Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 57/NQ-HĐND

Đắk Nông, ngày 14 tháng 12 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN; THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA IV, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành Quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm;

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 2566/QĐ-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023;

Xét Báo cáo số 659/BC-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi năm 2022 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; Báo cáo số 762/BC-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thuyết minh, giải trình và bổ sung nội dung, biểu mẫu theo ý kiến thẩm tra đối với dự thảo Nghị quyết dự toán thu, chi NSNN trên địa bàn; thu, chi NSĐP năm 2023 và dự thảo Nghị quyết phân bổ ngân sách tỉnh năm 2023; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương năm 2023 như sau:

11. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 3.650.000 triệu đồng (Ba ngàn sáu trăm năm mươi tỷ đồng), chi tiết như Biểu số 16 kèm theo.

2. Tổng thu ngân sách địa phương là 9.109.593 triệu đồng (Chín ngàn một trăm lẻ chín tỷ, năm trăm chín mươi ba triệu đồng), chi tiết như Biểu số 15 kèm theo.

3. Chi ngân sách địa phương năm 2023:

a) Thống nhất các nguyên tắc phân bổ chi ngân sách địa phương theo Báo cáo số 659/BC-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Tổng chi ngân sách địa phương là 9.156.793 triệu đồng (Chín ngàn một trăm năm mươi sáu tỷ, bảy trăm chín mươi ba triệu đồng), chi tiết như Biểu số 17 kèm theo.

4. Bội chi ngân sách địa phương là 47.200 triệu đồng (Bn mươi bảy tỷ, hai trăm triệu đồng), chi tiết như Biểu số 18 kèm theo.

Điều 2. Các giải pháp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2023

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện một số giải pháp thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2023, cụ thể như sau:

1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, thúc đẩy tăng trưởng, chú trọng các thế mạnh và tiềm năng của địa phương để khai thác nguồn thu mới, tạo nguồn thu bền vững.

2. Tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN, quyết tâm thu đạt và phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu NSNN được giao. Theo đó:

a) Tăng trưởng kinh tế phản ánh năng lực hoạt động của nền kinh tế và có quan hệ mật thiết với thu NSNN nên khi tăng trưởng kinh tế không đạt kế hoạch cũng ảnh hưởng tới số thu NSNN, do đó đặt ra yêu cầu về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì mới có cơ sở để tăng thu ngân sách, góp phần hoàn thành mục tiêu thu NSNN đề ra.

b) Các Sở, ngành, chính quyền địa phương cần tập trung chỉ đạo sát sao các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, hải quan tăng cường công tác quản lý thu trên địa bàn. Đặc biệt là các khoản thu lớn, các khoản thu mới phát sinh, các khoản thu cần sự phối hợp của nhiều ngành như các khoản thu từ đất. Giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ thu đối với khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, thu khác ngân sách...

c) Thực hiện công tác thống kê, rà soát sắp xếp lại, xử lý tài sản công để cho thuê hoặc đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Tổ chức kiểm tra theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tăng thu tiền sử dụng đất đối với đất ở, nhà ở, cơ sở sản xuất kinh doanh; đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các khu đất để giao đất tái định cư, tập trung cao độ công tác đấu giá đất, giao đất.

d) Cơ quan thuế cần tập trung vào các giải pháp quản lý thu, trong đó chú trọng:

- Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế; duy trì và tăng cường hoạt động chống thất thu, thu hồi nợ đọng thuế tại địa phương; thực hiện kịp thời các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và cơ quan thanh tra liên quan đến thu ngân sách (nếu có).

- Thực hiện rà soát để tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp có trụ sở ở địa phương khác nhưng phát sinh hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực hiện khai và nộp thuế cho ngân sách tỉnh.

e) Nhằm tăng thu cho ngân sách, tránh thất thoát các nguồn thu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, cho phép tiếp tục thực hiện cơ chế ủy nhiệm cho Kho bạc Nhà nước thu thuế giá trị gia tăng của các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn khi thực hiện thanh toán vốn đầu tư; đồng thời, tiếp tục thực hiện cơ chế trích kinh phí để chi trả cho các đối tượng có liên quan đến công tác thu vượt dự toán (trên cơ sở Quy chế phối hợp). Phần trích hỗ trợ chi phí này giao cho cơ quan tài chính trình các cấp có thẩm quyền xem xét, hỗ trợ một các hợp lý trên cơ sở số thu vượt dự toán và số chi phí phục vụ công tác thu hàng năm.

3. Chi ngân sách cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quan trọng, đảm bảo quốc phòng - an ninh và chính sách an sinh, xã hội trên địa bàn; loại bỏ sự trùng lặp, lãng phí, phân tán trong chi NSĐP và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Trong đó:

a) Việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải đảm bảo đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao; đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đối với vốn đầu tư phát triển phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan; phải làm rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho từng dự án cụ thể; Phân bổ đủ vốn, kinh phí để thu hồi các khoản đã ứng trước dự toán đến hạn thu hồi trong năm, vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nhà tài trợ nước ngoài theo cam kết; Các chủ đầu tư chủ động chuẩn bị thật tốt các thủ tục, điều kiện cần thiết ngay trong năm 2022 để sẵn sàng triển khai các công việc thực hiện, giải ngân vốn của dự án ngay sau khi được giao kế hoạch vốn năm 2023, không để sau khi giao kế hoạch vốn mới bắt đầu triển khai các công việc. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng dự án được giao vốn nhưng không giải ngân được hoặc giải ngân không hết kế hoạch vốn được giao.

- Đối với chi thường xuyên phải thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; hạn chế việc mua sắm trang thiết bị đắt tiền, tiết giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách (đoàn ra, đoàn vào, khánh tiết, hội thảo, hội nghị); không bố trí chi thường xuyên đối với các nhiệm vụ cải tạo, nâng cấp, mở rộng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, trừ lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

b) Trong tổ chức điều hành ngân sách nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trên cơ sở phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao; chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính.

- Các Sở, ngành, địa phương cần đẩy nhanh tiến độ chi ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, kể cả chi các chế độ, chính sách, nhiệm vụ, đề án;

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên...; thực hiện tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo đúng quy định và ngay khi có khối lượng; chủ động rà soát điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, còn thiếu vốn theo quy định;

- Đối với việc thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia: Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đảm bảo sử dụng vốn tập trung, tiết kiệm, hiệu quả; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, trùng lắp, lãng phí; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; Triển khai quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia; Đẩy mạnh phân cấp, nhất là cấp cơ sở, nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát các chương trình mục tiêu quốc gia.

c) Các huyện, thành phố rà soát chế độ, chính sách an sinh xã hội, nhất là các khoản chi cho con người để đảm bảo chi đúng đối tượng và thời gian theo quy định; chủ động thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, không để phát sinh tình trạng chậm, muộn, nợ chế độ, chính sách; đồng thời, chủ động sử dụng dự phòng và nguồn lực tại chỗ để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp thiết phát sinh theo quy định.

d) Thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra, tài chính. Đẩy mạnh công khai sử dụng ngân sách gắn với trách nhiệm giải trình; từng bước quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ song song với việc tăng cường quản lý chuẩn mực, chất lượng dịch vụ.

4. Tăng cường thực hiện cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công gắn với thúc đẩy lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đã đề ra và cơ cấu lại ngân sách nhà nước chi cho từng lĩnh vực; đồng thời, khuyến khích các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động sử dụng nguồn thu phí, dịch vụ và các nguồn thu hợp pháp khác để phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

5. Để tăng cường công tác quản lý đất đai:

a) Các cấp ngân sách địa phương bố trí dự toán năm 2023 (tương ứng với 20% nguồn thu tiền sử dụng đất của cấp mình) để bổ sung nguồn vốn cho Quỹ phát triển đất của tỉnh.

b) Các huyện, thành phố sử dụng tối thiểu 10% số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/04/2013 và Quyết định số 191/QĐ-TTg ngày 08/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ (ngân sách cấp tỉnh sẽ không hỗ trợ thêm cho ngân sách các huyện, thành phố trong trường hợp các địa phương không bố trí đủ 10% theo yêu cầu).

c) Đối với giao thu tiền sử dụng đất, lập kế hoạch theo vị trí, khu vực, địa bàn cụ thể và có quyết định giao thu cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương để gắn trách nhiệm ngay sau khi có Nghị quyết của HĐND tỉnh thông qua.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng các quy định pháp luật và gửi quyết định kèm theo số liệu giao dự toán chi tiết đến HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh để thực hiện giám sát theo luật định.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông Khóa IV, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2022 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội
- Chính phủ;
- Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh; UBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành và đoàn thể cấp tỉnh;
- HĐND và UBND các huyện, thành phố;
- Báo Đắk Nông, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Công báo tỉnh Đắk Nông;
- Trung tâm Lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐND, HC-TC-QT, HSKH.

CHỦ TỊCH




Lưu Văn Trung

 

Biểu mẫu số 15

(Ban hành kèm theo Nghị định số 31/2017/NĐ-CP của Chính phủ)

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

(Kèm theo Nghị quyết số 57/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2022

ƯTH năm 2022

Dự toán năm 2023

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3

4

5

A

TỔNG NGUỒN THU NSĐP

7.788.016

8.920.811

9.109.593

188.782

102

1

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

2.636.910

3.117.548

3.275.534

157.986

105

-

Thu NSĐP hưởng 100%

1.607.910

1.770.126

1.883.434

113.308

106

-

Thu NSĐP hưởng từ các khoản thu phân chia

1.029.000

1.347.422

1.392.100

44.678

103

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

5.151.106

5.795.985

5.834.059

38.074

101

1

Thu bổ sung cân đối ngân sách

3.498.071

3.498.071

3.370.136

(127.935)

96

2

Thu bổ sung thực hiện cải cách tiền lương

-

-

-

-

 

3

Thu bổ sung có mục tiêu

1.653.035

2.297.914

2.463.923

166.009

107

III

Thu từ quỹ dự trữ tài chính

-

-

-

-

 

IV

Thu kết dư

-

-

-

-

 

V

Thu chuyển nguồn

-

-

-

-

 

VI

Các khoản thu huy động đóng góp

 

7.278

-

(7.278)

-

B

TỔNG CHI NSĐP

7.834.816

8.967.611

9.156.793

1321.977

102

I

Tổng chi cân đối NSĐP

6.181.781

6.662.419

6.692.870

511.089

100

1

Chi đầu tư phát triển

1.166.230

1.173.216

1.423.543

257.313

121

2

Chi thường xuyên

4.780.674

5.043.145

4.976.674

195.999

99

3

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

3.150

3.150

3.800

650

121

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.000

1.000

1.000

0

100

5

Dự phòng ngân sách

129.226

0

132.836

3.610

 

6

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

101.500

441.908

155.017

53.517

35

II

Chi các chương trình mục tiêu

1.653.035

2.297.914

2.463.923

810.888

107

1

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

0

584.733

889.640

889.640

152

2

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.653.035

1.713.181

1.574.283

(78.752)

92

III

Chi chuyển nguồn sang năm sau

 

-

 

-

 

IV

Chi từ nguồn thu huy động đóng góp

 

7.278

 

-

-

C

BỘI CHI NSĐP/BỘI THU NSĐP

46.800

46.800

47.200

400

101

D

CHI TRẢ NỢ GỐC CỦA NSĐP

8.500

8.500

8.500

-

100

I

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

8.500

8.500

8.500

-

100

II

Từ nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách cấp tỉnh

0

0

0

-

 

E

TỔNG MỨC VAY CỦA NSĐP

55.300

55.300

55.700

400

101

I

Vay để đắp bội chi

46.800

46.800

47.200

400

101

II

Vay để trả nợ gốc

8.500

8.500

8.500

-

100

 

Biểu mẫu số 16

(Ban hành kèm theo Nghị định số 31/2017/NĐ-CP của Chính phủ)

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO LĨNH VỰC NĂM 2023

(Kèm theo Nghị quyết số 57/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

ƯTH năm 2022

Dự toán năm 2023

So sánh (%)

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

Tổng thu NSNN

Thu NSĐP

A

B

1

2

3

4

5=3/1

6=4/2

 

TỔNG THU NSNN (I II III IV)

3.475.000

3.124.826

3.650.000

3.275.534

105

105

I

Thu nội địa

3.297.722

3.117.548

3.470.000

3.275.534

105

105

1

Thu từ khu vực DNNN do trung ương quản lý (1)

512.300

512.300

543.300

543.300

106

106

-

Thuế giá trị gia tăng

167.695

167.695

203.200

203.200

121

121

 

Trong đó: Thuế GTGT vãng lai phát sinh trên địa bàn 2 huyện

-

-

 

-

 

 

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

19.055

19.055

21.100

21.100

111

111

-

Thuế tài nguyên

325.550

325.550

319.000

319.000

98

98

 

Trong đó: Thu từ thủy điện và khoáng sản bô xit

235.010

235.010

235.440

235.440

100

100

2

Thu từ khu vực DNNN do địa phương quản lý (2)

18.700

18.700

20.000

20.000

107

107

-

Thuế giá trị gia tăng

11.170

11.170

12.300

12.300

110

110

 

Trong đó: Thuế GTGT vãng lai phát sinh trên địa bàn 2 huyện

50

50

-

-

-

-

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

7.300

7.300

7.500

7.500

103

103

-

Thuế tài nguyên

230

230

200

200

87

87

 

Trong đó: Thu từ thủy điện

-

-

-

-

 

 

3

Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (3)

79.500

79.500

78.600

78.600

99

99

-

Thuế giá trị gia tăng

37.000

37.000

33.000

33.000

89

89

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

42.500

42.500

45.600

45.600

107

107

-

Thuế tiêu thụ đặc biệt

-

-

-

-

 

 

-

Thuế tài nguyên

-

-

-

-

 

 

4

Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (4)

671.700

671.700

726.300

726.300

108

108

-

Thuế giá trị gia tăng

442.860

442.860

497.200

497.200

112

112

 

Trong đó: Thuế GTCT vãng lai phát sinh trên địa bàn 2 huyện

1.016

1.016

-

-

-

-

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

74.400

74.400

79.000

79.000

106

106

-

Thuế tiêu thụ đặc biệt

950

950

1.100

1.100

116

116

-

Thuế tài nguyên

153.490

153.490

149 000

149.000

97

97

 

Trong đó: Thu từ thủy điện

131.205

131.205

132.080

132.080

101

101

5

Thuế thu nhập cá nhân

479.100

479.100

375.100

375.100

78

78

6

Thuế bảo vệ môi trường

136.300

65.392

195.000

117.000

143

179

-

Thuế BVMT thu từ hàng hóa sản xuất, kinh doanh trong nước

65.392

65.392

117.000

117.000

179

179

-

Thuế BVMT thu từ hàng hóa nhập khẩu

70.908

-

78.000

-

110

 

7

Lệ phí trước bạ

324.000

324.000

232.100

232.100

72

72

8

Thu phí, lệ phí

181.232

163.377

187.000

163.480

103

100

-

Phí và lệ phí trung ương

17.855

-

23.520

-

132

 

-

Phí và lệ phí tỉnh

141.347

141.347

139.975

139.975

99

99

-

Phí và lệ phí huyện, xã

22.030

22.030

23.505

23.505

107

 107

 

Trong đó: Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

 

 

128.545

 

 

 

9

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

-

-

-

-

 

 

10

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

470

470

300

300

64

64

11

Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

26.820

26.820

37.000

37.000

138

138

 

Trong đó: Tiền thuê đất, thuê mặt nước do UBND tỉnh quyết định

 

 

31.465

 

 

 

12

Thu tiền sử dụng đất

665.250

665.250

866.000

866.000

130

130

 

Trong đó: Thu từ dự án do tỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng hoặc quản lý

180.190

180.190

406.000

406.000

225

225

13

Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

-

-

-

-

 

 

14

Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết

26.300

26.300

27.000

27.000

103

103

-

Thuế giá trị gia tăng

10.700

10.700

11.000

11.000

103

103

-

Thuế thu nhập doanh nghiệp

500

500

500

500

100

100

-

Thuế tiêu thụ đặc biệt

14.800

14.800

15.500

15.500

105

105

-

Thu từ các quỹ của doanh nghiệp xổ số kiến thiết

300

300

-

-

-

-

15

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

90.570

42.639

92.000

43.754

102

103

-

Giấy phép do Trung ương cấp

68.473

20.542

68.923

20.677

101

101

-

Giấy phép do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp

22.097

22.097

23.077

23.077

104

104

 

Trong đó: Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do cấp tỉnh thực hiện đối với tài nguyên nước

 

 

6.846

 

 

 

16

Thu khác ngân sách

85.180

41.700

90.000

45.300

106

109

-

Thu khác NSTW (đã bao gồm phạt vi phạm hành chính, tịch thu khác do cơ quan Trung ương thực hiện)

43.480

 

44.700

-

103

 

-

Thu khác ngân sách tỉnh (đã bao gồm phạt vi phạm hành chính, tịch thu khác do cơ quan cấp tỉnh thực hiện)

21.900

 

26.525

 

121

 

-

Thu khác ngân sách huyện, xã

19.800

 

18.775

 

 

 

17

Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản khác

-

-

-

-

 

 

18

Thu hồi vốn, thu cổ tức (5)

-

-

 

-

 

 

19

Lợi nhuận được chia của Nhà nước và lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước (5)

300

300

300

300

100

100

20

Chênh lệch thu chi Ngân hàng Nhà nước (5)

-

-

 

-

 

 

II

Thu từ dầu thô

-

-

 

-

 

 

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

170.000

-

180.000

 

106

 

1

Thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu

19.400

 

58.000

 

299

 

2

Thuế xuất khẩu

150.200

 

122.000

 

81

 

3

Thuế nhập khẩu

400

 

-

 

-

 

4

Thuế TTĐB thu từ háng hóa nhập khẩu

-

 

-

 

 

 

5

Thuế BVMT thu từ hàng hóa nhập khẩu

-

 

-

 

 

 

6

Thu khác

-

 

-

 

 

 

IV

Thu viện trợ

-

 

-

 

 

 

V

Thu huy động đóng góp

7.278

7.278

-

 

-

-

 

Ghi chú:

(1) Doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý là doanh nghiệp do bộ, quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương đại diện Nhà nước chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

(2) Doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý là doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện Nhà nước chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.

(3) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp mà phần vốn do tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.

(4) Doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, trừ các doanh nghiệp nhà nước do trung ương, địa phương quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nêu trên.

(5) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu ngân sách địa phương cấp huyện, xã không có thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia của Nhà nước và lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước, chênh lệch thu, chi Ngân hàng Nhà nước, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu. Thu chênh lệch thu, chi Ngân hàng Nhà nước chi áp dụng đối với thành phố Hà Nội.

 

Biểu mẫu số 17

(Ban hành kèm theo Nghị định số 31/2017/NĐ-CP của Chính phủ)

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2023

(Kèm theo Nghị quyết số 57/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2022

Dự toán năm 2023

So sánh

Tuyệt đối

Tương đối (%)

A

B

1

2

3=2-1

4=2/1

 

TỔNG CHI NSĐP

7.834.816

9.156.793

1.321.977

117

A

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

6.181.781

6.692.870

511.089

108

I

Chi đầu tư- phát triển

1.166.230

1.423.543

257.313

122

1

Chi đầu tư cho các dự án

997.730

1.204.343

206.613

121

 

Trong đó: Chia theo lĩnh vực

 

 

 

 

 

- Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

 

 

 

 

 

- Chi khoa học và công nghệ

 

 

 

 

 

Trong đó: Chia theo nguồn vốn

 

 

 

 

 

- Chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất

455.000

606.200

151.200

133

 

- Chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết

28.000

27.000

(1.000)

96

 

- Chi đầu tư từ nguồn bội chi NSĐP

46.800

47.200

400

101

2

Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

3

Chi đầu tư phát triển khác (trích lập Quỹ phát triển đất và đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ địa chính)

168.500

219.200

50.700

130

II

Chi thường xuyên

4.780.674

4.976.674

195.999

104

 

Trong đó:

 

 

 

 

1

Chi giáo dục - đào tạo và dạy nghề

2.035.037

2.130.702

95.665

105

2

Chi khoa học và công nghệ

16.628

17.710

1.082

107

III

Chi trả nợ lãi các khoản do chính quyền địa phương vay

3.150

3.800

650

121

IV

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

1.000

1.000

0

100

V

Dự phòng ngân sách

129.226

132.836

3.610

103

VI

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

101.500

155.017

53.517

153

B

CHI CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

1.653.035

2.463.923

810.888

149

I

Chi các chương trình mục tiêu quốc gia

0

889.640

889.640

 

1

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

-

153.075

153.075

 

2

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

-

300.235

300.235

 

3

Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

 

436.330

 

 

II

Chi các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ

1.653.035

1.574.283

(78.752)

95

1

Chi đầu tư

1.590.787

1.503.330

(87.457)

95

a

Vốn ngoài nước

358.287

125.730

(232.557)

35

b

Vốn trong nước

1.232.500

1.377.600

145.100

112

2

Chi thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định

62.248

70.953

8.705

114

a

Vốn ngoài nước

2.430

0

(2.430)

0

b

Vốn trong nước

59.818

70.953

11.135

119

C

CHI CHUYỂN NGUỒN SANG NĂM SAU

 

 

 

 

 

Biểu mẫu số 18

(Ban hành kèm theo Nghị định số 31/2017/NĐ-CP của Chính phủ)

BỘI CHI VÀ PHƯƠNG ÁN VAY - TRẢ NỢ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

(Kèm theo Nghị quyết số 57/NQ-HĐND ngày 14/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

ƯTH năm 2022

Dự toán năm 2023

So sánh

A

B

1

2

3=2-1

A

THU NSĐP

8.920.811

9.109.593

188.782

B

CHI CÂN ĐỐI NSĐP

6.662.419

6.692.870

30.451

C

BỘI CHI NSĐP/BỘI THU NSĐP

46.800

47.200

400

D

HẠN MỨC DƯ NỢ VAY TỐI ĐA CỦA NSĐP THEO QUY ĐỊNH

623.510

655.107

31.597

E

KẾ HOẠCH VAY, TRẢ NỢ GỐC

 

 

-

I

Tổng dư nợ đầu năm

97.008

152.308

55.300

 

Tỷ lệ mức dư nợ đầu kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

16

24

9

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

97.008

152.308

55.300

3

Vay trong nước khác

 

-

-

II

Trả nợ gốc vay trong năm

8.500

8.500

-

1

Theo nguồn vốn vay

8.500

8.500

-

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

-

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

8.500

8.500

-

-

Vốn khác

-

-

-

2

Theo nguồn trả nợ

8.500

8.500

-

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

8.500

8.500

-

-

Bội thu NSĐP

 

-

-

-

Tăng thu, tiết kiệm chi

 

 

-

-

Kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

 

-

III

Tổng mức vay trong năm

55.300

55.700

400

1

Theo mục đích vay

55.300

55.700

400

-

Vay để bù đắp bội chi

46.800

47.200

400

-

Vay để trả nợ gốc

8.500

8.500

-

2

Theo nguồn vay

55.300

55.700

400

-

Trái phiếu chính quyền địa phương

 

 

-

-

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

55.300

55.700

400

-

Vốn trong nước khác

 

 

-

IV

Tổng dư nợ cuối năm

152.308

208.008

55.700

 

Tý lệ mức dư nợ cuối kỳ so với mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương (%)

24

32

7

1

Trái phiếu chính quyền địa phương

-

-

-

2

Vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước

152.308

208.008

55.700

3

Vốn khác

-

-

-

G

TRẢ NỢ LÃI, PHÍ

3.150

3.800

650

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 57/NQ-HĐND năm 2022 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương năm 2023 do tỉnh Đắk Nông ban hành

  • Số hiệu: 57/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 14/12/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
  • Người ký: Lưu Văn Trung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản