Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 30/2011/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 18 tháng 8 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỀ ÁN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG CÁC KHU DÂN CƯ MỚI QUY HOẠCH CỦA THÀNH PHỐ QUY NHƠN NĂM 2011

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
KHÓA XI, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 51/TTr-UBND ngày 11/8/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xin ý kiến thông qua Đề án đặt tên đường các Khu dân cư mới quy hoạch của thành phố Quy Nhơn năm 2011; Báo cáo thẩm tra số 10/BC-VHXH ngày 11/8/2011 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án đặt tên đường các Khu dân cư mới quy hoạch của thành phố Quy Nhơn năm 2011 (có Danh mục tên đường kèm theo).

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Văn hóa- Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được thông qua tại kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Tùng

 

ĐỀ ÁN

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG CÁC KHU DÂN CƯ MỚI QUY HOẠCH CỦA TP. QUY NHƠN NĂM 2011
(Kèm theo Nghị quyết số 30/2011/NQ-HĐND ngày 18/8/2011 của HĐND tỉnh )

Thành phố Quy Nhơn có quá trình hình thành và phát triển trên 110 năm, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, hiện nay là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định. Quá trình đô thị hóa và chỉnh trang, mở rộng đô thị đã điều chỉnh và hình thành một số khu dân cư, khu đô thị mới, khu công nghiệp.v.v...với nhiều tuyến đường bộ được quy hoạch mới. Qua 3 lần UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định điều chỉnh, đặt mới tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, đã có 293 tuyến đường được đặt tên.

Hiện nay, do tiếp tục thực hiện công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị nên có nhiều tuyến đường ở các khu dân cư mới chưa có tên. Nay UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định, với các nội dung như sau:

I. Sự cần thiết đặt tên đường

Là đô thị, việc đặt tên đường phố không chỉ nhằm thực hiện tốt công tác quản lý hành chính trên địa bàn của chính quyền, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thông qua địa chỉ số nhà, tên đường cụ thể để hoạt động sản xuất, kinh doanh, quan hệ giao dịch kinh tế, văn hóa - xã hội với các địa phương khác và ngược lại. Mặt khác, thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh nên các đường phố cần được đặt tên, có số nhà vừa thể hiện nếp sống văn minh của đô thị, vừa có ý nghĩa góp phần giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, nâng cao tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc. Do vậy, việc đặt tên đường đối với các khu dân cư đã quy hoạch là rất cần thiết.

II. Số tuyến đường đề nghị đặt tên

Căn cứ thực tế quy hoạch, lý trình mỗi tuyến đường và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để lập Đề án đặt tên đường cho các khu dân cư mới quy hoạch của UBND thành phố Quy Nhơn lần này là 58 tuyến đường gồm các khu dân cư: Đảo 1B Bắc Hà Thanh (21 tuyến đường); Đảo 1A Bắc Hà Thanh (13 tuyến đường); Xóm tiêu (11 tuyến đường); Khu dân cư Trại gà 1 (06 tuyến đường); Đông Võ Thị Sáu (05 tuyến đường); Bông Hồng (01 tuyến đường) và Đông bến xe (01 tuyến đường) trình Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định xem xét, quyết định.

III. Căn cứ pháp lý

- Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng (ban hành kèm theo Nghị định số: 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính Phủ);

- Thông tư số: 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng theo Nghị định số: 91/2005/NĐ-CP của Chính Phủ;

IV. Nguyên tắc đặt tên đường

Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn năm 2011 tuân theo những nguyên tắc quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật nói trên, cụ thể như sau:

- Tất cả các tuyến đường xây dựng theo quy hoạch đô thị, sử dụng ổn định trên địa bàn thành phố đều được xem xét đặt tên.

- Căn cứ lý trình, vị trí, cấp độ, quy mô của đường để đặt tên tương xứng với ý nghĩa của địa danh, tầm quan trọng của sự kiện lịch sử và công lao của danh nhân.

- Không đặt tên đường bằng các tên gọi khác nhau của một danh nhân trên cùng địa bàn.

- Việc lựa chọn tên đặt cho từng tuyến đường phải bảo đảm các yêu cầu:

+ Tên các nhân vật lịch sử qua các thời đại (anh hùng dân tộc, người có công với đất nước, danh nhân văn hóa) phải bảo đảm tính khoa học, lịch sử và tính pháp lý; đánh giá đúng vai trò, vị trí, công đức của các nhân vật đối với dân tộc, với lịch sử, đặc biệt là đối với quê hương Bình Định, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.

+ Tên các địa danh, các mốc sự kiện lịch sử, các di tích lịch sử - văn hóa phải có giá trị tiêu biểu đối với đất nước, địa phương.

+ Tên các lãnh tụ, các nhà lãnh đạo, các anh hùng liệt sĩ trong thời đại Hồ Chí Minh phải hết sức tiêu biểu, ưu tiên các nhân vật có mối quan hệ trực tiếp với Bình Định và thành phố Quy Nhơn.

- Ngoài ra, Đề án đặt tên đường cũng rất quan tâm đến các yếu tố tâm lý, tình cảm của nhân dân, nhất là tên phải dễ nhớ, dễ thuộc, dễ gọi, quen gọi.

V. Căn cứ tài liệu

- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - NXB Khoa học xã hội - 1991.

- Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - 2006.

- Chân dung anh hùng thời đại Hồ Chí Minh - NXB Quân đội.

- Nhà Tây Sơn - Quách Tấn, Quách Giao.

- Võ Nhân Bình Định - Quách Tấn, Quách Giao.

- Tư liệu về phong trào Tây Sơn - trên đất Nghĩa Bình - Phan Huy Lê - Phan Đại Doãn chủ biên

- Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam - Viện sử học NXB KHXH, 1988.

- Tóm tắt Thành tích đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND liệt sĩ Võ Phước của Bộ CHQS tỉnh Bình Định.

- Lịch sử Đảng bộ huyện An Nhơn 1930 - 1975; Từ Hà Tĩnh đến Nhà đày Kon Tum.

Ngoài ra còn căn cứ danh sách tên đường đã đặt tại các thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Lạt, Nha Trang, Tuy Hòa, Quảng Ngãi, Pleiku...

VI. Danh sách tên đường (Có danh sách tên đường kèm theo)

 

DANH SÁCH

ĐẶT TÊN ĐƯỜNG CÁC KHU DÂN CƯ MỚI QUY HOẠCH CỦA TP. QUY NHƠN NĂM 2011
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 30/2011/NQ-HĐND ngày 18/8/2011 của HĐND tỉnh về Đề án đặt tên đường các Khu dân cư mới quy hoạch của TP. Quy Nhơn)

TT

Tuyến đường quy hoạch

Lý trình

Lộ giới (m)

Lòng đường (m)

Vỉa hè 2 bên (m)

Chiều dài (m)

Tên đường

1

2

3

4

5

6

7

8

I. Khu dân cư 1B Bắc Hà Thanh

01

Đường số 1

Từ đường số 2 – đường số 6

14

8

(3 x 2)

196

Lưu Trọng Lư (1911 – 1991) Bố Trạch - Quảng Bình

02

Đường số 2

Từ đường số 1 – đường số 12

18

19,5

9

9

(4,5 x 2)

(6 + 4,5)

136,8

622,7

759,5

Hoàng Văn Thái(1915 – 1986)

Thái Bình

03

Đường số 16

Từ đường số 3 – đường số 12

18

9

(4,5 x 2)

550

Lê Trọng Tấn (1914 - 1986)

Hoài Đức - Hà Tây

04

Đường số 4B

Từ đường số 23B-đường số 1

12

6

(3 x 2)

86

NguyễnVăn Huyên (1908 – 1975) Hà Nội

05

Đường số 23B + 23C

Từ đường số 6 – hết đường số 23C

12

11

6

6

(3 x 2)

(3 + 2)

202

63

265

Huỳnh Đăng Thơ(1889 – 1982)

An Nhơn - Bình Định

06

Đường số 6

Từ đường số 1 - đường số 3

Từ đường số 3 - đường số 15

Từ đường số 15-đường số 2

12

 

20

 

19

6

 

10

 

10

(3 x 2)

 

(5 x 2)

 

(5 + 4)

136

217

168

521

Hoàng Minh Thảo

(1921-2008)

Kim Động - Hưng Yên

07

Đường số 12

Từ Cầu chữ Y – đường số 2

36

20

(8 x 2)

521

Huỳnh Tấn Phát

(1913 – 1989)

Bình Đại - Bến Tre

08

Đường số 16B

Từ đường số 5 – đường số 13

10

5

(2,5 x 2)

130

Nguyễn Hữu Tiến

(1602 – 1665)

Hoài Nhơn - Bình Định

09

Đường số 14

Từ đường số 5 – đường số 16

14

7

(3,5 x 2)

361,3

Bùi Đức Sơn

(1948 - 2006 )

Hoài Nhơn, Bình Định

10

Đường số 10

Từ đường số 5 – đường số 2

16

8

(4 x 2)

351,3

Nguyễn Quảng

(1944 – 1974)

Phù Mỹ,Bình Định

11

Đường số 9

Từ đường số 2 – đường số 10

12

6

(3 x 2)

244

Nguyễn Thanh Trà

(1952 – 1975)

Phù Mỹ, Bình Định

12

Đường số 11

Từ đường số 2 – đường số 6

12

6

(3 x 2)

161

Phạm Huy Thông

(1916 – 1988)

Ân Thi - Hưng Yên

13

Đường số 4

Từ đường số 11 – đường số 15

14

6

(3 + 5)

85

Mạc Thị Bưởi

(1927 – 1951)

Nam Thanh-Hải Dương

14

Đường số 17

Từ đường 2 đến đường 6

16

6

(5 x 2)

100

Lý Chính Thắng

(1917 – 1946)

Hương Sơn - Hà Tĩnh

15

Đường số 19B

Từ đường số 2 - đường số 6

16

6

(5 x 2)

85

Trần Thị Lan

(Thế kỷ XVIII)

Tây Sơn - Bình Định

16

Đường số 8

Từ đường số 15 - đường số 2

14,5

7

(4 + 3,5)

168,3

Phạm Ngọc Thảo (1922 – 1965) Bến Tre

17

Đường số 15A

Từ đường số 14 – đường số 16

12

6

(3 x 2)

132

Vũ Đình Huấn (Thế kỷ XVIII)

Phù Ly (nay là Phù Cát- Bình Định)

18

Đường số 13

Từ đường số 14 – đường số 9

12

6

(3 x 2)

221,7

Lý Văn Bưu

(hay Đô đốc Mưu)

(Thế kỷ XVIII)

Phù Ly (nay là Phù Cát – Bình Định)

19

Đường số 13A

Từ đường số 14 – đường số 16A

8

4

(2 x 2)

88

Vũ Thị Đức (Thế kỷ XVIII)

Phù Ly (nay là Phù Cát- Bình Định)

20

Đường số 16A

Từ đường số 7 – đường số 13

8

4

(2 x 2)

83

Ngô Chi Lan

(1442 – 1501)

Kim Hoa - Bắc Giang

21

Đường số 7

Từ đường số 14 – đường số 16

14

7

(3,5 x 2)

132

Đặng Tiến Đông (1738 – 1797)

Chương Mỹ - Hà Tây

II. Khu dân cư 1A Bắc Hà Thanh

01

Đường số 4

Từ đường số 1 – đường số 9

18

9

(4,5 x 2)

310

Hà Huy Giáp (1906 – 1995)

Hương Sơn – Hà Tĩnh

02

Đường số 2

Từ đường số 1 - đường số 9

18

9

(4,5 x 2)

310

Tạ Quang Bửu(1910 – 1986)

Nam Đàn – Nghệ An.

03

Đường số 14

Từ đường số 1 - đường số 1

7

4

(2 + 1)

480

Nguyễn Hiền (1234 – 1255 )

Thượng Hiền – Hà Tây

04

Đường số 1 + một phần đường số 9

Từ đường số 3 – đường số 15 (Đảo 1B)

16

7

(4,5 x 2)

837

Nguyễn Hoàng (1524 – 1613)

Tống Sơn - Thanh Hóa

05

Đường số 3 (1A + 1B) + Đường số 5

Từ đường Q. Nhơn – Nhơn Hội đến Sông Hà Thanh

Từ đường số 9 – đường số 16B (nối với đảo 1B)

26

 

 

12

 

12

 

 

6

 

(7 x 2)

 

 

(3 x 2)

 

607 641

 

 

553 1801

 

Lê Thanh Nghị

(1911 - 1989)

 

Tứ Lộc - Hải Dương

06

Đường số 9 +Đ.số 15 (1B)

Từ đường số 3 – đường số 2 (Đảo 1B)

Từ đường số 2 – Bờ sông

16

 

 

20

7

 

 

10

(4,5 x 2)

 

 

(5 x 2)

558

670

1228

Tố Hữu

(1920–2002)

Quảng Điền,

Thừa Thiên Huế

07

Đường số 8

Từ đường số 13 – đường số 6

10

6

(2 x 2)

490

Nguyễn Bèo

(1938 – 1969)

An Nhơn – Bình Định

08

Đường số 13

Từ đường số 12 – đường số 9

10

6

(2 x 2)

106

Phan Phu Tiên

(1371 - 1456 )

Từ Liêm – Hà Nội

09

Đường số 12

Từ đường số 5 - đường số 8

10

6

(2 x 2)

130

Tôn Thất Đạm (hay Tôn Thất Đàm)

(1866 – 1888)

Thừa Thiên Huế

10

Đường số 11

Từ đường số 5 - đường số 7

10

6

(2 x 2)

87

Đặng Huy Trứ(1825 – 1874)

Hương Trà –Thừa Thiên Huế

11

Đường số 10

Từ đường số 5 - đường số 8

10

6

(2 x 2)

130

Lê Trung Đình (1863 – 1885)

Bình Sơn - Quảng Ngãi

12

Đường số 6

Từ đường số 10 - đường số 9

10

6

(2 x 2)

136

Hồ Biểu Chánh (1884 – 1958)

Gò Công - Tiền Giang

13

Đường số 7

Từ đường số 4 - đường số 2

12

6

(3 x 2)

137

Trừ Văn Thố (1936 – 1963)

Cai Lậy – Tiền Giang

III. Khu quy hoạch Xóm Tiêu

01

Đường số 3

Từ đường số 5 - đường số 6

9

6

(1,5 x 2)

142,5

Trần Văn Giáp

(1898 – 1973)

Thanh Miện-Hải Dương

02

Đường số 4

Từ đường số 5 - đường số 6

9

6

(1,5 x 2)

142,5

Lưu Văn Lang

(1880 – 1969)

Sa Đéc – Đồng Tháp

03

Đường số 5

Từ đường Xuân Thủy - đường Thành Thái

15

7

(4 x 2)

125

Nguyễn Phong Sắc

(1902 - 1931)

Bạch Mai - Hà Nội

04

Đường số 7

Từ đường Xuân Thủy - đường Thành Thái

13,5

6,5

(3,5 x 2)

105

Đào Duy Anh

(1904 – 1988)

Tả Thanh Oai - Hà Nội

05

Đường số 8+9

Từ đường Xuân Thủy - đường Thành Thái

10

6

(2 x 2)

95 x 2 = 190

Lê Anh Xuân

(1940 – 1968)

Mỏ Cày - Bến Tre

06

Đường số 10

Từ đường Xuân Thủy - đường Thành Thái

9,5

6,5

(1,5 x 2)

90

Thái Văn Lung

(1916 – 1946)

Thủ Đức - Hồ Chí Minh

07

Đường số 12

Nguyễn Trường Tộ - Nguyễn Xuân Nhĩ

9

6

(1,5 x 2)

117,5

Trần Can

(1931 – 1954)

Yên Thành - Nghệ An

08

Đường số 17

Từ đường số 24 - đường Võ Duy Dương

9

5

(2 x 2)

240,6

Nguyễn Nghiêm

(1903 – 1931)

Đức Phổ - Quảng Ngãi

09

Đường số 19

Từ đường Đặng Thành Chơn - đường số 22

11

5

(2 + 4)

64,8

Khúc Hạo (Thế kỷ X)

Hải Dương

10

Đường số 20

Từ Đặng Thành Chơn - đường Thành Thái

9

5

(2 x 2)

109,3

Lê Đình Chinh

(1960 – 1978)

Hoằng Hóa-Thanh Hóa

11

Đường số 22

Từ đường Hồ Tùng Mậu - đường số 20

9

5

(2 x 2)

68,7

Nguyễn Khoa Chiêm

(1659 – 1736)

Trạm Bạc - Hải Dương

IV. Khu Quy hoạch Trại Gà I

01

Hẻm 2

Nguyễn Viết Xuân

Từ đường Nguyễn Viết Xuân - đường Chế Lan Viên

10

6

(2 x 2)

105

Châu Văn Liêm

(1902 – 1930)

Ô Môn - Cần Thơ

02

Hẻm 3

Nguyễn Viết Xuân

Từ đường Nguyễn Viết Xuân đến Chế Lan Viên

10

6

(2 x 2)

80

Hoàng Xuân Hãn

(1908 – 1996)

Đức Thọ - Hà Tĩnh

03

Hẻm 1

Nguyễn Viết Xuân

Từ đường Nguyễn Văn đến hẻm 2

10

6

(2 x 2)

90

Nguyễn Khắc Viện

(1914 – 1997)

Hương Sơn - Hà Tĩnh

04

Hẻm 1

Chế Lan Viên

Từ đường Chế Lan Viên đến Ngô Tất Tố

10

6

(2 x 2)

70,5

Ngô Thì Sĩ

(1726 – 1780)

Tả Thanh Oai – Hà Đông (nay là Hà Tây)

05

Hẻm 2 Chế Lan Viên

Từ đường Chế Lan Viên đến đường Ngô Tất

10

6

(2 x 2)

70,9

Trương Minh Giảng (Thế kỷ XIX)

Bình Dương - Gia Định (nay là Gò Vấp, TPHCM)

06

Hẻm 3

Chế Lan Viên

Từ đường Chế Lan Viên đến giáp đường Mai Hắc Đế

9

5

(2 x 2)

88,5

Nguyễn Phúc Lan

(1601 – 1648)

Tống Sơn - Thanh Hóa

V. Khu Quy hoạch Dân cư Đông Võ Thị Sáu

01

Đường số 10 + Đường số 14

Từ đường Điện Biên Phủ - đường số 14

Từ đường số 14 - Phan Bá Vành (đường số 9)

16

 

12

 

8

 

6

 

(4 x 2)

 

(3 x 2 )

 

313

124

437

 

Trương Vĩnh Ký

(1837-1898)

Tân Minh - Vĩnh Long

02

Đường số 12 + Đường số 6

Từ đường số 10 - Đường số 8

Từ đường số 8 - Đường số 1

18

 

12

10

 

6

(4 x 2)

 

(3 x 2)

 

201

115

316

 

Huỳnh Thị Đào (1940 – 1970)

Vĩnh Thịnh - Vĩnh Thạnh - Bình Định

03

Đường số 05

Từ đường Phan Bá Vành - đường Bùi Cầm Hổ (đường số 3)

12

6

(3 x 2 )

95

Trịnh Hoài Đức

(1765-1825)

Trấn Biên - Biên Hoà

04

Đường số 8 + Đường số 15 (có mương nước lớn ở giữa)

Từ đường Điện Biên Phủ - đường Phan Bá Vành

12

10

 

6

6

 

(3 x2 )

(2 x 2)

 

280 x 2

560

Nguyễn Văn Tâm

(1950 – 1972)

Mỹ Chánh, Phù Mỹ - Bình Định

05

Đường số 1

Từ đường Điên Biên Phủ - Võ Thị Sáu

15

7

(5 + 3)

463

Nguyễn Đình Hoàng (1958 – 1987)

Tây Sơn - Bình Định

VI. Khu Dân cư Đông Bến xe

01

Đường số 5

Từ đường Nguyễn Văn vòng qua công viên đến đường Tôn Thất Bách

12

6

(3 x 2)

239

Nguyễn Hữu Quang (1943 – 1988)

Phù Cát – Bình Định

VII. Khu Dân cư Bông Hồng

01

Đường số 4

Từ đường Tô Ngọc Vân - đường số 5 Nguyễn Thị Yến

12

6

(3 x 2)

104,5

Võ Phước  (1957 – 1970)

Hoài Nhơn – Bình Định

Tổng cộng: 58 tuyến đường

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 30/2011/NQ-HĐND về Đề án đặt tên đường Khu dân cư mới quy hoạch của thành phố Quy Nhơn năm 2011 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa XI, kỳ họp thứ 2 ban hành

  • Số hiệu: 30/2011/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 18/08/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Nguyễn Thanh Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản