Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/NQ-HĐND

Hòa Bình, ngày 09 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN CỨNG HÓA ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 04

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc quy định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 961/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã khu vực III, xã khu vực II, xã khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025;

Trên cơ sở Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 30 tháng 9 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hòa Bình;

Xét Tờ trình số 178/TTr-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình thông qua Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn (GTNT) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát: Thực hiện cứng hóa, từng bước hoàn thiện các tuyến đường GTNT bằng bê tông xi măng để phục vụ đi lại của nhân dân, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường quốc phòng - an ninh, xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Nâng tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường lên 87,6%;

- Nâng tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản lên 87,3%;

- Nâng tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường ngõ, xóm lên 66,9%;

- Nâng tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường trục chính nội đồng lên 30,6%.

2. Nguyên tắc, thứ tự ưu tiên đầu tư

Trên cơ sở nguồn vốn lồng ghép Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập danh mục các dự án đầu tư, kế hoạch đầu tư theo nguyên tắc sau:

a) Danh mục các công trình đăng ký phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch nông thôn mới của địa phương; phù hợp với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đối với các xã phấn đấu đạt 19 tiêu chí trong giai đoạn 2021-2025; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

b) Ưu tiên đầu tư đối với các xã trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, lưu thông hàng hóa cao, địa điểm khu vực trọng yếu về an ninh quốc phòng.

c) Ưu tiên các dự án không vướng mắc về giải phóng mặt bằng, có phương án tổ chức, quản lý thi công tốt.

d) Ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh cả tuyến đường để nâng cao hiệu quả đầu tư.

3. Khối lượng thực hiện

Từ năm 2021-2025, cứng hóa mặt đường GTNT bằng bê tông xi măng (BTXM) cho 1.202km, trong đó:

- Đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện: 87km;

- Đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản: 450km (Ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư 127km; còn lại do các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các nguồn vốn khác đầu tư).

- Đường ngõ, xóm: 358km (Ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư 205km; còn lại do các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các nguồn vốn khác đầu tư).

- Đường trục chính nội đồng: 307km (Ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư 122km; còn lại do các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các nguồn vốn khác đầu tư).

4. Quy mô kỹ thuật áp dụng cho các tuyến đường đầu tư bằng nguồn Ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện Đề án, cụ thể:

a) Điều kiện thực hiện: Các tuyến đường được xem xét để ghi kế hoạch hỗ trợ cứng hóa GTNT phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nền đường ổn định; có hệ thống thoát nước hoặc có đủ điều kiện đảm bảo thoát nước; bề rộng nền đường tối thiểu 5m;

- Ủy ban nhân dân xã phải có cam kết với Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc tổ chức huy động nhân dân tự nguyện tham gia thi công và đóng góp xây dựng theo dự toán.

b) Quy mô kỹ thuật tối thiểu lựa chọn

- Đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện lựa chọn tối thiểu đường cấp A, Bn=6-6,5m, Bm=4,5m (trong đó bao gồm cả phần gia cố lề như mặt mỗi bên 0,5m):

+ BTXM mác 300 dày 20cm đối với đường đi qua xã thuộc vùng 1;

+ BTXM mác 250 dày 18cm đối với đường đi qua các xã thuộc vùng 2 và các xã thuộc vùng 3.

- Đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản lựa chọn tối thiểu đường cấp B, Bn=5m, Bm=3,5m, BTXM mác 250 dày 18cm cho tất cả các xã.

- Đường ngõ, xóm lựa chọn tối thiểu đường cấp B, Bn=5m, Bm=3m, BTXM mác 250 dày 16cm cho tất cả các xã. Mở rộng mỗi bên 0,5m đối với một số tuyến đường ngõ được đầu tư từ giai đoạn trước nhưng chưa đạt yêu cầu về chuẩn nông thôn mới.

- Đường trục chính nội đồng lựa chọn tối thiểu đường cấp B, Bn=5m, Bm=3,5m, BTXM M250 dày 18cm cho tất cả các xã.

5. Kinh phí thực hiện đề án: 1.921.350 triệu đồng.

(Một nghìn, chín trăm hai mươi mốt tỷ, ba trăm năm mươi triệu đồng)

6. Nguồn vốn lồng ghép thực hiện đề án:

a) Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới: 250.390 triệu đồng (tương ứng thực hiện khoảng 176km).

b) Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 493.745 triệu đồng, (tương ứng thực hiện khoảng 326km).

c) Ngân sách địa phương hỗ trợ Đề án: 189.570 triệu đồng (tương ứng thực hiện khoảng 454km), trong đó:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 115.000 triệu đồng (Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 95 tỷ đồng tại Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 30/9/2021 của HĐND tỉnh; nguồn vốn sự nghiệp giao thông 5 tỷ đồng/năm, tỉnh từ năm 2022);

- Ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ: 74.570 triệu đồng

d) Huy động nhân dân đóng góp: 144.845 triệu đồng.

đ) Nguồn vốn hợp pháp khác: 842.800 triệu đồng. (Tương ứng thực hiện khoảng 246km).

7. Cơ chế tổ chức thực hiện

a) Cơ chế chính sách

- Các công trình giao thông thực hiện bằng nguồn vốn của Đề án cứng hóa đường GTNT tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025 được vận dụng theo các quy định về cơ chế đặc thù của Chính phủ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

- Các chương trình, dự án: Nông thôn mới, giảm nghèo, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các chương trình dự án khác thực hiện theo cơ chế riêng của dự án và quy định của pháp luật.

b) Cơ chế hỗ trợ

Thực hiện theo phương châm “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân tự làm”. Nhà nước hỗ trợ vật liệu (Xi măng, cát, đá hoặc sỏi), chi phí quản lý dự án 2.000.000đồng/km (Chi phí quản lý cấp xã 1.000.000 đồng, cấp huyện 700.000 đồng, cấp tỉnh 300.000 đồng). Ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí quản lý dự án cho cấp tỉnh, ngân sách huyện bố trí phần kinh phí cho cấp huyện và cấp xã. Phần kinh phí còn lại không được hỗ trợ, nhân dân có trách nhiệm đóng góp để thực hiện cứng hóa đường GTNT.

Để đảm bảo công bằng về mức đóng góp giữa các khu vực trên địa bàn tỉnh, Đề án tập trung hỗ trợ cho các khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn, cụ thể:

- Đối với các xã vùng 1 ngân sách địa phương hỗ trợ: Xi măng + chi phí quản lý dự án.

- Đối với các xã vùng 2 ngân sách địa phương hỗ trợ: Xi măng + cát + chi phí quản lý dự án.

- Đối với các xã vùng 3 ngân sách địa phương hỗ trợ: Xi măng + cát + đá (sỏi) + chi phí quản lý dự án.

c) Cơ chế giám sát: Thực hiện giám sát cộng đồng.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này; báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Khóa XVII, Kỳ họp thứ 04 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBND tỉnh (CT, các PCT);
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- LĐ Văn phòng ĐĐBQH&HĐND tỉnh;
- TT tin học và công báo VP UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Trường các Phòng CM thuộc VP;
- Lưu: VT, CVVP, CTHĐND (M).

CHỦ TỊCH




Bùi Đức Hinh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 65/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 65/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 09/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Người ký: Bùi Đức Hinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản