Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/2014/NQ-HĐND

Vĩnh Long, ngày 11 tháng 7 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ QUYẾT HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VỀ PHÍ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
KHOÁ VIII KỲ HỌP LẦN THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí;

Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;

Căn cứ Thông tư số 04/2013/TT-BTC , ngày 09/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí qua phà;

Căn cứ Thông tư số 61/2013/TT-BTC , ngày 09/5/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2013/TT-BTC ngày 09/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí qua phà;

Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC , ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Sau khi xem xét Tờ trình số 39/TTr-UBND, ngày 17 tháng 6 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về phí; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và thống nhất,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản I, Điều 1 Nghị quyết số 74/2008/NQ-HĐND , phí chợ như sau:

Phí chợ là khoản thu về sử dụng diện tích bán hàng đối với những người buôn bán trong chợ nhằm bù đắp chi phí đầu tư, chi phí quản lý chợ của Ban quản lý, tổ quản lý hoặc doanh nghiệp quản lý chợ.

1. Đối tượng nộp phí chợ: Các hộ buôn bán trong khu vực chợ thuê địa điểm kinh doanh tại chợ (chỉ thu một trong hai khoản phí chợ hoặc tiền thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh).

2. Đơn vị thu phí: Ban quản lý, tổ quản lý hoặc doanh nghiệp quản lý chợ.

3. Mức thu:

Hạng chợ

Mức thu

Có mái che

(Đồng/m2/tháng)

Không có mái che

Cố định (Đồng/m2/ngày)

Không cố định (Đồng/m2/ngày)

1. Chợ hạng 1

- Vị trí 1

- Vị trí 2

- Vị trí 3

 

100.000

75.000

60.000

 

2.500

2.000

1.500

 

2.000

1.500

1.000

2. Chợ hạng 2

- Vị trí 1

- Vị trí 2

- Vị trí 3

 

75.000

60.000

50.000

 

2.000

1.500

1.000

 

1.500

1.000

500

3. Chợ hạng 3

- Vị trí 1

- Vị trí 2

- Vị trí 3

 

35.000

25.000

20.000

 

1.000

500

-

 

500

-

-

Riêng các chợ có tổ chức đấu giá thì thực hiện theo kết quả đấu giá nhưng không thấp hơn mức quy định nêu trên. Trường hợp khi nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành mà hợp đồng mức thu theo kết quả đấu giá trước đó còn đang thực hiện (chưa kết thúc) thì được thực hiện đến hết thời hạn hợp đồng.

Loại chợ đầu tư bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước thì mức thu không quá 2 lần mức thu được quy định nêu trên.

4. Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính:

Đơn vị sử dụng nguồn thu phí chợ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định phí và lệ phí và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 139/2010/NQ-HĐND về phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô như sau:

Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô là khoản thu vào chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện phù hợp với quy hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị của địa phương.

1. Đối tượng nộp phí:

Chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm, bãi trông giữ xe phù hợp với quy hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của địa phương.

2. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.

3. Mức thu:

Nội dung

Mức thu

(chỉ tính ban ngày)

a) Đối với xe đạp

b) Xe đạp điện, xe máy điện

c) Đối với xe máy

d) Đối với xe ô tô

- Xe ô tô dưới 30 ghế ngồi, xe có tải trọng dưới 10 tấn

- Xe ô tô từ 30 ghế ngồi trở lên, xe có tải trọng từ 10 tấn trở lên

e) Đối với mức thu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô ở các bệnh viện, trường học

- Tại bệnh viện

+ Xe đạp

+ Xe đạp điện, xe máy điện

+ Xe máy

+ Xe ô tô (không phân biệt ghế ngồi, tải trọng)

- Tại trường học

+ Xe đạp

+ Xe đạp điện, xe máy điện

+ Xe máy

1.000 đồng/lượt/xe

2.000 đồng/lượt/xe

3.000 đồng/lượt/xe

 

15.000 đồng/lượt/xe

20.000 đồng/lượt/xe

 

 

1.000 đồng/lượt/xe

1.500 đồng/lượt/xe

2.000 đồng/lượt/xe

20.000 đồng/lượt/xe

 

500 đồng/lượt/xe

1.000 đồng/lượt/xe

1.000 đồng/lượt/xe

- Mức thu ban đêm được tính tăng gấp đôi so với ban ngày.

- Mức thu theo tháng tối đa không quá năm mươi lần mức thu phí ban ngày.

- Mức thu giữ nón bảo hiểm: 500đồng/lượt/nón (mức thu không phân biệt ngày bình thường hay ngày lễ, tết và đêm).

- Đối với các điểm, bãi trông giữ ô tô có điều kiện trông giữ những xe ô tô có chất lượng cao, yêu cầu về điều kiện phục vụ cao hơn những điều kiện trông giữ thông thường và các điểm, bãi trông giữ xe tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá mà khách tham quan thường có nhu cầu gửi xe nhiều giờ, thực hiện công việc trông giữ khó khăn hơn những nơi khác thì có thể sử dụng hệ số điều chỉnh 2 lần đối với trường hợp có nhu cầu.

- Trường hợp trông giữ xe cả ngày và đêm thì mức thu phí tối đa bằng mức thu phí ban ngày cộng (+) với mức thu phí ban đêm.

- Thời gian được xác định để tính mức thu ban ngày: Từ 6 giờ 00 phút đến 21 giờ 00 phút cùng ngày và sau 21 giờ 00 được xác định gởi qua đêm.

- Thời gian được xác định để tính mức thu cả ngày, đêm: Từ 6 giờ 00 phút ngày hôm trước đến 6 giờ 00 phút ngày hôm sau.

Các đơn vị như trường học, bệnh viện thực hiện theo loại hình dịch vụ nộp thuế phải đảm bảo mức thu theo quy định hiện hành.

- Đối với các phương tiện giao thông, vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị tạm giữ phương tiện theo quyết định xử phạt của các cơ quan Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông thời gian giam xe được tính mức thu như sau:

Mức thu cả ngày và đêm phù hợp từng loại phương tiện giao thông bị tạm giữ

x

Số ngày quy định tại quyết định xử phạt

4. Cơ chế thu nộp, quản lý sử dụng về tài chính:

- Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện công cộng do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.

- Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện không do Nhà nước đầu tư là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước: Tuỳ thuộc vào phương thức, điều kiện trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô; tình hình kinh tế xã hội trong từng thời kỳ và khả năng đóng góp của người nộp phí để quy định mức thu cho phù hợp. Đồng thời mức thu phí cần tính đến hiệu quả từ việc đầu tư điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện (có lợi nhuận hợp lý) và có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền phí sau khi nộp thuế theo quy định tại phần D, mục III, Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí.

Điều 3. Sửa đổi Điểm 5, Khoản a, Mục II phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 60/2007/NQ-HĐND về phí qua đò, như sau:

Phí qua đò là khoản thu của chủ đò hoặc bến khách (nơi đầu tư xây dựng bến khách, có người quản lý) đối với hành khách đi đò hoặc người thuê đò để chở khách, hàng hoá ngang qua sông, kênh hoặc đi dọc sông, kênh, hồ hoặc cập vào tàu khách để đón, trả hành khách trong khi tàu khách đang hành trình. Khoản phí này dùng để bù đắp chi phí để chạy đò và chi phí quản lý của bến khách (nếu có).

1. Đối tượng nộp phí: Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu qua đò.

2. Đối tượng được miễn giảm:

- Miễn 100% đối với giá vé hành khách và xe đạp, xe máy cho các đối tượng là giáo viên, học sinh, sinh viên trong kỳ học chính khoá và các đối tượng là thương binh.

- Giảm 50% đối với giá vé hành khách và xe đạp, xe máy cho các đối tượng là giáo viên, học sinh, sinh viên trong kỳ học ngoại khoá.

- Giảm 50% giá vé hành khách và xe đạp, xe máy đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang có nhà nằm ở một bến đò phải qua lại thường xuyên để đến nơi làm việc (không áp dụng cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước đi công tác, ngoại trừ giáo viên).

3. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.

4. Mức thu:

Nội dung

Mức thu

- Phí đò ngang bằng phương tiện cơ giới

+ Cự ly vận chuyển 500 m trở xuống

. Hành khách

. Xe đạp

. Xe đạp điện, xe máy điện

. Xe máy

+ Cự ly vận chuyển 500 m đến 1.000 m

. Hành khách

. Xe đạp

. Xe đạp điện, xe máy điện

. Xe máy

+ Cự ly vận chuyển trên 1.000m

 

 

 

1.000 đồng/người

1.500 đồng/xe (kể cả lái xe)

2.500 đồng/xe (kể cả người lái xe)

3.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

 

1.000 đồng/người

2.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

3.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

4.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

(Tuỳ tình hình thực tế giao UBND các huyện, thị xã, thành phố quy định giá cước cho phù hợp nhưng không vượt quá 25% giá cước cự ly vận chuyển 500m đến 1.000m).

5. Cơ chế thu nộp, quản lý, sử dụng về tài chính đối với bến khách hình thành từ ngân sách:

- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp thẩm quyền quyết định giao, tổ chức thu được để lại 100% nhằm thực hiện các nhiệm vụ chi phục vụ thu phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC , ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC , ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền quyết định giao quản lý, khai thác mà tổ chức đấu thầu thì giá trúng thầu nộp ngân sách cấp quản lý 100%.

Điều 4. Bổ sung Điểm 5, Khoản a, Mục II phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 60/2007/NQ-HĐND về phí qua phà:

Phí phà là khoản thu của chủ phà hoặc bến khách (nơi đầu tư xây dựng bến khách, có người quản lý) đối với người sử dụng phà để chở khách, hàng hoá ngang qua sông. Khoản phí này dùng để bù đắp chi phí để chạy phà và chi phí quản lý của bến khách (nếu có).

1. Đối tượng nộp phí: Các cá nhân, tổ chức có nhu cầu qua phà.

2. Đối tượng được miễn:

- Xe cứu thương, bao gồm cả các loại xe khác chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu;

- Xe cứu hoả;

- Xe máy nông nghiệp gồm: Máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa;

- Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão;

- Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh gồm: Xe tăng, xe bọc thép, xe kéo pháo, xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân;

- Xe, đoàn xe đưa tang;

- Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường;

- Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm hoạ hoặc đến vùng có dịch bệnh;

- Ở những nơi chưa giải quyết được ùn tắt giao thông thì tạm thời chưa thu phí sử dụng cầu, đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy; miễn phí sử dụng cầu, đường bộ quốc lộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy.

- Thương binh, bệnh binh, học sinh và trẻ em dưới 10 tuổi (bao gồm cả trường hợp đi xe đạp); khi qua phà các trường hợp này phải xuất trình các giấy tờ (bản sao có công chứng, chứng thực) cần thiết như sau:

+ Thẻ thương binh, bệnh binh hoặc giấy chứng nhận đối với thương binh, bệnh binh.

+ Thẻ học sinh hoặc giấy chứng nhận của nhà trường đối với học sinh.

+ Giấy khai sinh đối với trẻ em.

- Giáo viên, sinh viên trong kỳ học chính khoá khi qua phà phải xuất trình thẻ giáo viên và thẻ sinh viên.

3. Đối tượng được giảm:

- Giảm 50% đối với giá vé hành khách và xe đạp, xe máy cho các đối tượng là giáo viên, học sinh, sinh viên trong kỳ học ngoại khoá.

- Giảm 50% giá vé hành khách và xe đạp, xe máy đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang có nhà nằm ở một bến đò phải qua lại thường xuyên để đến nơi làm việc (không áp dụng cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước đi công tác, ngoại trừ giáo viên).

4. Đơn vị thu phí: Các tổ chức, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ thu phí theo quy định.

5. Mức thu:

Nội dung

Mức thu

- Khách qua phà

+ Khách bộ hành

+ Đi xe đạp

+ Đi xe đạp điện, xe máy điện

+ Đi xe máy

- Xe khác

- Xe du lịch

- Xe khách dưới 15 ghế

+ Khách

+ Xe

- Xe khách từ 15 ghế trở lên

+ Khách

+ Xe

- Xe tải

+ Dưới 5 tấn

+ Từ 5 tấn trở lên

Riêng phí qua phà Mang Thít (Chánh An - Quới An):

- Xe tải dưới 2,5 tấn

- Xe tải từ 2,5 tấn đến 5 tấn

- Xe tải trên 5 tấn

- Xe khác

 

1.000 đồng/người

1.500 đồng/xe (kể cả người lái xe)

2.500 đồng/xe (kể cả người lái xe)

3.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

5.000 đồng/xe

15.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

 

1.000 đồng/người

10.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

 

1.000 đồng/người

30.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

 

15.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

25.000 đồng/xe (kể cả người lái xe)

 

15.000 đồng/xe

20.000 đồng/xe

25.000 đồng/xe

5.000 đồng/xe

6. Cơ chế thu nộp, quản lý, sử dụng về tài chính đối với bến phà hình thành từ ngân sách:

- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp thẩm quyền quyết định giao tổ chức thu được để lại 100% nhằm thực hiện các nhiệm vụ chi phục vụ thu phí theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 45/2006/TT-BTC , ngày 25/5/2006 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC , ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí.

- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền quyết định giao quản lý, khai thác mà tổ chức đấu thầu thì giá trúng thầu nộp ngân sách cấp quản lý 100%.

Điều 5. Bãi bỏ phần phí bến bãi đối với xe tại Điểm a, Khoản 1, Phần II của Nghị quyết số 60/2007/NQ-HĐND tỉnh ngày 07/12/2007 của HĐND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 47/2007/NQ-HĐND ngày 25/01/2007 của HĐND tỉnh về một số loại phí, lệ phí.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết 139/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 60/2007/NQ-HĐND ngày 07/12/2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh về mức thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 6. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện nghị quyết.

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tăng cường giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khoá VIII, kỳ họp lần thứ 10 thông qua ngày 11/7/2014, có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua và được đăng trên Công báo tỉnh./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Lực

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 94/2014/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung các nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về phí do tỉnh Vĩnh Long ban hành

  • Số hiệu: 94/2014/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 11/07/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Người ký: Phạm Văn Lực
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản