Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2016/NQ-HĐND

Vĩnh Phúc, ngày 21 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đại biểu HĐND;

Xét Tờ trình số 17/TTr-BKTNS ngày 14/7/2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về quy định chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo cho đại biểu HĐND các cấp tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định một số điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh như sau:

Ngoài các điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đại biểu HĐND được quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Khoản 1, 2 Điều 4 của Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp được bảo đảm hoạt động như sau:

1. Về hoạt động hoạt động tiếp xúc cử tri

a) Đại biểu HĐND cấp tỉnh: 2.000.000 đồng/năm;

b) Đại biểu HĐND cấp huyện: 1.000.000 đồng/năm;

d) Đại biểu HĐND cấp xã: 500.000 đồng/năm.

2. Về hoạt động hoạt động giám sát

a) Chủ trì giám sát

Đại biểu HĐND cấp tỉnh: 200.000 đồng/buổi;

Đại biểu HĐND cấp huyện: 150.000 đồng/buổi;

Đại biểu HĐND cấp xã: 100.000 đồng/buổi.

b) Tham gia giám sát

Đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện: 100.000 đồng/buổi;

Đại biểu HĐND cấp xã: 50.000 đồng/buổi.

3. Về công tác phí

Đại biểu HĐND được hỗ trợ công tác phí theo Nghị quyết số 32/2010/NQ-HĐND ngày 22/12/2010 của HĐND tỉnh.

4. Về may lễ phục

Đại biểu HĐND được cấp kinh phí may lễ phục mỗi nhiệm kỳ 2 bộ lễ phục. Mức kinh phí may lễ phục cho đại biểu HĐND cấp nào do Thường trực HĐND cấp đó quyết định.

5. Về nghiên cứu tài liệu

a) Nghiên cứu tài liệu kỳ họp HĐND: Cấp tỉnh 1.000.000đồng/người/kỳ họp; cấp huyện 500.000đồng/người/kỳ họp; cấp xã 250.000đồng/người/kỳ họp.

b) Nghiên cứu tài liệu phiên họp của Thường trực HĐND: Cấp tỉnh 300.000 đồng/người/phiên họp; cấp huyện 200.000 đồng/người/phiên họp; cấp xã 100.000 đồng/người/phiên họp.

c) Nghiên cứu tài liệu tham gia hoạt động thẩm tra, giám sát, khảo sát, kiểm tra theo kế hoạch, chương trình của HĐND: Cấp tỉnh 300.000 đồng/người/cuộc; cấp huyện 200.000đồng/người/cuộc; cấp xã 100.000 đồng/người/cuộc.

d) Mức chi tại các điểm a, b, c Khoản 5 Điều này được áp dụng đối với công chức, nhân viên nghiên cứu tài liệu để tham mưu, giúp việc Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND tại kỳ họp HĐND, phiên họp của Thường trực HĐND, hoạt động thẩm tra, giám sát, khảo sát, kiểm tra của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND.

6. Đại biểu HĐND được khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ. Mức kinh phí khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ cho đại biểu HĐND cấp nào do Thường trực HĐND cấp đó quyết định.

7. Đại biểu HĐND được cung cấp báo chí và thông tin cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của đại biểu HĐND. Việc cung cấp báo chí và thông tin cho đại biểu HĐND cấp nào do Thường trực HĐND cấp đó quyết định.

8. Đại biểu HĐND được được cấp kinh phí học tập (trao đổi kinh nghiệm), bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đại biểu HĐND theo mức chi của Nghị quyết số 32/2010/NQ-HĐND ngày 22/12/2010, Nghị quyết số 49/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012, Nghị quyết số 117/2013/NQ-HĐND ngày 20/12/2013 của HĐND tỉnh và các quy định hiện hành.

9. Chế độ hỗ trợ Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban HĐND cấp xã kiêm nhiệm

a) Trưởng Ban HĐND cấp xã: 0,2 mức lương cơ sở/người/tháng;

b) Phó Trưởng Ban HĐND cấp xã: 0,1 mức lương cơ sở/người/tháng.

10. Các điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đại biểu HĐND không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 49/2012/NQ-HĐND và Nghị quyết số 117/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và các quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình thực hiện nếu các văn bản dẫn chiếu đó được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng chi theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bãi bỏ các nội dung và mức chi cho đại biểu HĐND trong hoạt động tiếp xúc cử tri, giám sát, may lễ phục, nghiên cứu; học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đại biểu tại Nghị quyết số 49/2012/NQ-HĐND và Nghị quyết số 117/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; bãi bỏ cụm từ “Ủy viên Thường trực HĐND” và chế độ cho Ủy viên Thường trực HĐND tại Nghị quyết số 49/2012/NQ-HĐND và Nghị quyết số 117/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

2. Sửa cụm từ “HĐND thành phố, thị xã” thành “HĐND cấp huyện”, cụm từ “HĐND xã, thị trấn” thành “HĐND cấp xã” tại Nghị quyết số 49/2012/NQ-HĐND và Nghị quyết số 117/2013/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

3. Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ nghị quyết thi hành.

4. Thường trực, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2016./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trần Văn Vinh

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 36/2016/NQ-HĐND quy định điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

  • Số hiệu: 36/2016/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 21/07/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Trần Văn Vinh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/08/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản