Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2011/NQ-HĐND

Cao Bằng, ngày 19 tháng 7 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Xét Tờ trình số 1260/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phê chuẩn Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020;

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 với các nội dung sau:

1. Dự báo trữ lượng và tài nguyên một số khoáng sản có trữ lượng lớn

- Quặng sắt: Trữ lượng và tài nguyên dự báo 44,75 triệu tấn;

- Quặng mangan: Trữ lượng và tài nguyên dự báo 6,13 triệu tấn;

- Quặng thiếc - vonfram: Trữ lượng và tài nguyên dự báo 13.793 tấn;

- Quặng barit: Trữ lượng và tài nguyên dự báo 2,67 triệu tấn;

2. Mục tiêu

Đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản về qui mô trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác từ đó xây dựng quy hoạch đánh giá, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đề xuất nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững trước mắt và lâu dài.

3. Đối tượng

Các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó trọng tâm là những khoáng sản có khả năng khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các khoáng sản sắt, mangan, thiếc - vonfram, barit và một số khoáng sản khác như: fluorit, đá ốp lát...

4. Các nội dung quy hoạch

4.1. Dự báo nhu cầu sử dụng một số khoáng sản có trữ lượng lớn đến năm 2020:

- Quặng sắt: Tổng nhu cầu sử dụng đến năm 2020 khoảng 10 triệu tấn.

- Quặng mangan: Tổng nhu cầu sử dụng đến năm 2020 khoảng 3,0 triệu tấn.

- Quặng thiếc: Tổng nhu cầu sử dụng đến năm 2020 khoảng 7.000 tấn tinh quặng (≥ 60%Sn).

4.2. Quy hoạch thăm dò khoáng sản

TT

Tên dự án

Loại khoáng sản

Diện tích (km2)

Thời gian

Vốn dự kiến (tỷ đồng)

 

I. KHOÁNG SẢN SẮT

 

 

 

 

1

Thăm dò các điểm sắt trên địa bàn huyện Nguyên Bình: Bản Nùng-Bản Luộc (xã Thể Dục), Khuổi Tông (xã Triệu Nguyên), Cao Lù, Tà Phình (xã Ca Thành), Lũng Luông, Lũng Khoen (xã Vũ Nông), Làng Chạng, Lũng Dụ, Nà Boóc (xã Thể Dục) và Pó Vặm - Chìu Đổm - Lũng Báng (xã Triệu Nguyên, xã Vũ Nông)

Fe

20

2011-2015

35

2

Thăm dò điểm sắt Bó Lếch, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An

Fe

2

2011-2015

4

3

Thăm dò điểm sắt Bó Nình, xã Dân Chủ, huyện Hoà An

Fe

1,5

2011-2015

3

4

Thăm dò các điểm sắt Nà Cắng - Nặm Lìn, Lũng Giằng - Hào Lịch, Nà Mè, xã Hồng Việt và xã Hoàng Tung, huyện Hoà An

Fe

1,5

2011-2013

3

5

Thăm dò các điểm sắt trên địa bàn huyện Hoà An: Phiêng Gù, Cốc Phung, Háng Hóa, Đức Chính (xã Bế Triều) và mở rộng mỏ sắt Ngườm Cháng (xã Dân Chủ) (phần ngoài diện tích đã cấp phép khai thác)

Fe

3

2011-2015

6

6

Thăm dò các điểm Nà Đoỏng I-Nà Đoỏng II, đồi Khe Khoòng; Đông Đăm, Lũng Phải (xã Duyệt Trung và phường Tân Giang, thị xã Cao Bằng)

Fe

3

2011-2015

6

7

Thăm dò các điểm Bản Ho, Khuổi Lếch, xã Minh Thanh, huyện Nguyên Bình

Fe

1,5

2011-2015

3

8

Thăm dò các điểm Khuổi Rào - Phiêng Lếch và Phiêng Buống - Phiêng Buồng, xã Hưng Đạo - xã Hưng Thịnh, huyện Bảo Lạc

Fe

1,5

2011-2015

3

9

Thăm dò tại các điểm quặng sắt mới được phát hiện, đánh giá như Chộc Slọ, xã Lê Lai; điểm Đức Xuân, xã Đức Xuân, huyện Thạch An

Fe

4

2011-2015

6

 

Cộng

 

38

 

69

 

II. KHOÁNG SẢN MANGAN

 

 

 

 

1

Thăm dò bổ sung mỏ Lũng Luông, xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh

Mn

5

2011-2015

8

2

Thăm dò bổ sung mỏ Tốc Tát, phía Bắc Tốc Tát (Lũng Nạp), Tắng Giường, xã Quang Trung - xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh

Mn

2,5

2011-2015

5

3

Thăm dò các điểm Pò Viền, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên; xóm Bản Khuông (xã Thông Huề), Lũng Phải - Bản Chang, Tà Man - Hát Pan, Nộc Cu (xã Đình Phong), Nà Num (xã Khâm Thành), Tả Than - Hiếu Lễ (xã Lăng Hiếu), Kha Mon (xã Ngọc Khê), Bản Hấu, Lũng Gà - Lũng Oai - Lũng Hoài (xã Đoài Côn, xã Đức Hồng), Nà Mấn (xã Đức Hồng) và Lũng Phjắc, Bản Rạ (xã Đàm Thuỷ), huyện Trùng Khánh

Mn

9,5

2011-2015

18

4

Thăm dò các điểm Bản Mặc - Pác Riếc (xã Quang Hán), Kép Ky, Pài Cai (xã Quang Trung - xã Tri Phương), Mã Phục - Lũng Riếc (xã Quốc Toản), huyện Trà Lĩnh

Mn

5,5

2011-2015

9

5

Thăm dò điểm trên địa bàn huyện Hạ Lang: Lũng Phậy, Khưa Khoang (xã Lý Quốc), Sộc Quân - Sà Lẩu - Lũng Sườn (xã An Lạc và thị trấn Thanh Nhật)

Mn

4,5

2011-2013

10

 

Cộng

 

27

 

50

 

III. KHOÁNG SẢN KHÁC

 

 

 

 

1

Thăm dò điểm thiếc Nà Ngần (xã Trương Lương, huyện Hoà An) và thăm dò bổ sung thiếc sa khoáng Nguyên Bình (thị trấn Nguyên Bình)

Sn

1,5

2011-2015

4

2

Thăm dò các điểm vàng Nam Quang, Thẩm Riềm, Nà Sẩu - Nặm Đang (xã Nam Quang - xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm), suối Sơn Lộ - Sơn Lập (xã Sơn Lộ - xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc), vàng gốc Bản Giam và sa khoáng Bảo Lạc (xã Hưng Đạo, huyện Bảo Lạc)

Au

9

2011-2015

23

3

Thăm dò các điểm vàng trên địa bàn huyện Nguyên Bình: Bản Nùng, Pác Bó (xã Thể Dục), Lộc Xoa (Nộc Sloa, xã Ca Thành), Dược Lang (xã Phan Thanh), Khuổi Tông (xã Triệu Nguyên)

Au

7

2012-2015

20

4

Thăm dò các điểm niken-đồng Suối Củn (phường sông Bằng, thị xã Cao Bằng và xã Ngũ Lão, huyện Hoà An), đồng Lũng Liềm (xã Thái Sơn và xã Thái Học, huyện Bảo Lâm), đồng Bản Đe (thị trấn Pác Miầu, huyện Bảo Lâm).

Ni-Cu

7,5

2011-2015

20

5

Thăm dò các điểm antimon Hát Han (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm), Linh Quang, Dược Lang, Nà Đông (xã Mai Long - xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình) và Nam Viên (xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc).

Sb

3

2011-2015

10

6

Thăm dò các điểm barit Pò Tấu (xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh), Nà Chích, Kim Loan (xã Kim Loan, huyện Hạ Lang).

Ba

5

2012-2015

12

7

Thăm dò các điểm barit trên địa bàn huyện Bảo Lâm: Chè Pẻn, Bản Khun - Phiêng Mường (thị trấn Pác Miầu), Bản Trang, Tổng Ngoảng (xã Quảng Lâm), Bản Đuốc, Bản Vai - Bản Ran (xã Yên Thổ và xã Thái Học).

Ba

7

2011-2015

16

8

Thăm dò các điểm dolomit Sộc Khăm (xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh), Nà Ón, Lũng Đeng, Đức Xuân (xã Đức Xuân và xã Vân Trình, huyện Thạch An).

Dl

4

2011-2015

7

9

Thăm dò thạch anh Nà Bản; Bản Chiếu; fluorit Phia Đén - Bình Đường, xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình.

TA

1

2011-2015

3

10

Thăm dò đá silic Bản Piên, đá đen ốp lát tại xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh.

OL

1,5

2011-2015

4

11

Thăm dò vàng hạt mịn trên địa bàn huyện Hoà An, huyện Thạch An và thị xã Cao Bằng

Au

154,1

2011-2013

70

12

Thăm dò vàng hạt mịn trên địa bàn huyện Nguyên Bình

Au

122,2

2011-2015

60

13

Thăm dò khoáng sản than tại Vài Nòn, xã Hồng An, huyện Bảo Lạc

C

1,5

2011-2013

4

 

Cộng

 

324,3

 

253

 

Tổng cộng

 

389,3

 

372

Trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ tiến hành thăm dò thêm tại các mỏ, điểm mỏ được phát hiện mới sau khi đã được điều tra, đánh giá của Nhà nước.

4.3. Quy hoạch khai thác khoáng sản

* Đối với quặng sắt

- Đưa vào khai thác công nghiệp các mỏ sau khi hoàn thành thăm dò có quy mô trữ lượng và tài nguyên >1 triệu tấn như: Bản Nùng, Khuổi Tông, Lũng Luông, Cao Lù và Boong Quang.

- Các mỏ có quy mô trữ lượng và tài nguyên còn lại (sau khai thác đến năm 2010) < 1.000.000 tấn và các mỏ, điểm mỏ đã cấp phép khai thác, yêu cầu thăm dò nhằm xác định trữ lượng còn lại và sẽ quy hoạch cho khai thác với quy mô phù hợp với nhu cầu sử dụng, điều kiện khai thác, năng lực của chủ đầu tư.

* Đối với quặng mangan

- Các mỏ có trữ lượng và tài nguyên còn lại (sau khai thác đến năm 2010) >100.000 tấn sẽ quy hoạch cho khai thác công nghiệp gồm: Tốc Tát, Lũng Luông.

- Sau khi thăm dò làm rõ trữ lượng sẽ đưa vào khai thác với quy mô phù hợp với nhu cầu sử dụng, điều kiện khai thác và năng lực của chủ đầu tư tại các điểm mangan còn lại.

* Đối với các khoáng sản khác

Xác định rõ quy mô khai thác theo quy mô trữ lượng và những việc cần làm trước khi khai thác. Huy động khai thác theo nhu cầu thực tế chế biến của tỉnh hoặc trong nước.

Quy hoạch khai thác khoáng sản

STT

Tên mỏ, điểm khoáng sản

Trữ lượng và tài nguyên

còn lại (tấn)

Hiện trạng khai thác, dự kiến thời gian bắt đầu thực hiện

Những việc cần làm trước khi khai thác

 

A. KHOÁNG SẢN SẮT

 

 

 

 

I. KHAI THÁC THEO QUY MÔ CÔNG NGHIỆP, TRỮ LƯỢNG + TÀI NGUYÊN >1.000.000 tấn

1

Điểm Bản Nùng (334a)

6.681.890

2011

Cần thăm dò

2

Điểm Khuổi Tông (334a)

1.103.653

Đang khai thác

"

3

Điểm Lũng Luông (334a)

2.993.983

"

"

4

Điểm Cao Lù (334a)

1.054.400

"

"

5

Điểm khoáng sản Boong Quang (333)

2.896.600

"

"

 

II. KHAI THÁC THEO QUY MÔ NHỎ, TRỮ LƯỢNG + TÀI NGUYÊN < 1.000.000 tấn

1

Điểm Bản Chang (333)

63.997

Đã cấp phép

 

2

Điểm Bó Lếch (333)

849.021

"

Cần thăm dò

3

Điểm Bó Nình (333)

577.971

"

"

4

Điểm Tà Phình (333)

600.000

"

"

5

Điểm sắt xóm Nà Cắng và xóm Nặm Lìn (334a)

249.000

"

"

6

Điểm khoáng sản Làng Chạng (333)

681.303

"

"

7

Điểm Lũng Khoen

Chưa xác định

"

"

8

Điểm Nà Đoỏng I - Nà Đoỏng II và đồi Khe Khoòng

"

Đã hết hạn cấp phép

"

9

Các điểm sắt Đông Đăm, Lũng Phải

"

"

"

10

Các điểm Pó Vặm - Chìu Đổm - Lũng Báng

"

"

"

11

Điểm Khuổi Rào - Phiêng Lếch

"

"

"

12

Điểm khoáng sản Bản Ho (333)

494.054

"

"

13

Điểm Khuổi Lếch

Chưa xác định

Đã có chủ trương

"

14

Điểm sắt Phiêng Gù, Bản Dủa

"

 

"

15

Điểm sắt Cốc Phung, xóm Ngườm Cháng

"

"

"

16

Điểm sắt Lũng Dụ, xã Vũ Nông

"

"

"

17

Điểm sắt Bản Chang, Bó Nình, Nà Mò, xóm Mỏ Sắt, khu Bắc xã Dân Chủ

"

"

"

18

Điểm sắt Háng Hóa, xã Dân Chủ

"

"

"

19

Điểm sắt Đức Chính

"

"

"

20

Điểm sắt Phiêng Buống - Phiêng Buồng

"

"

"

21

Điểm sắt Nà Boóc

"

"

"

22

Một khối trữ lượng C2 (cấp 333) của mỏ Ngườm Cháng (phần ngoài diện tích đã cấp phép)

 

"

"

23

Ngoài ra sẽ huy động vào khai thác tại các điểm mỏ mới được phát hiện sau khi đã tiến hành thăm dò

 

"

"

 

B. KHOÁNG SẢN MANGAN

 

 

 

 

I. KHAI THÁC THEO QUY MÔ CÔNG NGHIỆP, TRỮ LƯỢNG + TÀI NGUYÊN >1.000.000 tấn

1

Mỏ Tốc Tát (121+122+333)

1.250.540

Đang khai thác

Cần thăm dò bổ sung

2

Mỏ Lũng Luông (122+333)

650.194

Đang khai thác

Cần thăm dò bổ sung

 

II. KHAI THÁC THEO QUY MÔ NHỎ, TRỮ LƯỢNG + TÀI NGUYÊN < 1.000.000 tấn

1

Điểm Lũng Phậy (122+333)

9.440

2011

 

2

Điểm Khưa Khoang (122+333)

72.810

"

 

3

Điểm Mã Phục - Cốc Phát (333)

30,71

"

 

4

Điểm Lũng Phải - Bản Chang

Chưa xác định

"

Thăm dò và khai thác quy mô nhỏ

 

5

Điểm Khau Phải (334a)

30.000

"

6

Điểm Bản Mặc - Pác Riếc

Chưa xác định

"

7

Điểm Nà Num (334a)

44.737

"

8

Điểm Mã Phục - Lũng Riếc (333+334a)

121.296

"

9

Điểm Hạ Lang: Sộc Quân - Sà Lẩu , Lũng Sươn (334a)

241.281

"

10

Điểm Tả Than - Hiếu Lễ

Chưa xác định

"

11

Điểm Kha Mon

"

"

12

Điểm Lũng Nạp

"

"

13

Điểm Pài Cai

"

"

14

Điểm Pò Viền

"

"

15

Điểm Tắng Giường

"

"

16

Điểm Tà Man - Hát Pan

"

"

17

Điểm Lũng Phjắc

"

"

18

Điểm Bản Hấu

"

Đã có chủ trương

19

Điểm Lũng Gà - Lũng Oai - Lũng Hoài

"

"

20

Điểm Kép Ky

"

"

21

Điểm Bắc Tốc Tát

"

"

22

Điểm Bản Rạ

"

"

23

Điểm Nà Mấn

"

"

 

C. CÁC KHOÁNG SẢN KHÁC

 

I. KHOÁNG SẢN THIẾC - VONFRAM

 

I.1. Khai thác theo qui mô công nghiệp, trữ lượng + tài nguyên >200 tấn

1

Tĩnh Túc (khu Đông) (121+122)

Còn 1581,228

2011

 

2

Sn-W sa khoáng Thái Lạc (121+122)

657

Đang k.thác

 

3

Thiếc sa khoáng Nguyên Bình (121+122+333))

529

2011

Cần thăm dò bổ sung

 

I.2. Khai thác theo qui mô nhỏ, trữ lượng + tài nguyên <200 tấn

1

Thiếc sa khoáng Lũng Luông (333)

14,3

Khai thác khi có nhu cầu

 

3

Thiếc sa khoáng Phương Xuân (Nậm Quang) (333)

60

"

 

4

Thiếc sa khoáng Khuôn Rầy (333)

10,44

"

 

5

Thiếc sa khoáng Nà Khoang (333)

120

"

 

2

Thiếc sa khoáng Nà Ngần

Chưa xác định

"

Cần thăm dò

 

II. VÀNG, ĐỒNG, NIKEN, ANTIMON

 

1. Khai thác theo qui mô công nghiệp: không có

 

2. Khai thác theo qui mô nhỏ (các điểm khoáng sản)

1

Vàng gốc Nam Quang (121+122+333+334a)

905 kg

Đang khai thác

Cần thăm dò

2

Vàng gốc Bản Nùng

Chưa xác định

Tạm dừng khai thác

"

3

Vàng gốc Lộc Xoa (Nộc Sloa) (334a)

170,2 kg

"

"

4

Vàng sa khoáng Sơn Lộ - Sơn Lập (334a)

55,7kg

Đã cấp phép

"

5

Vàng Pác Bó

Chưa xác định

"

"

6

Vàng Nà Sẩu - Nặm Đang

"

"

"

7

Vàng Thẩm Riềm

"

"

"

8

Vàng gốc Khuổi Tông (334a)

19,1kg

Khai thác khi có nhu cầu

"

9

Vàng gốc Dược Lang (334a)

69,9kg

"

"

10

Vàng Bản Giam (334a)

586 kg Au

"

"

11

Vàng gốc và sa khoáng Bảo Lạc

Chưa xác định

"

"

12

Đồng Nà Ke

Chưa xác định

Đã cấp phép

"

13

Đồng Lũng Liềm

"

"

"

14

Đồng-niken Suối Củn

"

"

"

15

Antimon Hát Han

"

"

"

16

Các điểm antimon Linh Quang, Dược Lang, Nà Đông và Nam Viên

"

Đã có chủ trương

"

 

III. KHOÁNG CHẤT CÔNG NGHIỆP

 

1. Khai thác theo qui mô công nghiệp (không có)

 

2. Khai thác theo qui mô nhỏ

 

2.1. Barit

 

 

 

1

Barit Bản Khun - Phiêng Mường và Bản Vai - Bản Ran

Chưa xác định

Đã cấp phép

Cần thăm dò

2

Barit Bản Trang

"

"

"

3

Barit Chè Pẻn

"

"

"

4

Barit Tổng Ngoảng

"

"

"

5

Barit Bản Đuốc

"

Đã có chủ trương

"

6

Barit Bản Bó (333)

389.500

Khi có nhu cầu

 

7

Các điểm barit Nà Chích, Kim Loan, Pò Tấu và Cốc Cáng (334a, 334b)

824.516

"

Cần thăm dò

 

2.2. Các loại khác

 

 

 

1

Phosphorit Lũng Chang (Lam Sơn) (122)

8286 T

Đang k.thác

 

2

Fluorit Bình Đường (333+334a)

5541 T

Đã cấp phép

 

3

Dolomit Sộc Khăm

Chưa xác định

Đã có chủ trương

Cần thăm dò

4

Dolomit Nà Ón

"

"

"

5

Thạch anh Nà Bản

"

"

"

6

Phosphorit Nam Tuấn

11343 T

Sẽ đưa vào khai thác khi có nhu cầu

 

7

Travertin Hoà An

204.437 T

 

8

Dolomit Lũng Đeng

chưa xác định

Cần thăm dò

9

Dolomit Đức Xuân

"

"

10

Silic Bản Piên

 

 

11

Than Vài Nòn

 

 

Ngoài ra, trong giai đoạn 2011 - 2015, sau khi có kết quả thăm dò, sẽ rà soát phân loại quy mô khai thác tại các mỏ, điểm mỏ phù hợp trữ lượng khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.4. Quy hoạch chế biến

a) Nguyên tắc chung

Chỉ duy trì và cấp giấy phép xây dựng cơ sở chế biến trên cơ sở khẳng định được vùng nguyên liệu đảm bảo cho chế biến đạt hiệu quả kinh tế và không gây ô nhiễm môi trường.

b) Đối với quặng sắt

- Tổng số cơ sở chế biến quặng sắt hiện có là 06 cơ sở, với sản lượng sản phẩm như sau:

+ Gang: 400.600 tấn/năm;

+ Sắt xốp và phôi thép: 421.600 tấn/năm.

- Rà soát, đánh giá từng cơ sở chế biến để trong giai đoạn 2011 - 2015 duy trì số lượng cơ sở chế biến hợp lý;

- Xoá bỏ, di dời cơ sở chế biến nằm trong khu vực quy hoạch đô thị.

c) Đối với quặng mangan

- Tổng số cơ sở chế biến hiện có là 10 cơ sở, với sản lượng:

+ Feromangan: 68.090 tấn/năm;

+ Bột dioxyt mangan: 27.000 tấn/năm;

+ Mangan kim loại điện giải: 20.000 tấn/năm.

- Rà soát, đánh giá từng cơ sở chế biến để trong giai đoạn 2011 - 2015 duy trì số lượng cơ sở chế biến hợp lý; khuyến khích liên kết, liên doanh các dự án có sản phẩm giống nhau.

d) Đối với thiếc

Hiện có 2 cơ sở chế biến, với sản lượng thiếc thỏi là 550 tấn/năm. Sau khi có kết quả thăm dò thiếc tại khu vực Tĩnh Túc, Nguyên Bình sẽ quyết định giữ 2 hoặc 1 cơ sở chế biến.

e) Đối với vàng

Hiện có 01 xưởng chiết tách kim loại quý (tại xã Minh Thanh, huyện Nguyên Bình) công suất 1.800 tấn quặng tinh/năm. Trong giai đoạn 2011 - 2015 di chuyển xưởng này ra vị trí khác hoặc thu hồi dự án trong trường hợp không có nguyên liệu hoặc hoạt động không hiệu quả.

g) Đối với antimon

Hiện có 01 dự án khai thác và chế biến antimon (tại xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm) công suất 10.000 tấn/năm. Trước khi đầu tư và đưa dự án này vào sản xuất, cần phải tiến hành đánh giá, thăm dò để xác định trữ lượng quặng antimon nguyên liệu.

h) Đối với barit

Hiện có 01 nhà máy chế biến quặng barit (tại thị trấn Pác Mjầu, huyện Bảo Lâm), công suất 48.000 tấn/năm. Để đảm bảo nguyên liệu cần tiến hành thăm dò để xác định trữ lượng quặng Barit của các điểm mỏ là nguồn nguyên liệu cho nhà máy.

i) Đối với đồng

Hiện có 02 dự án là nhà máy tuyển nổi quặng niken - đồng (bản Gủn, xã Ngũ Lão, huyện Hòa An và phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng) với công suất 450.000 tấn quặng/năm và dự án khai thác và chế biến mỏ đồng lộ thiên (tại xã Yên Thổ, xã Thái Sơn, huyện Bảo Lâm) công suất 650 tấn/năm. Tiến hành thăm dò để khẳng định trữ lượng khoáng sản trước khi đầu tư cơ sở chế biến.

k) Đối với các khoáng sản khác

Trong trường hợp cần thiết, có thể xem xét cấp phép xây dựng mới một số cơ sở chế biến với điều kiện đã xác định được trữ lượng khoáng sản, đảm bảo có đủ nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài và đảm bảo hiệu quả kinh tế của dự án với công nghệ, thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường.

l) Các vùng chế biến khoáng sản tập trung vào 3 vùng sau

Vùng 1:Vùng phát triển công nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản trung tâm (thị xã Cao Bằng, Hòa An) là nơi luyện gang thép, mangan kim loại điện giải, bột dioxit mangan và tuyển nổi niken - đồng.

Vùng 2: Vùng phát triển công nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản miền Đông: tập trung chế biến feromangan, bột dioxit mangan.

Vùng 3: Vùng phát triển công nghiệp khai thác - chế biến khoáng sản miền Tây:

- Phát triển cụm công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc-volfram Tĩnh Túc, Nguyên Bình;

- Khai thác và chế biến quặng chì kẽm và barit tại Bảo Lâm.

5. Nhiệm vụ và những giải pháp

5.1. Xác định khai thác và chế biến khoáng sản là nguồn lực của tỉnh để đầu tư phát triển các lĩnh vực khác của địa phương.

5.2. Vận dụng hợp lý Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010, các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật; tăng cường tuyên truyền Luật Khoáng sản và các văn bản dưới Luật sâu rộng trong toàn xã hội.

5.3. Xây dựng chính sách quản lý tài nguyên khoáng sản của tỉnh với phương châm tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu xuất khẩu quặng thô, đẩy mạnh khai thác gắn liền với chế biến tại chỗ, chế biến sâu.

5.4. Xác định thống nhất quản lý trên toàn địa bàn tỉnh, phân định rõ ràng, nâng cao hiệu lực quản lý các cấp từ tỉnh đến xã.

5.5. Xây dựng hệ thống dữ liệu tài nguyên khoáng sản của tỉnh, lập chương trình đánh giá, thăm dò khoáng sản nhằm phát hiện các điểm mỏ mới và tăng trữ lượng khoáng sản, tạo cơ sở địa chất cho khai thác khoáng sản.

5.6. Khai thác có sự điều hòa giữa quặng giàu với quặng nghèo, tạo giá trị cho các mỏ có chất lượng thấp.

5.7. Một số giải pháp cụ thể đối với thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trong địa bàn của tỉnh

- Đối với công tác thăm dò: yêu cầu chủ giấy phép thăm dò bổ sung các điểm mỏ đã được cấp nhưng chưa có số liệu chính xác về trữ lượng. Các điểm mỏ chưa cấp, dự kiến khai thác trong giai đoạn 2011-2015 tiến hành thăm dò trước khi cấp phép khai thác. Nguồn kinh phí thăm dò khoáng sản huy động từ ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn khác.

- Đối với hoạt động khai thác: Yêu cầu các chủ giấy phép từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến để khai thác triệt để tài nguyên; thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường sinh thái trong khai thác khoáng sản; quản lý sản lượng khai thác trên cơ sở giấy phép được cấp và trữ lượng khoáng sản đã được xác định qua thăm dò.

- Đối với hoạt động chế biến: Yêu cầu các cơ sở chế biến đã xây dựng xong phải hoạt động liên tục; khuyến khích liên doanh, liên kết đối với các dự án có sản phẩm giống nhau; kiểm tra giám định công nghệ các cơ sở chế biến đã được cấp giấy phép xây dựng, nếu công nghệ chưa phù hợp các quy định hiện hành phải nâng cấp hoặc dừng sản xuất để tránh lãng phí tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đánh giá hiệu quả của các dự án chế biến phải dựa trên cơ sở tính giá nguyên liệu quặng đầu vào theo giá thị trường.

- Đối với hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản vàng sẽ cấp phép chủ yếu theo hình thức đấu thầu để chọn nhà đầu tư và trước hết phải làm thí điểm, không làm tràn lan, quy trình quản lý đảm bảo chặt chẽ, thực sự hiệu quả.

- Tách bạch kết quả hoạt động khai thác và hoạt động chế biến khoáng sản để làm cơ sở tính toán chính xác nguồn thu nộp ngân sách Nhà nước của các chủ giấy phép.

5.8. Có chính sách thu hút, đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong chuyên ngành khoáng sản của tỉnh.

5.9. Xúc tiến học tập, ứng dụng công nghệ khai thác khoáng sản của quốc tế nhằm đạt được hiệu quả cao nhất và bảo vệ môi trường.

5.10. Kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động khoáng sản của tỉnh theo quy định.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ thông qua.

Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XV kỳ họp thứ 2 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hà Ngọc Chiến

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 65/2011/NQ-HĐND thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành

  • Số hiệu: 65/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 19/07/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Người ký: Hà Ngọc Chiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản