Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HĐND TỈNH BẾN TRE | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/HĐND-NQ | Bến Tre, ngày 17 tháng 10 năm 1992 |
NGHỊ QUYẾT
“VỀ CỦNG CỐ TỔ CHỨC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG TỈNH”
KHOÁ IV
KỲ HỌP THỨ 11
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 11/7/1989;
Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đã được Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/5/1990;
Sau khi nghe báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về sơ kết nửa nhiệm kỳ (1989 – 1994) thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trong tỉnh và ý kiến phát biểu của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về vấn đề này,
QUYẾT NGHỊ:
I. Tán thành báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về sơ kết nửa nhiệm kỳ (1989 – 1994) thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trong tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh nhận thấy rằng hơn 2 năm qua, nhất là từ sau khi có quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, Hội đồng nhân dân các cấp trong tỉnh ta đã có những chuyển biến bước đầu tích cực theo xu thế đổi mới của đất nước. Tổ chức của Hội đồng nhân dân các cấp từng bước được củng cố và tăng cường. Hoạt động của Hội đồng nhân dân dần đi vào nề nếp theo hướng mở rộng dân chủ, nâng cao hiệu lực của cơ quan dân cư, có thực chất hơn. Đã quyết định được nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn góp phần vào thắng lợi chung của tỉnh nhà.
Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trong tỉnh chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu đổi mới hiện nay. Tổ chức bộ máy chưa đủ mạnh, ở một số nơi còn thiếu các chức danh chủ chốt và cán bộ giúp việc. Hoạt động của Hội đồng nhân dân ở cơ sở còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo theo đúng quy chế; tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã còn yếu, chưa thể hiện được vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước, ở địa phương. Mối quan hệ giữa HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ ở xã còn yếu, chưa được đảm bảo tốt. Phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ chánh sách cho Đại biểu HĐND chưa được bảo đảm. Đây là những mặt còn tồn tại cần phải được khắc phục có hiệu quả trong nửa nhiệm kỳ còn lại của HĐND các cấp trong tỉnh ta, tạo ra bước chuyển biến mới về chất, đảm bảo cho HĐND hoạt động thực sự có hiệu quả.
II. Để tăng cường củng cố tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp, làm cho HĐND thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, trong khi chờ đợi Quốc hội khoá IX sửa đổi, bổ sung luật tổ chức HĐND, từ nay đến năm 1994, ngoài việc thực hiện nghiêm túc quy chế tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp, Hội đồng nhân dân tỉnh lưu ý cần thực hiện tốt một số chủ trương biện pháp lớn sau đây:
1. Về tổ chức bộ máy của HĐND các cấp:
- Tiến hành bầu bổ sung thêm các chức danh còn thiếu trong bộ phận Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và các huyện, thị, Trưởng Ban thư ký HĐND xã, phường, thị trấn, bổ sung thêm cán bộ cho đủ vào các Ban của Hội đồng nhân dân.
- Tăng cường cán bộ có trình độ năng lực cho bộ máy giúp việc của HĐND, bảo đảm đủ sức làm việc.
- Các huyện, thị xã tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho Đại biểu HĐND xã, phường, thị trấn ít nhất là tất cả các Đại biểu HĐND làm cán bộ chủ chốt, Ban thư ký, Tổ trưởng Tổ Đại biểu HĐND xã ở các ấp đều phải được tập huấn.
- Có kế hoạch đưa cán bộ làm công tác HĐND đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp lý, kiến thức quản lý Nhà nước. Chuẩn bị quy hoạch và đạo tạo cán bộ kế cận cho nhiệm kỳ HĐND khoá mới.
2. Về hoạt động của HĐND các cấp:
- Hội đồng nhân dân các cấp cần thực hiện tốt quy chế, trước mắt cần phải:
- Bảo đảm họp đúng theo định ký 3 tháng 1 lần, họp đủ 4 kỳ trong 1 năm. Trường hợp không họp đúng lệ kỳ phải xin ý kiến chuẩn y của HĐND cấp trên.
- Trước mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND các cấp phải gửi giấy mời và các tài liệu có liên quan đến kỳ họp cho Đại biểu HĐND trước 7 ngày.
- Đại biểu HĐND các cấp có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp của HĐND và tổ chức đi tiếp xúc với cử tri ít nhất 3 tháng 1 lần. Khi một Đại biểu vắng mặt liền trong 3 kỳ họp mà không báo cáo và không có lý do chính đáng thì đưa ra HĐND xem xét tư cách Đại biểu.
- Bảo đảm chế độ sinh hoạt Tổ Đại biểu HĐND theo quy định (mỗi tháng 1 lần).
- Thường trực HĐND các cấp phải bảo đảm sinh hoạt theo lệ kỳ mỗi tháng một lần với các Trưởng phó các Ban của HĐND để kiểm điểm việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND, các quyết định, quy định của mình và đề ra công tác cho tháng sau.
- UBND các xã, phường, thị trấn phải tạo điều kiện thuận lợi cho đồng chí Trưởng Ban thư ký HĐND làm tròn chức năng nhiệm vụ được giao.
- Giữ đúng mối quan hệ giữa Thường trực HĐND, Ban thư ký HĐND với Thường trực UBND và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.
- Thường xuyên sơ kết, rút kinh nghiệm và nhân điển hình tiên tiến. Trước mắt, cuối năm 1992 và quý I/1993, mỗi huyện thị xã phải tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm về tổ chức hoạt động của HĐND ít nhất 1 hoặc 2 xã, phường, thị trấn.
3. Về việc đảm bảo các phương tiên, điều kiện làm việc cho HĐND:
- Bảo đảm cấp đủ kinh phí hoạt động cho 4 kỳ họp của HĐND các cấp hàng năm, kinh phí cho Đại biểu HĐND đi tiếp xúc cử tri, phương tiện đi lại làm việc hàng ngày của Thường trực Hội đồng nhân dân.
- Bảo đảm cấp phát kịp thời, đầy đủ chế độ phụ cấp hoạt động kinh phí của Đại biểu theo quy định, nhất là đối với các Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn. Nơi nào trước đây cấp phát còn thiếu thì phải cấp bổ sung cho đủ. Nơi nào ngân sách xã không đủ cấp thì ngân sách tỉnh phải hỗ trợ.
- Hàng năm Sở Tài chính - Vật giá phải hướng dẫn cho HĐND các cấp lập dự toán kinh phí hoạt động và bảo đảm cấp đầy đủ, kịp thời theo số kinh phí đã được duyệt.
III. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh hướng dẫn các nơi tổ chức thực hiện tốt các chủ trương biện pháp đã nêu trên đây, bảo đảm cho HĐND các cấp hoạt động thực sự có hiệu quả, xứng đáng là cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá IV, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 17/10/1992./.
| CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 35/2011/NQ-HĐND tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XV, nhiệm kỳ 2011 - 2016
- 2Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường
- 3Nghị quyết 28/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên
- 4Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1989
- 2Nghị quyết 35/2011/NQ-HĐND tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XV, nhiệm kỳ 2011 - 2016
- 3Nghị quyết 18/2013/NQ-HĐND về Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường
- 4Nghị quyết 28/2013/NQ-HĐND thông qua Đề án Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Nghị quyết 28/HĐND-NQ năm 1992 về củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trong tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 28/HĐND-NQ
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 17/10/1992
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Dương Văn Ẩn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/10/1992
- Ngày hết hiệu lực: 10/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra