Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/NQ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2018

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ CUỐI (2016 - 2020) TỈNH BÌNH DƯƠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (Tờ trình số 5113/TTr-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2017), của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tờ trình số 111/TTr-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2017, Công văn số 1372/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 22 tháng 3 năm 2018),

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của tỉnh Bình Dương với các chỉ tiêu sau:

1. Diện tích, cơ cấu các loại đất:

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Năm 2010

Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Quốc gia phân bổ (ha)

Cấp tỉnh xác định, xác định bổ sung (ha)

Tổng số

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)=
(5)+(6)

(8)

I

LOẠI ĐẤT

1

Đất nông nghiệp

208.403

77,3

190.531

4

190.535

70,7

Trong đó:

1.1

Đất trồng lúa

7.823

2,9

2.500

2.500

0,9

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

1.535

0,6

939

939

0,3

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

5.228

1,9

4.712

4.712

1,7

1.3

Đất trồng cây lâu năm

179.277

66,5

170.364

170.364

63,2

1.4

Đất rừng phòng hộ

3.388

1,3

3.652

3.652

1,4

1.5

Đất rừng đặc dụng

261

261

0,1

1.6

Đất rừng sản xuất

11.745

4,4

6.794

6.794

2,5

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

344

0,1

371

371

0,1

2

Đất phi nông nghiệp

61.006

22,6

78.929

78.929

29,3

Trong đó:

2.1

Đất quốc phòng

1.996

0,7

2.334

2.334

0,9

2.2

Đất an ninh

1.695

0,6

2.613

2.613

1,0

2.3

Đất khu công nghiệp

8.655

3,2

14.790

14.790

5,5

2.4

Đất cụm công nghiệp

594

0,2

1.050

1.050

0,4

2.5

Đất thương mại, dịch vụ

1.795

1.795

0,7

2.6

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

5.759

2,1

6.349

6.349

2,4

2.7

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

4

0,002

221

221

0,1

2.8

Đất phát triển hạ tầng

14.696

5,5

21.365

1.263

22.628

8,4

Trong đó:

-

Đất cơ sở văn hóa

490

0,2

579

5

584

0,2

-

Đất cơ sở y tế

57

0,02

233

233

0,1

-

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

1.086

0,4

2.320

3

2.323

0,9

-

Đất cơ sở thể dục - thể thao

963

0,4

2.031

2.031

0,8

2.9

Đất có di tích, danh thắng

270

0,1

320

320

0,1

2.10

Đất bãi thải, xử lý chất thải

118

0,004

638

1

639

0,2

2.11

Đất ở tại nông thôn

9.437

3,5

3.597

3.597

1,3

2.12

Đất ở tại đô thị

4.293

1,6

9.125

9.125

3,4

2.13

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

262

0,1

445

445

0,2

2.14

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

10

10

0,004

2.15

Đất cơ sở tôn giáo

141

0,1

148

148

0,1

2.16

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

993

0,4

1.059

1.059

0,4

3

Đất chưa sử dụng

34

0,01

4

Đất đô thị(*)

25.803

9,6

58.000

58.000

21,5

II

Khu chức năng(*)

1

Khu sản xuất nông nghiệp

179.828

179.828

66,7

2

Khu lâm nghiệp

10.707

10.707

4,0

3

Khu phát triển công nghiệp

15.840

15.840

5,9

4

Khu đô thị

48.187

48.187

17,9

5

Khu thương mại - dịch vụ

10.919

10.919

4,1

6

Khu dân cư nông thôn

16.916

16.916

6,3

Ghi chú: (*) Không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên

2. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất:

Đơn vị tính: ha

Số

Chỉ tiêu sử dụng đất

Cả thời kỳ (2011- 2020)

Kỳ đầu 2011- 2015 (*)

Kỳ cuối (2016 - 2020)

Tổng diện tích

Chia ra các năm

Năm 2016 (*)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp

17.902

824

17.078

178

3.233

8.483

1.057

4.127

Trong đó:

1.1

Đất trồng lúa

300

157

143

11

31

12

72

17

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

1.927

27

1.900

51

473

356

256

764

1.3

Đất trồng cây lâu năm

15.624

640

14.984

115

2.724

8.109

724

3.312

1.4

Đất nuôi trồng thủy sản

51

51

4

6

6

35

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

11.833

10.298

1.535

10

551

351

273

350

Trong đó:

2.1

Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm

3.560

3.066

494

3

49

165

105

172

2.2

Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng

9

9

2.3

Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản

57

57

2.4

Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản

20

20

2.5

Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng

10

10

10

2.6

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng

4.960

4.874

86

9

33

17

27

3

Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở

8.719

8.678

41

18

15

8

Ghi chú: (*) Diện tích đã chuyển mục đích

3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương không còn đất chưa sử dụng, toàn bộ diện tích đất chưa sử dụng đã được khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích.

(Vị trí các loại đất trong điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) được thể hiện trên Bản đồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tỷ lệ 1/50.000 và Bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối, tỷ lệ 1/50.000 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương xác lập ngày 10 tháng 11 năm 2017).

4. Phân bổ diện tích các loại đất trong kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020):

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Năm hiện trạng 2015

Các năm kế hoạch

Năm 2016(*)

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

LOẠI ĐẤT

1

Đất nông nghiệp

207.613

207.435

204.203

195.719

194.662

190.535

Trong đó:

1.1

Đất trồng lúa

3.220

3.205

3.042

2.865

2.688

2.500

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

939

934

939

939

939

939

1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

6.529

6.478

6.087

5.731

5.475

4.712

1.3

Đất trồng cây lâu năm

185.620

185.501

182.446

174.382

173.628

170.364

1.4

Đất rừng phòng hộ

3.652

3.652

3.652

3.652

3.652

3.652

1.5

Đất rừng đặc dụng

10

10

261

261

261

261

1.6

Đất rừng sản xuất

6.880

6.880

6.870

6.837

6.820

6.794

1.7

Đất nuôi trồng thủy sản

422

421

417

411

406

371

2

Đất phi nông nghiệp

61.851

62.029

65.262

73.745

74.802

78.929

Trong đó:

2.1

Đất quốc phòng

1.690

1.690

1.821

1.970

2.017

2.334

2.2

Đất an ninh

1.475

1.477

1.493

1.508

1.514

2.613

2.3

Đất khu công nghiệp

9.272

9.272

9.844

14.790

14.790

14.790

2.4

Đất cụm công nghiệp

621

621

834

884

1.050

1.050

2.5

Đất thương mại, dịch vụ

770

782

1.134

1.607

1.790

1.795

2.6

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

5.714

5.789

6.023

6.044

6.363

6.349

2.7

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản

27

27

137

177

197

221

2.8

Đất phát triển hạ tầng

15.308

15.320

17.000

19.453

19.838

22.628

Trong đó:

-

Đất cơ sở văn hóa

144

144

350

394

437

584

-

Đất cơ sở y tế

199

200

226

233

233

233

-

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

1.157

1.161

1.349

2.317

2.321

2.323

-

Đất cơ sở thể dục - thể thao

974

974

1.147

1.166

1.458

2.031

2.9

Đất có di tích, danh thắng

239

239

302

320

320

320

2.10

Đất bãi thải, xử lý chất thải

108

108

108

527

560

639

2.11

Đất ở tại nông thôn

4.005

4.031

3.904

3.802

3.699

3.597

2.12

Đất ở tại đô thị

9.367

9.437

9.306

9.246

9.185

9.125

2.13

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

227

227

386

425

445

445

2.14

Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp

10

10

10

10

10

10

2.15

Đất cơ sở tôn giáo

148

151

148

148

148

148

2.16

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

981

963

996

1.018

1.059

1.059

3

Đất chưa sử dụng

4

Đất đô thị

51.477

52.292

53.108

54.738

56.369

58.000

Ghi chú: (*) Diện tích đã thực hiện

Điều 2. Căn cứ vào Nghị quyết này, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương có trách nhiệm:

1. Tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020), trong đó rà soát điều chỉnh quy hoạch của các ngành, lĩnh vực, các địa phương trên địa bàn tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất phù hợp với điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của tỉnh; việc tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, môi trường bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

2. Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực bảo vệ đất trồng lúa, đất rừng; có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất; tăng đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các khu vực.

3. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang các mục đích khác, hạn chế tối đa việc chuyển mục đích đất rừng và trong việc rà soát, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên trước khi chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án theo quy định; đối với các công trình, dự án có sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên thuộc trường hợp phải báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

4. Tiếp tục chỉ đạo việc lập và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện theo quy định của pháp luật đất đai làm căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của tỉnh, trong đó quá trình triển khai các dự án hạ tầng cần quy hoạch diện tích đất vùng phụ cận để tạo quỹ đất sạch tạo nguồn lực từ đất cho phát triển kinh tế - xã hội, Đồng thời, ưu tiên cho người bị thu hồi đất được giao đất ở hoặc mua nhà ở (tái định cư tại chỗ) trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

5. Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật đất đai để người sử dụng đất nắm vững các quy định của pháp luật, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

6. Quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê. Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quỹ đất được quy hoạch phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất, khắc phục tình hạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

7. Tăng cường đầu tư từ ngân sách tỉnh để tiến hành thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để tạo nguồn thu theo ngân sách, đồng thời chủ động quỹ đất để thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp không có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo quy định của pháp luật đất đai.

9. Tăng cường điều tra đánh giá về chất lượng, tiềm năng đất đai; đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong quản lý đất đai, nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định, quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

10. Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp vào báo cáo Chính phủ trình Quốc hội theo quy định.

Điều 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo đúng quy hoạch được phê duyệt và quy định của pháp luật.

Điều 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Thủ trưởng các bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- UBND tỉnh Bình Dương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn
Xuân Phúc