Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 82/2006/NQ-HĐND12 | Lai Châu, ngày 09 tháng 12 năm 2006 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 99/2006/QĐ-TTg ngày 08/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình thí điểm khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu tại 21 xã biên giới tỉnh Lai Châu;
Sau khi xem xét Tờ trình số: 706/TTr-UBND ngày 4 tháng 12 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu về việc: Thực hiện Chương trình thí điểm khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu tại 21 xã biên giới tỉnh Lai Châu năm 2006 - 2010; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của các Đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình thí điểm khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu tại 21 xã biên giới tỉnh Lai Châu năm 2006 - 2010.
(Có nội dung kèm theo)
Điều 2. Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ triển khai Chương trình thí điểm khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu tại 21 xã biên giới tỉnh Lai Châu năm 2006 - 2010. Trong quá trình thực hiện có phát sinh cần giải quyết thì giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh cùng với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, xử lý và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
3. Giao cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và các Đại biểu Hội đồng nhân dân thường xuyên đôn đốc, giám việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 8 tháng 12 năm 2006.
| CHỦ TỊCH |
THÍ ĐIỂM KHOANH NUÔI TÁI SINH VÀ BẢO VỆ RỪNG PHÒNG HỘ RẤT XUNG YẾU TẠI 21 XÃ BIÊN GIỚI TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Kèm theo Nghị quyết số: 82/2006/NQ-HĐND ngày 09/12/2006 của HĐND tỉnh)
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH:
Căn cứ Quyết định số: 99/2006/QĐ-TTg ngày 8/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình thí điểm khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu tại 21 xã biên giới tỉnh Lai Châu:
Căn cứ Quyết định số: 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
Căn cứ Quyết định số: 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2007-2010.
1. Mục tiêu tổng quát:
- Bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện còn 46.009,8 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 58.218,2 ha. Xây dựng được hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, sông Nậm Na. Đưa độ che phủ năm 2006 là 38,2% lên 50% năm 2010.
- Bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước không để hộ dân nào thiếu đói về mặt lương thực.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của nhà nước, vốn đầu tư phải đến được tay người dân nhận khoán khoanh nuôi tái sinh - bảo vệ rừng 200.000 đ/ha/ năm.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Kinh tế:
Dự án được thực hiện thu nhập của bà con nhân dân trong vùng dự án sẽ tăng thêm từ 2 triệu đến 5 triệu đ/hộ/năm.
Phấn đấu đến năm 2010 giải quyết được lương thực tại chỗ cho người dân trên địa bàn dự án (390 kg lương thực/người/năm), bình quân thu nhập hàng năm tính theo đầu người từ 3,5 - 4,0 triệu đồng. Từng bước đưa bà con nhân dân vùng cao biên giới thu nhập ổn định và sống được bằng sản xuất nông, lâm nghiệp.
2.2. Xã hội:
Tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn người lao động trong vùng để phát triển sản xuất lâm nghiệp, bà con các dân tộc được hưởng chế độ ưu đãi, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước.
Chấm dứt hiện tượng du canh, du cư, phát nương làm rẫy xóa dần những tập quán canh tác lạc hậu.
2.3. Môi trường:
Việc thực hiện dự án này sẽ đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc nâng độ che phủ của rừng đến năm 2010 đạt 50%. Bảo vệ bằng được diện tích rừng hiện còn 46.009,8 ha; khoanh nuôi tái sinh 58.990,2 ha. Góp phần hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước, phòng hộ các công trình thủy lợi và làm đẹp cảnh quan môi trường, bảo vệ được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn gen động thực vật quý hiếm.
2.4. An ninh quốc phòng:
Xây dựng, phát triển hệ thống rừng phòng hộ gắn liền với phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững, tăng cường sự đoàn kết giữa các dân tộc trong vùng, góp phần ổn định trật tự an ninh chính trị xã hội vùng biên giới phía Tây của Tổ quốc.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN:
Gồm 21 xã biên giới thuộc 3 huyện: Mường Tè, Sìn Hồ và Phong Thổ.
1. Biện pháp lâm sinh:
TỔNG HỢP DIỆN TÍCH KNTS - BV RỪNG
TT | Hạng Mục | Diện tích (ha) | Phân theo huyện (ha) | ||
Mường Tè | Sìn Hồ | Phong Thổ | |||
| Tổng cộng | 105.000 | 44.710,1 | 21.352,5 | 38.937,4 |
1 | Biện tích bảo vệ | 46.009,8 | 17.246,1 | 5.776,3 | 22.987,4 |
2 | Diện tích khoanh nuôi | 58.990,2 | 27.464 | 15.576,2 | 15.950 |
Biểu tổng hợp diện tích và vốn đầu tư 21 xã biên giới
TT | Huyện, xã | Diện tích tự nhiên (ha) | Diện tích đầu t (ha) | Đơn giá (đồng/ha) | Thành tiền (đồng) | ||
BVR | KNTS | Tổng | |||||
| Tổng | 269.563,29 | 46.009,80 | 58.990,20 | 105.000 |
| 21.000.000.000 |
I | Huyện Mờng Tè | 158.243,30 | 17.246,10 | 27.464,00 | 44.710,1 |
| 8.942.020.000 |
1 | Thu Lũm | 11.361,30 | 927,7 | 3.121,8 | 4.049,5 | 200.000 | 809.900.000 |
2 | Ka Lăng | 25.320,96 | 6.586,4 | 4.893,0 | 11.479,4 | 200.000 | 2.295.880.000 |
3 | Mù Cả | 38.282,34 | 2.123,2 | 5.103,1 | 7.226,3 | 200.000 | 1.445.260.000 |
4 | Pa Vệ Sủ | 24.194,14 | 627,1 | 6.055,3 | 6.682,4 | 200.000 | 1.336.480.000 |
5 | Pa Ủ | 33.085,84 | 5.811,6 | 6.317,4 | 12.129,0 | 200.000 | 2.425.800.000 |
6 | Hua Bum | 25.998,72 | 1.170,1 | 1.973,4 | 3.143,5 | 200.000 | 628.700.000 |
II | Huyện Sìn Hồ | 45.322,68 | 5.776,30 | 15.576,20 | 21.352,5 |
| 4.270.500.000 |
1 | Pa Tần | 11.557,24 | 996,8 | 3.377,5 | 4.374,3 | 200.000 | 874.860.000 |
2 | Nậm Ban | 20.557,77 | 3.647,7 | 9.186,4 | 12.834,1 | 200.000 | 2.566.820.000 |
3 | Huổi Luông | 13.207,67 | 1.131,8 | 3.012,3 | 4.144,1 | 200.000 | 828.820.000 |
III | Huyện Phong Thổ | 65.997,31 | 22.987,40 | 15.950,00 | 38.937,4 |
| 7.787.480.000 |
1 | Ma Ly Pho | 5.597,38 | 497,1 | 1.667,9 | 2.165,0 | 200.000 | 433.000.000 |
2 | Mù Sang | 3.363,66 | 676,0 | 1.024,0 | 1.700,0 | 200.000 | 340.000.000 |
3 | Vàng Ma Chải | 2.633,56 | 524,6 | 475,4 | 1.000,0 | 200.000 | 200.000.000 |
4 | Ma Li Chải | 964,56 | 189,2 | 499,3 | 688,5 | 200.000 | 137.700.000 |
5 | Sì Lở Lầu | 4.794,92 | 2.836,1 | 622,2 | 3.458,3 | 200.000 | 691.660.000 |
6 | Mồ Sì San | 2.228,05 | 1.547,1 | 157,1 | 1.704,2 | 200.000 | 340.840.000 |
7 | Bản Lang | 10.370,93 | 2.841,9 | 2.994,6 | 5.836,5 | 200.000 | 1.167.300.000 |
8 | Nậm Xe | 12.504,40 | 3.780,9 | 3.114,1 | 6.895,0 | 200.000 | 1.379.000.000 |
9 | Sin Suối Hồ | 9.180,95 | 4.405,4 | 2.338,8 | 6.744,2 | 200.000 | 1.348.840.000 |
10 | Pa Vây Sử | 4.222,08 | 1.567,7 | 1.498,8 | 3.066,5 | 200.000 | 613.300.000 |
11 | Dào San | 6.923,42 | 2.162,8 | 972,6 | 3.135,4 | 200.000 | 627.080.000 |
12 | Tung Qua Lìn | 3.213,40 | 1.958,6 | 585,2 | 2.543,8 | 200.000 | 508.760.000 |
2. Xây dựng hạ tầng cơ sở
Đơn vị tính: cái
TT | Hạng mục | Tổng cộng | Phân theo huyện | ||
Mường Tè | Sìn Hồ | Phong Thổ | |||
| Tổng cộng | 470 | 205 | 100 | 165 |
1 | Biển báo | 370 | 155 | 80 | 135 |
2 | Bảng quy ước | 100 | 50 | 20 | 30 |
1. Vốn đầu tư theo hạng mục:
- Đầu tư đến người nhận khoán: 200.000đ/ha/năm.
- Đầu tư công trình phục vụ: Xây dựng cơ sở hạ tầng :1.000 đ/ha.
- Chi phí lập dự án: 159.276.492 đ.
- Chi phí thiết kế: 138.600 đ/ ha.
- Chi phí kiểm tra đánh giá hiệu quả dự án năm 2010, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, các ngành các cấp có liên quan: 657.745.466 đ
- Vốn dự phòng: 2.323.978.042 đ
- Chi phí quản lý dự án 8% năm 2006 từ năm 2007-2010 là 10%(trong đó BQL dự án cấp tỉnh: 2%, BQL dự án cấp huyện 8%): 10.080.000.000 đ
2. Vốn đầu tư theo tiến độ:
- Tổng vốn đầu tư: 132.879.000.000 đồng
- Vốn giai đoạn : - Năm 2006: 37.392.276.492 đồng
-Từ năm 2007 - 2010: 95.486.723.508 đồng
3. Nguồn vốn đầu tư: Sử dụng Nguồn vốn đầu tư của Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
1. Giải pháp về tuyên truyền:
Trên cơ sở vốn sự nghiệp kiểm lâm, phối kết hợp với các Ban quản lý dự án, Đài phát thanh truyền hình tổ chức tuyên truyền về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, các chính sách của nhà nước về phát triển lâm nghiệp, trên các phương tiện thông tin đại chúng, in tờ rơi, xây dựng hệ thống biển báo, bảng quy ước ở những nơi đông dân cư để bà con nhân dân biết và thực hiện.
2. Giải pháp về tổ chức:
2.1. Tổ chức quản lý:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, giám sát việc thực hiện dự án.
Các ban quản lý 661 các huyện trực tiếp thực hiện dự án:
- Những diện tích rừng và đất rừng đã giao sổ đỏ cho các hộ gia đình thì các hộ gia đình trực tiếp quản lý bảo vệ.
- Những diện tích đã giao cho cộng đồng thôn bản thì cộng đồng thôn bản sẽ bầu ra tổ quản lý bảo vệ rừng thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng theo quy định của nhà nước.
- Ở cấp xã do đồng chí phó chủ tịch phụ trách nông lâm xã trực tiếp phụ trách (hoặc xã sẽ bầu ra ban quản lý bảo vệ rừng cấp xã, kinh phí hỗ trợ chi cho ban quản lý cấp xã được trích trong chi phí quản lí đầu tư 6% của ban quản lí dự án cơ sở).
2.2. Tổ chức giao khoán:
Diện tích khoanh nuôi tái sinh - bảo vệ rừng được giao cụ thể đến từng hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng thôn bản và các tổ chức trên cơ sở đã giao đất khoán rừng theo Nghị định số:163/CP.
Các Ban quản lý tổ chức tập huấn kỹ thuật khoanh nuôi bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, kỹ thuật sản xuất canh tác nông lâm kết hợp.
Các ban quản lý làm dịch vụ vật tư kỹ thuật, giống cây trồng nông lâm kết hợp trên cơ sở tiền đầu tư khoanh nuôi bảo vệ một phần thanh toán cho nhân dân, một phần đầu tư vào sản xuất nông lâm kết hợp để đến khi hết tiền vốn đầu tư khoanh nuôi bảo vệ bà con nhân dân vẫn có sản phẩm thu nhập để ổn định cuộc sống.
3. Giải pháp về nguồn vốn đầu tư:
Thực hiện nghiêm túc, minh bạch, dân chủ, công bằng, vốn tập trung không thất thoát. Nhằm từng bước ổn định cuộc sống của nhân dân trong vùng dự án.
Định mức đầu tư: 200.000 đ/ha/năm phải đến đủ đến hộ gia đình nhận khoán.
Đối với các hộ gia đình nhận đất giao khoán khoanh nuôi tái sinh - bảo vệ rừng mỗi hộ tối đa được giao không quá 25 ha.
Tuỳ theo điều kiện địa bàn từng huyện xã có thể chuyển từ tiền mặt sang các mặt hàng cần thiết khác như gạo, dầu, muối…giống cây, con. Giá cả phải được UBND tỉnh, Sở Tài chính xem xét phê duyệt. Để sau khi hết tiền đầu tư từ chương trình khoanh nuôi bảo vệ rừng nhân dân vẫn có thu nhập, ổn định được cuộc sống của mình từ sản xuất nông lâm nghiệp.
Chương trình đầu tư về khâu khoanh nuôi tái sinh - bảo vệ rừng thì trong vùng dự án cần lồng ghép các nguồn vốn đầu tư của các chương trình khác như chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình thủy lợi, chương trình nước sạch và chương trình ổn định dân cư vùng ngập thủy điện Sơn La, Lai Châu và các chương trình khác để vùng dự án phát triển bền vững từng bước đưa cuộc sống của bà con nhân dân thu nhập ổn định.
4. Giải pháp về nguồn lực
Tận dụng triệt để lực lượng lao động hiện có bảo vệ rừng ở các thôn bản, các hộ gia đình.
Phát huy tính cộng đồng trách nhiệm cao trong bảo vệ, khai thác và sử dụng đồng vốn do nhà nước đầu tư trên diện tích rừng được giao.
Để lao động có năng suất, hiệu quả lao động cao cần đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho con em các dân tộc trong vùng dự án.
5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật khoanh nuôi - bảo vệ rừng:
Khu vực khoanh nuôi tái sinh - bảo vệ rừng phải có hệ thống biển báo, bảng quy ước, thông báo để cho bà con nhân dân biết và thực hiện. Những nơi đông dân cư như ở trung tâm bản, UBND xã cần phải có bảng quy ước, thông báo về nội dung, nội quy, quy ước bảo vệ và phát triển rừng, có chính sách thưởng phạt nghiêm minh.
5.1. Về khoanh nuôi
Quản lý bảo vệ là chính, đối với loại rừng rễ cháy cần có biện pháp phòng, chống, chữa cháy. Bảo vệ cấm chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích. Được phép tận dụng cây khô, chết, cây sâu bệnh và lâm sản phụ theo sự chỉ dẫn của cán bộ lâm nghiệp có trách nhiệm.
Được phép trồng bổ sung cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả, cây đặc sản có tán che phủ như cây rừng do dân tự bỏ vốn đầu tư hoặc vay vốn để đầu tư trồng bổ sung.
5.2. Về bảo vệ rừng:
Quản lý bảo vệ là chính, đối với loại rừng rễ cháy cần có biện pháp phòng, chống chữa cháy. Cấm chặt phá, khai thác trái phép, đốt phá rừng làm nương rẫy. Được phép tận dụng cây khô, chết, cây sâu bệnh và lâm sản phụ theo sự chỉ dẫn của cán bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm.
5.3. Bảo vệ sản phẩm phu từ rừng khoanh nuôi tái sinh bảo vệ rừng:
Trên cơ sở hộ gia đình, nhóm hộ và các cộng đồng thôn bản tự bỏ vốn ra trồng bổ sung thêm cây nông nghiệp cây ăn quả và cây dược liệu trên diện tích rừng khoanh nuôi - bảo vệ được giao khoán. Cán bộ ban quản lý dự án chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật trồng, thu hái sản phẩm không làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng khoanh nuôi bảo vệ.
5.4 Giao đất khoán rừng:
Trên cơ sở đã giao đất khoán rừng theo Chỉ thị số: 163/CP, đã tiến hành giao đất nông nghiệp đến từng hộ gia đình, đất lâm nghiệp đã giao đến nhóm hộ và cộng đồng thôn bản, các lực lượng đóng trên địa bàn tiến hành rà soát lại để giao cho bà con nhân dân để rừng có chủ thực sự, người dân được giao rừng yên tâm sản xuất và canh tác trên diện tích của mình được giao.
6. Giải pháp công tác phục vụ khoanh nuôi, bảo vệ rừng:
Để vùng dự án sớm đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả không chỉ riêng có sự quan tâm hỗ trợ của ngành Nông nghiệp & PTNT, mà cần có sự hỗ trợ của nhiều ngành và các đoàn thể quần chúng, các lực lượng vũ trang.
- Đài phát thanh truyền hình thông tin rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng về diện tích ranh giới rừng khoanh nuôi bảo vệ, luật bảo vệ và phát triển rừng để bà con nhân dân hiểu và thực hiện.
- Lực lượng kiểm lâm tuyên truyền, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Ngành giao thông công chính trong việc xây dựng và sửa chữa đường giao thông.
- Ngành xây dựng trong việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng.
- Ngành quản lý thị trường tạo môi trường giá cả ổn định, tìm thị trường đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm.
- Ngành pháp luật tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho công việc kinh doanh các sản phẩm phụ và nhân dân tự bỏ vốn ra trồng trong rừng.
- Các ngành khác giúp UBND tỉnh giám sát việc thực hiện dự án.
7. Hàng năm, tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện nhằm rút kinh nghiệm cho việc tổ chức thực hiện ở các năm tiếp theo.
VII. TỔ CHỨC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN :
1. Tổ chức thực hiện:
- Chủ quản đầu tư: UBND tỉnh Lai Châu
- Cơ quan quản lý: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ đầu tư: Các ban quản lý dự án 661 các huyện:
+ Ban quản lý rừng phòng hộ Dự án 661 cơ sở huyện Mường Tè.
+ Ban quản lý rừng phòng hộ Dự án 661 cư sở huyện Sìn Hồ.
+ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Phong Thổ.
Khi dự án "Chương trình thí điểm khoanh nuôi - bảo vệ rừng 21 xã biên giới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 - 2010" được phê chuẩn, các Ban quản lý dự án hợp đồng đơn vị thiết kế. Thiết kế khoanh nuôi tái sinh - bảo vệ rừng theo quy trình quy phạm đã được quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các ban quản lý dự án 661 tiến hành lập hồ sơ giao khoán cho các hộ gia đình và nhóm hộ hoặc cộng đồng thôn bản nhận khoán quản lý khoanh nuôi tái sinh - bảo vệ rừng. Hàng năm phải tiến hành nghiệm thu, thanh toán cụ thể. Những diện tích đất đã có rừng hộ gia đình nhận khoán không thực hiện nghiêm túc để khai thác lợi dụng rừng, đốt phá rừng làm nương rãy các Ban quản lý phải tiến hành lập bên bản, xác minh nội dung vi phạm xin ý kiến cấp có thẩm quyền giải quyết. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để làm gương cho nhân dân thực hiện.
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2006 đến hết 31/12/2010./.
- 1Quyết định 2497/QĐ-UBND năm 2007 về mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng và chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng giao khoán quản lý bảo vệ rừng; khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng tự nhiên – nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách Trung ương (thuộc chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng) do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Quyết định 2731/QĐ-UBND năm 2012 Phê duyệt Dự án trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn phòng hộ ven biển thị xã Quảng Yên giai đoạn 2012 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 3Quyết định 14/2011/QĐ-UBND phê duyệt mức, thời gian hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn do tỉnh Điện Biên ban hành
- 4Quyết định 484/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Dự án Khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng bảo vệ môi trường lưu vực Sông Mã tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020
- 5Quyết định 744/QĐ-UBND năm 2015 công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ban hành từ ngày 01/01/2004 đến ngày 31/12/2014 do Tỉnh Lai Châu ban hành
- 1Quyết định 99/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thí điểm khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu tại 21 xã biên giới, tỉnh Lai Châu do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 2Quyết định 210/2006/QĐ-TTg ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 661/QĐ-TTg năm 1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 4Nghị định 163/1999/NĐ-CP về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Quyết định 2497/QĐ-UBND năm 2007 về mức hỗ trợ đầu tư trồng rừng và chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng giao khoán quản lý bảo vệ rừng; khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng tự nhiên – nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách Trung ương (thuộc chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng) do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 7Quyết định 2731/QĐ-UBND năm 2012 Phê duyệt Dự án trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn phòng hộ ven biển thị xã Quảng Yên giai đoạn 2012 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 8Quyết định 14/2011/QĐ-UBND phê duyệt mức, thời gian hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn do tỉnh Điện Biên ban hành
- 9Quyết định 484/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Dự án Khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng bảo vệ môi trường lưu vực Sông Mã tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020
Nghị quyết 82/2006/NQ-HĐND12 thông qua Chương trình thí điểm khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu tại 21 xã biên giới tỉnh Lai Châu năm 2006 - 2010
- Số hiệu: 82/2006/NQ-HĐND12
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 09/12/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Lỳ Khai Phà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/12/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra