Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32/2014/NQ-HĐND

Thành phố Hải Phòng, ngày 10 tháng 12 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020;

Thực hiện Quyết định số 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Sau khi xem xét Tờ trình số 64 /TTr-UBND ngày 23/11/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 36 /BC-KTVNS ngày 06/12/2014 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND thành phố;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển giao thông vận tải đường bộ thành phố Hải Phòng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố, chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải quốc gia, vùng kinh tế trọng điểm; phát triển bền vững hệ thống giao thông vận tải nhằm tạo tiền đề, đột phá là động lực phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng, hướng đến mục tiêu trở thành “thành phố Cảng xanh”, văn minh, hiện đại.

- Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ một cách đồng bộ trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của thành phố Hải Phòng là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và kết nối Cảng Hải Phòng tới Tây Nam Trung Quốc.

- Đa dạng hóa các loại hình vận tải, cơ cấu phương tiện vận tải hợp lý phục vụ, tăng cường kết nối giữa các phương thức vận tải để hình thành mạng lưới vận tải thông suốt theo hướng giao thông thông minh, cao tốc hóa, nâng độ an toàn. Phát triển dịch vụ vận tải với chất lượng cao, giá cả hợp lý; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, khai thác vận tải; phát triển vận tải đa phương thức và logistics; phát triển vận tải hành khách công cộng theo hướng tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch (xăng sinh học, CNG, LPG), thân thiện với môi trường.

- Chú trọng công tác bảo trì tăng tuổi thọ kết cấu hạ tầng đường bộ. Ưu tiên đầu tư các công trình đường bộ kết nối với hệ thống cảng biển, sân bay, nhà ga, giải quyết các “nút thắt” hạ tầng trên các tuyến có nhu cầu vận tải lớn; đầu tư phát triển giao thông nông thôn hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

- Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải. Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Chú trọng phát triển doanh nghiệp vận tải đường bộ hiện đại, có sức cạnh tranh quốc tế, thiết thực nâng hiệu quả khai thác hạ tầng và phương tiện vận tải. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; góp phần chủ động ứng phó có hiệu quả đối với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

Phát triển giao thông vận tải theo hướng đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, đảm bảo đáp ứng mục tiêu phát triển thành phố Hải Phòng thành đô thị loại đặc biệt và “thành phố cảng xanh”, văn minh, hiện đại.

Hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Hải Phòng hợp lý, liên thông với mạng giao thông vùng, quốc gia; tăng cường kết nối với các phương thức vận tải đường sắt, đường biển, hàng không, đường thủy nội địa, năng lực lưu thông tốt, tiến tới giao thông thông minh cao tốc và an toàn cao. Đa dạng các loại hình vận tải và phương tiện vận tải đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách với chất lượng ngày càng cao.

b) Mục tiêu cụ thể

* Giai đoạn đến năm 2020:

- Về vận tải:

Khối lượng vận tải hàng hóa đường bộ đạt 114 ÷ 153 triệu tấn/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 8 ÷ 10%/năm, trong đó khối lượng hàng thông qua cảng biển chiếm khoảng 70% tổng khối lượng vận tải.

Khối lượng vận chuyển hành khách đường bộ đạt 75,6 ÷ 82,5 triệu hành khách (HK)/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân 15 - 16%/năm, trong đó vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đáp ứng khoảng 5% ÷ 10% tổng nhu cầu đi lại.

- Về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Hạ Long và các đoạn tuyến kết nối tới cảng biển, sân bay; tăng cường năng lực thông qua của các tuyến đường bộ kết nối đến khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, các khu công nghiệp lớn; xây dựng tuyến Tân Vũ - Lạch Huyện; tuyến nối quốc lộ (QL)10 - QL5; tuyến nối sang Vũ Yên; mở rộng QL 10; nâng cấp hoàn chỉnh QL 37; xây dựng tuyến kết nối từ cảng hàng không quốc tế tại Tiên Lãng về QL5, QL10.

Đường chức năng và đường đô thị: xây dựng các đường vành đai 2 và đường vành đai 3, các trục chính đô thị kết nối các đô thị mới, các cầu vượt sông và cầu cạn trong nội đô, các nút giao thông đồng mức.

Đường thành phố: Cơ bản hoàn thiện hệ thống đường thành phố theo hướng nâng cấp các đoạn trong đô thị và chỉnh trang các tuyến còn lại đảm bảo kết nối đô thị - nông thôn và giữa các khu vực nông thôn; xây dựng các cầu vượt sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc, sông Thái Bình, sông Đa Độ.

Đường nông thôn: Xây dựng và nâng cấp các đường trục huyện chính, nâng cấp đường xã đảm bảo kết nối thông suốt giữa các xã quanh năm.

Bến, bãi đỗ xe: nâng cấp, tăng năng lực phục vụ với các bến xe hiện có; quy hoạch mới các bến xe khách liên tỉnh ở ngoài khu vực đô thị trung tâm.

- Quỹ đất dành cho giao thông:

Đối với khu vực đô thị lõi: Tỷ lệ đất quân đến năm 2020 đạt 10% vàgiao thông đô thị/đất xây dựng đô thị bình  16%. năm 2030 là 13%

Đối với các khu vực đô thị xây dựng đô thị bình quânmới: tỷ lệ đất giao thông đô thị/đất xây dựng  26%. Tỷ lệ đất đến năm 2020 đạt 23%, đến năm 2030 là 24%  giao thông bến, bãi đỗ xe đến năm 2020 đạt 1%, năm 2030 đạt 3% đất xây dựng đô thị.

* Định hướng đến năm 2030:

Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa mạng lưới đường bộ của thành phố. Tiếp tục xây dựng các công trình đường bộ theo quy hoạch tạo sự đồng bộ với mạng lưới giao thông vận tải của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước.

Hoàn thành và đưa vào khai thác cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh; phát triển hệ thống đường đô thị, đường nông thôn một cách đồng bộ nhằm tạo thuận lợi trong việc kết nối giữa phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải: đường biển, đường sắt, đường thủy nội địa nhằm tạo thị phần đảm nhận hợp lý giữa các phương thức vận tải.

Đáp ứng được nhu cầu vận tải và dịch vụ vận tải với chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng, an toàn.

3. Quy hoạch phát triển vận tải và phương tiện vận tải đường bộ

a) Quy hoạch phát triển vận tải:

Hình thành 04 hành lang vận tải hành khách và hàng hóa: hành lang Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; hành lang Hải Phòng - Quảng Ninh - Móng Cái; hành lang Hải Phòng - Thái Bình - Ninh Bình; hành lang Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn.

b) Quy hoạch phát triển phương tiện vận tải:

Đến năm 2020, số phương tiện vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh khoảng 1.700 ÷ 2.300 xe; tuyến cố định nội tỉnh khoảng 560 ÷ 770 xe; vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt khoảng 330 ÷ 400 xe; số phương tiện vận tải hàng hóa khoảng 53.000 ÷ 67.000 xe tải.

4. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

a) Quy hoạch tuyến đường bộ

- Cao tốc (chi tiết tại phụ lục 1):

+ Giai đoạn đến năm 2020: hoàn thành xây dựng 2 đoạn tuyến qua địa bàn thành phố của tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (dài 33,5 km), cao tốc Quảng Ninh - Hải Phòng (dài 25 km).

+ Giai đoạn 2021 - 2030: xây dựng tiếp đoạn cao tốc Hải Phòng - Ninh Bình (dài 21 km) thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng -Quảng Ninh.

- Quốc lộ (chi tiết tại phụ lục 1):

Hoàn thành cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới 04 đoạn tuyến qua địa bàn thành phố: QL5 (dài 40,73 km); QL10 (dài 52,5 km); QL37 (dài 20km); đường bộ ven biển (dài 43 km).

- Đường đối ngoại và tuyến kết nối chính (chi tiết tại phụ lục 1):

+ Giai đoạn đến năm 2020 hoàn thành xây dựng tuyến liên tỉnh Kinh Môn-Thủy Nguyên (dài 11,7 km); tuyến liên tỉnh Trịnh Xá - Lại Xuân (dài 14,5 km); đường Tân Vũ - Lạch Huyện (dài 15,6 km); đường nối QL10 - QL5 (dài 32 km).

+ Giai đoạn 2021 - 2030 hoàn thành xây dựng tuyến nối sân bay Tiên Lãng với QL10, dài 22 km

- Các tuyến vành đai và trục chính đô thị (chi tiết tại phụ lục 2 và 3):

+ Hoàn thành nâng cấp, xây dựng vành đai 1 (dài 20 km); vành đai 2 (dài 42 km); vành đai 3 (dài 63 km).

+ Hoàn thành nâng cấp, xây dựng 4 tuyến hướng Đông - Tây (dài 71,7 km); 4 tuyến hướng Bắc-Nam (dài 42,5 km); 2 tuyến cảnh quan (dài 10,2 km).

- Các tuyến đường tỉnh: gồm 19 tuyến (chi tiết tại phụ lục 4):

+ Giai đoạn 2015 - 2020: nâng cấp các đoạn đường tỉnh nằm trong các quận và trong vành đai 2 thành đường đô thị; rà soát điều chỉnh một số tuyến, nâng cấp một số tuyến chính đạt quy mô cấp III, 2 làn xe.

+ Giai đoạn 2021 - 2030: tiếp tục nâng cấp, xây dựng mới các đoạn chỉnh tuyến tất cả các đường tỉnh đạt quy mô tối thiểu cấp III, 2 làn xe.

- Giao thông nông thôn: các tuyến đường huyện đạt cấp kỹ thuật cấp IV, cấp III, các tuyến đường trục xã thông suốt quanh năm đối với xe 4 bánh.

b) Quy hoạch các cầu đường bộ lớn (chi tiết tại phụ lục 5):

- Cầu lớn trên đường cao tốc, quốc lộ: quy hoạch 9 cầu.

- Cầu lớn vượt sông Cấm: quy hoạch 05 cầu và 02 hầm đường bộ.

c) Quy hoạch các nút giao, cầu vượt bộ hành (chi tiết tại phụ lục 6):

- Nút giao trên tuyến cao tốc và quốc lộ: quy hoạch 18 nút giao khác mức

- Nút giao tại trung tâm trong vành đai 2: gồm 02 nút giao cắt khác mức liên thông, 13 nút giao cắt khác mức dạng cầu vượt trực thông và cải tạo mở rộng 22 nút giao cắt.

- Nút giao trên vành đai 2 và vành đai 3: quy hoạch 8 nút giao khác mức gồm 08 nút giao trên vành đai 2 và 03 nút giao trên vành đai 3.

- Cầu vượt bộ hành: quy hoạch trên tuyến Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lạch Tray, Lê Hồng Phong, Hồ Sen - Cầu Rào II.

d) Quy hoạch bến, bãi đỗ xe đường bộ (chi tiết tại phụ lục 7):

- Bến xe liên tỉnh: quy hoạch mới 05 bến xe liên tỉnh giai đoạn đến năm 2020 và thêm 02 bến giai đoạn 2021 - 2030.

- Bến xe nội tỉnh: sử dụng 04 bến xe khu vực nội đô, 01 bến xe tại khu du lịch Đồ Sơn làm bến xe buýt và quy hoạch 07 bến xe tại các huyện.

- Bãi đỗ xe, điểm đỗ xe: tổng nhu cầu đỗ xe đến năm 2020 là 131,8 ha; đến năm 2030 là 268 ha.

- Bãi đỗ xe tải: quy hoạch bãi đỗ xe tải tại khu vực cảng Đình Vũ – Chùa Vẽ, cảng Lạch Huyện, khu công nghiệp Nam Đình Vũ, khu công nghiệp Bắc sông Cấm và khu công nghiệp Tây Bắc.

5. Quy hoạch đảm bảo kết nối các phương thức vận tải

a) Kết nối phương thức vận tải đường bộ với phương thức vận tải đường thủy nội địa và đường biển

Hình thành mạng lưới các tuyến đường đô thị kết nối đến các khu bến cảng biển Hải Phòng gồm: đường Hùng Vương, Lê Thánh Tông, đoạn QL5 sau ngã 3 Đình Vũ - Chùa Vẽ và đường Tân Vũ - Lạch Huyện. Đồng thời kết nối với mạng đường bộ quốc gia gồm 3 tuyến: QL5 trùng vành đai 1, đoạn Đình Vũ - Tân Vũ thuộc đường vành đai 3, đường nối QL10 với QL5.

b) Kết nối phương thức vận tải đường bộ với phương thức vận tải đường hàng không

- Kết nối đường bộ với Cảng hàng không quốc tế Cát Bi: đường Lê Hồng Phong, trục đường Bắc Sơn - Nam Hải - Tràng Cát và đoạn quy hoạch từ sân bay nối ra vành đai 3 thuộc trục Bắc sông Cấm - cầu Nguyễn Trãi - Cát Bi - Tân Vũ. Đồng thời kết nối với mạng giao thông quốc gia gồm các tuyến, đoạn tuyến thuộc các vành đai 2, vành đai 3 thành phố và các đoạn tuyến quốc lộ, cao tốc trên địa bàn.

- Kết nối đường bộ với vị trí quy hoạch sân bay Tiên Lãng: Hình thành 3 tuyến kết nối với sân bay Tiên Lãng và với mạng lưới giao thông quốc gia: tuyến nối vị trí quy hoạch sân bay Tiên Lãng với QL 10, cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh, tuyến nam cầu Niệm 2 - Kiến Thụy - QL 37/cầu sông Hóa.

c) Kết nối phương thức vận tải đường bộ với phương thức vận tải đường sắt

Đường bộ kết nối với ga Hải Phòng tiếp tục sử dụng các đường đô thị hiện có. Các ga đường sắt quy hoạch tại Cam Lộ, Đồng Hòa, Đại Đồng, Nam Đình Vũ, cảng Đình Vũ, cảng Chùa Vẽ, cảng Lạch Huyện, Trường Thọ, Minh Tân có vị trí quy hoạch kết nối với các tuyến quốc lộ, các trục chính đô thị đã đảm bảo kết nối với mạng đường bộ quốc gia.

6. Nhu cầu quỹ đất phát triển giao thông đường bộ

- Khu vực đô thị lõi (3 quận): diện tích đất dành cho giao thông tối thiểu là 375 ha, tương ứng 10% diện tích đất xây dựng.

- Khu vực các đô thị xây dựng mới: diện tích đất dành cho giao thông tối thiểu là 6.740 ha, tương ứng 23% diện tích đất xây dựng.

7. Nhu cầu vốn đầu tư và danh mục dự án ưu tiên đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư (không bao gồm quốc lộ, cao tốc) giai đoạn 2014 - 2020 khoảng 35.940 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 49.600 tỷ đồng.

Danh mục dự án ưu tiên đầu tư bao gồm 15 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 17.746 tỷ đồng (chi tiết tại phụ lục 8).

8. Các giải pháp thực hiện

a) Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng công tác quản lý, thực hiện quy hoạch và đẩy mạnh cải cách hành chính.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện quy hoạch. Xây dựng kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo đúng mục tiêu quy hoạch. Có chế độ kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch hàng năm để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.

Cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý kết cấu hạ tầng và vận tải; đổi mới, cải cách nhanh chóng các thủ tục về cấp phép, chấp thuận dự án; đổi mới, cải cách các thủ tục trong lập dự án đầu tư, đấu thầu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

b) Các giải pháp, chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông vận tải

Huy động tối đa mọi nguồn lực, chú trọng thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách qua các hình thức đầu tư khác nhau như BOT, BTO, PPP, BT; ưu tiên hướng áp dụng hình thức Nhà nước đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp vận hành khai thác; nghiên cứu, ban hành các chính sách ưu đãi, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư tham gia xây dựng, vận hành.

Ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn ngân sách để đầu tư một số công trình cấp bách, đặc biệt hệ thống cầu yếu và các công trình gia cố bền vững chống sạt lở.

Tiếp tục ban hành cơ chế và chính sách về phí và giá từ các dịch vụ giao thông để tăng nguồn thu hợp lý như: phí sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường.

c) Các giải pháp, chính sách về phát triển vận tải, phương tiện

Ban hành chính sách ưu đãi về trợ giá, lãi vay ngân hàng trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đặc biệt ưu tiên đối với các dự án đầu tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường.

Quy định về quy chế đấu thầu áp dụng trong hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đảm bảo tính minh bạch và chất lượng các nhà thầu.

d) Các giải pháp, chính sách quản lý sử dụng đất phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ đất dành cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; trường hợp phát hiện vi phạm phải kiên quyết thu hồi nhằm đảm bảo sử dụng quỹ đất theo đúng quy hoạch.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của thành phố theo hướng dành quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo đúng quy hoạch.

Ưu tiên dành quỹ đất cho phát triển giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe) khi di dời các công trình (trường học, nhà máy,...) ra ngoài trung tâm thành phố.

e) Các giải pháp, chính sách áp dụng khoa học - công nghệ và đảm bảo an toàn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống điều khiển giao thông đô thị; ứng dụng công nghệ giao thông thông minh (ITS) trong quản lý, điều hành giao thông đô thị; sử dụng công nghệ GPS, vé điện tử (E ticket) trong vận tải hành khách công cộng.

Đẩy mạnh áp dụng khoa học - công nghệ trong quản lý, khai thác, bảo trì công trình giao thông; cập nhật công nghệ thi công mới đặc biệt là đối với công trình ở đô thị; sử dụng vật liệu mới, công nghệ mới trong thiết kế và thi công công trình giao thông nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Nâng cao chất lượng công tác tổ chức giao thông, công tác phân luồng, phân làn.

f) Các giải pháp, chính sách phát triển giao thông xanh, thông minh

Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng đồng bộ, hiện đại: hoàn thiện mạng lưới tuyến xe buýt, nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt đô thị.

Phát triển phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường như CNG, LPG (phương tiện xe buýt, xe taxi).

Nghiên cứu tổ chức các tuyến đường dành cho xe điện, xe đạp công cộng và phố đi bộ tại khu vực trung tâm thành phố và tại các khu du lịch.

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích phát triển phương tiện giao thông xanh, hướng tới phát triển đô thị bền vững.

g) Các giải pháp, chính sách phát triển nguồn nhân lực

Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý, khai thác, bảo trì, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nhân lực vận tải; đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng ứng dụng khoa học - công nghệ mới, hiện đại trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực giao thông vận tải và các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, đồng thời phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.

Phối hợp tổ chức các khóa đào tạo dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trong lĩnh vực giao thông vận tải tại nước ngoài theo các phương thức hợp tác quốc tế và các hình thức đào tạo khác.

Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực giao thông vận tải.

h) Các giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức

Tăng cường công tác tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ; ý thức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; tác dụng, lợi ích của việc sử dụng các loại hình phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông xanh; ý thức tuân thủ đúng quy hoạch giao thông.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân thành phố công bố công khai quy hoạch, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban Hội đồng nhân dân thành phố, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết được Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2014./.

 

 

CHỦ TỊCH HĐND THÀNH PHỐ




Dương Anh Điền

 

PHỤ LỤC 1

QUY MÔ CÁC TUYẾN CAO TỐC, QUỐC LỘ, TUYẾN ĐỐI NGOẠI
(Kèm theo Nghị quyết số ....... /2014/NQ-HĐND ngày .... tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân thành phố)

TT

Tuyến đường bộ

Quy mô kỹ thuật

Dài (km)

Giai đoạn xây dựng

I

Cao tốc

 

 

 

1

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cấp 120, 6 làn

33,5

Hoàn thành năm 2015

2

Đường nối Thành phố Hạ Long với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cao tốc cấp 100, 4 làn

2,0

2014-2020

3

Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng -- Quảng Ninh

Cao tốc cấp 100, 4 làn

20

2021-2030

II

Quốc lộ

 

 

 

1

Quốc lộ 5 (kéo dài tới Lạch Huyện)

Cấp II, 4 làn

41

2014-2020

2

Quốc lộ 10

Cấp II, 4 làn (đoạn trùng vành đai 3 rộng 68 m)

52,5

2016-2025

3

Quốc lộ 37

Cấp III, 2 làn

20

2014-2020

4

Đường bộ ven biển - đoạn Hải Phòng

Cấp III, 2 làn

43

2021-2030

III

Đường đối ngoại và kết nối chính

 

 

 

1

Đường tỉnh Kinh Môn - Thủy Nguyên

Cấp III, 2 làn

11,7

2021-2030

2

Đường nối Quốc lộ 5 với Quốc lộ 10

Cấp II, 4 làn (đoạn qua quận Kiến An rộng 50,5 m)

32

2014-2020

3

Đường Tân Vũ - Lạch Huyện

Cấp II, 4 làn

15,6

2014-2020

4

Đường tỉnh 352 (Trịnh Xá - Lại Xuân)

Cấp III, 2 làn

16,7

2014-2020

5

Tuyến nối sân bay Tiên Lãng với Quốc lộ 10

Cấp II, 4 làn

22

2021-2030

 

PHỤ LỤC 2

QUY MÔ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI ĐÔ THỊ
(Kèm theo Nghị quyết số ....... /2014/NQ-HĐND ngày .... tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân thành phố)

TT

Tuyến đường

Quy mô kỹ thuật

Dài (km)

Giai đoạn xây dựng

1

Vành đai 1

 

20

Đã có

 

Đoạn Bạch Đằng - Lê Thánh Tông

Đường đô thị, B = 28 m

9

2014-2020

 

Đoạn Tôn Đức Thắng - Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đường đô thị, B = 54 m

11

2021-2030

2

Vành đai 2

 

23

 

 

Đoạn Lập Lễ - Lâm Động - Bến Lâm - Hồng Thái

Đường đô thị, B = 50,5 m

16,2

2021-2030

 

Đoạn Hồng Thái - Cầu Niệm 2 (trùng tuyến Bắc Sơn - Nam Hải)

Đường đô thị, B = 68 m

3,3

2014-2020

 

Đoạn Cầu Niệm 2 - Hưng Đạo

Đường đô thị, B = 68 m

3,5

2014-2020

3

Vành đai 3

 

63

 

 

Đoạn từ nút giao Quốc lộ 10 (Kênh Giang) đến Hưng Đạo (trùng Vành đai 2, theo hướng Đường tỉnh 355)

Đường đô thị, B = 68 m

28

2014-2020

 

Đoạn từ Hưng Đạo đến nút giao Quốc lộ 10 (đoạn từ An Lão đến Kênh Giang theo dự án nâng cấp QL 10)

Đường đô thị, B = 68 m

35

2021-2030

 

PHỤ LỤC 3

QUY MÔ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRỤC CHÍNH ĐÔ THỊ
(Kèm theo Nghị quyết số ....... /2014/NQ-HĐND ngày .... tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân thành phố)

TT

Tuyến đường

Quy mô kỹ thuật

Dài (km)

Giai đoạn xây dựng

1

Tuyến xuyên tâm theo Quốc lộ 5 cũ (Hà Nội - Bạch Đằng - Điện Biên Phủ - Đà Nẵng)

Đường đô thị, B = 20 ÷ 50 m

14,5

2021-2030

2

Tuyến theo Quốc lộ 5 (Quán Toan - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Đường đô thị, B = 54 m

17,2

2021-2030

3

Tuyến Bắc Sơn - Nam Hải - Tràng Cát

 

21,0

2014-2020

 

Đoạn Bắc Sơn - Đồng Khê

Đường đô thị, B = 68 m

 

 

 

Đoạn Đồng Khê - Nam Hải

Đường đô thị, B = 50,5 m

 

 

4

Tuyến Hải Thành - Tân Vũ - Lạch Huyện (đi Cát Bà)

 

19,0

 

 

Đoạn Hải Thành - Tân Vũ (trùng Vành đai 3)

Đường đô thị, B = 68 m

3,0

2014-2020

 

 Đoạn Tân Vũ - Lạch Huyện (trùng tuyến đối ngoại vào cảng)

Cấp II, 4 làn xe

16,0

2014-2020

5

Tuyến Bắc sông Cấm - cầu Nguyễn Trãi - Cát Bi - Tân Vũ (đoạn ngầm qua sân bay)

Đường đô thị, B = 64 m

8,2

2021-2030

6

Tuyến Hồ Sen - Cầu Rào 2

Đường đô thị, B = 36 ÷ 46 m

6,9

2014-2020

7

Tuyến Bắc Sông Cấm - cầu Bính - Đặng Cương

Đường đô thị, B = 50,5 m

12,0

 

8

Tuyến cầu Niệm 2 - Đồ Sơn

Đường đô thị, B = 68 m

15,4

2021-2030

9

Đại lộ 13/5

Đường đô thị, B = 100 m

6,0

2014-2020

10

Tuyến Thượng Lý - hồ An Biên

Đường đô thị, B = 25÷35 m

4,2

2014-2020

11

Tuyến Cầu Hoàng Văn Thụ - Bắc sông Cấm

Đường đô thị, B = 50,5 m

6,1

2014-2020

 

PHỤ LỤC 4

QUY MÔ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TỈNH
(Kèm theo Nghị quyết số ....... /2014/NQ-HĐND ngày .... tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân thành phố)

TT

Tuyến đường

Quy mô kỹ thuật

Dài (km)

Ghi chú

Giai đoạn xây dựng

1

Đường tỉnh 351 (Trịnh Xá - Kiến An)

 

15,5

 

 

 

Đoạn phà Kiền - Trịnh Xá: tách bỏ

 

 

Chuyển đường huyện

 

 

Đoạn Trịnh Xá - Núi Đèo: nhập Đường tỉnh 359

 

2,25

Sát nhập

 

 

Đoạn cầu Rế - Quán Toan

 

3,2

Chuyển đường đô thị

 

 

Đoạn Trịnh Xá - Lâm Động

Cấp III, 2 làn

2,1

Xây dựng mới

 

 

Đoạn Lâm Động - cầu Rế: qua cầu Vật Cách

Cấp III, 2 làn

7,4

Xây dựng mới

 

 

Đoạn cầu Rế - cầu Kiến An: giữ nguyên

Cấp III, 2 làn

6,0

Duy trì

 

2

Đường tỉnh 352 (Trịnh Xá - Lại Xuân)

Cấp III, 2 làn

14,5

Nâng cấp

2014-2020

3

Đường tỉnh 353 (Hải Thành - Vạn Hoa)

 

19,2

 

 

 

Đoạn cầu Rào - Hải Thành: chuyển đường đô thị

Cấp I, 6 làn

3,8

Chuyển thành đường đô thị

Đã hoàn thành

 

Đoạn Hải Thành - Vạn Hoa

Cấp I, 6 làn

19,2

Duy trì

2021-2030

4

Đường tỉnh 354 (Tiên Lãng - Tam Cường)

 

14,5

 

2021-2030

 

Đoạn ngã 5 - Cầu Nguyệt

Đ. Đô thị

2,8

Nâng cấp và chuyển thành đường đô thị

 

 

Đoạn cầu Nguyệt - Tiên Lãng: theo dự án tuyến nối Quốc lộ 10-Quốc lộ 5

Đ. Đô thị

9,1

Trùng tuyến

 

 

Đoạn Tiên Lãng - giao Quốc lộ 37: nâng cấp và chỉnh tuyến

Cấp III, 2 làn

14,5

Nâng cấp

2021-2030

5

Đường tỉnh 355 (ngã 5 Kiến An - Đa Phúc)

 

4,2

 

 

 

Đoạn Ngã 5 Kiến An - giao Vành đai 3 (gần Ngã 3 Đa Phúc)

Đ. Đô thị

4,2

Duy trì

 

 

Đoạn giao Vành đai 3(Đa Phúc - Ninh Hải): theo dự án đường vành đai 3

Đ. Đô thị

5,6

Trùng tuyến

 

6

Đường tỉnh 356 (Phà Gót - Cát Bà)

Cấp III, 2 làn

24,9

Duy trì

2014-2020

7

Đường tỉnh 357 (Trường Sơn - An Lão)

Cấp III, 2 làn

5,1

Duy trì

2021-2030

8

Đường tỉnh 359 (Trịnh Xá - Phà Rừng)

 

13,5

 

 

 

Đoạn cầu Bính - Núi Đèo: tách

Đ. đô thị

5,0

Nâng cấp và chuyển thành đường đô thị

 

 

Đoạn Núi Đèo - Phà Rừng

Cấp III, 2 làn

11,2

Duy trì

2021-2030

 

Đoạn Trịnh Xá - Núi Đèo (ĐT 351 cũ)

Cấp III, 2 làn

2,3

Nhập tuyến

 

9

Đường tỉnh 360 (Quán Trữ - Quang Thanh)

 

19,0

 

 

 

Đoạn Cầu Niệm - Quán Trữ (tách)

Đ. đô thị

2,5

Chuyển thành đường đô thị

 

 

Đoạn Quán Trữ - phà Quang Thanh

Cấp III, 2 làn

19,0

Duy trì

2021-2030

10

Đường tỉnh 361 (Đa Phúc - Kiến Thụy - Đồ Sơn)

Cấp III, 2 làn

18,75

Nâng cấp

2021-2030

11

Đường tỉnh 362 (Dương Kinh - Đò Sòi)

 

27,8

 

 

 

Đoạn ngã 3 giao ĐT 353 - Kiến Thụy

Cấp III, 2 làn

6,7

Nâng cấp

2021-2030

 

Đoạn Kiến Thụy - Kiến Quốc

Cấp III, 2 làn

2,9

Cải tuyến

2014-2020

 

Đoạn Kiến Quốc - Đò Sòi

Cấp III, 2 làn

15,4

Nâng cấp

2014-2020

12

Đường tỉnh 363 (Dương Kinh - Hùng Thắng)

Cấp III

18,4

 

 

 

Đoạn kênh Hòa Bình (Đường tỉnh 353 - Đường tỉnh 361)

Cấp III

5,3

Duy trì

2014-2020

 

Đoạn Kiến Thụy - Hùng Thắng

Cấp III

13,1

Cải tuyến

2021-2030

13

Đường nối Nam cầu Niệm 2 - Kiến Thụy - Quốc lộ 37/cầu Sông Hóa (ký hiệu QH1)

Đ. Đô thị

26

Xây dựng mới

 

 

Đoạn Đa Độ - Kiến Thụy: trùng Đường tỉnh 363 mới

Đ. Đô thị

4,8

Xây dựng mới

2014-2020

14

Đường Mỹ Đức - Đại Hợp (ký hiệu QH3)

Cấp III, 2 làn

18

Xây dựng mới

2021-2030

15

Đường tỉnh 353B

Đ. đô thị

1,6

Chuyển thành đường đô thị

 

16

Đường tỉnh 353C

Đ. đô thị

2,7

Chuyển thành đường đô thị

 

17

Đường tỉnh 356B

Cấp IV, 2 làn

4,1

Duy trì

 

18

Đường tỉnh 359B

Cấp IV, 2 làn

2,15

Chuyển thành đường huyện

 

19

Đường tỉnh 359C

Cấp III, 2 làn

2,97

Duy trì

 

 

PHỤ LỤC 5

VỊ TRÍ, QUY MÔ DỰ KIẾN CÁC CẦU LỚN, HẦM ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo Nghị quyết số ....... /2014/NQ-HĐND ngày .... tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân thành phố)

TT

Tên cầu

Tên Sông

Tuyến đường

Dài (m)

Rộng cầu

(m)

Giai đoạn xây dựng

I

Cầu trên các tuyến cao tốc, quốc lộ

1

Cầu Thanh Hà

Văn Úc

Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

-

-

2020

2

 

Ba La

Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

-

-

2020

3

 

Đa Độ

Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

-

-

2020

4

 

Lạch Tray

Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

-

-

2020

5

Đình Vũ - Cát Hải

Eo biển

Tân Vũ - Lạch Huyện

5.440

29,5

2020

6

Bạch Đằng

Bạch Đằng

Nối thành phố Hạ Long với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

4.100

25

2020

7

Cầu Hóa

Sông Hóa

Quốc lộ 37 (mới)

875

12

2020

8

 

Thái Bình

Cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh

-

-

2030

9

 

Văn Úc

Cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh

-

-

2030

II

Cầu, hầm trong khu vực đô thị trung tâm vượt sông Cấm

1

Nguyễn Trãi

Sông Cấm

Trục Bắc sông Cấm

1.110

22,5

2020

2

Bến Lâm

Sông Cấm

Vành đai 2

1.280

22,5

2020

3

Hoàng Văn Thụ

Sông Cấm

Đường đô thị

1.250

22,5

2030

4

Vật Cách

Sông Cấm

Đường đô thị

1.250

22,5

2030

5

Vũ Yên

Sông Cấm

Vành đai 3

2.110

22,5

2030

6

Hầm Vũ Yên

Sông Cấm

Đường đô thị

1.000

18,5

2030

7

Hầm Đình Vũ

Kênh Hà Nam

Đường chuyên dùng

3.800

18,5

2030

III

Cầu chính trong khu vực đô thị trung tâm

1

Hạ Lý

Sông đào

Đường Hồng Bàng

100

31

2020

2

Cầu Rào 2

Lạch Tray

Đường trục chính đô thị

248

22,5

2020

3

Cầu Niệm 2

Lạch Tray

Đường trục chính đô thị

200

22,5

2020

4

Cái Tắt 2

Sông Rế

Trục Cầu Bính - Đặng Cương

400

22,5

2020

5

Cái Tắt 3

Sông Rế

Vành đai 2

140

22,5

2020

6

Hải Thành

Lạch Tray

Vành đai 3

600

22,5

2020

7

Cầu Niệm 3

Lạch Tray

Đường đô thị

400

22,5

2020

8

Cầu Rào 3

Lạch Tray

Đường đô thị

300

22,5

2020

9

Hải Thành 2

Lạch Tray

Đường đô thị

500

22,5

2030

IV

Cầu lớn vượt sông ở phía Bắc thành phố

1

Cầu Dinh

Sông Hàn

Kinh Môn-Thủy Nguyên

420

12

2020

2

Cầu Lại Xuân

Đá Vách

Đường tỉnh 352

500

12

2020

3

Cầu Giá 2

Sông Giá

Đường huyện nối tuyến Kinh Môn-Thủy Nguyên sang Minh Đức

420

12

2020

V

Cầu lớn vượt sông ở phía Nam thành phố

1

Cầu Tiên Thanh

Thái Bình

Tuyến nối Quốc lộ10-Quốc lộ 5

-

-

2020

2

Cầu Hàn

Thái Bình

Đường tỉnh 354

250

12

2020

3

Cầu Đối mới

Đa Độ

Đường tỉnh 362

250

22,5

2020

4

Vọng Hải

Đa Độ

Tuyến Nam cầu Niệm 2 - Kiến Thụy - Quốc lộ 37/cầu sông Hóa

125

12

2020

5

Dương Áo

Văn Úc

Tuyến đường tỉnh quy hoạch nối cầu Rào 2 - Kiến Thụy - Quốc lộ 37/cầu sông Hóa

800

12

2030

6

Trấn Dương

Thái Bình

Tuyến đường tỉnh quy hoạch nối cầu Rào 2- Kiến Thụy -Quốc lộ 37/cầu sông Hóa

500

12

2030

7

Quang Thanh

Văn Úc

Đường tỉnh 360

400

12

2030

Ghi chú:

Tên cầu và quy mô theo dự án của trung ương (hiện chưa xác định)

Chưa bao gồm các cầu có L< 100m (xây dựng cùng các tuyến đường)

 

PHỤ LỤC 6

CÁC NÚT GIAO CẮT QUY HOẠCH
(Kèm theo Nghị quyết số ....... /2014/NQ-HĐND ngày .... tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân thành phố)

Nút giao trên các tuyến cao tốc và quốc lộ

TT

Tuyến

Vị trí các nút giao khác mức quy hoạch

Số lượng

1

Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

Nút giao Quốc lộ 10; nút giao tuyến nối Quốc lộ 10-Quốc lộ 5; nút giao cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh; nút giao Đường tỉnh 353 (Phạm Văn Đồng); nút giao tuyến Tân Vũ - Lạch Huyện

5

2

Cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh và tuyến nối thành phố Hạ Long với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

Nút giao tuyến nối sân bay Tiên Lãng - Quốc lộ 10; nút giao đường bộ ven biển để đi chung cầu vượt sông Văn Úc; nút giao cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; nút giao Vũ Yên

4

3

Quốc lộ 5

Nút giao Quốc lộ 10; nút giao Vành đai 2; nút giao cầu Niệm

3

4

Quốc lộ 10

Nút giao tuyến liên tỉnh Kinh Môn-Thủy Nguyên; nút giao Đường tỉnh 352; nút giao Quốc lộ 5; nút giao đường trục đô thị Bắc Sơn-Nam Hải; nút giao Vành đai 3; nút giao cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

6

5

Quốc lộ 37 mới

 

0

Nút giao cắt thuộc đô thị trung tâm trong vành đai 2

TT

Tuyến

Vị trí các nút giao khác mức quy hoạch

Số lượng

1

Nút giao cắt khác mức liên thông

2

 

Đường đô thị

Nút giao Nam cầu Bính, nút giao Nam cầu Nguyễn Trãi

2

2

Nút giao cắt khác mức trực thông

13

 

Quốc lộ 5 (Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Nút giao ngã 3 Đình Vũ, nút giao với Đại lộ 13/5; nút giao với tuyến Hồ Sen - Cầu Rào; nút giao với đường Lê Hồng Phong; nút giao với tuyến Cầu Bính - Đặng Cương.

5

 

Trục đô thị Bắc Sơn - Nam Hải

Nút giao với vành đai 2; nút giao với tuyến Hồ Sen - cầu Rào; nút giao với đường Lê Hồng Phong; nút giao đường Trường Chinh

4

 

Tô Hiệu

Nút giao với đường Lạch Tray; nút giao với đường Trần Nguyên Hãn

2

 

Tuyến nối Quốc lộ 10 - Quốc lộ 5

Nút giao với vành đai 3; nút giao với trục đô thị Bắc Sơn-Nam Hải

2

3

Cải tạo mở rộng nút giao cắt đồng mức

22

 

Các tuyến khác

Nút giao Havico-Quốc lộ 5; nút giao ngã 3 Văn Cao - Nguyễn Bỉnh Khiêm; nút giao dưới cầu vượt Lạch Tray; nút giao Quán Mau - Lạch Tray; nút giao Hồng Bàng-Bạch Đằng - Hùng Vương; nút giao ngã 6 cũ Điện Biên Phủ - Lương Khánh Thiện; nút giao ngã 6 Máy Tơ; nút giao ngã 3 Đà Nẵng - Chùa Vẽ; nút giao ngã 3 Lê Thánh Tông - Ngô Quyền; nút giao đập Tam Kỳ (Nguyễn Đức Cảnh - Trần Nguyên Hãn); nút giao ngã 3 Trần Nguyên Hãn - Hai Bà Trưng - đường sắt; nút giao ngã tư An Dương (Tôn Đức Thắng - Trần Nguyên Hãn); nút giao ngã tư Cát Cụt - Tô Hiệu; nút giao ngã tư Thành đội Hồ Sen - Tô Hiệu; nút giao ngã 5 Vũ Chí Thắng - Trần Nguyên Hãn; nút giao ngã 3 Tô Hiệu - Hàng Kênh; nút giao bờ Bắc chân cầu Niệm; nút giao lối ra vào bến xe Niệm Nghĩa; nút giao ngã 3 cầu Quay - Nguyễn Đức Cảnh - Lán Bè; nút giao Phạm Văn Đồng - Trung Dũng 3; nút giao ngã 3 Quán Ngọc trên Đường tỉnh 353; nút giao cây xăng Sao Đỏ trên Đường tỉnh 353; nút giao ngã 3 Đa Phúc - Đường tỉnh 355 Kiến An

 

Nút giao cắt trên vành đai 2 và vành đai 3

TT

Tuyến

Vị trí các nút giao khác mức quy hoạch

Số lượng

1

Vành đai 2

Nút giao với đường vành đai 3 phía Bắc; nút giao đường trục Bắc sông Cấm; nút giao Đường tỉnh 352; giao đường nối Quốc lộ 10 - Quốc lộ 5; nút giao vành đai 3 phía Nam

5

2

Vành đai 3 (ngoài các đoạn trùng vành đai 2 và trùng Quốc lộ 10)

Nút giao với tuyến Đường tỉnh 359; giao với đường nối Quốc lộ 10-Quốc lộ 5; giao với đường nối Nam cầu Niệm 2 - Kiến Thụy - Quốc lộ 37/cầu Sông Hóa

3

 

PHỤ LỤC 7

VỊ TRÍ, QUY MÔ DỰ KIẾN CÁC BẾN XE LIÊN TỈNH CHÍNH
(Kèm theo Nghị quyết số ....... /2014/NQ-HĐND ngày .... tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân thành phố)

TT

Bến xe

Vị trí

Quy mô năm 2020

Quy mô năm 2030

1

Bến xe phía Tây

Hùng Vương - Quỳnh Cư 2 (quận Hồng Bàng)

Loại 1

Loại 1

2

Bến xe phía Bắc

Kênh Giang (huyện Thủy Nguyên)

Loại 1

Loại 1

3

Bến xe phía Nam

Tràng Minh (quận Kiến An)

Loại 2

Loại 1

4

Bến xe phía Đông

Tràng Cát - Tân Vũ (quận Hải An)

Loại 1

Loại 1

5

Bến xe Vĩnh Bảo

Thị trấn Vĩnh Bảo

Loại 3

Loại 3

6

Bến xe phía Đông Nam

Hải Thành - Đại Đồng - Minh Tân (quận Dương Kinh)

Loại 1

Loại 1

7

Bến xe Tây Bắc

Tân Tiến - Lê Thiện (quận An Dương)

-

Loại 1

8

Bến xe phía Tây 2

Trường Thành - Trường Thọ (huyện An Lão)

-

Loại 1

 

PHỤ LỤC 8

DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị quyết số ....... /2014/NQ-HĐND ngày .... tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân thành phố)

TT

Dự án

Ước tính tổng vốn đầu tư

(tỷ đồng)

Dự kiến nguồn vốn đầu tư

1

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng tuyến đường trục qua khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng

683

Ngân sách trung ương; ngân sách thành phố

2

Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 356 đoạn 2A từ ngã 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ (Km0 - Km2+231)

1.311

Ngân sách trung ương; ngân sách thành phố

3

Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 356 đoạn từ ngã 3 Hiền Hào đến ngã ba Áng Sỏi (huyện Cát Hải)

565

Ngân sách trung ương; ngân sách thành phố

4

Dự án Đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân và đường hai đầu cầu (huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng và huyện Đông Triều, Quảng Ninh)

530

Ngân sách trung ương; ngân sách thành phố

5

Dự án đầu tư tuyến nối giữa Quốc lộ 10 với Quốc lộ 5

2.975

Ngân sách trung ương; ngân sách thành phố

6

Dự án đường 362 đoạn từ đường 354 đến đò Sòi

250

Ngân sách trung ương; ngân sách thành phố

7

Đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến ngã ba Chợ Con)

1.089

Ngân sách trung ương; ngân sách thành phố

8

Đường Đông Khê 2

1.357

Ngân sách thành phố

9

Đường Vành đai 3 - khu công nghiệp Phà Rừng - Nút giao đường Phạm Văn Đồng

1.375

Ngân sách trung ương; ngân sách thành phố

10

Nút giao Lê Hồng Phong - Nguyễn Bỉnh Khiêm và nút giao đường Hồ Sen - Cầu Rào 2 nối đường Nguyễn Văn Linh

750

Ngân sách thành phố

11

Đường gom Quốc lộ 10 đoạn qua thành phố Hải Phòng

499

Ngân sách trung ương; ngân sách thành phố

12

Đường liên tỉnh từ Thủy Nguyên (Hải Phòng) đi Kinh Môn (Hải Dương)

500

Ngân sách trung ương; ngân sách thành phố

13

Một số dự án xây dựng đường trục chính khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị

5.862

Doanh nghiệp; ngân sách trung ương; ngân sách thành phố

14

Cầu Nguyễn Trãi

Chuẩn bị đầu tư

 

15

Cầu Vũ Yên

Chuẩn bị đầu tư

 

 

Tổng

17.746

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 32/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch giao thông vận tải đường bộ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành

  • Số hiệu: 32/2014/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/12/2014
  • Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
  • Người ký: Dương Anh Điền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/12/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản