Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 73/2006/NQ-HĐND.K7

Thị xã Cao Lãnh, ngày 14 tháng 12 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA KHUNG MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU NỘP ĐỐI VỚI CÁC LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2005 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng;
Sau khi xem xét Tờ trình số 37/TTr-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc thông qua khung mức thu, chế độ thu nộp đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân Tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh và ý kiến của các vị Đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thống nhất thông qua khung mức thu, chế độ thu nộp đối với các loại phí và lệ phí, áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 (có danh mục kèm theo).

Điều 2. Việc quản lý và sử dụng tiền phí, lệ phí thu được bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 17 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí; khoản 5, Điều 1 Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính.

Điều 3. Giao Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành quy định mức thu cụ thể các loại phí, lệ phí phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Báo cáo kết quả việc thực hiện trước HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối của mỗi năm.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các vị Đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân Tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2006 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Huỳnh Minh Đoàn

 

DANH MỤC CHI TIẾT

CÁC LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ
(Kèm theo Nghị quyết số 73/2006/NQ-HĐND.K7 ngày 14 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

I. VỀ CÁC LOẠI PHÍ

1. Phí xây dựng:

a) Khái niệm: Phí xây dựng là khoản thu do chủ đầu tư xây dựng công trình nộp nhằm mục đích hỗ trợ đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng công cộng trên địa bàn.

b) Đối tượng thu: tổ chức, cá nhân khi thực hiện việc đầu tư xây dựng công trình để sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở phải nộp phí.

c) Đối tượng miễn:

- Các công trình khác ngoài mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc làm nhà ở;

- Các công trình cải tạo, sửa chữa, mở rộng dự án không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn công trình.

- Các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ tại vùng sâu, vùng xa không thuộc đô thị, không thuộc điểm dân cư tập trung, điểm dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được duyệt.

- Các đối tượng thuộc diện di dời khỏi vùng quy hoạch, bị thiên tai, hỏa hoạn.

- Đối tượng được hưởng các chính sách ưu đãi.

d) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Đối với công trình xây dựng để sản xuất kinh doanh

% chi phí xây dựng công trình

 

 

- Công trình đầu tư xây dựng mới

-nt-

0,15 - 2

 

- Công trình cải tạo, sửa chữa, mở rộng

-nt-

0,075 – 1

2

Đối với công trình xây dựng là nhà ở

 

 

 

- Công trình xây dựng mới

-nt-

0,1 – 0,5

 

- Công trình cải tạo, sửa chữa, mở rộng

-nt-

0,05 – 0,4

Đối với công trình xây dựng là nhà ở: mức thu tối đa không quá 35.000đồng/m2.

đ) Tỷ lệ phần trăm (%) trích để lại đơn vị thu: Phí xây dựng là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

2. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính:

a) Khái niệm: Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính.

b) Đối tượng thu: tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp phí.

c) Khung mức thu: khung mức thu từ 100đồng/m2 - 1.000đồng/m2.

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị thu: Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 40% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 60% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

3. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất:

a) Khái niệm: Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất là khoản thu đối với các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định, nhằm bù đắp chi phí thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất như: điều kiện về hiện trạng sử dụng đất, điều kiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, điều kiện về sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh... Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất áp dụng đối với cả trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất.

b) Đối tượng thu: đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định phải nộp phí.

c) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Hộ gia đình

đồng /hồ sơ

20.000

2

Các tổ chức

-nt-

200.000

3

Các dự án

-nt-

1.500.000 – 5.000.000

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 20% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 80% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

4. Phí chợ:

a) Khái niệm: Phí chợ là khoản thu về sử dụng diện tích bán hàng đối với những người buôn bán trong chợ nhằm bù đắp chi phí đầu tư, quản lý chợ của ban quản lý, tổ quản lý hoặc doanh nghiệp quản lý chợ. Đối với các chợ mà ban quản lý, tổ quản lý hoặc doanh nghiệp quản lý chợ thực hiện thu tiền thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng, thuê địa điểm kinh doanh thì phí chợ là tiền thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ (người kinh doanh tại chợ chỉ phải nộp một trong hai khoản: phí chợ hoặc tiền thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh).

b) Đối tượng thu: đối tượng sử dụng diện tích mặt bằng để mua bán hàng hóa thường xuyên hoặc không thường xuyên trong phạm vi khu vực chợ hay những khu vực khác được Nhà nước cho phép tập trung mua bán hàng hoá phải nộp phí.

c) Đối tượng miễn:

- Các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch mua bán hàng hoá.

- Những người mua bán hàng hoá trong phạm vi nhà riêng, tiệm quán, các quầy, sạp, Kioque do nhà nước ký hợp đồng cho thuê thu tiền hàng tháng, năm.

d) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Chợ loại 1

đồng /m2/ngày

500 – 5.000

2

Chợ loại 2

-nt-

500 – 4.000

3

Chợ loại 3

-nt-

500 – 3.000

Đối với chợ được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không từ Ngân sách nhà nước hoặc các nguồn viện trợ không hoàn lại, mức thu không quá 02 (hai) lần mức thu quy định tại điểm này. Phí chợ là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

5. Phí đấu thầu, đấu giá:

a) Đối tượng thu: người có tài sản bán đấu giá (chủ sở hữu tài sản hoặc người được chủ sở hữu uỷ quyền bán tài sản hoặc tổ chức, cá nhân có quyền bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật) và người tham gia đấu giá tài sản phải nộp phí.

b) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Đối với việc bán đấu giá tài sản theo quy định tại Nghị định số 05/2005/NĐ-CP

 

 

 

- Đối với người có tài sản bán đấu giá

đồng

Từ 50.000đồng đến 18.500.000đồng và cộng (+) thêm 0,2% trên giá trị tài sản vượt quá 1 tỉ đồng

 

- Đối với người tham gia đấu giá

đồng/hồ sơ

20.000 - 500.000

2

Bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định tại Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg

 

 

 

 

- Bán đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư xây dựng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 của Quy chế Đấu giá quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất ban hành kèm theo Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg

đồng/hồ sơ

100.000 – 500.000

 

- Bán đấu giá quyền sử dụng đất khác quyền sử dụng đất quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 của Quy chế Đấu giá quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất ban hành kèm theo Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg

đồng/hồ sơ

1.000.000 –5.000.000

c) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí đấu thầu, đấu giá là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 100% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí.

6. Phí thẩm định kết quả đấu thầu:

a) Khái niệm: Phí thẩm định kết quả đấu thầu là khoản thu của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định kết quả đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Chủ đầu tư hoặc chủ dự án (bên mời thầu) có trách nhiệm nộp phí thẩm định kết quả đấu thầu cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định kết quả đấu thầu.

b) Đối tượng thu: Chủ đầu tư hoặc chủ dự án (bên mời thầu) có trách nhiệm nộp phí thẩm định kết quả đấu thầu cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định kết quả đấu thầu.

c) Đối tượng miễn: những gói thầu do thủ trưởng đơn vị trực tiếp thực hiện việc đầu tư, mua sắm phê duyệt kết quả đấu thầu.

d) Khung mức thu: khung tỉ lệ thu từ 0,01% - 0,05%/giá trị một gói thầu, khung mức thu từ 500.000 đồng – 30.000.000đồng /gói thầu.

e) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí thẩm định kết quả đấu thầu là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 25% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 75% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

7. Phí qua cầu:

a) Đối tượng thu: người và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi qua cầu phải nộp phí.

b) Đối tượng miễn: xe cứu thương; cứu hỏa; xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp; xe hộ đê; xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão; xe chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh; xe,đoàn xe đưa tang; đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường; xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa hoặc vùng có dịch bệnh; xe cứu hộ, cứu nạn; các phương tiện tham gia giao thông đường bộ có vé "phí đường bộ toàn quốc"; thương, bệnh binh hoặc thân nhân điều khiển phương tiện xe môtô chở thương bệnh binh.

c) Khung mức thu:

- Mức thu phí qua cầu nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Vé lượt

đồng/vé/lượt

 

 

- Xe mô tô, xe thô sơ

-nt-

1.000

 

- Xe ô tô từ 4 chỗ trở lên, xe tải có trọng tải dưới 10 tấn

-nt-

7.000 – 22.000

 

- Xe tải có trọng tải từ 10 tấn trở lên

-nt-

40.000 – 80.000

2

Vé tháng

đồng/vé/tháng

 

 

- Xe mô tô, xe thô sơ

-nt-

10.000

 

- Xe ô tô từ 4 chỗ trở lên, xe tải có trọng tải dưới 10 tấn

-nt-

210.000 – 660.000

 

- Xe tải có trọng tải từ 10 tấn trở lên

-nt-

1.200.000 – 2.400.000

- Mức thu phí qua cầu nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn vay và thu phí hoàn vốn được áp dụng theo mức thu phí qua cầu nhà nước đầu tư bằng vốn Ngân sách nhà nước nêu trên. Trường hợp áp dụng mức thu theo mức thu phí qua cầu bằng vốn Ngân sách nhà nước đầu tư không đảm bảo hoàn vốn theo dự án đầu tư được duyệt, khung mức thu tối đa không quá 02 lần mức thu nêu trên.

- Phí qua cầu là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

- Trường hợp kinh phí xây dựng cầu do Nhà nước đầu tư bằng vốn vay và thu phí hoàn vốn, toàn bộ số tiền phí thu được dùng để trả nợ vay.

8. Phí qua đò:

a) Khái niệm: Phí qua đò là khoản thu của chủ đò hoặc bến khách (nơi đầu tư xây dựng bến khách, có người quản lý) đối với người thuê đò để chở khách, hàng hoá ngang qua sông, kênh hoặc đi dọc sông, kênh, hồ hoặc cập vào tàu khách để đón, trả hành khách trong khi tàu khách đang hành trình. Khoản phí này dùng để bù đắp chi phí để chạy đò và chi phí quản lý của bến khách (nếu có).

b) Đối tượng thu: người và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi qua đò phải nộp phí.

c) Đối tượng miễn: xe cứu thương; cứu hỏa; xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp; xe hộ đê; xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão; xe chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh; xe, đoàn xe đưa tang; đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường; xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa hoặc vùng có dịch bệnh; học sinh đi học hàng ngày; trẻ em dưới 10 tuổi; thương bệnh binh.

d) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

Ghi chú

1

Đối với đò ngang

 

 

 

a

 Chiều dài đến 0,5 km

 

 

 

 

- Hành khách đi bộ, đi xe đạp, đi xe mô tô, xe thô sơ

đồng/người, người+xe

500 – 3.000

Hành khách trên xe

 

- Xe ô tô từ 4 chỗ trở lên

đồng/người+xe

10.000 – 20.000

phải mua vé hành khách đi bộ và hàng hóa

 

- Hàng hóa, hành lý theo xe

đồng/lượt hàng hóa

1.000 – 3.000

 

b

Chiều dài trên 0,5 km – 1 km

 

 

 

 

- Hành khách đi bộ, đi xe đạp, đi xe mô tô, xe thô sơ

đồng/người, người+xe

1.000 – 4.000

 

 

- Xe ô tô từ 4 chỗ trở lên

đồng/người+xe

15.000 – 30.000

 

 

- Hàng hóa, hành lý theo xe

đồng/lượt hàng hóa

1.500 – 4.500

 

c

Chiều dài trên 1 km

 

 

 

 

- Hành khách đi bộ, đi xe đạp, đi xe mô tô,xe thô sơ, xe ô tô, hàng hóa...

đồng/mỗi km ngoài 1 km đầu

1.000 – 10.000

Tính cho mỗi km ngoài 1 km đầu (tối đa không quá 5.000đ/người, người+xe)

2

Đối với đò dọc

 

 

 

a

Chiều dài đến 2 km

 

 

 

 

- Hành khách đi bộ, đi xe đạp, đi xe mô tô, xe thô sơ

đồng/người, người+xe

2.000 – 5.000

 

 

- Hàng hóa, hành lý theo xe

đồng/lượt hàng hóa

1.000 – 3.000

 

b

Chiều dài trên 2 km

 

 

 

 

- Hành khách đi bộ, đi xe đạp, đi xe mô tô, xe thô sơ

đồng/mỗi km ngoài 2 km đầu

1.000 – 2.500

Tính cho mỗi km ngoài 2 km đầu

 

- Hàng hóa, hành lý theo xe

đồng/lượt hàng hóa

1.500 – 4.500

 

3

Vé tháng

 

 

 

 

- Hành khách đi bộ, đi xe đạp, đi xe mô tô, xe thô sơ

đồng/người, người+xe/tháng

5.000 – 30.000

 

- Phí qua đò là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

9. Phí qua phà:

a) Đối tượng thu: người và các phương tiện tham gia giao thông khi qua phà Cao Lãnh phải nộp phí.

b) Đối tượng miễn: xe cứu thương; cứu hỏa; xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp; xe hộ đê; xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão; xe chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh; xe, đoàn xe đưa tang; đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường; xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa hoặc vùng có dịch bệnh; thương bệnh binh, học sinh, trẻ em dưới 10 tuổi.

c) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

Ghi chú

1

Vé ban ngày (từ 5 giờ sáng – 21 giờ đêm )

 

 

 

 

- Hành khách đi bộ, đi xe đạp, đi xe mô tô, xe thô sơ

đồng/người,người+xe

1.000 – 5.000

Hành khách trên xe phải mua vé

 

- Xe ô tô từ 4 chỗ trở lên

đồng/người+xe

13.000 – 30.000

Hành khách đi bộ, hàng hoá trên xe phải mua vé hàng hóa

 

- Xe tải, xe Rơ móc

đồng/xe

20.000 – 50.000

 

 

- Hàng hóa

đồng/tấn

3.000

 

2

Vé ban đêm (Từ sau 21 giờ đêm - trước 5 giờ sáng )

 

 

 

 

- Xe ô tô từ 4 chỗ trở lên

đồng/người+xe

20.000 – 80.000

 

 

- Các đối tượng khác

 

Bằng mức thu vé ban ngày

 

3

- Vé bao phà

đồng/chuyến

120.000

 

4

- Vé tháng

đồng/tháng

10.000 – 30.000

 

5

- Vé miễn

đồng/thẻ

5.000

 

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí qua phà là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, hàng năm cơ quan tài chính xác định chi phí hoạt động công tác thu phí và kinh phí mua sắm, sửa chữa của đơn vị để xác định tỉ lệ để lại đơn vị và tỉ lệ nộp Ngân sách theo quy định.

10. Phí sử dụng cảng cá:

a) Khái niệm: Phí sử dụng cảng cá là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí quản lý, đầu tư, sử dụng cảng cá mà các tổ chức, cá nhân có hàng hoá, phương tiện sử dụng tại cảng cá.

b) Đối tượng thu: các tàu đánh cá, tàu vận tải cập cảng và các phương tiện vận tải, hàng hoá qua cảng cá phải nộp phí.

c) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Đối với tài thuyền đánh cá cập cảng

đồng/lần vào, ra cảng

5.000 – 50.0000

2

Đối với tàu thuyền vận tải cập cảng

-nt-

10.000 – 80.000

3

Đối với phương tiện vận tải

-nt-

1.000 – 25.000

4

Đối với hàng hoá qua cảng

đồng /tấn, container

4.000 – 35.000

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí sử dụng cảng cá là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 70% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 30% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

11. Phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước:

a) Khái niệm: Phí sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước là khoản thu vào các đối tượng được phép sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước (hồ, ao, sông, kênh, rạch...) vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước.

b) Đối tượng thu: đối tượng được phép sử dụng lề đường, bến, bãi, mặt nước (hồ, ao, sông, kênh, rạch...) vào mục đích đi lại, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước phải nộp phí.

c) Đối tượng miễn: trường hợp Nhà nước giao đất thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất.

d) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Phí sử dụng lề đường (khu vực cho phép)

đồng/m2/ngày

1.000

2

Phí bến

 

 

 

- Bến xe hành khách

đồng/ghế/lượt

500 – 1.500

 

- Bến xe các loại

đồng/xe/chuyến/tháng

2.000 – 15.000

 

- Bến tàu

đồng/ghế, hàng hoá/lượt

500 – 4.500

3

Phí bãi

 

 

 

- Bãi đậu xe khách, xe các loại

đồng/xe/đêm

3000 – 9.000

 

- Bãi đậu tàu, ghe, sà lan

đồng/m2/đêm

1.000 – 1.500

4

- Phí sử dụng mặt nước

đồng/m2/tháng

1.000 – 1.500

- Phí lề đường, mặt nước là khoản phí thuộc Ngân sách nhà nước, toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

- Phí sử dụng bến, bãi: phí sử dụng bến, bãi là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, tỷ lệ trích để lại cho đơn vị thu phí như sau:

+ Đối với đơn vị thu phí bến, bãi trên địa bàn thị xã: trích 70% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 30% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

+ Đối với các đơn vị thu bến, bãi tại các huyện: trích 100% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí.

- Phí bến, bãi do các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh là phí không thuộc Ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.

12. Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai:

a) Khái niệm: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai là khoản thu đối với người có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai (như: cơ quan địa chính, Uỷ ban nhân dân xã, phường, quận, huyện...) nhằm bù đắp chi phí quản lý, phục vụ việc khai thác và sử dụng tài liệu đất đai của người có nhu cầu.

b) Đối tượng thu: tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai phải nộp phí.

c) Khung mức thu: khung mức thu từ 10.000 đồng/hồ sơ/lần tham khảo – 200.000 đồng/hồ sơ/lần tham khảo.

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 20% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 80% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

13. Phí thư viện:

a) Khái niệm: Phí thư viện là khoản thu nhằm bù đắp các chi phí cần thiết cho hoạt động của thư viện khi cung cấp các dịch vụ phục vụ bạn đọc vốn tài liệu của thư viện.

b) Đối tượng thu: tổ chức, cá nhân có nhu cầu đọc tài liệu của thư viện để học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí phải nộp phí.

c) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Thẻ mượn tài liệu về nhà

đồng/ thẻ/năm

10.000 – 20.000

2

Thẻ đọc tài liệu tại thư viện

-nt-

3.000 – 20.000

3

Thẻ đọc tài liệu phòng đọc đa phương tiện, tài liệu quý hiếm

-nt-

20.000 – 100.000

d) Tỷ lệ phần trăm trích lại đơn vị: Phí thư viện là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 90% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 10% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

14. Phí an ninh, trật tự:

a) Khái niệm: Phí an ninh, trật tự là khoản thu đối với các tổ chức, hộ gia đình cư trú trên địa bàn địa phương, là một trong những nguồn kinh phí của Quỹ an ninh, trật tự của địa phương, nhằm mục đích hỗ trợ thêm cho hoạt động giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương của công an xã, phường, đội dân phòng, tổ tuần tra.

b) Đối tượng thu: Tổ chức, hộ gia đình và các đối tượng có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn phải nộp phí.

- Đối tượng miễn, giảm: Các hộ được cấp sổ nghèo, các gia đình chính sách gặp khó khăn.

c) Khung mức thu:

- Hộ gia đình: Khung mức thu từ 1.000 đồng – 20.000 đồng/tháng/hộ.

- Các đơn vị, công ty, doanh nghiệp, cửa hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà trọ, khách sạn: Khung mức thu từ 20.000 đồng – 100.000 đồng/tháng/hộ.

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí an ninh, trật tự là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

15. Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô:

a) Khái niệm: Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô là khoản thu vào chủ phương tiện có nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô tại các điểm đỗ, bãi trông giữ phương tiện công cộng phù hợp với quy hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị của địa phương.

b) Đối tượng thu: người sử dụng phương tiện giao thông có nhu cầu trông giữ phương tiện tại các điểm đỗ, bãi trông giữ công cộng phù hợp với quy hoạch và quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị của địa phương phải nộp phí.

c) Đối tượng miễn: các điểm đỗ, bãi trông giữ xe do Ban Quản lý bến tàu xe, Hợp tác xã vận tải được cấp có thẩm quyền giao trực tiếp quản lý và kinh doanh.

d) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Khu vực chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, bệnh viện

 

 

a

Mức thu áp dụng từ 5 giờ sáng – 22 giờ

 

 

 

- Xe đạp, xe gắn máy

đồng/xe/lượt

500 – 2.000

 

- Xe ôtô từ 04 chỗ ngồi trở lên

-nt-

4.000 – 10.000

b

Mức thu áp dụng từ sau 22 giờ ngày hôm trước - trước 5 giờ sáng ngày hôm sau

 

 

 

- Xe đạp, xe gắn máy

-nt-

1.000 – 4.000

 

- Xe ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên, xe tải chở hàng

-nt-

6.000 – 20.000

2

- Khu vực thuộc các tụ điểm ăn chơi, giải trí, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, biểu diễn văn hoá, nhgệ thuật, thể dục thể thao

 

 

a

Mức thu áp dụng từ 6 giờ sáng – 18 giờ chiều

 

 

 

- Xe đạp, xe gắn máy

-nt-

500 – 6.000

 

- Xe ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên

-nt-

4.000 – 30.000

b

Mức thu áp dụng từ sau 18 giờ chiều ngày hôm trước - trước 6 giờ sáng ngày hôm sau

 

 

 

- Xe đạp, xe gắn máy

-nt-

1.000 – 12.000

 

- Xe ô tô từ 04 chỗ ngồi trở lên

-nt-

6.000 – 60.000

3

Mức thu phạm vi trường học, cơ sở đào tạo, dạy nghề

 

 

a

Mức thu trong phạm vi khuôn vi trường học

đồng/chiếc/tháng

4.000

b

Mức thu trong phạm vi khuôn viên các cơ sở đào tạo , dạy nghề

 

 

 

- Đối với học sinh nội trú

-nt-

4.000 – 8.000

 

- Đối với học sinh ngoại trú

-nt-

6.000 – 12.000

- Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô các khu vực như: trường học, cơ sở đào tạo, dạy nghề, bệnh viện, các điểm giữ xe trong phạm vi quản lý của các cơ quan, điểm vui chơi, giải trí, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, khu vực chợ là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 100% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí.

- Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô các khu vực như: khuôn viên siêu thị, trung tâm thương mại thuộc quyền quản lý của các doanh nghịêp, phạm vi nhà ở của nhân dân là khoản phí không thuộc Ngân sách nhà nước, các tổ chức, cá nhân thu phí trông giữ xe thuộc các trường hợp nêu trên có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.

- Phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô ngòai các khu vực nêu trên là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách.

16. Phí tham quan danh lam thắng cảnh; Phí tham quan di tích lịch sử, phí tham quan công trình văn hoá:

a) Khái niệm: Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí về bảo quản, tu bổ, phục hồi và quản lý đối với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá.

b) Đối tượng thu: tổ chức, cá nhân có nhu cầu vào tham quan, nghiên cứu, học tập về lịch sử, văn hoá các công trình văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phải nộp phí.

c) Khung mức thu: khung mức thu từ 2.000 - 20.000 đồng/lượt/người.

Đối với những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên mức thu cao hơn không quá hai lần mức thu quy định.

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá là khoản phí thuộc Ngân sách nhà nước, trích 90% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 10% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

17. Phí dự thi, dự tuyển:

a) Đối tượng thu: thí sinh đăng ký dự thi, dự xét tuyển vào các cơ sở giáo dục – đào tạo thuộc hệ thống quốc dân và các cơ sở dạy nghề công lập và bán công thuộc địa phương quản lý phải nộp phí.

b) Đối tượng miễn: đối với thí sinh đăng ký dự thi tuyển vào lớp 6 trên địa bàn huyện không phải nộp phí.

c) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Thi tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở

đồng/ thí sinh

15.000 – 25.000

2

Thi tuyển sinh vào các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

-nt-

15.000 – 40.000

3

Thí sinh thuộc diện dự xét tuyển

-nt-

15.000 – 30.000

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí dự thi, dự tuyển là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 100% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí.

18. Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

a) Khái niệm: Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và công tác thu phí.

b) Đối tượng thu: tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến môi trường, được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải nộp phí.

c) Khung mức thu: khung mức thu từ 1.500.000 đồng – 5.000.000 đồng/báo cáo.

Trường hợp thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, mức thu không quá 50% mức thu nêu trên.

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 100% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí.

19. Phí vệ sinh:

a) Khái niệm: Phí vệ sinh là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí đầu tư cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn địa phương, như: chi phí cho tổ chức hoạt động của đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải theo quy trình kỹ thuật của cơ quan có thẩm quyền quy định (chưa bao gồm chi phí xử lý rác đảm bảo tiêu chuẩn môi trường)...

b) Đối tượng thu: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở, đơn vị sản xuất kinh doanh nơi có tổ chức hoạt động thu gom và xử lý rác thải phải nộp phí.

c) Đối tượng miễn: các hộ gia đình thuộc diện nghèo được cấp sổ nghèo.

d) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Đối với các hộ kinh doanh, hộ gia đình, trường học, nhà trẻ, các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, sự nghiệp

đồng/hộ, đơn vị/tháng

10.000 – 100.000

2

Đối với các cửa hàng, cơ sở sản xuất, nhà trọ, khách sạn, nhà hàng, công ty, xí nghiệp, chợ, bến tàu, xe, các công trình xây dựng, các bệnh viện

đồng/m3 rác

100.000 – 160.000

3

Đối với rác thải nguy hại (rác thải công nghiệp, y tế...)

-nt-

130.000 – 160.000

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí vệ sinh là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước:

- Trường hợp đơn vị có tổ chức bộ máy thu gom và xử lý rác thải: trích 100% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí.

- Trường hợp đơn vị không có bộ máy thu gom và xử lý rác thải (phải thực hiện đấu giá thu phí): nộp 100% số tiền thu phí vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

20. Phí phòng, chống thiên tai:

a) Khái niệm: Phí phòng, chống thiên tai là khoản thu đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ gia đình trên địa bàn nhằm phục vụ cho việc phòng, chống thiên tai của địa phương.

b) Đối tượng thu: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cơ sở , đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn phải nộp phí.

c) Đối tượng miễn: các hộ được cấp sổ nghèo, hộ chính sách neo đơn trên địa bàn.

d) Khung mức thu:

- Đối với hộ gia đình, hộ kinh doanh: khung mức thu từ 2.000 đồng – 100.000 đồng/hộ/năm.

- Đối với các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã: khung mức thu từ 50.000 đồng – 1.000.000 đồng/đơn vị/năm.

e) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí phòng, chống thiên tai là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 90% còn lại (quy về 100%) nộp vào Ngân sách nhà nước, điều tiết 50% Ngân sách huyện, thị, 50% Ngân sách xã, phường.

21. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi:

a) Khái niệm: Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi và công tác thu phí.

b) Đối tượng thu: tổ chức và cá nhân có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi, khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án, báo cáo phải nộp phí.

c) Đối tượng miễn:

- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong các trường hợp:

+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ mục đích trong phạm vi gia đình;

+ Khai thác, sử dụng nước mưa, nước mặt, nước biển trong phạm vi diện tích đất đã được giao, được thuê theo quy định của Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật;

+ Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không nhằm mục đích kinh doanh phục vụ các hoạt động lâm nghiệp, giao thông thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, sản xuất muối, thể thao, giải trí, du lịch, y tế, an dưỡng, nghiên cứu khoa học;

+ Khai thác nước dưới đất từ các công trình thay thế có quy mô không lớn hơn và mực nước hạ thấp nhỏ hơn giới hạn cho phép đã được xác định trong giấy phép, nằm trong khu vực đã được cấp phép;

- Xả nước thải vào nguồn nước với quy mô trong phạm vi gia đình.

- Khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình.

d) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất

đồng/đề án, báo cáo

100.000-2.500.000

2

Thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt

-nt-

200.000-4.200.000

3

Thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi

-nt-

200.000-4.200.000

4

Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung

%

Mức thu tối đa bằng 50% mức thu theo quy định nêu trên.

 

e) Tỷ lệ phần trăm trích lại đơn vị: Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thuỷ lợi là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

22. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất:

a) Khái niệm: Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất và công tác thu phí.

b) Đối tượng thu: tổ chức và cá nhân có các hoạt động liên quan đến việc thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất, khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo kết quả thăm dò phải nộp phí.

c) Khung mức thu: khung mức thu từ 100.000 – 3.000.000 đồng/ báo cáo.

Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung: Khung mức thu tối đa bằng 50% mức thu theo quy định nêu trên.

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

23. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất:

a) Khái niệm: Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất và công tác thu phí.

b) Đối tượng thu: tổ chức và cá nhân có hoạt động khoan nước dưới đất, khi được cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề phải nộp phí.

c) Mức thu: tối đa không quá 700.000 đồng/hồ sơ.

Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung: mức thu tối đa bằng 50% mức thu theo quy định nêu trên.

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

24. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống:

a) Khái niệm: Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống là khoản thu để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thực hiện công việc bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống và công tác thu phí.

b) Đối tượng thu: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống phải nộp phí.

c) Khung mức thu: khung mức thu từ 1.500.000 – 5.000.000 đồng/1 lần bình tuyển, công nhận.

d) Tỷ lệ phần trăm trích lại đơn vị: Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 100% trên số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí.

II. DANH MỤC LỆ PHÍ

1. Lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân:

a) Khái niệm:

- Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

- Lệ phí hộ khẩu là khoản thu đối với người thực hiện đăng ký và quản lý hộ khẩu với cơ quan công an theo quy định của pháp luật.

- Lệ phí chứng minh nhân dân là khoản thu đối với người được cơ quan công an cấp mới, đổi hoặc cấp lại chứng minh nhân dân.

b) Đối tượng thu:

- Lệ phí hộ tịch: đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật phải nộp phí.

- Lệ phí hộ khẩu: đối tượng thực hiện đăng ký và quản lý hộ khẩu với cơ quan công an theo quy định của pháp luật phải nộp phí.

- Lệ phí chứng minh nhân dân: đối tượng được cơ quan công an cấp mới, đổi hoặc cấp lại chứng minh nhân dân phải nộp phí.

c) Đối tượng miễn:

- Lệ phí hộ tịch: miễn đối với đối tượng đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi cho người dân thuộc các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa; đăng ký khai sinh cho trẻ em của hộ nghèo.

- Lệ phí hộ khẩu: miễn đối với các trường hợp bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ; con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an trở về khi đăng ký hộ khẩu trở lại, không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà; xoá tên trong sổ hộ khẩu.

- Lệ phí chứng minh nhân dân: miễn đối với các trường hợp bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ; con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh.

d) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Lệ phí hộ tịch

 

 

 

- Đăng ký hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân cấp xã

đồng/trường hợp

2.000 - 20.000

 

- Đăng ký hộ tịch tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện

-nt-

3.000 - 25.000

 

- Đăng ký hộ tịch tại Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân Tỉnh

 

 

 

. Đăng ký khai sinh, khai tử, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ bản gốc, xác nhận các giấy tờ hộ tịch, các việc đăng ký hộ tịch khác

-nt-

5.000 - 50.000

 

. Đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, nhận con ngòai giá thú

-nt-

1.000.000-2.000.000

2

Lệ phí hộ khẩu

 

 

 

- Đăng ký chuyển đến

đồng/lần đăng ký, lần cấp

2.000 – 10.000

 

- Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu gia đình

-nt-

4.000 – 15.000

 

- Cấp đổi sổ hộ khẩu gia đình theo yêu cầu của chủ hộ do NN thay đổi địa giới hành chính

-nt-

3.000 – 8.000

 

- Cấp mới, cấp lại, đổi giấy chứng nhận khẩu khẩu tập thể

-nt-

4.000 – 10.000

 

- Cấp đổi giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể do NN thay đổi địa giới hành chính

-nt-

2.000 – 5.000

 

- Cấp mới, cấp lại, đổi giấy đăng ký tạm trú có thời hạn cho hộ gia đình

-nt-

4.000 – 10.000

 

- Gia hạn tạm trú có thời hạn

-nt-

1.000 – 3.000

 

- Cấp mới cấp lại, đổi giấy tạm trú có thời hạn cho 1 nhân khẩu

-nt-

2.000 – 5.000

 

- Đính chính các thay đổi sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể

-nt-

2.000 – 5.000

 

- Đăng ký hộ khẩu tại các khu vực biên giới, khu vực khác

%

Mức thu tối đa bằng 50% mức thu theo quy định nêu trên. 

3

Lệ phí chứng minh nhân dân

 

 

 

- Cấp mới

đồng/lần cấp

2.000 – 5.000

 

- Cấp đổi lại

-nt-

3.000 – 6.000

 

- Cấp chứng minh nhân dân đối với khu vực biên giới, khu vực khác

%

Mức thu tối đa bằng 50% mức thu theo quy định nêu trên. 

- Lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước:

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị đối với Lệ phí hộ tịch: trích 40% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 60% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

e) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị đối với Lệ phí hộ khẩu, Lệ phí chứng minh nhân dân:

- Đơn vị thu tại phường: trích 35% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 65% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

- Đơn vị thu tại các xã, thị trấn khu vực biên giới: trích 100% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí.

- Đơn vị thu tại các khu vực khác: trích 70% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 30% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

2. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

a) Khái niệm: Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là khoản thu mà người sử dụng lao động phải nộp khi làm thủ tục để được cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Đối tượng thu: người sử dụng lao động phải nộp lệ phí khi làm thủ tục để được cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

c) Khung mức thu: khung mức thu đối với hoạt động cấp giấy mới, cấp lại, gia hạn từ 200.000 - 400.000 đồng/giấy phép.

d) Tỷ lệ phần trăm trích lại đơn vị: Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là khoản lệ phí thuộc Ngân sách nhà nước, trích 50% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 50% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

3. Lệ phí địa chính:

a) Khái niệm: Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được uỷ quyền giải quyết các công việc về địa chính.

b) Đối tượng thu: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được uỷ quyền giải quyết các công việc về địa chính phải nộp lệ phí.

c) Khung mức thu:

STT

Đối tượng thu

Đơn vị tính

Khung mức thu

1

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu

đồng/giấy

10.000 – 100.000

2

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai

-nt-

5.000 – 20.000

3

Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính

-nt-

5.000 – 20.000

4

Cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xác nhận tính pháp lý của các giấy tờ nhà, đất

-nt-

10.000 – 20.000

- Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Lệ phí địa chính là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

4. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng:

a) Khái niệm: Lệ phí cấp giấy phép xây dựng là khoản thu vào người xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

b) Đối tượng thu: đối tượng xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật phải nộp lệ phí.

c) Khung mức thu: khung mức thu cấp phép, gia hạn giấy phép xây dựng từ 10.000 đồng - 100.000 đồng/giấy phép.

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Lệ phí cấp giấy phép xây dựng là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

5. Lệ phí cấp biển số nhà:

a) Khái niệm: Lệ phí cấp biển số nhà là khoản thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp biển số nhà (bao gồm: nhà mặt đường, phố; nhà trong ngõ, nhà trong ngách; căn hộ của nhà chung cư).

b) Đối tượng thu: Chủ sở hữu nhà hoặc người đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà phải nộp lệ phí . Trường hợp không xác định được chủ sở hữu thì người đang sử dụng có trách nhiệm nộp lệ phí cấp biển số nhà.

c) Khung mức thu: khung mức thu cấp mới, cấp lại biển số nhà từ 10.000đồng - 30.000 đồng/biển số nhà.

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Lệ phí cấp biển số nhà là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 100% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí.

6. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh:

a) Khái niệm: Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh là khoản thu đối với các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa thông tin, khi được được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh.

b) Đối tượng thu: đối với các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ sở giáo dục, đào tạo tư thục, dân lập, bán công; cơ sở y tế tư nhân, dân lập, cơ sở văn hóa thông tin, khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh phải nộp lệ phí.

c) Đối tượng miễn: đối với doanh nghiệp cổ phần hoá khi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, các cơ quan quản lý nhà nước khi có nhu cầu được cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh.

d) Khung mức thu: khung mức thu từ 2.000 đồng – 200.000 đồng/lần cấp.

e) Tỷ lệ phần trăm trích lại đơn vị: Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 40% trên số thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 60% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

7. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực:

a) Khái niệm: Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực là khoản thu vào các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật.

b) Đối tượng thu: tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật phải nộp lệ phí.

c) Mức thu: mức thu không quá 700.000 đồng/giấy phép.

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép, mức thu không quá 50% mức thu cấp giấy lần đầu.

d) Tỷ lệ phần trăm trích lại đơn vị: Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 75% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 25% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

8. Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất:

a) Khái niệm: Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất là khoản thu vào đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định của pháp luật.

b) Đối tượng thu: đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định của pháp luật phải nộp lệ phí.

c) Mức thu: mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy phép.

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép, mức thu không quá 50% mức thu cấp giấy lần đầu.

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

9. Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt:

a) Khái niệm: Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt là khoản thu vào đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt theo quy định của pháp luật.

b) Đối tượng thu: đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt theo quy định của pháp luật phải nộp lệ phí.

c) Mức thu: mức thu không quá 100.000 đồng/giấy phép.

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép, mức thu không quá 50% mức thu cấp giấy lần đầu.

d) Tỷ lệ phần trăm trích lại đơn vị: Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

10. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:

a) Khái niệm: Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là khoản thu vào đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật.

b) Đối tượng thu: đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật phải nộp lệ phí.

c) Mức thu: mức thu không quá 100.000 đồng/giấy phép.

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép, mức thu không quá 50% mức thu cấp giấy lần đầu.

d) Tỷ lệ phần trăm trích để lại đơn vị: Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

11. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi:

a) Khái niệm: Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi là khoản thu vào đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.

b) Đối tượng thu: đối tượng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật phải nộp lệ phí.

c) Mức thu: mức thu không quá 100.000 đồng/giấy phép.

Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép, mức thu không quá 50% mức thu cấp giấy lần đầu.

d) Tỷ lệ phần trăm trích lại đơn vị: Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 10% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí, phần 90% còn lại nộp vào Ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.

12. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng:

a) Đối tượng thu: tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước có nhà ở, công trình xây dựng hợp pháp được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng phải nộp lệ phí.

b) Đối tượng miễn: nhà tạm, nhà ở, công trình xây dựng thuộc sở hữu toàn dân; các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng; nhà ở, công trình xây dựng mà Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế có cam kết khác.

c) Khung mức thu: khung mức thu từ 50.000 đồng - 500.000 đồng/giấy.

d) Tỷ lệ phần trăm trích lại đơn vị: Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, trích 100% trên số tiền thu lệ phí cho đơn vị tổ chức thu lệ phí.