Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2016/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC THU, MIỄN, GIẢM, THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;

Căn cứ Thông tư số 250/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xét Tờ trình số 164/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh vào cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh. Cụ thể như sau:

I. VỀ PHÍ:

1. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống (đối với hoạt động bình tuyển, công nhận do cơ quan địa phương thực hiện):

a) Đối tượng chịu phí: Là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu đăng ký bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống được cơ quan có chức năng cung cấp dịch vụ bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống phải nộp phí.

b) Mức thu:

Stt

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu

1

Bình tuyển, công nhận cây mẹ

đ/cây

450.000

2

Bình tuyển, công nhận cây đầu dòng

đ/cây

1.000.000

3

Bình tuyển, công nhận vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống

đ/vườn giống, rừng giống

2.750.000

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng chịu phí phải nộp một lần toàn bộ số tiền phí khi nộp đơn, hồ sơ yêu cầu thực hiện công việc.

2. Phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố:

a) Đối tượng chịu phí: Các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh phải nộp phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.

b) Mức thu.

STT

Nội dung

ĐVT

Mức thu

1

Đối với địa điểm làm dịch vụ trông giữ phương tiện giao thông (Trừ điểm trông giữ cố định được quy hoạch)

đồng/m2/tháng

Tại thành phố, thị xã Sầm Sơn

30.000

đồng/m2/tháng

Tại thị xã Bỉm Sơn và các thị trấn

10.000

2

Đối với địa điểm làm điểm tập kết vật liệu xây dựng tạm thời để xây dựng công trình

đồng/m2/tháng

Tại thành phố, thị xã Sầm Sơn

60.000

đồng/m2/tháng

Tại thị xã Bỉm Sơn và các thị trấn

30.000

Căn cứ tính phí: Là diện tích lòng đường, hè phố và thời gian cho phép sử dụng được thể hiện trên giấy thông báo cho phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố do cơ quan có thẩm quyền cấp.

c) Phương thức nộp phí: Phí sử dụng lòng đường, hè phố được thu theo tháng; trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố có số ngày cho phép sử dụng dưới 30 ngày hoặc có yêu cầu nộp một lần thì thực hiện thu một lần.

3. Phí tham quan danh lam thắng cảnh:

a) Đối tượng chịu phí: Du khách đến tham quan các danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

b) Các trường hợp được miễn, giảm:

- Giảm 50% mức phí tham quan danh lam thắng cảnh đối với các trường hợp sau:

+ Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”; trường hợp khó xác định là người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa theo quy định nêu trên thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.

+ Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

+ Người cao tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi.

+ Đối với người thuộc diện hưởng cả hai hoặc ba trường hợp ưu đãi trên thì cũng chi giảm 50% phí tham quan danh lam thắng cảnh.

- Miễn phí tham quan danh lam thắng cảnh đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1, Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

c) Mức thu: Mức thu được áp dụng thống nhất đối với người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan.

Đơn vị tính: Đồng

STT

Đối tượng

Mức thu

1

Người lớn

20.000

2

Trẻ em từ 8 - 15 tuổi và người cao tuổi

10.000

d) Phương thức nộp phí: Người nộp phí tham quan danh lam thắng cảnh thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

4. Phí thăm quan di tích lịch sử:

a) Đối tượng chịu phí: Du khách đến tham quan các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

b) Các trường hợp được miễn, giảm:

- Giảm 50% mức phí tham quan di tích lịch sử đối với các trường hợp sau:

+ Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”; trường hợp khó xác định là người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa theo quy định nêu trên thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.

+ Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2, Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

+ Người cao tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 06/2011/NĐ- CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi.

+ Đối với người thuộc diện hưởng cả hai hoặc ba trường hợp ưu đãi trên thì cũng chỉ giảm 50% mức thu.

- Miễn phí tham quan di tích lịch sử đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

c) Mức thu: Mức thu được áp dụng thống nhất đối với người Việt Nam và người nước ngoài đến thăm quan.

Đơn vị: Đồng/người/lượt

STT

Mức thu

Địa điểm

Người lớn

Trẻ em từ 8 -15 tuổi và người cao tuổi

1

Di sản thế giới Thành nhà Hồ

40.000

20.000

2

Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

30.000

15.000

3

Các di tích lịch sử còn lại

15.000

5.000

d) Phương thức nộp phí: Người nộp phí tham quan di tích lịch sử thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

5. Phí thư viện:

a) Đối tượng chịu phí: Các đối tượng làm thẻ đọc, thẻ mượn tài liệu của thư viện trực thuộc tỉnh và các huyện, thị, thành phố phải nộp loại phí này.

b) Các trường hợp được miễn, giảm nộp phí

- Giảm 50% mức thu đối với các trường hợp sau:

+ Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định đối tượng này thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.

+ Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

+ Đối với người thuộc diện hưởng cả hai trường hợp ưu đãi trên thì cũng chỉ giảm 50% mức thu.

- Miễn phí thư viện đối với người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

c) Mức thu:

Đơn vị: Đồng

TT

Nội dung

Mức thu

Thẻ/năm

Thẻ/quý

1

Đối với Thư viện tỉnh

 

 

-

Phí thẻ đọc, thẻ mượn tài liệu

 

 

+

Người lớn

40.000

15.000

+

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

20.000

7.000

-

Phí sử dụng phòng đọc quý hiếm

 

 

+

Người lớn

60.000

20.000

+

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

30.000

10.000

-

Phí sử dụng phòng đọc đa phương tiện

 

 

+

Người lớn

60.000

20.000

+

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

30.000

10.000

2

Đối với thư viện thành phố, thị xã và các huyện trung du, đồng bằng, ven biển

 

-

Phí thẻ đọc, thẻ mượn tài liệu

 

 

+

Người lớn

20.000

8.000

+

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

10.000

3.000

-

Phí sử dụng phòng đọc đa phương tiện

 

 

+

Người lớn

40.000

12.000

+

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

20.000

6.000

3

Đối với thư viện các huyện miền núi

 

 

Phí thẻ đọc, thẻ mượn tài liệu

 

-

Người lớn

15.000

5.000

-

Học sinh cấp tiểu học đến trung học cơ sở

8.000

2.000

d) Phương thức nộp phí: Người nộp phí thư viện thực hiện nộp phí theo năm hoặc theo từng quý.

6. Phí thẩm định đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết:

a) Đối tượng chịu phí:

- Đối tượng chịu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Các dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại khoản 1, Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.

- Đối tượng chịu phí thẩm định đề án bảo vệ môi trường chi tiết:

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động trước ngày 01/4/2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

b) Mức thu:

Đơn vị: Triệu đồng/báo cáo

Nội dung

Mức thu

Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

≤ 50

>50

≤100

>100

≤ 200

>200

≤ 500

>500

Nhóm 1: DA xử lý chất thải và cải thiện môi trường

5

6,5

12

14

17

Nhóm 2: DA công trình dân dụng

6,9

8,5

15

16

25

Nhóm 3: DA hạ tầng kỹ thuật

7,5

9,5

17

18

25

Nhóm 4: DA nông nghiệp, làm nghiệp, thủy sản

5

9,5

17

18

24

Nhóm 5: DA giao thông

8,1

10

18

20

25

Nhóm 6: DA công nghiệp

8,4

10,5

19

20

26

Nhóm 7: DA khác không thuộc nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6

5

6

10,8

12

15,6

Trường hợp thẩm định lại, mức thu: 50% mức thu đã quy định trên.

c) Phương thức nộp phí: Người nộp phí thẩm định đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

7. Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

a) Đối tượng chịu phí: Các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định

b) Mức thu:

Đơn vị: Đồng/bộ hồ sơ

STT

Nội dung

Mức thu

1

Giao đất, thuê đất, thu hồi đất đối với các tổ chức kinh tế, cơ quan, đơn vị

1.000.000

2

Giao đất, thuê đất, thu hồi đất đối với các hộ gia đình.

 

-

Khu vực các Phường thuộc thành phố, thị trấn

400.000

-

Khu vực khác của thành phố, Khu vực thị xã.

200.000

-

Khu vực khác

100.000

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

8. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất:

a) Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, cá nhân, lập dự án thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

b) Mức thu:

Đơn vị: Đồng/báo cáo

TT

Nội dung

Mức thu

I

Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất:

 

1

Đề án, báo cáo thiết kế giếng có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm

300.000

2

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 200 đến dưới 500m3/ngày đêm

800.000

3

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 500 đến dưới 1000m3/ngày đêm

2.000.000

4

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 1000 đến dưới 3000m3/ngày đêm

3.500.000

II

Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất:

 

1

Đối với báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm

300.000

2

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 200 m3 đến dưới 500 m3/ngày đêm

1.000.000

3

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 500 m3 đến dưới 1000 m3/ngày đêm

2.500.000

4

Đề án, báo cáo thăm dò có lưu lượng từ 1000 m3 đến dưới 3000 m3/ngày đêm

4.000.000

- Trường hợp thẩm định gia hạn, điều chỉnh: Mức thu bằng 50% mức quy định trên.

- Trường hợp thẩm định cấp lại: Mức thu bằng 30% mức quy định trên.

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

9. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất:

a) Đối tượng chịu phí: Các tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

b) Mức thu:

STT

Nội dung

Mức thu

1

Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

1.000.000

- Trường hợp thẩm định gia hạn, điều chỉnh: Mức thu bằng 50% mức quy định trên.

- Trường hợp thẩm định cấp lại: Mức thu bằng 30% mức quy định trên.

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

10. Phí thẩm định đề án khai thác sử dụng nước mặt:

a) Đối tượng chịu phí: Các tổ chức, cá nhân lập dự án thăm dò khai thác sử dụng nước mặt, nước biển.

b) Mức thu:

Đơn vị: Đồng/báo cáo

STT

Nội dung

Mức thu

1

Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1 m3/s; hoặc để phát điện với công suất dưới 50kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500 m3/ngày đêm

500.000

2

Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1 đến dưới 0,5m3/s; hoặc để phát điện với công suất 50 đến dưới 200kw; hoặc mục đích khác với lưu lượng từ 500 đến dưới 3000m3/ngày đêm

1.500.000

3

Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 đến dưới 1m3/s; hoặc để phát điện với công suất 200 kw đến dưới 1000 kw; hoặc cho mục đích khác với lưu lượng 3000 đến dưới 20.000m3/ngày đêm

4.000.000

4

Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng 1 đến dưới 2m3/s; hoặc để phát điện với công suất 1.000 kw đến dưới 2.000 kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng 20.000 đến dưới 50.000m3/ngày đêm

6.000.000

- Trường hợp thẩm định gia hạn, điều chỉnh: Mức thu bằng 50% mức quy định trên.

- Trường hợp thẩm định cấp lại: Mức thu bằng 30% mức quy định trên.

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định đề án khai thác sử dụng nước mặt thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

11. Phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi:

a) Đối tượng chịu phí: Các tổ chức, cá nhân lập dự án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.

b) Mức thu:

Đơn vị: Đồng/báo cáo

STT

Nội dung

Mức thu

1

Đề án, báo cáo có lưu lượng dưới 100 m3/ngày đêm

500.000

2

Đề án, báo cáo có lưu lượng xả từ 100 đến dưới 500 m3/ ngày đêm

1.500.000

3

Đề án, báo cáo có lưu lượng xả từ 500 đến dưới 2.000m3/ngày đêm

4.000.000

4

Đề án, báo cáo có lưu lượng xả từ 2000 đến dưới 5000m3/ngày đêm

7.000.000

Trường hợp gia hạn, hoặc cấp bổ sung: Mức thu bằng 50% mức quy định trên.

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

12. Phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai:

a) Đối tượng thu phí: Người có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai.

b) Mức thu (không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu):

Đơn vị tính: Đồng/hồ sơ, tài liệu

STT

Nội dung

Mức thu

1

Phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai

300.000

2

Các loại bản đồ chuyên đề khác (trừ bản đồ hành chính, bản đồ địa chính, bản đồ địa hình)

Cấp xã

500.000

Cấp huyện

1.000.000

Cấp tỉnh

2.000.000

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

13. Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:

a) Đối tượng chịu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên; cung cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án phải nộp các khoản lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.

b) Không áp dụng thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đối với các trường hợp sau đây:

- Tổ chức, cá nhân tự tra cứu thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên trong Hệ thống đăng ký trực tuyến của Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

- Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp văn bản chứng nhận nội dung đăng ký trong trường hợp đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên;

- Chấp hành viên yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản kê biên;

- Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động tố tụng.

c) Mức thu phí: Mức thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (bao gồm cả trường hợp cung cấp văn bản chứng nhận hoặc bản sao văn bản chứng nhận về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án):

Đơn vị: Đồng/hồ sơ

TT

Nội dung

Mức thu

Cá nhân

Tổ chức

1

Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm

30.000

50.000

d) Đơn vị thu phí:

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- UBND xã trong trường hợp được cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện ủy quyền thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân cư trú tại các xã ở xa huyện lỵ.

e) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

14. Phí đăng ký giao dịch bảo đảm:

a) Đối tượng chịu phí đăng ký giao dịch bảo đảm.

Tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án; cung cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án phải nộp các khoản phí đăng ký giao dịch bảo đảm.

b) Không áp dụng thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các trường hợp sau đây:

- Các cá nhân, hộ gia đình khi đăng ký giao dịch bảo đảm để vay vốn tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh thì không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Yêu cầu sửa chữa sai sót về nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính do lỗi của Đăng ký viên.

- Thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, xóa thông báo việc kê biên.

c) Mức thu phí đăng ký giao dịch bảo đảm:

Đơn vị: Đồng/hồ

TT

Các trường hợp nộp phí

Mức thu

Cá nhân

Tổ chức

1

Đăng ký giao dịch bảo đảm

80.000

100.000

2

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

 

80.000

3

Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký

60.000

80.000

4

Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm

20.000

50.000

d) Đơn vị thu phí, lệ phí

- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;

- UBND xã trong trường hợp được cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện ủy quyền thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân cư trú tại các xã ở xa huyện lỵ.

e) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

15. Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa:

a) Đối tượng chịu phí:

- Đối tượng chịu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường: Các dự án khai thác khoáng sản thuộc đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường được quy định tại khoản 1, Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.

- Đối tượng chịu phí thẩm định phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung: Các dự án khai thác khoáng sản thuộc đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung được quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.

b) Người nộp phí: Các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư dự án khai thác khoáng sản thuộc đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.

c) Mức thu phí: Mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường:

- Trường hợp thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường lần đầu:

Đơn vị tính: Triệu đồng/phương án

Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

50

> 50 và ≤ 100

> 100 và ≤ 200

> 200 và ≤ 500

> 500

Dự án khai thác khoáng sản

5,0

6,0

10,8

12,0

15,6

- Trường hợp thẩm định lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường: Mức thu bằng 50% mức thu áp dụng đối với phương án cải tạo, phục hồi môi trường lần đầu.

d. Phương thức nộp phí:

Đối tượng nộp phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

e) Mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung:

- Trường hợp thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung lần đầu: Mức thu bằng mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường.

- Trường hợp thẩm định lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung: Mức thu bằng 50% mức thu áp dụng đối với phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung nộp lần đầu.

- Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

16. Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp:

a) Đối tượng chịu phí: Cơ sở kinh doanh hoạt động thể thao, tổ chức, cá nhân liên quan đến kinh doanh hoạt động thể thao, các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.

b) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/giấy chứng nhận

STT

Các loại hình hoạt động

Mức thu

1

Các cơ sở thể thao tổ chức hoạt động: Võ cổ truyền và Vovinam, Karatedo, Quyền anh, Judo, Taekwondo, bắn súng thể thao

1.000.000

2

Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động: Lân sư rồng, cầu lông, bóng bàn

1.500.000

3

Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động: Patin, vũ đạo giải trí, khiêu vũ thể thao, Billiards và Snooker, bóng đá, quần vợt, bơi, lặn, thể dục thẩm mỹ, thể dục thể hình.

2.500.000

4

Cơ sở thể thao tổ chức hoạt động: Mô tô nước trên biển, dù lượn và diều bay có động cơ.

3.000.000

c) Phương thức nộp phí: Đối tượng nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp thực hiện nộp phí theo từng lần phát sinh.

II. VỀ LỆ PHÍ:

1. Lệ phí đăng ký cư trú:

a) Đối tượng chịu lệ phí:

- Người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

- Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xóa đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc

- Miễn lệ phí khi đăng ký lần đầu với: Cấp hộ khẩu gia đình, sổ tạm trú.

b) Mức thu:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

Thành phố, thị xã

Các khu vực còn lại

1

Đăng ký lần đầu, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu cá nhân; cấp lại, đổi sổ hộ khẩu gia đình, sổ tạm trú.

đ/Iần cấp

20.000

10.000

 

Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu gia đình theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do nhà nước đổi thay địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà.

đ/lần cấp

10.000

5.000

2

Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà, xóa tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú)

đ/Iần đính chính

8.000

4.000

c) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí đăng ký cư trú thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

2. Lệ phí căn cước công dân:

a) Đối tượng chịu lệ phí:

- Công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi trở lên khi làm thủ tục cấp mới, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân phải nộp lệ phí cấp Căn cước công dân.

- Các trường hợp sau đây được miễn lệ phí:

+ Công dân dưới 16 tuổi đề nghị cấp mới, đổi, cấp lại Căn cước công dân.

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi Nhà nước quy định thay đổi địa giới hành chính.

+ Cấp mới, đổi, cấp lại Căn cước công dân cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thuộc các xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật.

+ Cấp mới, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân dưới 18 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

+ Đổi thẻ Căn cước công dân khi có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân do lỗi của cơ quan quản lý Căn cước công dân.

- Các trường hợp sau đây được giảm lệ phí: Công dân thường trú tại các xã thị trấn miền núi; các xã biên giới; các xã đảo nộp lệ phí cấp Căn cước công dân bằng 50% mức thu quy định.

b) Mức thu:

Đơn vị: Đồng/lần cấp

STT

Nội dung

Mức thu

Thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng

Các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các xã đảo

1

Cấp mới

30.000

15.000

2

Cấp lại

70.000

35.000

3

Đổi thẻ

50.000

25.000

c) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí căn cước công dân thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

3. Lệ phí hộ tịch:

a) Đối tượng chịu lệ phí:

- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật.

b) Các trường hợp được miễn, giảm nộp phí

Miễn lệ phí hộ tịch khi đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật; Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; cấp mới thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi, bổ sung hộ tịch.

c) Mức thu:

- Mức thu lệ phí áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND các huyện, thị xã, thành phố như sau:

TT

Loại việc

Mức thu (đồng/việc)

 

1

Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài

75.000

 

2

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.500.000

3

Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài

75.000

4

Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

1.500.000

5

Đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài

1.500.000

6

Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài

75 000

7

Đăng ký chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài

75 000

8

Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

28.000

9

Ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

75.000

10

Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

75.000

11

Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch khác của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (khai sinh; giảm hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; khai tử; thay đổi hộ tịch)

75.000

12

Đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài

75.000

13

Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân

75.000

14

Đăng ký lại kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.500.000

15

Đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài

75.000

16

Cấp bản sao Trích lục hộ tịch

8.000

- Mức thu lệ phí áp dụng đối với việc đăng ký hộ tịch tại UBND xã, phường, thị trấn:

TT

Loại việc

Mức thu (đồng/việc)

1

Đăng ký khai sinh

8.000

2

Đăng ký nhận cha, mẹ, con

15.000

3

Đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con

15.000

4

Đăng ký khai tử

8.000

5

Đăng ký khai sinh lưu động

8.000

6

Đăng ký khai tử lưu động

8.000

7

Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới

8.000

8

Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới

15.000

9

Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới

8.000

10

Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch

15.000

11

Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

15.000

12

Đăng ký lại khai sinh

8.000

13

Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân

8.000

14

Đăng ký lại kết hôn

30.000

15

Đăng ký lại khai tử

8.000

16

Cấp bản sao Trích lục hộ tịch

3.000

Đối với việc nhận con nuôi đã được quy định cụ thể tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi. Vì vậy, đề nghị tổ chức thực hiện thu theo quy định tại Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011.

d) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí hộ tịch thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

4. Lệ phí cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

a) Đối tượng nộp lệ phí: Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có sử dụng người lao động làm việc là người nước ngoài có đủ tiêu chuẩn được cấp giấy phép lao động theo quy định.

b) Mức thu:

Đơn vị tính: Đồng/giấy phép

STT

Nội dung

Mức thu

1

Cấp mới giấy phép lao động

500.000

2

Cấp lại giấy phép lao động

400.000

c) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

5. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất;

a) Đối tượng chịu lệ phí: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.

b) Các trường hợp được miễn, giảm nộp phí

- Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

+ Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.

c) Mức thu:

Đơn vị: Nghìn đồng

STT

Nội dung

Mức thu

Cá nhân, hộ gia đình

Các tổ chức

Phường trên địa bàn thành phố, thị xã; thị trấn

Các địa bàn còn lại

a)

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

-

Cấp mới giấy chứng nhận bao gồm cả đất và tài sản trên đất

100

50

600

-

Cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sở hữu tài sản trên đất

 

 

400

-

Cấp lại (Kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận

50

25

50

-

Chứng nhận tài sản trên đất lần đầu

 

 

450

b)

Cấp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản gắn liền với đất).

-

Cấp mới

40

15

200

-

Cấp lại (Kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận

30

10

100

c)

Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai

28

14

30

d)

Trích lục bản đồ, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính

15

7

30

d) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

6. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng:

a) Đối tượng chịu lệ phí:

- Hộ gia đình, cá nhân là Chủ đầu tư xây dựng công trình xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức là chủ đầu tư xây dựng công trình xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.

b) Mức thu:

Đơn vị: Đồng/giấy phép

STT

Nội dung

Mức thu

1

Xây dựng nhà ở riêng lẻ

75.000

2

Xây dựng các công trình khác

150.000

3

Di dời công trình

100.000

4

Điều chỉnh giấy phép xây dựng

150.000

5

Cấp lại hoặc Gia hạn giấy phép xây dựng.

10.000

c) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

7. Lệ phí đăng ký kinh doanh:

a) Đối tượng chịu lệ phí:

- Tổ chức, cá nhân khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải nộp lệ phí cung cấp thông tin. Không thu lệ phí cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh cho các cơ quan nhà nước đề nghị cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước.

c) Mức thu:

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Cấp giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã

đồng/lần cấp

250.000

2

Cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã

đồng/lần cấp

150.000

3

Chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

đồng/1 lần chứng nhận

30.000

4

Cấp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh

đồng/bản sao

3.000

5

Cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh

đồng/lần cung cấp

15.000

d) Phương thức nộp lệ phí: Đối tượng nộp lệ phí đăng ký kinh doanh thực hiện nộp lệ phí theo từng lần phát sinh.

III. VỀ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN PHÍ, LỆ PHÍ

1. Nội dung thu, nộp, quản lý của tổ chức thu:

a) Đối với phí:

- Các tổ chức thu được ngân sách nhà nước đảm bảo một phần kinh phí hoạt động được để lại cho đơn vị 80% để chi phục vụ công tác tổ chức thu và tăng cường cơ sở vật chất tại đơn vị, nộp ngân sách nhà nước 20%.

- Các tổ chức thu là doanh nghiệp hoặc là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo 100% kinh phí hoạt động được để lại 100% cho đơn vị.

b) Đối với lệ phí:

Tổ chức thu lệ phí thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

2. Nội dung chi, sử dụng khoản thu được trích lại của tổ chức thu:

a) Đối với phí:

Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí được chi dùng cho các nội dung sau đây:

1) Chi thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi thanh toán cho cá nhân thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo quy định được tính trên tiền lương (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chế độ quy định).

- Chi phí phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí như: Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, điện, nước, công tác phí theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành.

- Chi sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, thiết bị trực tiếp phục vụ cho thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

- Trích khấu hao tài sản cố định để thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí.

- Các khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

2) Chi không thực hiện chế độ tự chủ (đối với cơ quan nhà nước), chi nhiệm vụ không thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp công lập).

- Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư từ nguồn thu phí theo Luật Phí và lệ phí).

- Các khoản chi khác có tính chất không thường xuyên liên quan đến việc thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí.

Số tiền phí để lại cho tổ chức thu phí chi cho các nội dung trên, đối với cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ.

Hàng năm, tổ chức thu phí phải quyết toán thu, chi theo quy định. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí được trích để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.

b) Đối với lệ phí:

Nguồn chi phí trang trải cho việc thu lệ phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định của pháp luật hiện hành, quy định cụ thể để các địa phương, đơn vị thực hiện.

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVII, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị quyết này đều bãi bỏ ./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VB - Bộ Tư pháp;
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; UBND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu: VT, KTNS.

CHỦ TỊCH




Trịnh Văn Chiến

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 27/2016/NQ-HĐND quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu: 27/2016/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Trịnh Văn Chiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản