Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2010/NQ-HĐND

Đông Hà, ngày 10 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHOÁ V, KỲ HỌP THỨ 22

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ Quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Xét Tờ trình số 3786/TTr-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2010 của UBND tỉnh về việc Đề nghị phê duyệt Đề án “Phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế và ý kiến của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án “Phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, cụ thể như sau:

I. NGUYÊN TẮC PHÂN CẤP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

1. Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc: Mua, thuê, thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, tiêu huỷ và xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2. Chỉ phân cấp thẩm quyền đối với những nội dung mà Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định phải phân cấp.

3. Tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả, tiết kiệm. Việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi Điều chỉnh

a) Quy định việc phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp (Gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị) thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;

b) Tài sản nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 mục này bao gồm: Trụ sở làm việc và tài sản gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định;

c) Việc quản lý tài sản nhà nước không thuộc phạm vi quy định tại điểm b khoản 1 mục này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh;

b) Không áp dụng đối với việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

III. NỘI DUNG PHÂN CÂP

1. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước

a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mua tài sản, gồm:

- Phương tiện giao thông vận tải;

- Tài sản khác có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc tài sản mua một lần có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đến dưới 05 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản;

Đối với việc mua ô tô các loại phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh, kể cả những tài sản có giá trị dưới 05 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản nhưng Chính phủ quy định phải xin ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh;

- Tài sản khác có nguyên giá từ 05 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc tài sản mua một lần có tổng giá trị từ 05 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản đến dưới 20 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh;

- Tài sản khác có nguyên giá từ 20 tỷ đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc tài sản mua một lần có tổng giá trị từ 20 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản phải xin ý kiến của HĐND tỉnh;

b) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ tiêu chuẩn, định mức quy định và dự toán ngân sách được giao quyết định mua tài sản có nguyên giá dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc tài sản mua một lần có tổng giá trị dưới 100 triệu đồng (Trừ xe ô tô các loại) và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Thẩm quyền quyết định việc thuê trụ sở làm việc và tài sản không phải là trụ sở làm việc

a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thuê trụ sở làm việc, tài sản không phải là trụ sở làm việc với mức thuê từ 10 triệu đồng trở lên/tháng và trường hợp chưa bố trí kinh phí thuê trụ sở, tài sản không phải là trụ sở làm việc trong dự toán ngân sách được giao của các đơn vị;

b) Thủ trưởng các Sở, ban ngành cấp tỉnh (Sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Tài chính) và Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ tiêu chuẩn, định mức quy định và dự toán ngân sách được giao quyết định thuê trụ sở làm việc, tài sản không phải là trụ sở làm việc với mức thuê dưới 10 triệu đồng/tháng.

3. Thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển, bán tài sản nhà nước

a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thu hồi, điều chuyển, bán tài sản, gồm:

- Trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất và tài sản khác có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản đến dưới 05 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản;

- Trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất và tài sản khác có nguyên giá từ 05 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản đến dưới 20 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh;

- Trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất và tài sản khác có nguyên giá từ 20 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản phải xin ý kiến của Hội đồng nhân dân tỉnh;

Riêng ô tô các loại phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh;

b) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thu hồi, điều chuyển, bán tài sản có nguyên giá dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (Trừ trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất, ô tô các loại) và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

4. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản nhà nước:

a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thanh lý tài sản, gồm:

- Trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất, tài sản khác có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản đến dưới 05 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản;

- Trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất, tài sản khác có nguyên giá từ 05 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản đến dưới 20 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh;

- Trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất, tài sản khác có nguyên giá từ 20 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản phải xin ý kiến của HĐND tỉnh;

Riêng ô tô các loại phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh;

b) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh (Sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Tài chính) và Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thanh lý tài sản có nguyên giá dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (Trừ trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất, ô tô các loại).

5. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài sản nhà nước:

a) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định tiêu hủy tài sản, gồm:

- Trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất, tài sản khác có nguyên giá từ 100 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản đến dưới 05 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản;

- Trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất, tài sản khác có nguyên giá từ 05 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản đến dưới 20 tỷ đồng/1 đơn vị tài sản phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh;

- Trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất, tài sản khác có nguyên giá từ 20 tỷ đồng trở lên/1 đơn vị tài sản phải xin ý kiến của HĐND tỉnh;

Riêng ô tô các loại phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực HĐND tỉnh;

b) Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh (Sau khi có ý kiến thống nhất của Sở Tài chính) và Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tiêu hủy tài sản có nguyên giá dưới 100 triệu đồng/01 đơn vị tài sản (Trừ trụ sở làm việc, tài sản gắn liền với đất, ô tô các loại).

6. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu tài sản của nhà nước:

a) Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật bị tịch thu sung quỹ nhà nước:

- Thẩm quyền quyết định tịch thu sung quỹ đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Thẩm quyền quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước đối với tài sản của người bị kết án được thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự;

- Thẩm quyền quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước đối với vật chứng vụ án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

b) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của nhà nước theo quy định của pháp luật đối với:

- Bất động sản trên địa bàn được xác định là vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu;

- Di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng người đó không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản;

- Tài sản được chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu dưới hình thức biếu, tặng, cho, đóng góp, viện trợ và các hình thức chuyển giao khác theo quy định của pháp luật cho các tổ chức thuộc địa phương;

- Tài sản của các dự án sử dụng vốn nước ngoài do địa phương quản lý sau khi kết thúc hoạt động được chuyển giao cho nhà nước Việt Nam; riêng tài sản của các dự án này do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc điều chuyển, bán, thanh lý tài sản sau khi dự án kết thúc hoạt động.

7. Thẩm quyền giải quyết giữa hai kỳ họp của HĐND tỉnh

Giữa hai kỳ họp HĐND, những việc thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh thì Chủ tịch UBND xin ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh để thực hiện và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất (Trừ những chủ trương đầu tư lớn, công trình trọng điểm có tính chất phức tạp ảnh hưởng đến đời sống, quyền lợi của nhân dân phải đưa ra HĐND thảo luận, quyết định).

Điều 2. Chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

1. Hằng năm, các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng tài sản nhà nước lập báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của đơn vị theo các biểu mẫu quy định tại Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính theo đúng quy định.

2. Thời hạn báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hằng năm quy định như sau:

a) Cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản lập báo cáo gửi cơ quan cấp trên trực tiếp và cơ quan Tài chính cùng cấp trước ngày 31 tháng 12;

b) Phòng Tài chính- Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản của các đơn vị trực thuộc và báo cáo về Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 01;

c) Các đơn vị chủ quản cấp tỉnh tổng hợp báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản của các đơn vị trực thuộc và báo cáo về Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 01;

d) Sở Tài chính lập báo cáo gửi UBND tỉnh, Bộ Tài chính trước ngày 28 tháng 02.

đ) Hằng năm, UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh về tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

3) Quá thời hạn nêu tại điểm a, b, c, khoản 2, Điều 2 của Nghị quyết này mà cơ quan, tổ chức, đơn vị không nộp báo cáo kê khai tình hình quản lý, sử dụng tài sản thì Sở Tài chính, Phòng Tài chính- Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố có quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước tạm đình chỉ thanh toán các khoản chi mua sắm, sửa chữa tài sản và không bố trí kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản trong dự toán ngân sách năm sau của cơ quan đó.

Điều 3. Giao UBND tỉnh hướng dẫn chế độ báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết này;

Giao Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá V, kỳ họp thứ 22 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2010 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Hữu Phúc

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 25/2010/NQ-HĐND phân cấp thẩm quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

  • Số hiệu: 25/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/12/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Lê Hữu Phúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản