Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2005/NQ-HĐND

Cần Thơ, ngày 22 tháng 12 năm 2005

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KINH PHÍ HỖ TRỢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG, KIỂM TRA VÀ LẤY Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CHO DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHOÁ VII - KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Quy chế hoạt động của HĐND ngày 02/04/2005;

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Thông tư số 15/2001/TT-BTC ngày 21/3/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý cấp phát và quyết toán kinh phí hỗ trợ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 109/2004/TT-BTC-BTP ngày 17/11/2004 của Liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;

Theo Tờ trình số 53/TTr-UBND ngày 05/12/2005 của UBND thành phố về kinh phí hỗ trợ xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm luật và lấy ý kiến đóng góp các văn bản luật do Trung ương ban hành;

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân thành phố nhất trí thông qua kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng và bảo đảm kiểm tra văn bản quy phạm luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp và lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương trên địa bàn thành phố, với nội dung chủ yếu sau đây:

I. KINH PHÍ HỖ TRỢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỌI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ:

1. Đối tượng áp dụng: Cơ quan, đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo văn bản bao gồm:

- Dự thảo Nghị quyết có nội dung quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân thành phố.

- Dự thảo Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố theo Chương trình xây dựng văn bản hàng năm của Ủy ban nhân dân thành phố.

2. Nội dung chi:

- Chi phí điều tra, khảo sát, biên dịch, chuẩn bị tài liệu, soạn thảo, hội thảo, chuẩn bị văn bản, in ấn tài liệu, chi phí khác (nếu có) để phục vụ công tác soạn thảo văn bản.

- Chi cho công tác tổ chức giới thiệu nội dung dự thảo các văn bản để lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan.

- Công tác thẩm định, thẩm tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định, thẩm tra.

3. Mức chi cụ thể:

a) Chi phí nghiên cứu soạn thảo văn bản:

- Đối với các dự thảo văn bản: Mức chi tính 50.000 đ/trang giấy A4, nếu bản dự thảo ngắn hơn 04 trang mức chi tối thiểu là 200.000 đ/văn bản.

- Đối với các dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của văn bản đã ban hành: mức chi 25.000đ/trang giấy A4; tối thiểu là 100.000 đ/văn bản.

b) Chi soạn thảo, báo cáo chuyên đề, báo cáo chỉnh lý, báo cáo tổng thuật, báo cáo thẩm tra, báo cáo thẩm định các văn bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp thành phố:

Mức chi tính 50.000 đ/trang giấy A4; tối thiểu là 100.000 đ/báo cáo.

c) Chi cho hoạt động lấy ý kiến đóng góp xây dựng văn bản:

+ Chủ trì cuộc họp: 100.000 đ/người/ngày.

+ Các thành viên tham dự: 50.000 đ/người/ngày.

II. KINH PHÍ BẢO ĐẢM CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ:

1. Đối tượng áp dụng: các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra theo quy định tại Mục I, Thông tư liên tịch số 109/2004/TTLT-BTC-BTP ngày 17/11/2004 của liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp.

2. Nội dung chi:

- Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm để trao đổi nghiệp vụ kiểm tra văn bản, xử lý văn bản theo yêu cầu, kế hoạch kiểm tra.

- Chi cho các hoạt động in ấn, chuẩn bị tài liệu, thu thập các văn bản thuộc đối tượng kiểm tra, tổ chức các đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn hoặc theo ngành, lĩnh vực.

- Chi điều tra, khảo sát thực tế phục vụ công tác kiểm tra, xử lý văn bản.

- Lấy ý kiến chuyên gia: trong trường hợp văn bản kiểm tra thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp hoặc có dấu hiệu trái pháp luật, thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức pháp chế quyết định việc lấy ý kiến chuyên gia.

- Chi soạn thảo, viết báo cáo đánh giá kết luận về đợt kiểm tra văn bản (trong trường hợp phải thuê chuyên gia bên ngoài cơ quan).

- Chi thù lao cộng tác viên (tính theo số lượng văn bản xin ý kiến).

- Chi thanh toán công tác phí cho cộng tác viên tham gia đoàn kiểm tra theo chuyên đề, địa bàn hoặc lĩnh vực.

- Chi tổ chức thu thập thông tin, tài liệu, lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản.

3. Mức chi cụ thể:

Các cơ quan, tổ chức pháp chế sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra văn bản phải thực hiện đúng chế độ chi tiêu tài chính theo quy định hiện hành. Ngoài ra đối với một số khoản chi có tính chất đặc thù trong việc kiểm tra, xử lý văn bản; mức chi cụ thể như sau:

- Chi nghiên cứu, xem xét, kiểm tra văn bản (áp dụng cho cả cộng tác viên kiểm tra văn bản): mức chi 50.000 đ/văn bản.

- Chi rà soát, xác định văn bản có hiệu lực cao hơn đang có hiệu lực tại thời điểm kiểm tra văn bản để lập hệ cơ sở dữ liệu làm cơ sở phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản: mức chi 50.000 đ/văn bản.

- Chi thuê chuyên gia bên ngoài cơ quan soạn thảo, viết báo cáo đánh giá kết luận về đợt kiểm tra văn bản: mức chi 200.000 đ/báo cáo.

III. KINH PHÍ TỔ CHỨC LẤY Ý KIÉN ĐÓNG GÓP CHO DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA TRUNG ƯƠNG:

- Báo cáo viên                            : 100.000 đ/buổi.

- Thư ký ghi biên bản                  : 70.000 đ/biên bản.

- Thành viên tham dự                  : 40.000 đ/ngày.

- Tổng hợp báo cáo                    : 200.000 đ/báo cáo.

IV. MỨC CHI CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BẢO ĐẢM KIỂM TRA VĂN BẢN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN VÀ XÃ, PHƯỜNG THỊ TRẤN VÀ TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN ĐÓNG GÓP DỰ THẢO VĂN BẢN CỦA CƠ QUAN CẤP TRÊN:

Mức chi tại quận, huyện bằng 75% và tại xã, phường, thị trấn bằng 60% mức chi quy định tại mục I, II, III nêu trên cho từng hoạt động tương ứng.

Điều 2. Hội đồng nhân dân thành phố giao Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định cụ thể về kinh phí hỗ trợ xây dựng và bảo đảm kiểm tra và lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo Điều 1 của Nghị quyết này.

Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa VII, kỳ họp thứ 5, thông qua ngày 22/12/2005 và có hiệu lực sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua và được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Văn Phước

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 44/2005/NQ-HĐND về kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng, kiểm tra và lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Cần Thơ

  • Số hiệu: 44/2005/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 22/12/2005
  • Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
  • Người ký: Lê Văn Phước
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 11/12/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản