Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2013/NQ-HĐND | Sơn La, ngày 12 tháng 12 năm 2013 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TỈNH SƠN LA NĂM 2014
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Điều 11 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004; Điều 25 Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế xem xét, quyết định và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Quyết định số 2337/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Quyết định số 2986/QĐ-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2014;
Xét Tờ trình số 236/TTr-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh về đề nghị phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2014; Báo cáo thẩm tra số 333/BC-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2013 của Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh; Tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phê chuẩn dự toán ngân sách tỉnh Sơn La năm 2014, như sau:
1. Tổng thu ngân sách địa phương năm 2014: 8.650.500 triệu đồng.
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 2.115.500 triệu đồng. Trong đó:
Ngân sách địa phương được hưởng: 2.089.500 triệu đồng.
- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương: 6.416.864 triệu đồng.
2. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2014: 8.640.000 triệu đồng.
a) Chi đầu tư phát triển: 324.600 triệu đồng. Trong đó:
+ Lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo: 77.000 triệu đồng.
+ Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ: 14.000 triệu đồng.
b) Chi đầu tư từ nguồn thu CQSD đất: 49.000 triệu đồng.
c) Chi trích lập quỹ phát triển đất: 21.000 triệu đồng.
d) Chi thường xuyên: 875.065 triệu đồng. Trong đó:
- Chi sự nghiệp Kinh tế, môi trường: 568.535 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp Giáo dục đào tạo: 3.456.307 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp Y tế - phòng chống dịch: 807.950 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp Khoa học công nghệ: 19.500 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp Văn hoá - thể thao, du lịch: 101.265 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp Phát thanh truyền hình: 36.150 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp Đảm bảo xã hội: 283.089 triệu đồng.
- Chi quản lý hành chính: 1.343.889 triệu đồng.
- Chi an ninh - quốc phòng và đối ngoại: 202.580 triệu đồng.
- Chi hỗ trợ hộ nghèo theo QĐ số 102/QĐ-TTg: 33.650 triệu đồng.
- Chi đảm bảo an toàn giao thông: 4.500 triệu đồng.
- Chi khác ngân sách: 12.650 triệu đồng.
- Tiết kiệm chi (chi đầu tư mua sắm TSCĐ): 5.000 triệu đồng
d) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.200 triệu đồng.
e) Dự phòng ngân sách: 173.763 triệu đồng.
g) Chi quản lý qua NSNN (Xổ sổ kiến thiết): 30.000 triệu đồng.
h) Chi thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu: 1.165.372 triệu đồng.
- Chi chương trình mục tiêu quốc gia: 524.309 triệu đồng.
- Chi thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ khác: 545.000 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ khác: 96.063 triệu đồng.
(có Phụ lục chi tiết kèm theo)
3. Giải pháp để thực hiện có hiệu quả dự toán ngân sách năm 2014
a) Thu ngân sách
- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc điều hành nhiệm vụ thu ngân sách theo tiến độ dự toán, đảm bảo sát đúng với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tích cực rà soát và khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn; đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thu phát sinh vào ngân sách nhà nước.
- Tập trung các giải pháp chống thất thu ngân sách, đặc biệt là thu nợ đọng tại các doanh nghiệp; rà soát lại tiền thuê đất của các doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác quản lý các nguồn thu từ kinh doanh công thương nghiệp - dịch vụ ngoài quốc doanh; tăng cường phân cấp quản lý quản lý thu, uỷ nhiệm thu cho xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao trách nhiệm và tạo tính chủ động, tích cực của cấp chính quyền cơ sở trong quản lý các khoản thu phát sinh trên địa bàn.
- Quản lý và khai thác tốt các nguồn lực đầu tư từ đất; đẩy mạnh công tác quy hoạch, công khai quy hoạch, quản lý sau quy hoạch sử dụng đất theo tinh thần Chỉ thị số 09/2007/CT-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện tốt đấu giá đất, đấu giá thuê đất nhằm tạo điều kiện tăng nguồn thu ngân sách từ cấp quyền sử dụng đất, thuê đất.
- Các cấp, các ngành chủ động đề ra các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ, tổ chức thu có hiệu quả các nguồn thu từ phí, lệ phí, thu khác ngân sách, nguồn thu trong các đơn vị hành chính và sự nghiệp.
b) Chi ngân sách
- Điều chỉnh cơ cấu chi ngân sách, cơ cấu chi đầu tư và chương trình mục tiêu đáp ứng yêu cầu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. Tăng chi ngân sách cho vùng khó khăn, lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, an sinh xã hội và môi trường.
- Thực hiện nghiêm các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật trong tất cả các khâu: Lập thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi và quyết toán kinh phí ngân sách, kiểm toán ngân sách; đảm bảo nguyên tắc: Dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý tài chính - ngân sách. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị dự toán thực hiện quyền quyết định chi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định chi ngân sách của mình theo Điều 5 của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước. Thực hiện công khai tình hình quản lý, sử dụng ngân sách của các cấp, các ngành và các đơn vị dự toán. Tập trung vào các nội dung theo chỉ đạo của Chính phủ: Mua sắm, sửa chữa tài sản; sử dụng xe ô tô; sử dụng trụ sở, chi tiếp khách, hội nghị, sử dụng xăng dầu, điện chiếu sáng...; các cấp ngân sách, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải thực hiện tiết kiệm tối thiểu 10% chi thường xuyên (không bao gồm tiền lương và các khoản có tính chất lương) để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ.
- Thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ. Mở rộng triển khai thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính và biên chế đối với các trường Tiểu học và Trung học cơ sở ở những vùng có thuận lợi.
- Tăng cường công tác quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; chấn chỉnh công tác lập dự án, bố trí kế hoạch vốn, quản lý đầu tư; khắc phục bố trí vốn dàn trải và các dự án kéo dài; kiện toàn các chủ đầu tư, ban quản lý dự án theo quy định của Chính phủ. Rà soát và có biện pháp nâng cao năng lực thi công, đảm bảo chất lượng công trình của các nhà thầu. Triển khai thực hiện tốt quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng theo Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với các khoản chi thường xuyên: Căn cứ tổng dự toán chi ngân sách của từng lĩnh vực đã được HĐND tỉnh phê duyệt; UBND tỉnh quyết định phân bổ chi tiết cho các đơn vị theo đúng quy định của Luật NSNN; hàng quý báo cáo Thường trực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh.
- Đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao ở những vùng, địa bàn có điều kiện theo tinh thần Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ.
- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động tài chính của các cấp ngân sách, các đơn vị dự toán. Tăng cường công tác tự kiểm tra, công tác giám sát cộng đồng của nhân dân nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp ngân sách, chủ tài khoản các đơn vị dự toán trong công tác quản lý, điều hành ngân sách và thực hiện các dự án đầu tư; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các dự án sau đầu tư.
- Thực hiện tốt Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quy định bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày HĐND tỉnh Sơn La khoá XIII thông qua.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. UBND tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các huyện, thành phố; Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2014.
2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các vị đại biểu HĐND tỉnh phát huy vai trò trách nhiệm, tổ chức giám sát việc thực hiện dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2014, nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết này.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh Sơn La Khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2013./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN |
- 1Nghị quyết 32/2012/NQ-HĐND về dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2013
- 2Quyết định 4489/2013/QĐ-UBND giao dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2014 của tỉnh Thanh Hóa
- 3Nghị quyết 16/2013/NQ-HĐND phê duyệt dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình và dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2014
- 4Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sóc Trăng năm 2014
- 5Nghị quyết 120/2015/NQ-HĐND về Dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2016
- 6Quyết định 257/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành đã hết hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015
- 7Quyết định 459/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 257/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành đã hết hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015
- 2Quyết định 459/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước
- 2Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- 3Nghị định 84/2006/NĐ-CP về việc bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 4Nghị định 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách
- 5Chỉ thị 09/2007/CT-TTg về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 103/2007/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- 7Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 8Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 9Nghị định 73/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương
- 10Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 11Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 12Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao do Chính Phủ ban hành
- 13Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Chỉ thị 1792/CT-TTg năm 2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2012 về giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại địa phương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Nghị quyết 32/2012/NQ-HĐND về dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2013
- 17Quyết định 4489/2013/QĐ-UBND giao dự toán thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm 2014 của tỉnh Thanh Hóa
- 18Nghị quyết 16/2013/NQ-HĐND phê duyệt dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình và dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2014
- 19Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND điều chỉnh dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sóc Trăng năm 2014
- 20Nghị quyết 120/2015/NQ-HĐND về Dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2016
Nghị quyết 54/2013/NQ-HĐND về dự toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Sơn La năm 2014
- Số hiệu: 54/2013/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Hoàng Văn Chất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra