Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 25/2012/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 02 tháng 7 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ THAN BÙN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản;

Sau khi xem xét Tờ trình số 2227/TTr-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu:

- Thực hiện quy hoạch phù hợp với chiến lược thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản chung của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các ngành liên quan, góp phần xây dựng ngành công nghiệp khoáng sản Bình Thuận từng bước phát triển tương đối toàn diện, có cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ hiện đại; tăng dần giá trị gia tăng trong công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, góp phần vào việc giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách Nhà nước, cải thiện kết cấu hạ tầng ở những vùng khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản;

- Bảo đảm việc khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; gắn với việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; đảm bảo quốc phòng an ninh; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cả trước mắt và lâu dài, trước hết là phục vụ nhu cầu trong tỉnh. Khai thác phải gắn với đổi mới công nghệ và chế biến sâu, sử dụng phù hợp với tiềm năng khoáng sản địa phương, khai thác phải đảm bảo việc cải tạo, phục hồi môi trường. Không quy hoạch thăm dò và khai thác trên diện tích đất lúa, đất quy hoạch 03 loại rừng, đất trồng thanh long, đất an ninh quốc phòng.

2. Các nội dung chủ yếu:

a) Về quy hoạch 06 loại khoáng sản (đá xây dựng, cát xây dựng, sét gạch ngói, vật liệu san lấp, than bùn, cát dính kết) giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2025 (Phụ lục I kèm theo Nghị quyết này);

b) Về quy hoạch khu vực cấp phép có thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Phụ lục II kèm theo Nghị quyết này);

c) Về quy hoạch khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Phụ lục III kèm theo Nghị quyết này);

d) Về quy hoạch khu vực dự trữ khoáng sản (Phụ lục IV kèm theo Nghị quyết này).

3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

a) Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động khoáng sản, hoàn chỉnh cơ chế chính sách trong điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về khoáng sản và văn bản pháp luật liên quan. Quy định rõ việc phân công, phân cấp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, trong đó chú ý phân rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của UBND cấp huyện và cấp xã;

b) Rà soát đánh giá các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép nhưng khai thác không hiệu quả, không chú trọng công tác bảo vệ giảm thiểu ô nhiễm, phục hồi môi trường, ảnh hưởng đến cảnh quan, danh lam thắng cảnh để chấn chỉnh hoặc thu hồi giấy phép nếu cố tình vi phạm. Tiếp tục rà soát để công bố công khai những điểm cấm và tạm cấm hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định. Đánh giá lại hiệu quả khai thác cát dưới các lòng sông để có quy hoạch phù hợp. Riêng núi Tà Zôn không quy hoạch cấp phép khai thác mới, các mỏ đã cấp giấy phép được hoạt động khai thác đến ngày giấy phép hết hạn và không được gia hạn. Bảo đảm các nghĩa vụ tài chính trong hoạt động khoáng sản, thu nộp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước. Tổ chức tốt việc đấu giá thăm dò, khai thác khoáng sản, xóa cơ chế “Xin - cho”. Tăng cường quản lý chặt chẽ các khu vực đang hoạt động khoáng sản đúng pháp luật, nâng công suất để phục vụ cho sự nghiệp phát triển dân sinh kinh tế tại địa phương, chỉ triển khai khai thác theo quy hoạch các điểm mỏ mới khi thật sự cần thiết. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hiện đại hóa công nghệ từ khâu khai thác đến chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, ít ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên;

c) Đối với các mỏ trong quy hoạch không đấu giá, có thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng khai thác của từng mỏ về mức độ tuân thủ pháp luật, tính toán lại việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Khoáng sản. Đối với các điểm quy hoạch dự trữ khoáng sản, các sở, ngành chức năng, các địa phương có liên quan thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo luật định;

d) Căn cứ vào tiêu chí khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại Điều 12 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, tiếp tục khoanh định các vị trí không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong khu vực quy hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản, nhằm cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho việc duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc xây dựng và phát triển nông thôn mới trên địa bàn tỉnh;

đ) Tăng cường công tác giám sát việc cải tạo phục hồi môi trường. Ban hành quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật san ủi, hoàn thổ, cải tạo, trồng cây phục hồi môi trường, tính toán tiền ký quỹ phục hồi môi trường, bảo đảm cho việc phục hồi môi trường được thực hiện đúng quy định. Rà soát lại các vị trí, các khu vực đã khai thác khoáng sản, chưa cải tạo phục hồi môi trường trên địa bàn toàn tỉnh để có biện pháp xử lý đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo sau khi hoàn thổ xong toàn bộ diện tích khai thác được tái sử dụng vào các mục đích khác có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác chỉnh lý biến động đất đai đúng hiện trạng sử dụng theo quy định của pháp luật hiện hành. UBND cấp huyện và cấp xã chủ trì phối hợp với các ngành chức năng đề ra biện pháp phục hồi môi trường hữu hiệu nhất;

e) Kiện toàn công tác tổ chức, quản lý, thanh tra và giám sát các cơ sở sản xuất thông qua việc hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp tuân thủ Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường và các pháp luật liên quan khác trong các hoạt động khoáng sản; tuân thủ nghiêm pháp lệnh về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; rà soát, kiên quyết xử lý để chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung nguồn nhân lực cho cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản cấp tỉnh, huyện, xã; tăng cường nguồn nhân lực có tay nghề khai thác, quản lý mỏ cho các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;

g) Thực hiện tốt việc công bố công khai rộng rãi nội dung quy hoạch để người dân biết, giám sát.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh báo cáo, phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2025 và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.

Quá trình thực hiện, trong trường hợp UBND tỉnh có đề nghị sửa đổi, bổ sung quy hoạch, HĐND tỉnh ủy quyền cho Thường trực HĐND tỉnh và các Ban HĐND tỉnh căn cứ quy định của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương và tình hình thực tế của địa phương để quyết định việc sửa đổi, bổ sung và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 28 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Hùng

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ THAN BÙN TỈNH BÌNH THUẬN, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 25/2012/NQ-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh)

Loại khoáng sản

Tổng trữ lượng, tài nguyên tham gia kỳ Quy hoạch 2011 - 2015 (m3)

Nhu cầu giai đoạn 2011-2015

Tổng trữ lượng, tài nguyên dự trữ định hướng giai đoạn 2016-2025 (m3)

Các mỏ có thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Các mỏ đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Tổng cộng

1. Đá xây dựng

10.323.767

2.058.240

12.382.007

12.301.415

1.000.206.915

2. Cát xây dựng

6.973.414

5.825.000

12.618.414

12.749.414

33.724.553

3. Sét gạch ngói

5.006.894

4.507.500

9.514.394

9.388.506

122.945.917

4. Vật liệu san lấp

1.402.255

11.408.000

12.810.255

11.671.679

60.420.000

5. Than bùn (tấn)

45.000

500.000

545.000

0

790.000

6. Cát dính kết

0

0

0

0

4.909.370

 

PHỤ LỤC II

QUY HOẠCH KHU VỰC CẤP PHÉP CÓ THU TIỀN CẤP QUYỀN KHAI THÁC
(Kèm theo Nghị quyết số 25/2012/NQ-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh)

Loại khoáng sản

Diện tích  (ha)

Tổng trữ lượng phê duyệt KT (m3)

Công suất khai thác (m3/năm)

Trữ lượng còn lại hiện tại (m3)

Trữ lượng tham gia trong kỳ quy hoạch (m3)

Trữ lượng còn lại (dự trữ) sau quy hoạch (m3)

1. Đá xây dựng (61 GP)

878,54

224.516.343

5.470.590

216.772.814

10.323.767

206.449.047

2. Cát xây dựng (30 GP)

898,4

21.100.420

1.700.588

19.057.967

6.973.414

12.084.553

3. Sét gạch ngói (28 GP)

1.004,99

27.276.961

1.225.470

25.499.610

5.006.894

20.492.717

4. Vật liệu san lấp (32 GP)

90,07

2.188.685

729.362

1.402.255

1.402.255

0

5. Than bùn (01 GP) (tấn)

3,00

45.000

15.000

45.000

45.000

0

 

PHỤ LỤC III

QUY HOẠCH KHU VỰC ĐẤU GIÁ QUYỀN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Nghị quyết số 25/2012/NQ-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh)

Loại khoáng sản

Diện tích (ha)

Tổng tài nguyên dự báo (m3)

Công suất khai thác (m3/năm)

Trữ lượng tham gia trong kỳ quy hoạch (m3)

Tài nguyên còn lại (dự trữ) sau quy hoạch (m3)

1. Đá xây dựng (14 KV)

249

44.400.000

1.280.000

2.058.240

42.341.760

2. Cát xây dựng (29 KV)

521

13.025.000

1.460.000

5.825.000

7.200.000

3. Sét gạch ngói (18 KV)

511

12.770.250

1.130.000

4.507.500

8.262.750

4. Vật liệu san lấp (96 KV)

1.471

44.115.000

2.536.000

11.408.000

32.707.000

5. Than bùn (01 KV) (tấn)

100

500.000

125.000

500.000

0

 

PHỤ LỤC IV

QUY HOẠCH KHU VỰC DỰ TRỮ KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Nghị quyết số 25/2012//NQ-HĐND ngày 02 tháng 7 năm 2012 của HĐND tỉnh)

Tên mỏ, vị trí

Diện tích (ha)

Tài nguyên (dự trữ) định hướng đến 2025 (m3)

1. Đá xây dựng (36 KV)

3.761

740.200.000

2. Cát xây dựng (13 KV)

793

18.925.000

3. Sét gạch ngói (15 KV)

4.625

115.625.000

4. Vật liệu san lấp (22 KV)

1.485

44.550.000

5. Than bùn (2 KV)

82

710.000

6. Cát dính kết (3 KV)

211

4.909.370

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 25/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2025

  • Số hiệu: 25/2012/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 02/07/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/07/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản