HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/2011/NQ-HĐND | Buôn Ma Thuột, ngày 22 tháng 12 năm 2011 |
VỀ ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006; Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Xét Tờ trình số 60/TTr-UBND ngày 01/8/2011 của UBND tỉnh về ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) của tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2015; Báo cáo thẩm tra số 65/BC-HĐND ngày 13/12/2011 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành thông qua Nghị quyết về ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, gồm các nội dung sau:
1. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi toàn tỉnh; ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
2. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động.
3. Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Tăng cường chính sách đầu tư, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu:
1. Nâng cao chất lượng hạ tầng truyền thông, internet trên địa bàn tỉnh, chất lượng hạ tầng trang thiết bị CNTT trong các cơ quan nhà nước.
2. Chuẩn hóa dữ liệu, mẫu biểu phục vụ cung cấp dịch vụ hành chính công; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của các cơ quan nhà nước; tích hợp dữ liệu thống nhất từ tỉnh đến huyện các dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước các cấp và phục vụ cải cách hành chính.
3. Nâng cao trình độ sử dụng, ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức (CCVC) của tỉnh, năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước các cấp trong tỉnh. Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của cơ quan nhà nước.
4. Ứng dụng, phát triển chữ ký số; từng bước xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh. Phát triển dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng tại bộ phận 1 cửa nhằm nâng cao năng lực quản lý và khả năng xử lý công việc của cơ quan nhà nước; tăng cường tính minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính, đồng thời giảm chi phí hành chính, tiết kiệm thời gian công sức của người dân và doanh nghiệp,...
5. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
III. Nhiệm vụ cụ thể đến năm 2015:
1. Hạ tầng kỹ thuật.
a) Mạng LAN (mạng máy tính cục bộ):
- Đảm bảo 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện có hệ thống mạng LAN. Tham gia kết nối hệ thống mạng của tỉnh, mạng quốc gia.
- Mở rộng triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan đảng, nhà nước đến cấp xã, phường.
b) Kết nối internet:
- Đảm bảo 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện có kết nối internet tốc độ cao và kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan đảng, nhà nước.
- Đảm bảo 100% UBND các xã, phường, thị trấn có điểm kết nối internet.
c) Trang thiết bị tin học:
- Đảm bảo 100% cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện được trang bị máy tính làm việc.
- 70% cán bộ, công chức làm nhiệm vụ chuyên môn cấp xã có trang bị thiết bị tin học để làm việc.
d) Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin:
- Đảm bảo 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và một số thị trấn được trang bị hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
2. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT.
- Đảm bảo các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, UBND cấp huyện có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách về CNTT, trình độ từ cao đẳng (hoặc tương đương) CNTT trở lên.
- Đảm bảo 100% cán bộ CCVC làm nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng thành thạo máy tính.
- Đảm bảo 70% cán bộ CCVC cấp xã, phường, thị trấn sử dụng thành thạo máy tính, có ít nhất 1 cán bộ có trình độ CNTT từ trung cấp (hoặc tương đương) trở lên.
- Đào tạo đội ngũ chuyên gia CNTT đảm bảo xử lý và hỗ trợ xử lý sự cố máy tính, mạng máy tính trên phạm vi toàn tỉnh. Phối hợp xử lý về an toàn an ninh mạng.
Cơ cấu nhân lực CNTT cần đào tạo tại các cơ quan đơn vị
Cơ quan Chỉ tiêu | Cơ quan cấp tỉnh | Cơ quan cấp huyện | Cơ quan cấp xã | Các ngành khác | ||||
Từ năm, đến năm | 2010 | 2015 | 2010 | 2015 | 2010 | 2015 | 2010 | 2015 |
Số cán bộ CĐ/đại học | 1 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 1 |
Số cán bộ trung cấp, kỹ thuật viên | 2 | 2 | 2 | 2 | 1 | 1 | 0 | 2 |
Số cán bộ CIO | 1 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 |
Nhu cầu nguồn nhân lực về CNTT đến năm 2015
STT | Khu vực | Số đơn vị | Số lao động hiện có | Nhu cầu lao động qua đào tạo CNTT | Nhu cầu lao động chuyên trách về CNTT |
1 | Các cơ quan Nhà nước | 232 | 5.090 | 5.090 | 232 |
2 | Hệ thống giáo dục | 674 | 4.500 | 4.500 | 674 |
| Tổng số | 906 | 9.590 | 9.590 | 906 |
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
3. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước.
- 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.
- 90% cán bộ CCVC sử dụng hệ thống thư điện tử của cơ quan nhà nước để trao đổi công việc và văn bản.
- Các cuộc họp thực hiện trên môi trường mạng của UBND tỉnh với Trung ương, với các huyện được đảm bảo chất lượng tốt.
- 100% các cơ quan cấp sở, ngành, UBND cấp huyện sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng.
- 100% các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có Website.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tích hợp của tỉnh, ưu tiên dữ liệu phục vụ dịch vụ công trực tuyến, thông tin về dân cư, đất đai, đầu tư, cấp phép...
- Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật để 100% hồ sơ quản lý cán bộ, công chức các cấp có thể được quản lý chung trên mạng với quy mô quốc gia.
- Bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong cơ quan nhà nước.
- Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý thông tin thống nhất.
4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Ứng dụng chữ ký số trong các giao dịch điện tử; dịch vụ hành chính công đạt mức độ 4.
- Hạ tầng giao tiếp với người dân: Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, internet đảm bảo tốc độ truy cập tốt, hạn chế lỗi đường truyền; cung cấp dịch vụ truy cập tốc độ cao, khả năng sử dụng dễ dàng cho người dân.
- Xây dựng cổng dịch vụ hành chính công trực tuyến, nhằm tập trung các dịch vụ công về một đầu mối cung cấp, giúp cho người dân dễ dàng sử dụng hơn.
- Xây dựng mô hình "một cửa điện tử liên thông" để triển khai áp dụng tại UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Phát triển hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp:
1. Đăng ký kinh doanh;
2. Cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
3. Cấp giấy phép xây dựng;
4. Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
5. Cấp giấy phép đầu tư;
6. Cấp giấy đăng ký hành nghề y, dược;
7. Lao động, việc làm;
8. Cấp, đổi giấy phép lái xe;
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
10. Đăng ký tạm trú, tạm vắng;
11. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
1. Nguồn kinh phí: Ngân sách Nhà nước đảm bảo thực hiện.
2. Tổng kinh phí cả giai đoạn 2011-2015 (dự kiến): 112 tỷ đồng.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo HĐND tỉnh tại các kỳ họp theo quy định;
Giao cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày HĐND tỉnh thông qua
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2011./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 192/NQ-HĐND năm 2016 về xử lý kết quả sau rà soát, hệ thống hóa năm 2015 đối với văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 2Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2017 về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Cà Mau năm 2018
- 3Kế hoạch 332/KH-UBND năm 2017 về duy trì, cải thiện chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (ICT-Index) tỉnh Lào Cai năm 2018
- 4Kế hoạch 632/KH-UBND về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2018
- 1Luật Giao dịch điện tử 2005
- 2Luật Công nghệ thông tin 2006
- 3Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2017 về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Cà Mau năm 2018
- 7Kế hoạch 332/KH-UBND năm 2017 về duy trì, cải thiện chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (ICT-Index) tỉnh Lào Cai năm 2018
- 8Kế hoạch 632/KH-UBND về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2018
Nghị quyết 46/2011/NQ-HĐND về ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2011-2015
- Số hiệu: 46/2011/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 22/12/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Niê Thuật
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/12/2011
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực