HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/NQ-HĐND | Kon Tum, ngày 13 tháng 7 năm 2023 |
THÔNG QUA ĐỀ ÁN ĐẢM BẢO TRỤ SỞ LÀM VIỆC CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2023 Chính phủ ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ-TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;
Căn cứ Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy;
Căn cứ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức vật chất hậu cần trong Công an nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 165/2016/NĐ-CP;
Xét Tờ trình số 88/TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Nghị quyết ban hành Đề án đảm bảo Trụ sở làm việc Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 217/BC-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2023 và Báo cáo số 222/BC-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận của các Tổ đại biểu, thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Quan điểm:
- Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ Công an về xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Công an xã nói riêng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng công tác Công an xã, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn cơ sở.
- Kết hợp hài hòa giữa kế thừa ổn định với đổi mới phát triển, phù hợp thực tế từng đơn vị trong xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác cho lực lượng Công an xã.
2. Mục tiêu:
- Cụ thể hóa, thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị khóa XIII, Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, Nghị quyết số 12-NQ/ĐUCA ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Đảng ủy Công an Trung ương, Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2023 Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ-TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị, Chương trình số 36-CTr/TU ngày 09 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum.
- Đảm bảo Trụ sở làm việc cho 100% Công an xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đáp ứng yêu cầu công tác, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và Bộ Công an giao trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại địa bàn cơ sở và theo đúng tinh thần xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
3. Kinh phí thực hiện Đề án:
a) Dự kiến chi phí đầu tư xây dựng 01 Trụ sở làm việc: khoảng 2,16 tỷ đồng.
b) Dự kiến tổng mức đầu tư 61 Trụ sở làm việc: khoảng 131,76 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng các hạng mục cổng, tường rào).
* Đối với chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng các hạng mục cổng, tường rào (trong trường hợp cần thiết): Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện bằng nguồn ngân sách cấp huyện theo phân cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
c) Cơ cấu nguồn vốn: Ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(Chi tiết tại Đề án kèm theo)
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XII Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 07 tháng 7 năm 2023./.
| CHỦ TỊCH |
ĐẢM BẢO TRỤ SỞ LÀM VIỆC CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Kèm theo Nghị Quyết số 37/NQ-HĐND ngày 13 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum)
1. Nhằm cụ thể hóa, thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị khóa XIII, Nghị quyết số 12-NQ/ĐUCA ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Đảng ủy Công an Trung ương, Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2023 Chính phủ ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ-TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị, Chương trình số 36- CTr/TU ngày 09 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum, Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, Kế hoạch số 3533/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ; Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức vật chất hậu cần trong Công an nhân dân và các văn bản hướng dẫn để triển khai, tổ chức thực hiện thống nhất trên toàn tỉnh.
2. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đối với hoạt động của lực lượng Công an xã; các điều kiện cho lực lượng Công an xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về Công an xã chính quy.
3. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ về an ninh trật tự tại địa phương; những đóng góp quan trọng của lực lượng Công an xã trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đảm bảo an ninh trật tự… việc xây dựng Đề án đảm bảo Trụ sở làm việc Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị thực hiện thống nhất, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của lực lượng vũ trang trong tình hình mới.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
- Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;
- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
- Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật xây dựng
- Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
- Nghị quyết số 12-NQ/ĐUCA ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới;
- Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2023 Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;
- Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy;
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức vật chất hậu cần trong Công an nhân dân;
- Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 165/2016/NĐ-CP;
- Thông tư 69/2021/TT-BCA ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Bộ Công an quy định tiêu chuẩn, định mức trang bị cho Công an xã, phường, thị trấn;
- Quyết định số 7978/QĐ-BCA-H02 ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ Trưởng Bộ Công an ban hành quy định về định mức sử dụng đất trong Công an nhân dân.
Thực hiện chủ trương của Bộ Công an, Công an tỉnh Kon Tum đã đồng loạt triển khai tại 92/92 xã, thị trấn có Công an chính quy đảm nhận chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh. Trong đó: Công an xã tại 85 xã trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quân số từ 05 đến 07 đồng chí, bên cạnh đó Công an các xã biên giới trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự được tăng cường thêm 01 cán bộ từ Bộ Công an; Công an 07 thị trấn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quân số từ 5 đến 13 đồng chí (trong đó một số thị trấn như: Đăk Hà, Đăk Tô, Plei Kần, Sa Thầy, địa bàn rộng, dân số đông, phức tạp, trọng điểm về an ninh trật tự, quân số hơn 10 đồng chí).
Sau khi triển khai lực lượng Công an chính quy đảm nhận các chức danh Công an xã, lực lượng Công an xã đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung công tác, qua đó đã đạt được một số kết quả nổi bật như: kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành và triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa bàn; nhanh chóng triển khai bám sát cơ sở, tổ chức ứng trực 24/24 giờ, tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự, nhất là vào ban đêm, tại các khu vực trọng điểm; công tác quản lý đối tượng tại cơ sở được đẩy mạnh và thực hiện bài bản, có hiệu quả hơn.
Kết quả của lực lượng Công an xã đạt được trong những năm qua là hết sức quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường an ninh, an toàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự của địa phương. Nhưng do chưa có Nghị quyết ban hành Đề án để làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị thực hiện thống nhất trên toàn tỉnh, nên từ khi triển khai thực hiện chủ trương bố trí Công an chính quy đảm nhận chức danh Công an xã đến nay, việc đảm bảo cơ sở vật chất, hậu cần cho lực lượng Công an xã còn hạn chế, đặc biệt là điều kiện nơi ở, làm việc, sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ còn thiếu, chưa đảm bảo định mức, tiêu chuẩn theo quy định; hầu hết Công an xã trên địa bàn tỉnh được bố trí nơi làm việc chung với trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, chưa được đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc độc lập, thiếu phòng làm việc, tiếp dân, sinh hoạt, kho tang vật, phòng tạm giữ vi phạm hành chính...diện tích chật hẹp nên không đảm bảo yêu cầu phục vụ công tác chuyên môn, tiếp dân, thủ tục cấp căn cước công dân, trong công tác đấu tranh với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, không có nơi tạm giữ người để phục vụ công tác lấy lời khai, điều tra, xác minh vụ việc ban đầu.
1. Cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, sự cần thiết, mục đích, quan điểm và nguyên tắc xây dựng Đề án:
a) Cơ sở chính trị:
Quán triệt, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Công an nhân dân; Đảng đã đề ra nhiều chủ trương về xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong nhiều cương lĩnh, nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, văn kiện, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Chỉ thị của Ban Bí thư. Trong đó, nhấn mạnh việc xây dựng lực lượng Công an cơ sở, cụ thể:
Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đề ra mục tiêu sắp xếp lại tổ chức bộ máy phù hợp, đồng bộ, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”.
Đặc biệt, để thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ngày 16 tháng 3 năm 2022 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 12- NQ/TW về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, đề ra mục tiêu cụ thể: “Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng, kỹ thuật, tăng cường phương tiện, trang thiết bị… cho lực lượng Công an nhân dân. Từ nay đến năm 2025, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện cho các lực lượng như mục tiêu tổng quát đã đề ra; quan tâm đầu tư cho Công an cấp huyện, xã, các đơn vị trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”. Về nhiệm vụ, giải pháp đã chỉ ra “Đẩy nhanh xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy toàn diện về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức cán bộ; cơ chế lãnh đạo, chỉ huy; phân công, phân cấp; cơ sở vật chất, hậu cần, trang bị, phương tiện… đủ sức giải quyết các vấn đề an ninh, trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở”.
Quyết định số 90-QĐ/TW ngày 06 tháng 12 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Công an Trung ương với các Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương về lãnh đạo công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong Công an tỉnh, thành phố. Trong đó, xác định trách nhiệm của Tỉnh ủy, Thành ủy: “…Lãnh đạo bảo đảm trụ sở hoặc nơi làm việc; hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở hoặc nơi làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị, phương tiện, các điều kiện bảo đảm khác phục vụ cho hoạt động của lực lượng công an xã…”.
Nghị quyết số 12-NQ/ĐUCA ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Đảng ủy Công an Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới xác định mục tiêu: “Xây dựng Công an xã, thị trấn toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, cán bộ, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy, phân công, phân cấp và cơ sở vật chất, hậu cần, kỹ thuật... đủ sức giải quyết các vấn đề an ninh, trật tự ngay từ đầu và tại cơ sở góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; có lộ trình phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của từng địa phương”.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng lực lượng Công an nhân dân, trong những năm qua, Tỉnh ủy Kon Tum đã chủ động ban hành các nghị quyết, chương trình hành động để cụ thể hóa công tác lãnh đạo, chỉ đạo để triển khai thực hiện thống nhất trong toàn Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh, bảo đảm tính xuyên suốt, nhất quán, cụ thể:
Thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 99-CTr/TU ngày 11 tháng 3 năm 2020 để thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó đã đề ra nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an tỉnh cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại: “Kiện toàn lực lượng Công an xã chính quy đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự tại địa bàn cơ sở. Thực hiện tốt chế độ, chính sách nhằm bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên phù hợp với tình hình thực tế và tính chất hoạt động của lực lượng Công an.
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 36-CTr/TU ngày 09 tháng 8 năm 2022. Trong đó, giao Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiềm lực cơ sở vật chất, khoa học công nghệ, trang bị hiện đại đồng bộ: “Ưu tiên bảo đảm các nguồn lực tài chính, hậu cần, kỹ thuật để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại như mục tiêu đã đề ra. Bố trí nguồn kinh phí đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Công an xã, đảm bảo đến năm 2025 xây dựng hoàn thành toàn bộ trụ sở độc lập cho Công an xã. Chú trọng đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu”.
b) Cơ sở pháp lý:
- Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018.
- Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015.
- Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019.
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật xây dựng;
- Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2023 Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Trong đó, tại Mục 26, Phần II xác định trách nhiệm Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: “Bố trí quỹ đất sạch và cân đối ngân sách của địa phương để hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị, phương tiện, xây dựng trụ sở, doanh trại và các công trình phục vụ công tác của Công an các đơn vị, địa phương (có thể hỗ trợ với mức 100% tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện); ưu tiên đầu tư cho các lực lượng…..,Công an cấp huyện, đặc biệt là Công an cấp xã; tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự, trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”.
- Việc xây dựng Trụ sở làm việc Công an xã: Tại khoản 2, Điều 5 Luật Đầu tư công quy định đối tượng đầu tư công: ...“Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vi sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội”. Tại Khoản 7, Điều 17 quy định: “Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B,C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý”.
- Việc sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc Công an xã là phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cụ thể:
Tại khoản 1, Điều 30: “Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định: Dự toán chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiết theo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên...”.
Điều 38: Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương:
Khoản 1: Chi đầu tư phát triển: a) Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo lĩnh vực được quy định tại khoản 2 điều này.
Khoản 2: Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:...c) Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Điểm 2.2, 2.3, khoản 2 Điều 15 Nghị định 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 và Khoản 5, Điều 1 Nghị định 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định: Ngân sách địa phương thực hiện một số nhiệm vụ chi thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh: “...hỗ trợ hoạt động của lực lượng Công an xã” và “ Đầu tư xây dựng, cải tạo và sửa chữa trụ sở làm việc, đồn, trạm, trại tạm giam, nhà tạm giữ; mua sắm trang thiết bị phương tiện nghiệp vụ...”. Qua đó xác định: Ngân sách địa phương đóng vai trò tích cực, quan trọng trong việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở.
- Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy:
Điều 8. Bảo đảm kinh phí về cơ sở vật chất và hoạt động của Công an xã chính quy, quy định: “Kinh phí bảo đảm về cơ sở vật chất và hoạt động của Công an xã chính quy do ngân sách nhà nước đảm bảo và được sử dụng trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Công an và các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Việc quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành”.
Khoản 3, Điều 11 xác định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp: “Đảm bảo trụ sở hoặc nơi làm việc; hỗ trợ ngân sách để đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở hoặc nơi làm việc, sinh hoạt và trang thiết bị, phương tiện, các điều kiện đảm bảo khác phục vụ hoạt động của lực lượng Công an xã”.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức vật chất hậu cần trong Công an nhân dân.
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về Quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Quản lý dự án đầu tư;
- Thông tư 69/2021/TT-BCA ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Bộ Công an Quy định tiêu chuẩn, định mức trang bị cho Công an xã, phường, thị trấn.
- Quyết định số 7978/QĐ-BCA-H02 ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ Trưởng Bộ Công an ban hành quy định về định mức sử dụng đất trong Công an nhân dân;
- Kế hoạch số 3533/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã đề ra nội dung công tác trọng tâm: “Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quy định tại Nghị định số 42/2021/NĐ-CP, ngày 31/3/2021 của Chính phủ về bố trí Công an xã chính quy trên địa bàn tỉnh; rà soát xem xét bố trí quỹ đất, kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở làm việc, hỗ trợ kinh phí mua sắm các loại phương tiện trang thiết bị, kỹ thuật nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ cho lực lượng Công an xã chính quy và bảo đảm kinh phí phục vụ hoạt động của Công an xã”.
c) Sự cần thiết đầu tư:
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.
Công an xã chính quy được quy định tại Điều 3 Nghị định số 42/2021/NĐ- CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ: “Công an cấp cơ sở, bố trí ở các đơn vị hành chính xã, thị trấn, thuộc hệ thống tổ chức của Công an nhân dân; làm nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn xã, thị trấn”.
Từ những đặc điểm và tình hình nêu trên, để đảm bảo cho lực lượng Công an xã có nơi làm việc, sinh hoạt ổn định, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Do đó, cần thiết phải xây dựng và ban hành “Đề án đảm bảo Trụ sở làm việc Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum thuộc Công an tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2023-2025” nhằm đáp ứng nhu cầu công tác của lực lượng Công an xã trong tình hình hiện nay, hoàn thành mục tiêu đảm bảo Trụ sở làm việc cho 100% Công an xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum theo Nghị quyết số 12-NQ/ĐUCA ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Đảng ủy Công an Trung ương và Chương trình số 36-CTr/TU ngày 09 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum.
d) Mục đích:
Cụ thể hóa, thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị khóa XIII, Nghị quyết số 12-NQ/ĐUCA ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Đảng ủy Công an Trung ương, Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2023 Chính phủ ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 12-NQ- TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị, Chương trình số 36-CTr/TU ngày 09 tháng 8 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum, Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, Kế hoạch số 3533/KH-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị định số 42/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ.
Đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu công tác cho Công an cấp xã để lực lượng Công an xã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và Bộ Công an giao trong công tác bảo vệ an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội tại địa bàn cơ sở và theo đúng tinh thần xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
đ) Quan điểm:
Thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Bộ Công an về xây dựng lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Công an xã nói riêng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng công tác Công an xã, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa bàn cơ sở.
Kết hợp hài hòa giữa kế thừa ổn định với đổi mới phát triển, phù hợp thực tế từng đơn vị trong xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác cho lực lượng Công an xã.
e) Nguyên tắc:
Đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng Công an nhân dân; sự lãnh đạo xuyên suốt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án.
Đảm bảo thiết kế hài hòa, bảo vệ cảnh quan và môi trường; phù hợp với quy hoạch, điều kiện tự nhiên, xã hội; lộ trình thực hiện phù hợp, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của lực lượng Công an xã trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại cơ sở nhằm giữ vững an ninh trật tự góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.
Đảm bảo công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; chống lãng phí, thất thoát và tiêu cực trong triển khai thực hiện Đề án.
2. Thực trạng và kết quả sau khi triển khai Công an xã, thị trấn chính quy
a) Thực trạng về đất và Trụ sở làm việc Công an xã, thị trấn.
- Về công tác quy hoạch sử dụng đất:
Công an tỉnh đã phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài nguyên và môi trường đề nghị cập nhật, bổ sung quy hoạch sử dụng đất an ninh cho Công an xã, thị trấn trong quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2021-2025. Đến nay đã có 09/10 huyện thành phố quy hoạch sử dụng đất xây dựng Trụ sở làm việc Công an xã trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, riêng huyện Kon Plông chưa thực hiện quy hoạch (sau khi Quy hoạch tỉnh Kon Tum được phê duyệt, Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông sẽ cập nhật chỉ tiêu, vị trí dự kiến xây dựng Trụ sở làm việc Công an các xã vào Quy hoạch sử dụng đất thời kǶ 2021-2030 huyện Kon Plông).
- Về công tác giới thiệu, bố trí quỹ đất xây dựng Trụ sở làm việc Công an xã, trị trấn:
Đến nay 92/92 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã bố trí quỹ đất xây dựng Trụ sở làm việc Công an xã trong đó: Đã được giao đất có 02 vị trí (Công an thị trấn Đăk Glei và Công an thị trấn Đăk Rve); đã được giới thiệu vị trí địa điểm gồm: huyện Kon Plông (08/08 xã), huyện Đăk Hà (11/11 xã, thị trấn), huyện Ngọc Hồi (08/08 xã, thị trấn), huyện Tu Mơ Rông (11/11 xã), huyện Kon Rẫy (06/06 xã), huyện Ia H’Drai (03/03 xã), huyện Sa Thầy (04/11 xã, thị trấn), huyện Đăk Glei (03/11 xã) và huyện Đăk Tô (07/09 xã, thị trấn).
Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố đang tích cực hoàn thiện hồ sơ để giới thiệu vị trí, địa điểm xây dựng Trụ sở làm việc Công an xã, thị trấn còn lại; cụ thể huyện Đăk Glei (08 xã), huyện Sa Thầy (07 xã), huyện Đăk Tô (02 xã), thành phố Kon Tum (11 xã) và huyện Kon Plông (01 thị trấn). (Chi tiết tại phụ lục kèm theo).
Tại các vị trí đất đã được giới thiệu và bố trí quỹ đất Công an tỉnh đã, đang và dự kiến triển khai hoàn thành xây dựng Nhà ở doanh trại và Trụ sở làm việc cho Công an xã.
- Về Trụ sở làm việc Công an xã, trị trấn:
Thực hiện Quyết định số 4494/QĐ-BCA-H01, ngày 16/6/2022 của Bộ Công an Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án xây dựng Trụ sở làm việc Công an các xã, thị trấn biên giới thuộc Công an các tỉnh; Do vậy năm 2022, Công an tỉnh đã triển khai xây dựng 13 Trụ sở làm việc Công an xã biên giới; cụ thể Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Nhoong, Công an xã Đăk Plô và Công an xã Đăk Long (huyện Đăk Glei); Công an xã Pờ Y, Công an xã Đăk Xú, Công an xã Đăk Dục, Công an xã Đăk Nông và Công an xã Sa Loong (huyện Ngọc Hồi); Trụ sở làm việc Công an xã Rờ Kơi và Công an xã Mô Rai (huyện Sa Thầy); Trụ sở làm việc Công an xã Ia Tơi, Công an xã Ia Đal và Công an xã Ia Dom (huyện Ia H’Drai). Hiện 13 Trụ sở làm việc Công an các xã biên giới đã hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết về nơi làm việc sinh hoạt cho cán bộ chiến sỹ Công an các xã biên giới.
Công tác xã hội hóa: Năm 2023, Tập đoàn dầu khí Việt Nam thống nhất hỗ trợ Bộ Công an 25 tỷ đồng để xây dựng doanh trại, nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân đang công tác tại các xã ở tỉnh Kon Tum (văn bản số 6532/DKVN-VP ngày 10/11/2022). Với nguồn kinh phí an sinh xã hội này, Công an tỉnh Kon Tum dự kiến xây dựng 15 Trụ sở làm việc Công an xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Bao gồm: Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Na, Công an xã Tê Xăng, Công an xã Măng Ri, Công an xã Ngọk Lây, Công an xã Ngọk Yêu, Công an xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông); Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Nên, Công an xã Măng Bút, Công an xã Pờ Ê, Công an xã Hiếu, Công an xã Đăk Ring (huyện Kon Plông); Trụ sở làm việc Công an xã Ngọc Linh, Công an xã Xốp, Công an xã Đăk Man, Công an xã Đăk Pék (huyện Đăk Glei).
Công an thị trấn: Địa bàn toàn tỉnh có 07 Công an thị trấn. Trong đó: 03 Công an thị trấn đã có Trụ sở làm việc độc lập; Công an thị trấn Đăk Hà, Công an thị trấn Đăk Tô, Công an thị trấn Plei Kần và Công an thị trấn Măng Đen chưa có Trụ sở làm việc độc lập.
Như vậy trên địa bàn tỉnh còn 61 Trụ sở làm việc Công an xã, thị trấn chưa được đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc độc lập, Công an tỉnh Kon Tum xác định nhu cầu cần đầu tư xây dựng 61 Trụ sở làm việc Công an xã, thị trấn (57 Trụ sở làm việc Công an xã và 04 Trụ sở làm việc Công an thị trấn).
b) Kết quả sau khi triển khai Công an chính quy đảm nhận các chức danh Công an xã:
- Tình hình an ninh trật tự sau khi triển khai Công an xã chính quy: Sau khi triển khai lực lượng Công an chính quy đảm nhận các chức danh Công an xã, lực lượng Công an xã đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung công tác, qua đó đã đạt được một số kết quả nổi bật như: kịp thời tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành và triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp nghiệp vụ nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa bàn; nhanh chóng triển khai bám sát cơ sở, tổ chức ứng trực 24/24 giờ, tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh trật tự, nhất là vào ban đêm, tại các khu vực trọng điểm; công tác quản lý đối tượng tại cơ sở được đẩy mạnh và thực hiện bài bản, có hiệu quả hơn.
- Dự báo tình hình an ninh trật tự trong thời gian tới: Tình hình tội phạm sẽ diễn biến phức tạp, khó lường có xu hướng gia tăng về số vụ và tính chất, mức độ phạm tội, nhiều loại tội phạm hoạt động manh động, liều lĩnh…Các thế lực thù địch đang lợi dụng dân chủ đặc biệt là triệt để lợi dụng những sơ hở, thiếu sót của chính quyền cơ sở, vấn đề tranh chấp, khiếu kiện, những mâu thuẫn bức xúc trong nhân dân, lợi dụng công tác phòng chống tham nhũng, lòng yêu nước của nhân dân để kích động, xuyên tạc, lôi kéo quần chúng khiếu kiện đông người, gây rối an ninh trật tự, tạo “điểm nóng” gây sức ép với chính quyền; lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm chống phá Đảng, Nhà nước đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
c) Tổ chức lực lượng Công an xã hiện nay:
Thực hiện chủ trương của Bộ Công an, Công an tỉnh Kon Tum đã đồng loạt triển khai tại 92/92 xã, thị trấn có Công an chính quy đảm nhận chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh. Trong đó: Công an xã tại 85 xã trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quân số từ 05 đến 07 đồng chí, bên cạnh đó Công an các xã biên giới trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự được tăng cường thêm 01 cán bộ từ Bộ Công an; Công an 07 thị trấn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quân số từ 5 đến 13 đồng chí (trong đó một số thị trấn như: Đăk Hà, Đăk Tô, Plei Kần, Sa Thầy, địa bàn rộng, dân số đông, phức tạp, trọng điểm về an ninh trật tự, quân số hơn 10 đồng chí).
3. Tiêu chuẩn, định mức, giải pháp thiết kế:
a) Tiêu chuẩn:
Căn cứ Quyết định số 7978/QĐ-BCA-H02 ngày 27/10/2022 của Bộ Trưởng Bộ Công an ban hành quy định về định mức sử dụng đất trong Công an nhân dân. Trong đó diện tích đất tối thiểu để xây dựng Trụ sở làm việc Công an xã là 1.000 m2 (không bao gồm diện tích đất không xây dựng được như: ao hồ, sông, suối…địa hình có độ dốc lớn). Hiện nay chính quyền địa phương các cấp đã cơ bản bố trí đảm bảo diện tích lớn hơn 1.000m2/Trụ sở; song do tình hình thực tế quỹ đất của địa phương nên có một số xã chỉ bố trí được khoảng 500 m2 để xây dựng Trụ sở Công an.
b) Định mức Trụ sở làm việc Công an xã:
Căn cứ tình hình thực tế về quân số và dự kiến trong tương lai, Công an tỉnh Kon Tum xác định quân số Công an xã là 08 cán bộ chiến sỹ/xã để xây dựng bảng tính toán quy mô diện tích xây dựng Trụ sở làm việc Công an xã.
Căn cứ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 21/10/2021 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức vật chất hậu cần trong Công an nhân dân, Trụ sở làm việc Công an xã gồm: 01 nhà làm việc; 01 nhà gara xe và hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ bản đảm bảo cho hoạt động tối thiểu của Công an xã.
c) Giải pháp thiết kế: Nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc và sinh hoạt cho 08 CBCS. Vận dụng thiết kế điển hình Bộ Công an ban hành, cụ thể:
- Nhà làm việc:
Giải pháp kiến trúc: Nhà 02 tầng, cấp III. Diện tích xây dựng 254 m2, diện tích sử dụng chính 141,5m2; Bước gian chính 3,6x6,9m, hành lang trước rộng 1,5m, chiều cao tầng 3,6m; Cầu thang bộ kích thước 3,3x5,4m.
Giải pháp kết cấu: Phần móng: Móng trụ bằng BTCT đá 10x20 M200 trên nền đất tự nhiên, móng tường bao xây gạch không nung 120x170x260 VXM M75, bê tông lót móng đá 40x60 M75 dày 100mm; Nền nhà đắp đất đầm chặt, bê tông lót nền đá 40x60 M75 dày 100mm. Phần thân: Kết cấu khung chịu lực; Trụ, dầm, sàn BTCT đá 10x20 M200; Tường bao, ngăn xây bằng gạch Tuynen 6 lỗ KT (85x130x200) VXM M75 dày 130mm. Phần mái: Tường thu hồi xây bằng gạch Tuynen 06 lỗ KT (85x130x200) VXM M75 dày 130mm; Mái lợp tôn màu, sóng vuông, dày 0,4 mm, xà gồ thép hộp mạ kẽm KT 80x40x1.2mm. Sê nô thoát nước láng vữa xi măng và quét chống thấm.
Giải pháp hoàn thiện: Nền nhà lát gạch Ceramic 500x500mm; Nền khu vệ sinh lát gạch ceramic 250x250mm chống trượt, tường ốp gạch ceramic 250x400mm. Tay vịn cầu thang, lan can thép hộp; Bậc cấp lát gạch chống trượt; Tường trong, ngoài nhà lăn sơn 3 nước; Hệ thống cửa đi, cửa sổ, vách kính sử dụng hệ thanh profile nhôm, kính cường lực 8mm. Cửa đi, cửa sổ kho vật chứng, phòng tạm giữ hành chính sử dụng hệ cửa thép hộp, kính dày 5mm, mica trong 5mm, có hoa thép bảo vệ.
Giải pháp kỹ thuật: Hệ thống điện, nước theo tiêu chuẩn cấp công trình.
- Nhà để xe:
Giải pháp kiến trúc: Nhà 01 tầng, cấp IV. Diện tích xây dựng 54m2; Bước gian chính 4,5x6m, chiều cao thông thủy 2,5m, chiều cao nhà 3,3m.
Giải pháp kết cấu: Móng trụ bê tông đá 10x20 M200; Nền đổ bê tông đá 10x20 M200 dày 100; Bê tông lót nền đá 40x60 M75 dày 100. Phần thân: Trụ thép chịu lực thép ống D90x3mm; Khung kèo thép ống D60x1,9mm kết hợp thép ống D40x1,6mm. Phần mái: Xà gồ thép hộp 80x40x1,2mm; Mái lợp tôn màu, sóng vuông, dày 4 zem.
Giải pháp hoàn thiện: Sơn trụ, khung kèo, xà gồ sơn thép 3 nước.
Các giải pháp kỹ thuật khác: Theo tiêu chuẩn quy định cấp công trình.
- Sân đường nội bộ: Xây dựng 300 m2 sân bê tông. Kết cấu gồm 02 lớp: Bê tông lót đá 40x60 VXM75 dày 100mm, bê tông đá 10x20 M200 dày 100mm; Cắt khe chống nứt.
- Giếng khoan: Khoan giếng độ sâu 150m bằng máy khoan xoay tự hành, kết hợp máy khoan đập cáp, đường kính lỗ khoan 200mm; lắp đặt ống lọc, ống thành giếng PVC D140; Kéo rải cáp treo INOX d8, dây dẫn điện CVV 2x6mm2, ống cấp máy bơm PVC D42; Hoàn thiện chèn sỏi, sét, bọc lưới lọc, đổ bê tông đá 1x2 M200 thành, sân giếng.
- Cấp điện, cấp thoát nước ngoài nhà: Cấp điện công trình bằng cáp điện AL-ABC-XLPE 2x25mm2 từ lưới điện hạ thế 0,4KV. Cấp nước từ giếng khoan bơm lên bồn INOX 1.000l đặt trên mái nhà làm việc. Thoát nước sinh hoạt bằng giếng thấm, thoát nước mưa theo bề mặt tự nhiên.
- Thiết bị xây lắp: Trang bị 01 bồn chứa nước Inox 1.000L loại nằm; 01 máy bơm chìm giếng khoan 2HP; 01 bảng hiệu và 01 Công an hiệu.
a) Dự kiến kinh phí: Chi phí đầu tư xây dựng 01 Trụ sở làm việc khoảng 2,16 tỷ đồng.
b) Dự kiến tổng mức đầu tư 61 trụ sở: khoảng 131,76 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng; cổng, tường rào).
* Đối với chi phí bồi thường Giải phóng mặt bằng, xây dựng các hạng mục cổng, tường rào (trong trường hợp cần thiết): Thực hiện bằng nguồn ngân sách cấp huyện theo phân cấp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
c) Cơ cấu nguồn vốn, thời gian thực hiện Đề án:
- Cơ cấu nguồn vốn: Ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Thời gian thực hiện Đề án: từ năm 2023.
- Công an tỉnh Kon Tum chịu trách nhiệm chính tổ chức triển khai, thực hiện Đề án theo đúng lộ trình, có trách nhiệm quản lý chặt chẽ tài sản nhà đất (theo dõi ghi tăng tài sản nhà, đất); Công an các xã trực tiếp sử dụng tài sản nhà đất.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính rà soát trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí xây dựng Trụ sở làm việc Công an xã đảm bảo thủ tục theo quy định.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Kon Tum và các đơn vị có liên quan: Có trách nhiệm bố trí đất sạch để xây dựng Trụ sở làm việc Công an xã; bổ sung hoàn thiện các thủ tục về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, các loại quy hoạch khác có liên quan và các thủ tục về điều chuyển tài sản (nếu có) đối với các vị trí đất giới thiệu, bố trí cho Công an xã, thị trấn. Bố trí ngân sách cấp huyện theo phân cấp thực hiện công tác bồi thường, GPMB và đầu tư xây dựng các hạng mục cổng, tường rào (trong trường hợp cần thiết) đảm bảo đồng bộ, phù hợp với quá trình triển khai thực hiện Đề án./.
DỰ KIẾN NHU CẦU ĐẦU TƯ TRỤ SỞ LÀM VIỆC CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
TT | Đơn vị | Ghi chú |
I | Năm 2024: dự kiến 35 Trụ sở |
|
1 | Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Tăng | Huyện Kon Plông |
2 | Trụ sở làm việc Công an xã Ngọk Tem | |
3 | Trụ sở làm việc Công an xã Măng Cành | |
4 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Sao | Huyện Tu Mơ Rông |
5 | Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Rơ Ông | |
6 | Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Tờ Kan | |
7 | Trụ sở làm việc Công an xã Tu Mơ Rông | |
8 | Trụ sở làm việc Công an xã Văn Xuôi | |
9 | Trụ sở làm việc Công an xã Mường Hoong | Huyện Đăk Glei |
10 | Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Choong | |
11 | Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Kroong | |
12 | Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Môn | |
13 | Trụ sở làm việc Công an xã Hơ Moong | Huyện Sa Thầy |
14 | Trụ sở làm việc Công an xã Ya Xiêr | |
15 | Trụ sở làm việc Công an xã Ya ly | |
16 | Trụ sở làm việc Công an xã Sa Bình | |
17 | Trụ sở làm việc Công an xã Sa Sơn | |
18 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Pxi | Huyện Đăk Hà |
19 | Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Long | |
20 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Ui | |
21 | Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Ngọk | |
22 | Trụ sở làm việc Công an xã Ngok Wang | |
23 | Trụ sở làm việc Công an xã Ngọk Tụ | Huyện Đăk Tô |
24 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Trăm | |
25 | Trụ sở làm việc Công an xã Kon Đào | |
26 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Kôi | Huyện Kon Rẫy |
27 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Tơ Lung | |
28 | Trụ sở làm việc Công an xã Tân Lập | |
29 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Ang | Huyện Ngọc Hồi |
30 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Kan | |
31 | Trụ sở làm việc Công an xã Ia Chim | Thành phố Kon Tum |
32 | Trụ sở làm việc Công an xã Đăk Năng | |
33 | Trụ sở làm việc Công an xã Đoàn Kết | |
34 | Trụ sở làm việc Công an xã Chư Hreng | |
35 | Trụ sở làm việc Công an xã Hòa Bình | |
II | Năm 2025: dự kiến 26 Trụ sở |
|
1 | Trụ sở làm việc Công an xã Sa Nhơn | Huyện Sa Thầy |
2 | Trụ sở làm việc Công an xã Ya Tăng | |
3 | Trụ sở làm việc Công an xã Sa Nghĩa | |
4 | Trụ sở làm việc Công an thị trấn Plei Kần | Huyện Ngọc Hồi |
5 | Trụ sở làm việc Công an thị trấn Măng Đen | Huyện Kon Plông |
6 | Trụ sở làm việc Công an xã Ngọk Réo | Huyện Đăk Hà |
7 | Trụ sở làm việc Công an xã Hà Mòn | |
8 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Hring | |
9 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Mar | |
10 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk La | |
11 | Trụ sở làm việc Công an thị trấn Đăk Hà | |
12 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Rơ Nga | Huyện Đăk Tô |
13 | Trụ sở làm việc Công an xã Tân Cảnh | |
14 | Trụ sở làm việc Công an xã Diên Bình | |
15 | Trụ sở làm việc Công an xã Văn Lem | |
16 | Trụ sở làm việc Công an xã Pô Kô | |
17 | Trụ sở làm việc Công an thị trấn Đăk Tô | |
18 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Ruồng | Huyện Kon Rẫy |
19 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Pne | |
20 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Tờ Re | |
21 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Cấm | TP.Kon Tum |
22 | Trụ sở làm việc Công an xã Kroong | |
23 | Trụ sở làm việc Công an xã Ngọk Bay | |
24 | Trụ sở làm việc Công an xã Vinh Quang | |
25 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Blà | |
26 | Trụ sở làm việc Công an xã Đắk Rơ Wa | |
Tổng cộng: 61 Trụ sở |
|
- 1Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2022 phê duyệt Đề án xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp, sửa chữa trụ sở làm việc cho Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2023-2030
- 2Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2022 về Đề án "Xây dựng trụ sở làm việc phục vụ công tác cho công an xã trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025"
- 3Nghị quyết 34/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Đề án đầu tư mới Trụ sở làm việc cho Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 928/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Đầu tư mới trụ sở làm việc cho Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030"
- 1Luật Xây dựng 2014
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Đầu tư công 2019
- 5Luật Công an nhân dân 2018
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị định 42/2021/NĐ-CP quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy
- 8Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 9Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 10Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 11Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 12Nghị quyết 21/NQ-HĐND năm 2022 phê duyệt Đề án xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp, sửa chữa trụ sở làm việc cho Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2023-2030
- 13Nghị quyết 29/NQ-HĐND năm 2022 về Đề án "Xây dựng trụ sở làm việc phục vụ công tác cho công an xã trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2025"
- 14Nghị quyết 34/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Đề án đầu tư mới Trụ sở làm việc cho Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 15Quyết định 928/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án "Đầu tư mới trụ sở làm việc cho Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030"
Nghị quyết 37/NQ-HĐND năm 2023 thông qua Đề án đảm bảo Trụ Sở làm việc Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 37/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 13/07/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Dương Văn Trang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/07/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực