Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2013/NQ-HĐND | Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2013 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ XÂY DỰNG KHU VỰC PHÒNG THỦ THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 8
(Từ ngày 02/12/2013 đến ngày 06/12/2013)
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ngày 19 tháng 5 năm 1994;
Căn cứ Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996; Căn cứ Nghị định số 74/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An ninh quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 152/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về khu vực phòng thủ;
Căn cứ Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;
Căn cứ Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ;
Xét Tờ trình số 225/TTr-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Xây dựng khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân Thành phố và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Xây dựng khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
1.1. Xây dựng khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội vững mạnh toàn diện cả về tiềm lực, lực lượng và thế trận, trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; trong đó, phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh; nhằm ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “Diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.
1.2. Nâng cao chất lượng xây dựng và hoạt động của các lực lượng trong khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an nhân dân, dân quân tự vệ vững mạnh, toàn diện, sẵn sàng xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Thủ đô Hà Nội trong mọi tình huống, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
1.3. Huy động mọi nguồn lực cho xây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ, đầu tư ngân sách địa phương bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2. Nội dung xây dựng khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội
2.1. Xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần
- Giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ, công chức, viên chức và toàn dân, nâng cao nhận thức trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng thành phố Hà Nội thành khu vực phòng thủ vững chắc.
- Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện làm cơ sở nền tảng khu vực phòng thủ quận, huyện, thị xã và thành phố Hà Nội.
- Phát triển giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực cho quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người mới Thủ đô thanh lịch, văn minh, có tri thức; hoàn thiện thiết chế văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống Thăng Long - Hà Nội; xây dựng mới các công trình văn hóa tiêu biểu. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, phong tục tập quán tốt đẹp của mỗi địa phương.
- Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt các chính sách xã hội và hậu phương quân đội.
2.2. Xây dựng tiềm lực kinh tế
- Thực hiện Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh phù hợp với đặc điểm từng lĩnh vực, từng ngành, từng địa phương trong việc xây dựng thực hiện quy hoạch, kế hoạch dự án phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh Thủ đô.
- Phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế trong khu vực phòng thủ. Coi trọng phát triển, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đô thị, vừa đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội, vừa phục vụ nhiệm vụ phòng thủ dân sự khi có tình huống xảy ra; củng cố, xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông, đầu tư và phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông, bảo đảm phát triển kinh tế gắn với quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống.
- Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân của hệ thống y tế. Chú trọng phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
- Coi trọng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực phòng thủ then chốt, căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương của khu vực phòng thủ thành phố, quận, huyện, thị xã.
- Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch, phương án bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho tác chiến phòng thủ thành phố khi có tình huống xảy ra. Thực hiện nhiệm vụ động viên quốc phòng và phòng thủ dân sự. Có kế hoạch chủ động chuẩn bị sẵn sàng động viên công nghiệp, phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân bảo đảm cho nhu cầu quốc phòng khi có tình huống xảy ra.
- Tăng cường công tác đối ngoại, thực hiện liên kết phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng. Gắn phát triển công nghiệp địa phương với công nghiệp quốc phòng, sẵn sàng sản xuất các mặt hàng phục vụ quốc phòng khi có chiến tranh.
2.3. Xây dựng tiềm lực về quân sự - an ninh
- Xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô vững mạnh toàn diện, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; lực lượng bộ đội thường trực, công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao.
- Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn liền với thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc; thực hiện nghiêm quy định pháp luật về phối hợp hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng.
- Huấn luyện nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; xây dựng nghệ thuật tác chiến trong khu vực phòng thủ; tổ chức biên chế lực lượng chặt chẽ, trang bị đủ mạnh, quản lý, chỉ huy linh hoạt, thực sự là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, cháy nổ, cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.
- Thường xuyên làm tốt công tác đăng ký, quản lý nguồn dự bị động viên. Nâng cao chất lượng sắp xếp, biên chế, huấn luyện, sẵn sàng huy động lực lượng dự bị động viên gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu; hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao hàng năm về huy động huấn luyện quân nhân dự bị.
- Hàng năm hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao về tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ bảo đảm chất lượng cao.
2.4. Tăng cường sức mạnh vật chất khu vực phòng thủ
Đảm bảo chi ngân sách địa phương cho nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương theo quy định của pháp luật.
2.5. Xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ
- Lập quy hoạch, xây dựng thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ gắn với quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng, kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và các quận, huyện, thị xã. Bổ sung hoàn chỉnh phương án, kế hoạch tác chiến và bảo đảm tác chiến phòng thủ của các cấp, các ngành, các lực lượng.
- Thường xuyên xây dựng các thành phần thế trận trong khu vực phòng thủ thành phố, quận, huyện, thị xã vững mạnh, coi trọng xây dựng cơ sở xã, phường, thị trấn vững mạnh toàn diện.
- Tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ việc khảo sát, lập dự án, triển khai thi công các công trình phòng thủ, công trình chiến đấu tại các khu căn cứ, các khu vực trọng điểm của Thành phố đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
- Coi trọng đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự, huấn luyện lực lượng vũ trang đối phó với chiến tranh công nghệ cao khi có tình huống xảy ra.
- Nắm chắc nguyên tắc sử dụng lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ. Quản lý chặt chẽ đất quốc phòng và công trình quốc phòng và khu quân sự, xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Giải pháp
3.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử của Thủ đô Hà Nội; tăng cường công tác giáo dục quốc phòng, an ninh; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn dân nhận thức sâu sắc về xây dựng khu vực phòng thủ, hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.2. Tăng cường quản lý, điều hành của chính quyền, nâng cao trình độ tham mưu của cơ quan quân sự, công an, các ban, ngành, đoàn thể chính trị; chủ động xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch tác chiến khu vực phòng thủ theo quy định đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoạt động của khu vực phòng thủ thành phố, quận, huyện, thị xã trong thời bình và thời chiến.
Chủ động thực hiện các nội dung phối hợp giữa chính quyền với cơ quan quân sự địa phương, nhất là trong việc tham gia ý kiến đối với quy hoạch ngành, lĩnh vực để đảm bảo phù hợp với quy hoạch khu vực phòng thủ.
3.3. Huy động tiềm lực tại chỗ, tận dụng các điều kiện thuận lợi trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội… Phát huy mọi nguồn lực, các thành phần kinh tế để xây dựng khu vực phòng thủ của từng quận, huyện, thị xã và thành phố.
3.4. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công với cách mạng, chính sách hậu phương quân đội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm; đẩy mạnh hoạt động quân - dân y kết hợp, chăm sóc sức khỏe của lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn. Huy động sức mạnh của các tầng lớp nhân dân Thủ đô tham gia xây dựng khu vực phòng thủ thành phố Hà Nội.
3.5. Tăng cường phối hợp với các bộ, ban, ngành đóng trên địa bàn, các tỉnh thuộc vùng Thủ đô để xây dựng khu vực phòng thủ có hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật.
3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2013./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về tăng cường xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh giai đoạn 2015- 2020 do Tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND về tổ chức thực hành diễn tập năm 2010 trong khu vực phòng thủ của tỉnh Vĩnh Long
- 4Nghị quyết 38/2017/NQ-HĐND về xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020
- 1Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi 2005
- 2Luật Quốc phòng 2005
- 3Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994
- 4Pháp lệnh Lực lượng Dự bị động viên năm 1996
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- 8Luật dân quân tự vệ năm 2009
- 9Nghị quyết 18/2012/NQ-HĐND xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện giai đoạn 2012 - 2015 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 về tăng cường xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh giai đoạn 2015- 2020 do Tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 11Chỉ thị 03/CT-UBND về tổ chức thực hành diễn tập năm 2010 trong khu vực phòng thủ của tỉnh Vĩnh Long
- 12Nghị quyết 38/2017/NQ-HĐND về xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020
Nghị quyết 30/2013/NQ-HĐND về xây dựng khu vực phòng thủ Thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo
- Số hiệu: 30/2013/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 06/12/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Ngô Thị Doãn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra