Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2016/NQ-HĐND | Ninh Thuận, ngày 23 tháng 8 năm 2016 |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Thực hiện Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 33/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 93/TTr-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2016 - 2020
1. Mục tiêu: phát triển kinh tế - xã hội miền núi theo hướng bền vững, gắn phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng dịch vụ, du lịch, công nghiệp; trong đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường; thực hiện tốt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, đẩy nhanh tiến độ Chương trình xây dựng nông thôn mới; sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tạo sự chuyển biến căn bản về phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, từng bước xóa bỏ tập quán lạc hậu. Củng cố vững chắc quốc phòng-an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020
a) Về kinh tế: phấn đấu mỗi huyện miền núi có ít nhất 1 dự án nông nghiệp công nghệ cao; khu vực miền núi của tỉnh hình thành 1 - 2 cụm công nghiệp và xây dựng 1-2 làng nghề truyền thống. Phấn đấu các huyện có từ 3 xã miền núi trở lên hình thành 1-2 mô hình kinh tế phát triển bền vững gắn với bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng; phấn đấu đến năm 2020 có 12/27 xã đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng (trong đó huyện Bác Ái 18 triệu đồng).
b) Về xã hội: giải quyết việc làm mới bình quân 4.700 - 5.000 người/năm, trong đó phấn đấu mỗi năm đưa từ 60 - 70 lao động miền núi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 5 - 6%/năm; có trên 30% số trường đạt chuẩn quốc gia; phấn đấu 90% trạm y tế có bác sĩ làm việc; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế/dân số đạt trên 95%; đào tạo nghề cho 8.000 lao động nông thôn, bình quân hàng năm 1.600 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% vào năm 2020.
c) Về môi trường: tỷ lệ che phủ rừng đạt 77%, để đạt tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh 50%; tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 88% vào năm 2020.
d) Quốc phòng, an ninh: tỷ lệ giao quân hàng năm đạt 100%; hàng năm 100% xã đạt vững mạnh về quốc phòng - an ninh; tỷ lệ dân quân tự vệ đạt 1,5 - 2% so với tổng dân số.
Điều 2. Một số nhiệm vụ chủ yếu trên các lĩnh vực
1. Phát triển nông, lâm nghiệp
a) Về nông nghiệp: tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp miền núi phù hợp với lợi thế của từng vùng và điều kiện sản xuất của đồng bào miền núi. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ các cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả theo hướng bền vững, tiết kiệm nước. Khuyến khích nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh mía, mì, bắp tập trung chủ yếu trên địa bàn các huyện Ninh Sơn và một số vùng của huyện Thuận Bắc, Bác Ái,... gắn với thị trường, nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến. Hình thành các vùng trồng cây ăn quả gắn với du lịch sinh thái nhà vườn.
Phát triển chăn nuôi theo quy mô bán công nghiệp gắn với quy hoạch phát triển trồng cỏ, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu ngành nông nghiệp; đồng thời coi trọng phát triển chăn nuôi dưới tán rừng với quy mô hộ gia đình.
b) Về lâm nghiệp: phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững có sự tham gia của người dân. Rà soát quy hoạch 3 loại rừng, thực hiện việc giao đất, giao rừng khoán quản cho dân sản xuất. Xây dựng và nhân rộng các mô hình tốt về phát triển kinh tế rừng để giúp người dân vươn lên làm giàu từ rừng. Hình thành và phát triển các sản phẩm hàng hóa lâm sản đặc thù địa phương.
2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch
a) Về công nghiệp: phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, quỹ đất để hình thành các cụm công nghiệp, trước hết là tập trung đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Quảng Sơn để thu hút các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị và tạo hiệu ứng lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng. Thúc đẩy phát triển các cơ sở sản xuất hiện có trên địa bàn.
b) Về tiểu thủ công nghiệp: phát triển tiểu thủ công nghiệp trên cơ sở khôi phục các ngành nghề truyền thống, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gắn các làng nghề, tổ sản xuất nhằm khai thác lợi thế nguồn nguyên liệu tại chỗ, trong đó tập trung hình thành 02 làng nghề thủ công mỹ nghệ từ hạt cây rừng thôn Cầu Gãy xã Vĩnh Hải huyện Ninh Hải và làng nghề thủ công mỹ nghệ thôn Tập Lá xã Phước Chiến huyện Thuận Bắc. Gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch, tạo ra hướng phát triển mới đối với làng nghề ở khu vực miền núi.
c) Về thương mại - dịch vụ: thực hiện có hiệu quả chủ trương đưa hàng Việt về nông thôn miền núi; mở rộng các kênh phân phối hàng hóa, phát huy hiệu quả các chợ hiện có. Khuyến khích phát triển các hoạt động thương mại cung cấp hàng hóa thiết yếu và thu mua, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của người dân.
d) Về du lịch: khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của vùng, phát triển du lịch miền núi theo hướng du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa vùng đồng bào dân tộc.
3. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí; chăm sóc sức khỏe nhân dân và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
a) Tập trung mọi nguồn lực và điều kiện để giảm nhanh chênh lệch về chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học ở vùng miền núi so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường, lớp học nhằm tạo thuận lợi tốt nhất thu hút học sinh ra lớp; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là giáo viên người dân tộc thiểu số trên địa bàn.
b) Triển khai có hiệu quả đề án dạy nghề cho lao động nông thôn miền núi giai đoạn 2016 - 2020 với các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và điều kiện phát triển của từng địa phương, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công tác khu vực miền núi; thực hiện tốt chính sách cử tuyển, sử dụng con em là người dân tộc thiểu số về công tác trên địa bàn; gắn công tác bố trí với đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.
c) Phát triển toàn diện y tế miền núi về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Đẩy mạnh truyền thông, vận động, tư vấn sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và hôn nhân cận huyết thống. Thực hiện tốt các chính sách đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đến năm 2020 có 90% trạm y tế các xã miền núi có bác sĩ làm việc.
d) Về văn hóa: giữ gìn, phát huy và bảo tồn các bản sắc văn hóa truyền thống; xây dựng nếp sống văn minh, xóa dần các tập tục lạc hậu. Duy trì và phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần và sức khỏe cho người dân.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
Trong điều kiện ngân sách Nhà nước có hạn, khả năng đóng góp của người dân có khó khăn, cần ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng bức xúc, các công trình có tính lan tỏa, tác động trực tiếp tới đời sống người dân.
a) Về giao thông: ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông tạo kết nối giữa các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27, Quốc lộ 27B với các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường xã phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phá thế chia cắt và góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh.
b) Về hạ tầng thủy lợi: tập trung đầu tư các hồ thủy lợi lớn theo quy hoạch và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020, đồng thời khảo sát xây dựng một số dự án thủy lợi nhỏ và vừa phù hợp với đặc điểm địa hình khu vực miền núi. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nhân rộng các mô hình tưới tiết kiệm nước, nhất là các vùng sản xuất tập trung.
c) Về hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa: tiếp tục đầu tư, nâng cấp các trường phổ thông Dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú để đáp ứng tốt nhất nhu cầu học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị, xây dựng đội ngũ giáo viên các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện Ninh Sơn, Thuận Bắc. Nâng cấp các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế xã miền núi để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám chữa bệnh cho Nhân dân sinh sống trên địa bàn. Trùng tu, tôn tạo một số công trình văn hóa, lịch sử và xây dựng các đài ghi công, tưởng niệm.
5. Quốc phòng an ninh: tăng cường đảm bảo quốc phòng an ninh vững mạnh trên địa bàn miền núi. Tiếp tục làm tốt công tác xây dựng lực lượng quốc phòng vững mạnh đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội vùng miền núi, nhất là vùng giáp ranh, vùng đặc biệt khó khăn.
- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2016 - 2020 là 5.000 - 5.500 tỷ đồng.
- Nguồn vốn đầu tư để thực hiện gồm: ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ, ODA, ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác.
Điều 4. Các nhóm giải pháp chủ yếu
1. Nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, gắn xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi của tỉnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở giỏi về chuyên môn, vững về lý luận chính trị, thực sự có tâm huyết, quyết tâm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi.
2. Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại, nâng cao khả năng tự chủ của dân cư miền núi trong tổ chức sản xuất và đời sống, khai thác tốt các tiềm năng, nguồn lực tại chỗ, tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ Nhà nước và của doanh nghiệp để vươn lên thoát nghèo. Cần xem đây là giải pháp trọng tâm, bền vững, lâu dài, có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển kinh tế-xã hội vùng miền núi.
3. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các loại quy hoạch, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn. Nghiên cứu lập quy hoạch các vùng nguyên liệu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các hàng hóa chủ lực đặc thù, có sức cạnh tranh và có giá trị kinh tế cao. Rà soát lại cơ sở sản xuất chế biến lâm sản; chấm dứt hoạt động các cơ sở chế biến lâm sản không đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ. Rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các loại rừng của từng huyện, xã để đẩy nhanh việc giao đất, giao rừng phù hợp với quy định pháp luật, đảm bảo tất cả các hộ dân sống ven rừng có nhu cầu đều được nhận giao khoán và hưởng lợi từ rừng và đất rừng.
Quy hoạch phát triển các khu dân cư, các điểm dân cư tập trung, rà soát lại quỹ đất, bố trí sắp xếp lại dân cư và phát triển theo mô hình nông thôn mới phù hợp với điều kiện, địa hình của từng địa phương.
4. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Nghiên cứu xây dựng và ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi, nhất là thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp bao tiêu, chế biến nông, lâm sản, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất kinh doanh, mạng lưới dịch vụ thu mua sản phẩm và cung ứng vật tư hàng hóa trên địa bàn miền núi.
5. Thực hiện tốt việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án hướng vào các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển nông - lâm nghiệp gắn với đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu. Tiếp tục kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ, vốn vay ưu đãi đối với lĩnh vực xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng, các chương trình phát triển y tế cộng đồng, nâng cao mức sống của người dân và bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo đảm tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu chính phủ, ODA và các nguồn huy động khác giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 5.000 - 5.500 tỷ đồng.
6. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống; quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái. Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu trên địa bàn miền núi để chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng một cách chủ động, bền vững gắn với công nghệ canh tác tiên tiến và tưới tiết kiệm nước.
7. Tập trung nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chất lượng dân số, xem đây là động lực quan trọng cho phát triển. Rà soát, đổi mới công tác đào tạo nghề, phát triển những ngành nghề đào tạo phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, với yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật; hàng năm gắn báo cáo tình hình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội miền núi trong báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa X kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành nghị quyết./.
| CHỦ TỊCH |
DANH SÁCH CÁC XÃ THUỘC ĐỊA BÀN MIỀN NÚI
STT | Tên huyện | Tên xã/huyện | Diện tích | Dân số | Dân tộc thiểu số |
Huyện Ninh Sơn: 7 xã/8 xã, thị trấn |
| 75.393 | 71.452 | 18.527 | |
1 |
| Xã Lâm Sơn | 14.930 | 13.411 | 5510 |
2 |
| Xã Lương Sơn | 4.260 | 7.031 | 1282 |
3 |
| Xã Quảng Sơn | 8.100 | 17.777 | 521 |
4 |
| Xã Mỹ Sơn | 12.870 | 10.617 | 3338 |
5 |
| Xã Nhơn Sơn | 3.160 | 14.056 | 3498 |
6 |
| Xã Hòa Sơn | 6.580 | 4.235 | 391 |
7 |
| Xã Ma Nới | 25.500 | 4.325 | 3987 |
Huyện Bác Ái: 9/9 xã |
| 102.730 | 28.486 | 25.594 | |
8 |
| Xã Phước Đại | 11.342 | 4.233 | 3.070 |
9 |
| Xã Phước Thắng | 4.731 | 4.099 | 3.931 |
10 |
| Xã Phước Chính | 6.534 | 1.564 | 1.508 |
11 |
| Xã Phước Tiến | 7.617 | 4.177 | 3.399 |
12 |
| Xã Phước Tân | 6.509 | 2.713 | 2.717 |
13 |
| Xã Phước Hoà | 12.511 | 1.754 | 1.534 |
14 |
| Xã Phước Bình | 28.817 | 4.168 | 3.881 |
15 |
| Xã Phước Trung | 11.980 | 2.503 | 2.387 |
16 |
| Xã Phước Thành | 12.691 | 3.275 | 3.167 |
Huyện Thuận Nam: 4/8 xã |
| 33.535 | 17.702 | 6.515 | |
17 |
| Xã Phước Ninh | 2.690 | 5.594 | 3.179 |
18 |
| Xã Nhị Hà | 5.175 | 4.505 | 30 |
19 |
| Xã Phước Hà | 17.980 | 3.608 | 3.229 |
20 |
| Phước Minh | 7.780 | 3.995 | 77 |
Huyện Thuận Bắc: 5/6 xã |
| 29.735 | 34.880 | 26.475 | |
21 |
| Xã Công Hải | 7.500 | 7.969 | 5.702 |
22 |
| Xã Lợi Hải | 6.825 | 11.699 | 8.482 |
23 |
| Xã Phước Chiến | 4.400 | 4.348 | 4.231 |
24 |
| Xã Phước Kháng | 4.690 | 2.462 | 2.428 |
25 |
| Xã Bắc Sơn | 6.320 | 8.402 | 5.532 |
Huyện Ninh Phước: 1/9, thị trấn xã |
| 4.590 | 9.031 | 1810 | |
26 |
| Xã Phước Vinh | 4.590 | 9.031 | 1.810 |
Huyện Ninh Hải: 1/9 xã, thị trấn |
| 12.400 | 5.534 | 552 | |
27 |
| Xã Vĩnh Hải | 12.400 | 5.534 | 552 |
| Tổng cộng | 27 xã | 258.383 | 167.085 | 79.463 |
DANH MỤC MỘT SỐ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC MIỀN NÚI 5 NĂM 2016 - 2020
STT | Danh mục | KẾ HOẠCH 2016 - 2020 | Ghi chú | |||||||
Tổng số | Trong đó | |||||||||
NSTT | HTMT | ODA | TPCP | Xổ số kiến thiết | Tín dụng ưu đãi | Các CTMTQG | ||||
| Tổng số | 5.134.840 | 207.300 | 1.508.900 | 295.000 | 2.723.940 | 107.500 | 18.800 | 273.400 |
|
I | Ngành giao thông | 2.290.900 | 94.400 | 796.500 | 0 | 1.400.000 | 0 | 0 | 0 |
|
1 | Đường vành đai phía Bắc tỉnh Ninh Thuận | 1.400.000 |
|
|
| 1.400.000 |
|
|
|
|
2 | Nâng cấp đường Phước Đại - Phước Trung huyện Bác Ái | 98.500 | 36.000 | 62.500 |
|
|
|
|
|
|
3 | Đường Ba Tháp - Suối Le - Phước Kháng | 146.000 | 51.000 | 95.000 |
|
|
|
|
|
|
4 | Dự án các tuyến đường giao thông nông thôn liên xã huyện Thuận Bắc | 187.400 | 7.400 | 180.000 |
|
|
|
|
|
|
5 | Nâng cấp Quốc lộ 1A đi Phước Hà, Thuận Nam | 319.000 |
| 319.000 |
|
|
|
|
|
|
6 | Đường giao thông liên xã Công Hải - Phước Chiến, Thuận Bắc | 140.000 |
| 140.000 |
|
|
|
|
|
|
II | Ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi | 2.333.700 | 64.300 | 660.600 | 290.000 | 1.300.000 | 0 | 18.800 | 0 |
|
7 | Dự án “Quản lý nguồn nước và phát triển đô thị trong mối liên hệ với Biến đổi khí hậu tại tỉnh Ninh Thuận”. | 231.000 | 11.000 | 20.000 | 200.000 |
|
|
|
|
|
8 | Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (JICA II) | 79.000 | 8.000 | 21.000 | 50.000 |
|
|
|
|
|
9 | Hệ thống thủy lâm kết hợp để phòng chống hoang mạc hóa và thích ứng biến đổi khí hậu | 40.000 |
|
| 40.000 |
|
|
|
|
|
10 | Dự án phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng và sản xuất | 30.000 |
| 30.000 |
|
|
|
|
|
|
11 | Vườn Quốc gia Phước Bình | 86.000 |
| 86.000 |
|
|
|
|
|
|
12 | Vườn Quốc gia Núi Chúa | 150.000 |
| 150.000 |
|
|
|
|
|
|
13 | Hồ Sông Than | 1.300.000 |
|
|
| 1.300.000 |
|
|
|
|
14 | Hệ thống kênh mương cấp II, III Lanh Ra | 124.000 |
| 124.000 |
|
|
|
|
|
|
15 | Dự án hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ | 45.300 | 45.300 |
|
|
|
|
|
|
|
16 | Kiên cố hóa hệ thống kênh mương hồ Tân Giang, Thuận Nam | 229.600 |
| 229.600 |
|
|
|
|
|
|
17 | Mở rộng kênh cấp II, III hồ Sông sắt cấp cho khu vực đất sản xuất dọc theo Sông Trà Co, xã Phước Tiến | 2.700 |
|
|
|
|
| 2.700 |
|
|
18 | Hệ thống thủy lợi Suối Muông, xã Phước Chiến | 4.600 |
|
|
|
|
| 4.600 |
|
|
19 | Các tuyến kênh nhánh - hệ thống kênh Nam hồ Sông Biêu, xã Phước Hà | 2.300 |
|
|
|
|
| 2.300 |
|
|
20 | Kiên cố hóa kênh mương hệ thống thủy lợi Gia Ngheo xã Phước Bình | 4.300 |
|
|
|
|
| 4.300 |
|
|
21 | Kiên cố hóa kênh tưới đập Đá xã Nhị Hà | 4.900 |
|
|
|
|
| 4.900 |
|
|
III | Các chương trình, dự án khác | 510.240 | 48.600 | 51.800 | 5.000 | 23.940 | 107.500 | 0 | 273.400 |
|
22 | Dự án hỗ trợ giáo dục vùng núi, dân tộc thiểu số và khó khăn (Trường DTNT Thuận Bắc) | 32.400 | 28.600 | 1.800 |
|
| 2.000 |
|
|
|
23 | Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất (giai đoạn 2) | 5.000 |
|
| 5.000 |
|
|
|
|
|
24 | Chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên | 23.940 |
|
|
| 23.940 |
|
|
|
|
25 | Dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn đồng bào dân tộc thiểu số Raglai thôn Xóm Bằng giai đoạn 2014 - 2017 và định hướng đến năm 2020 | 70.000 | 20.000 | 50.000 |
|
|
|
|
|
|
26 | Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới | 29.900 |
|
|
|
|
|
| 29.900 |
|
27 | Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững | 243.500 |
|
|
|
|
|
| 243.500 |
|
28 | Đầu tư nâng cấp, sửa chữa các trường học trên địa bàn các xã miền núi | 62.800 |
|
|
|
| 62.800 |
|
|
|
29 | Đầu tư trang thiết bị y tế và nâng cấp mở rộng hệ thống các trạm y tế xã | 33.500 |
|
|
|
| 33.500 |
|
|
|
30 | Phát triển hệ thống vui chơi giải trí cho trẻ em huyện Bác Ái | 9.200 |
|
|
|
| 9.200 |
|
|
|
- 1Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2016 phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 353/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Đề án đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững ở 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 kèm theo Quyết định 857/QĐ-UBND
- 3Quyết định 4382/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2016-2020 tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 2265/QĐ-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
- 1Quyết định 1222/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Nghị quyết 33/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận 5 năm 2016 - 2020
- 5Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2016 phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 6Quyết định 353/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Đề án đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững ở 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 kèm theo Quyết định 857/QĐ-UBND
- 7Quyết định 4382/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2016-2020 tỉnh Nghệ An
- 8Quyết định 2265/QĐ-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
Nghị quyết 44/2016/NQ-HĐND phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 44/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 23/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Nguyễn Đức Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra