu trí;
e) Trợ cấp chôn cấp và tiền tuất khi công nhân, viên chức Nhà nước chết;
g) Các chi phí về công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và quản lý các sự nghiệp bảo hiểm xã hội;
h) Quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước không kết dư.
Nếu quản lý tốt mà hàng năm còn thừa tiền thì được phép dùng số tiền thừa đó chi vào việc xây dựng thêm các sự nghiệp bảo hiểm xã hội.
Điều 8. Nghị định nàycó hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1962.
Phạm Văn Đồng (Đã ký) |
- 1Quyết định 62-CP năm 1964 về việc trích một phần quỹ bảo hiểm xã hội giao cho Bộ Nội vụ quản lý do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết số 137-CP về công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể của công nhân, viên chức Nhà nước trong hai năm 1974 - 1975 do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 33/TT-LB năm 1994 bổ sung Thông tư 19/TT-LB về quản lý thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý do Liên Bộ Lao động thương binh và xã hội - Tài chính ban hành
- 1Quyết định 62-CP năm 1964 về việc trích một phần quỹ bảo hiểm xã hội giao cho Bộ Nội vụ quản lý do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết số 137-CP về công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể của công nhân, viên chức Nhà nước trong hai năm 1974 - 1975 do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Hiến pháp năm 1959
- 4Thông tư 33/TT-LB năm 1994 bổ sung Thông tư 19/TT-LB về quản lý thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý do Liên Bộ Lao động thương binh và xã hội - Tài chính ban hành
- 5Thông tư 017-TT/LB năm 1962 hướng dẫn cách thức trích nộp kinh phí cho quỹ bảo hiểm xã hội do Bộ Tài chính-Tổng công đoàn Việt Nam ban hành
Nghị định 39-CP quy định nội dung thu, chi quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 39-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/03/1962
- Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 11
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra