Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 272/2009/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 17 tháng 4 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI MỤC III, ĐIỀU 1 - NGHỊ QUYẾT SỐ 182/2007/NQ-HĐND NGÀY 10/12/2007 CỦA HĐND TỈNH VỀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 237/2008/NQ-HĐND NGÀY 27/9/2008 VỀ BÃI BỎ, SỬA ĐỔI MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI MỤC III, ĐIỀU 1 - NGHỊ QUYẾT SỐ 182/2007/NQ-HĐND NGÀY 10/12/2007 CỦA HĐND TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XII KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Phòng, chống ma tuý ngày 09 tháng 12 năm 2000; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Điều 10 - Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 117/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 01 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm;

Xét Tờ trình số 16/TTr-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh về việc quy định một số giải pháp, cơ chế chính sách đẩy mạnh công tác phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La; Báo cáo thẩm tra số 456/BC-VHXH ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh khoá XII tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại mục III, Điều 1 - Nghị quyết số 182/2007/NQ-HĐND ngày 10/12/2007 của HĐND tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh công tác phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2010 và Nghị quyết số 237/2008/NQ-HĐND ngày 27/9/2008 về bãi bỏ, sửa đổi một số nội dung tại mục III, Điều 1 - Nghị quyết số 182/2007/NQ-HĐND ngày 10/12/2007 của HĐND tỉnh, như sau:

1. Trách nhiệm đóng góp của người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động.

1.1. Thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện và thuốc chữa bệnh thông thường khác: 365.000 đồng/người/đợt điều trị.

1.2. Tiền xét nghiệm: 35.000 đồng/người/đợt điều trị.

1.3. Tiền quần áo: 200.000 đồng/người/đợt điều trị.

1.4. Tiền sinh hoạt văn thể: 60.000 đồng/người/đợt điều trị.

1.5. Tiền xây dựng cơ sở vật chất: 100.000 đồng/người/đợt điều trị.

1.6. Tiền học văn hoá, học nghề (nếu có nhu cầu): 500.000 đồng/người/đợt điều trị.

1.7. Tiền điện, nước, vệ sinh: 20.000 đồng/người/đợt điều trị.

1.8. Chi phí quản lý và phục vụ: 30.000 đồng/người/đợt điều trị.

1.9. Tiền ăn: 300.000 đồng/người/đợt điều trị.

2. Hỗ trợ người nghiện ma tuý bị bắt buộc đưa vào Trung tâm Giáo dục - Lao động theo quyết định của UBND huyện, thành phố; người nghiện ma tuý bị bắt tại các điểm tệ nạn xã hội đưa ngay vào Trung tâm Giáo dục - Lao động (hoàn tất hồ sơ theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), thời gian hỗ trợ là 12 tháng, tối đa là 24 tháng:

2.1. Tiền điện, nước, vệ sinh: 40.000 đồng/người/tháng.

2.2. Tiền quần áo: 200.000 đồng/người/đợt điều trị.

2.3. Người tái nghiện ma tuý có Quyết định của UBND huyện, thành phố cai tái nghiện bắt buộc tại Trung tâm Giáo dục - Lao động, phải kiểm điểm trước nhân dân bản, tiểu khu, tổ dân phố và được hỗ trợ các chi phí cai tái nghiện.

3. Hỗ trợ kinh phí đối với người nghiện ma tuý điều trị cắt cơn nghiện ma tuý tại Trại tạm giam; tại cơ sở y tế; tại gia đình và cộng đồng, điểm tập trung:

3.1. Người nghiện ma tuý tập trung cắt cơn nghiện bằng phương pháp điện châm tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, được hỗ trợ chi phí điều trị 276.000 đồng/người/đợt điều trị, tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày; trường hợp không đủ sức khoẻ để điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý bằng thuốc hướng thần hoặc phương pháp điện châm thì được cấp kinh phí mua các loại thuốc khác để điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý tại Bệnh viện Y học cổ truyền theo phác đồ được Bộ Y tế cho phép.

3.2. Người nghiện ma tuý cắt cơn nghiện tại cộng đồng, điểm tập trung theo quy trình của tỉnh, được hỗ trợ chi phí điều trị 100.000 đồng/người/đợt điều trị (gồm tiền thuốc điều trị, tiền điện, nước, vệ sinh); tiền thăm hỏi 20.000 đồng/người/đợt điều trị; tiền ăn 10.000 đồng/người/ngày.

3.3. Người nghiện ma tuý cắt cơn nghiện tại gia đình theo quy trình của tỉnh, được hỗ trợ tiền thuốc điều trị 70.000 đồng/người/đợt điều trị; tiền thăm hỏi 20.000 đồng/người/đợt điều trị; tiền ăn 60.000 đồng/người/đợt điều trị.

3.4. Người nghiện ma tuý cắt cơn nghiện bằng thuốc hướng thần trong thời gian bị tạm giam, giữ tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ của cơ quan Công an, được hỗ trợ tiền thuốc cắt cơn nghiện: 70.000 đồng/người/đợt điều trị.

3.5. Người nghiện ma tuý sau khi điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện, tiếp tục thực hiện quy trình quản lý sau cai nghiện tại gia đình và cộng đồng, không tái nghiện được hỗ trợ tiền ăn 3.000 đồng/người/ngày và tiền thăm hỏi 10.000 đồng/người/quý trong thời gian tối đa 12 tháng.

4. Người nghiện ma tuý chấp hành xong quy trình cai nghiện ma tuý tại cộng đồng, không tái nghiện, chưa có việc làm, bản thân và gia đình thuộc diện khó khăn được UBND huyện, thành phố xét trợ cấp tái hoà nhập cộng đồng với mức 750.000 đồng/người để tự tạo việc làm, ổn định đời sống; trợ cấp tái hoà nhập cộng đồng chỉ thực hiện 01 lần/người.

5. Hỗ trợ kinh phí cưỡng chế vào cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động đối với 01 người nghiện ma tuý (chi trả cho tổ chức và cá nhân trực tiếp thực hiện cưỡng chế).

5.1. Mức hỗ trợ cho 01 lần cưỡng chế/01 người nghiện ma tuý từ các vùng.

5.1.1. Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý vào cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động huyện, thành phố

a) Vùng 1: 600.000 đồng/người.

b) Vùng 2: 800.000 đồng/người.

c) Vùng 3: 1.000.000 đồng/người.

5.1.2. Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý thuộc thành phố Sơn La vào cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động tỉnh: 900.000 đồng/người.

5.1.3 Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý thuộc các huyện Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu, Yên Châu vào cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động tỉnh.

a) Vùng 1: 900.000 đồng/người.

b) Vùng 2: 1.100.000 đồng/người.

c) Vùng 3: 1.300.000 đồng/người.

5.1.4. Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý thuộc các huyện Bắc Yên, Mộc Châu vào cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động tỉnh.

a) Vùng 1: 1.100.000 đồng/người.

b Vùng 2: 1.300.000 đồng/người.

c) Vùng 3: 1.500.000 đồng/người.

5.1.5. Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Sông Mã, Phù Yên vào cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động tỉnh.

a) Vùng 1: 1.300.000 đồng/người.

b) Vùng 2: 1.500.000 đồng/người.

c) Vùng 3: 1.700.000 đồng/người.

5.1.6. Hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý thuộc huyện Sốp Cộp vào cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động tỉnh.

a) Vùng 2: 1.700.000 đồng/người.

b) Vùng 3: 1.900.000 đồng/người.

5.2. Nội dung hỗ trợ

5.2.1. Kinh phí hoàn tất thủ tục hồ sơ cưỡng chế, mức tối đa 30.000 đồng/01 hồ sơ/01 người.

5.2.2. Số tiền hỗ trợ còn lại xác định là 100%, được phân chia như sau:

- 70% cho công tác trực tiếp cưỡng chế, bao gồm: thuê phương tiện, tiền ăn cho học viên trong thời gian thu gom, công tác quản lý, bảo vệ; hỗ trợ cán bộ thực hiện công tác cưỡng chế (bồi dưỡng cho người trực tiếp thực hiện công tác cưỡng chế…).

- 30% chi công tác Ban Chỉ đạo (họp triển khai, rút kinh nghiệm) và khuyến khích, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện cưỡng chế (cấp huyện, xã và bản, tiểu khu, tổ dân phố).

6. Hỗ trợ kinh phí đưa người nghiện ma tuý mới được phát hiện đến cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh.

6.1. Mức hỗ trợ

6.1.1 Hỗ trợ đưa người nghiện ma tuý thuộc thành phố Sơn La mới được phát hiện đến cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh là 100.000 đồng/người.

6.1.2 Hỗ trợ đưa người nghiện ma tuý thuộc các huyện Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu, Yên Châu mới được phát hiện đến cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh.

a) Vùng 1: 150.000 đồng/người.

b) Vùng 2: 200.000 đồng/người.

c) Vùng 3: 250.000 đồng/người.

6.1.3. Hỗ trợ đưa người nghiện ma tuý thuộc các huyện Bắc Yên, Mộc Châu mới được phát hiện đến cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh

a) Vùng 1: 200.000 đồng/người.

b) Vùng 2: 250.000 đồng/người.

c) Vùng 3: 300.000 đồng/người.

6.1.4. Hỗ trợ đưa người nghiện ma tuý thuộc các huyện Quỳnh Nhai, Sông Mã, Phù Yên mới được phát hiện đến cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh.

a) Vùng 1: 250.000 đồng/người.

b) Vùng 2: 300.000 đồng/người.

c) Vùng 3: 350.000 đồng/người.

6.1.5. Hỗ trợ người nghiện ma tuý thuộc huyện Sốp Cộp mới được phát hiện đến cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh.

a) Vùng 2: 400.000 đồng/người.

b) Vùng 3: 500.000 đồng/người.

6.2. Nội dung hỗ trợ

6.2.1. Kinh phí hoàn tất thủ tục hồ sơ, mức tối đa 30.000 đồng/01 hồ sơ/01 người.

6.2.2. Số tiền hỗ trợ còn lại xác định là 100%, được phân chia như sau:

- 70% chi cho công tác trực tiếp đưa người nghiện vào cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh, bao gồm: thuê phương tiện; tiền ăn của học viên; công tác quản lý, bồi dưỡng cán bộ trực tiếp thực hiện.

- 30% chi họp Ban Chỉ đạo (họp triển khai, rút kinh nghiệm) và khuyến khích, khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích trong thực hiện đưa người nghiện mới phát hiện cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh (cấp huyện, xã và bản, tiểu khu, tổ dân phố).

7. Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng tham gia công tác phòng chống ma tuý.

7.1. Hỗ trợ cán bộ cơ sở thực hiện tốt công tác vận động, giáo dục, thuyết phục người mắc nghiện ma tuý tự nhận và đồng ý chữa trị, cắt cơn nghiện ma tuý (không phải xét nghiệm ma tuý): mức 30.000 đồng/người tự nhận nghiện ma tuý.

7.2. Khoán chi phí gián tiếp đối với mỗi người nghiện ma tuý được điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện (để bồi dưỡng những người tham gia trong quá trình chữa trị cai nghiện ma tuý, thuê địa điểm cai nghiện).

7.2.1. Tại gia đình: 80.000 đồng/người/đợt điều trị.

7.2.2. Tại cộng đồng, điểm tập trung: 170.000 đồng/người/đợt điều trị.

7.2.3. Tại Trại tạm giam của cơ quan Công an 30.000 đồng/người/đợt điều trị.

7.3. Hỗ trợ kinh phí ngoài tiền lương theo quy định chung cho cán bộ chuyên trách thực hiện công tác phòng, chống ma tuý từ cấp xã đến cấp tỉnh với mức bằng 0,3 mức lương tối thiểu.

7.4. Cán bộ, viên chức làm việc tại khoa chữa trị, cai nghiện ma tuý của Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh trong thời gian trực tiếp chữa trị, hỗ trợ cai nghiện cho người nghiện ma tuý được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định tại Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý, đồng thời được hưởng phụ cấp theo Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế của Nhà nước.

7.5. Hỗ trợ tiền may trang phục đối với cán bộ, viên chức tại Trung tâm Giáo dục - Lao động tỉnh, huyện và thành phố: 500.000 đồng/năm.

8. Hỗ trợ kinh phí tăng cường công tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý

8.1. Hỗ trợ kinh phí cho lực lượng thực hiện các biện pháp đấu tranh chống tội phạm ma tuý (Lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng…): 5.000.000 đồng/01 đối tượng bị bắt giữ và khởi tố theo tội danh quy định tại các Điều 194, 197, 198 hoặc 200 - Bộ luật Hình sự.

8.2. Hỗ trợ kinh phí xét xử lưu động các vụ án về ma tuý theo tội danh quy định tại các Điều 194; 197; 198 hoặc 200 - Bộ luật Hình sự

a) Vùng 1: 1.000.000 đồng/01 vụ án.

b) Vùng 2: 1.500.000 đồng/01 vụ án.

c) Vùng 3: 2.000.000 đồng/01 vụ án.

(Bao gồm chi phí tổ chức phiên toà xét xử lưu động, dẫn giải bị cáo, Công an bảo vệ phiên toà; bồi dưỡng thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên toà và Kiểm sát viên tham gia xét xử...).

9. Hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo 03 xã, bản, tiểu khu, tổ dân phố; hoạt động của Câu lạc bộ 03 và duy trì xây dựng xã, bản không có ma tuý.

9.1. Hỗ trợ hoạt động của Câu lạc bộ 03: 5.000 đồng/thành viên/tháng trong thời gian tối đa 24 tháng.

9.2. Hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo 03 xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố căn cứ theo số lượng người nghiện ma tuý sau cai nghiện, sau hỗ trợ cắt cơn nghiện được giao về quản lý tại gia đình và cộng đồng không tái nghiện, số tiền khoán chi là 200.000 đồng/người đối với các xã vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và 100.000 đồng/người đối với các xã, phường, thị trấn còn lại, được phân bổ theo tỷ lệ: Ban Chỉ đạo 03 cấp xã 40%; Ban Chỉ đạo 03 bản, tiểu khu, tổ dân phố 60%.

9.3. Hỗ trợ kinh phí cho Ban Chỉ đạo 03 bản, tiểu khu, tổ dân phố để giữ vững và phấn đấu đạt tiêu chuẩn không có ma tuý, mức hỗ trợ theo quy mô bản, tiểu khu, tổ dân phố.

9.3.1. Hỗ trợ bản, tiểu khu, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn không có ma tuý và cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý giữ vững và xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý.

a) Loại 1: 400.000 đồng/năm.

b) Loại 2: 350.000 đồng/năm.

c) Loại 3 và loại 4: 300.000 đồng/năm.

9.3.2. Hỗ trợ bản, tiểu khu, tổ dân phố chưa đạt tiểu chuẩn không có ma tuý phấn đấu xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn không có ma tuý

a) Loại 1: 1.000.000 đồng/năm.

b) Loại 2: 800.000 đồng /năm.

c) Loại 3 và loại 4: 600.000 đồng/năm.

9.3.3. Hỗ trợ kinh phí để xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố đã được UBND tỉnh cấp giấy xác nhận cơ bản đạt tiêu chuẩn không có ma tuý thực hiện các biện pháp giữ vững danh hiệu đơn vị không có ma tuý (thực hiện đến hết năm 2015), mức hỗ trợ như sau:

a) Xã, phường, thị trấn: 10.000.000 đồng.

b) Bản, tiểu khu, tổ dân phố giữ vững danh hiệu đơn vị không có ma tuý: 5.000.000 đồng/năm; tối đa là 05 năm.

Điều 2. Nguồn kinh phí

Kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống ma tuý được bố trí trong dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm và Quỹ Phòng, chống ma tuý; giao dự toán trực tiếp cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác phòng, chống ma tuý và trong dự toán chi của ngân sách huyện, thành phố.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XII thông qua và thay thế mục III, Điều 1 - Nghị quyết số 182/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh công tác phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2010; Nghị quyết số 237/2008/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2008 của HĐND tỉnh về bãi bỏ, sửa đổi một số nội dung tại mục III, Điều 1 - Nghị quyết số 182/2007/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân tỉnh rà soát bãi bỏ những văn bản UBND tỉnh đã ban hành trái với quy định của Nghị quyết này; xem xét giao cho UBND các huyện, thành phố quy định mức hỗ trợ cụ thể đối với kinh phí hỗ trợ cưỡng chế người nghiện ma tuý vào cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động, kinh phí hỗ trợ đưa người nghiện ma tuý mới được phát hiện
đến cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Y học Cổ truyền và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XII, kỳ họp chuyên đề lần thứ 5 thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Uỷ ban văn hoá, giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Vụ Công tác đại biểu Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Thường trực các Huyện uỷ, Thành uỷ; Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh;
- Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, NL(01b) 450b.

CHỦ TỊCH




Thào Xuân Sùng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 272/2009/NQ-HĐND sửa đổi mục III, Điều 1 - Nghị quyết 182/2007/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh công tác phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2010 và Nghị quyết 237/2008/NQ-HĐND sửa đổi mục III, Điều 1 - Nghị quyết 182/2007/NQ-HĐND

  • Số hiệu: 272/2009/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 17/04/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Thào Xuân Sùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/04/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 17/12/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản