Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 245/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 08 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI LĂM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN; Nghị định số 31/2017/NĐ-CP ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ ban hành quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm địa phương, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm địa phương, dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương hàng năm; Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 27/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm;

Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 227/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 1286/BC-KTNS ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh và thảo luận tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quyết định kế hoạch tài chính 05 năm địa phương giai đoạn 2021-2025

1. Mục tiêu tổng quát

Huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của Nhà nước và xã hội phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công đảm bảo an toàn, bền vững góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; đẩy mạnh đổi mới khu vực sự nghiệp công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tăng cường cải cách hành chính, hiện đại hóa gắn liền với việc sắp xếp lại bộ máy tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2021-2025 khoảng 80.396 tỷ đồng; Trong đó, thu nội địa phấn đấu đạt 27.300 tỷ đồng, tăng khoảng 1,25 lần so với giai đoạn 2016-2020, tỷ trọng thu nội địa bình quân khoảng 35% tổng thu ngân sách nhà nước.

2.2. Đẩy mạnh cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tích cực; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tăng nguồn vốn chi đầu tư phát triển. Tổng chi ngân sách nhà nước cả giai đoạn 2021-2025 khoảng 80.817 tỷ đồng, trong đó, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển chiếm bình quân khoảng 19-20% tổng chi ngân sách nhà nước; giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 62% tổng chi ngân sách nhà nước.

2.3. Tỷ lệ bội chi ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 không quá 0,2% GRDP, dự báo 421 tỷ đồng, đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước tích cực, an toàn, bền vững. Cơ cấu lại các khoản nợ chính quyền địa phương ở mức hợp lý; kế hoạch vay và trả nợ giai đoạn 2021-2025 đảm bảo phù hợp với dự báo tình hình kinh tế xã hội, khả năng cân đối các nguồn vốn ngân sách nhà nước trả nợ gốc và lãi vay, danh mục chương trình dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng trả nợ vay của địa phương. Dự kiến số vốn vay giai đoạn 2021-2025 là 500.000 triệu đồng; số trả nợ gốc vay trong kỳ là 115.000 triệu đồng; dư nợ vay cuối kỳ là 487.913 triệu đồng.

3. Định hướng

3.1. Về thu ngân sách nhà nước: Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn, nhất là thu nội địa theo hướng tích cực, thực hiện có hiệu quả chính sách bồi dưỡng, khai thác nguồn thu ổn định, bền vững; tăng cường khai thác nguồn thu mới, để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó ưu tiên tăng đầu tư xã hội và tạo đà cho bước phát triển các năm tiếp theo; phấn đấu tăng thu ngân sách hàng năm từ 9-11% (không bao gồm các khoản thu ổn định) so với ước thực hiện năm trước, dự báo đến năm 2025 thu ngân sách trên địa bàn đạt 6.250 tỷ đồng.

3.2. Về chi ngân sách nhà nước: Giữ cơ cấu chi ngân sách hợp lý, từng bước tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, bảo đảm đủ nguồn lực chi cho con người, an sinh xã hội và chi cho quốc phòng, an ninh. Phấn đấu tăng tối thiểu 1%/năm so với dự toán Bộ Tài chính giao cho giáo dục, đào tạo. Thực hiện đồng thời, kịp thời các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Bố trí đủ kinh phí thực hiện chính sách cải cách tiền lương, lương hưu và trợ cấp ưu đãi đối với người có công theo nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện nghiêm các quy định về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đồng thời cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công.

3.3. Về nợ chính quyền địa phương: Giảm tỷ lệ nợ chính quyền địa phương để đảm bảo mục tiêu cụ thể đề ra. Cơ cấu lại các khoản nợ chính quyền địa phương phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế và khả năng trả nợ vay của địa phương.

4. Nhiệm vụ, giải pháp

4.1. Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả thể chế tài chính

Khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật; tập trung nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các dự án áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học và dự án đầu tư vào các vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh việc thực hiện “xã hội hóa” đầu tư một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao... chuyển dịch từ nhà nước trực tiếp đầu tư sang các doanh nghiệp đầu tư theo quy hoạch.

Thực hiện chính sách thu hút đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài, ưu tiên các dự án tạo giá trị gia tăng cao, có mô hình quản trị tốt, kết nối chuỗi cung ứng, có tác động lan tỏa, kết nối chặt chẽ hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước và trong khu vực, đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Thực hiện nhất quán nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường, đẩy mạnh thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với giá dịch vụ công; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời có các giải pháp hỗ trợ hợp lý đối với người nghèo, người có thu nhập thấp, thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tăng cường công khai, minh bạch trong điều hành đối với giá các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân; điều tiết hài hòa giữa lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.

4.2. Tiếp tục đổi mới chính sách động viên nguồn lực công, đảm bảo nguồn thu ngân sách thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu, cơ cấu lại thu ngân sách, đảm bảo nguồn thu ngân sách bền vững, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, tiến bộ công bằng xã hội. Mở rộng cơ sở áp thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý đảm bảo công bằng, bình đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế; tạo môi trường sản xuất kinh doanh cạnh tranh và thúc đẩy đầu tư, đảm bảo lợi ích của tỉnh, tạo điều kiện cho người nộp thuế tích tụ, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Cân đối hợp lý nguồn thu từ thuế, phí cho chi thường xuyên, góp phần tích lũy nguồn lực cho chi đầu tư phát triển, đảm bảo nhu cầu chi tiêu cần thiết và hợp lý theo chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Trong đó:

Thực hiện tốt công tác đánh giá, phân tích, dự báo những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn, tập trung đánh giá, khai thác các nguồn thu tiềm năng, mở rộng cơ sở tính thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng; rà soát, thu hẹp diện miễn, giảm thuế, tăng cường các biện pháp quản lý khai thác nguồn thu, chống thất thu để bù đắp cho các khoản hụt thu do tác động bởi cơ chế chính sách và các nguyên nhân khách quan.

Thực hiện đánh giá phân tích tình trạng nợ thuế theo quy trình quản lý thu nợ thuế; áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ thuế; phối hợp tốt với Kho bạc nhà nước, Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng để thực hiện biện pháp thu nợ thuế. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách.

Nâng cao chất lượng công tác phối hợp các ngành chức năng theo cơ chế “một cửa liên thông” giải quyết các thủ tục về thuế kịp thời cho người nộp thuế. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc diện quản lý thu thuế; Tăng cường phân cấp quản lý thu. Rà soát lại các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, tập trung vào một số nguồn thu về đất, khai thác tài nguyên khoáng sản, quản lý nợ đọng thuế.

4.3. Tăng cường hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính - NSNN đối với quá trình phát triển, tái cơ cấu nền kinh tế

Áp dụng nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng và phân bổ các nguồn lực công; thực hiện kiểm kê, đánh giá, thống kê, hạch toán đầy đủ tài sản công để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, chặt chẽ.

Đẩy mạnh việc quản lý tài chính - NSNN trung hạn, quán triệt nguyên tắc chi trong phạm vi nguồn lực, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn với kế hoạch tài chính trung hạn, thực hiện thống nhất kế hoạch tài chính trung hạn 03 năm theo quy định của Luật NSNN. Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách, tập trung các nhiệm vụ của nhà nước, các cấp, các ngành, hỗ trợ tích cực cho mục tiêu phục hồi tăng trưởng, đảm bảo nguồn lực đầu tư cho con người, quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội trong tình hình mới, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa chi đầu tư, chi thường xuyên.

Đẩy mạnh cơ cấu lại chi đầu tư công, tập trung vào các nút thắt, các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công. Tổ chức thực hiện tốt quy trình của dự án đầu tư, nhất là các khâu chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu, quản lý tiến độ và chất lượng công trình; hạn chế tối đa việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư bằng nguồn vốn vay để đảm bảo khả năng trả nợ, tính bền vững của dự án. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, đảm bảo hiệu quả và theo đúng quy định.

Ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để tập trung đầu tư các công trình, dự án hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ nhu cầu xã hội (cơ sở giáo dục, cơ sở y tế,...). Tiếp tục cân đối, bố trí ngân sách để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân, nhất là đối với người nghèo, hộ gia đình chính sách, ưu tiên cho vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, dân tộc; thực hiện Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội, đảm bảo các chính sách ưu đãi của nhà nước đến được với người dân.

Tiếp tục đổi mới phương thức quản lý chi thường xuyên, tăng cường đấu thầu, đặt hàng, khoán kinh phí, khuyến khích các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, gắn với việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các Sở, ngành và đơn vị sử dụng NSNN. Tiếp tục triển khai thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại cơ cấu bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành trung ương khóa XII.

Tiếp tục triển khai tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ, đẩy mạnh việc triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tính toán cụ thể khả năng tăng thu của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc từng lĩnh vực để giảm mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Đổi mới mạnh mẽ phương thức quản lý kinh tế Nhà nước theo hướng chuyển giao những công việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tổ chức xã hội, chuyển đổi cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang phương thức đặt hàng.

4.4. Quản lý chặt chẽ, hiệu quả bội chi, nợ chính quyền địa phương, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, khả năng vay và trả nợ của địa phương

Đảm bảo an toàn và bền vững nền kinh tế, gắn chặt quản lý NSNN và nợ chính quyền địa phương với quản lý ngân quỹ nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các nguồn lực tài chính Nhà nước, thực hiện quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn, hiệu quả, chủ động.

Quán triệt nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển; chỉ vay và chi trong khả năng trả nợ của ngân sách địa phương. Đảm bảo bố trí đủ nguồn vốn để thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, gắn với trách nhiệm thanh toán trả nợ. Tăng cường năng lực quản lý nợ chính quyền địa phương, trong đó tập trung đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao chất lượng cán bộ, xây dựng cơ sở dữ liệu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nợ chính quyền địa phương.

4.5. Đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập cùng với đa dạng hóa nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ công

Tiếp tục thực hiện các mục tiêu Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp tục sắp xếp, tinh giảm đầu mối, biên chế.

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đặc biệt là đẩy nhanh lộ trình thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công tiến tới tính đủ chi phí, góp phần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị; có lộ trình thực hiện giá thị trường đối với giáo dục, đào tạo, y tế gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội và hộ nghèo; tạo điều kiện để cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, đồng thời đẩy mạnh việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách theo thẩm quyền, thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, nâng cao chất lượng dịch vụ.

4.6. Đẩy mạnh việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, đổi mới quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, theo các định hướng đề ra tại các Nghị quyết, Kết luận của Đảng và các cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước và chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh.

Đổi mới cách thức cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước. Rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai trình cơ quan có thẩm quyền có ý kiến và phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định.

4.7. Thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường thanh tra, kiểm tra phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Tài chính. Tăng cường đầu tư hiện đại hóa công tác quản lý tài chính thông qua đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài chính. Thúc đẩy và tăng cường tính minh bạch các thông tin tài chính ngân sách theo quy định. Giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, đảm bảo công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan, cán bộ nhà nước. Kiểm soát nghiêm ngặt việc ban hành mới các thủ tục hành chính, thực hiện đầy đủ các quy định về công bố, công khai, minh bạch thủ tục hành chính và giải quyết phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của công tác kiểm tra, thanh tra tài chính trong tất cả các lĩnh vực; tăng cường hiệu lực của hệ thống giám sát nội bộ, vai trò của công tác giám sát từ xa. Tăng cường thanh tra, kiểm tra NSNN theo nguyên tắc rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin; xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, gây lãng phí NSNN. Quyết liệt trong xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra để thu hồi cho Nhà nước tiền và tài sản sử dụng sai quy định, lãng phí phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc mua sắm, xây dựng quản lý, sử dụng tài sản công, để đảm bảo tài sản công được mua sắm, khai thác sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ. Xử lý nghiêm minh theo pháp luật và công khai đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm gây lãng phí tài sản công.

4.8. Tăng cường năng lực bộ máy quản lý tài chính - NSNN

Xây dựng bộ máy kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân; rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh; kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với văn bản của Trung ương; bãi bỏ các quy định, thủ tục hành chính không cần thiết, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XIV, kỳ họp thứ mười lăm thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy, HĐND; UBND; UBMTTQ các huyện, thành phố;
- Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQVN các xã, phường, thị trấn;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- Trung tâm: Thông tin, Lưu trữ - Lịch sử tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS, (150b).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thái Hưng

 

Biểu mẫu số 01 - Nghị định 31

DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Nghị quyết số 245/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh Sơn La)

STT

Nội dung

Đơn vị tỉnh

Mục tiêu giai đoạn 2016-2020

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Tổng giai đoạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành

Tỷ đồng

53.135

241.480

39.930

45.180

49.789

50.572

56.009

Đạt 80.080 vào năm 2025

2

Tốc độ tăng trưởng GRDP

%

Tăng bình quân 10%/năm

5,46%/năm

7,16

9,33

5,88

-1,00

6,23

Tăng bình quân 7,5%/năm

3

Cơ cấu kinh tế

%

100

 

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

-

Nông, lâm, ngư nghiệp

%

28

 

24,5

22,9

23,1

24,0

23,6

21,0

-

ng nghiệp, xây dựng

%

24

 

30,6

33,1

32,6

29,5

30,3

29,7

-

Dịch vụ

%

48

 

37,2

36,9

37,1

39,5

39,2

42,5

-

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

%

 

 

7,7

7,1

7,2

7,0

6,9

6,8

4

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

%

 

9,29

0,83

3,30

2,14

1,52

1,50

<5

5

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn

Tỷ đồng

80.000

82.009

13.156

14.839

16.014

17.000

21.000

120.000

 

Tỷ lệ so với GRDP

 

 

0,34

0,33

0,33

0,32

0,34

0,37

0,35

-

Vốn ngân sách nhà nước

 

 

14.765

2.246

2.808

2.954

3.257

3.500

20.800

-

Vốn tín dụng

 

 

14.549

2.489

2.923

2.789

2.848

3.500

19.700

-

Vốn doanh nghiệp và dân cư

 

 

52.541

8.410

9.102

10.209

10.860

13.960

79.350

-

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

 

 

154

11

6

62

35

40

150

6

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu

Triệu USD

 

102,60

43,30

9,40

14,60

16,20

19,10

134,7

 

Tốc độ tăng

%

 

 

-49,34

-78,29

55,32

10,96

17,90

Tăng bình quân 10%/năm

7

Kim ngạch nhập khẩu

Triệu USD

 

156,63

28,32

30,35

29,31

38,65

30,00

131,6

 

Tốc độ tăng

%

 

 

19,29

7,17

-3,43

31,87

-22,38

 

8

Dân số

1.000 người

1.240

 

1.225

1.229

1.240

1.253

1.268

1.335

9

GRDP bình quân đầu người

Triệu đồng

42,8

 

32,6

36,8

40,2

40,4

44,2

60

10

Giải quyết việc làm mới

Lao động

85.000

108.330

16.710

22.470

23.150

23.000

23.000

100.000

11

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

50-55

 

38,0

41,8

45,8

50,5

55,0

65,0

12

Tỷ lệ hộ nghèo

%

 

 

31,91

29,22

25,42

22,62

18,62

12

13

Tỷ lệ giảm hộ nghèo

%

Giảm 3%/năm trở lên

 

2,53

2,69

3,80

2,80

3,00

Giảm bình quân 3%/năm

14

Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới

%

12,2

 

4,3

8,5

13,8

21,8

26,1

44,1

15

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới (lũy kế)

23

 

8

16

26

41

49

83

16

Tỷ lệ người dân có thẻ BHYT

%

95,0

 

94,1

95,5

96,4

95,5

95,7

96,2

17

Tỷ lệ hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt

%

97,5

 

89,7

91,5

93,8

96,0

97,5

99,0

18

Tỷ lệ che phủ rừng

%

50,0

 

42,4

42,7

43,5

44,5

45,4

50,0

 

Biểu mẫu số 02 - Nghị định 31

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH 05 NĂM ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Kèm theo Nghị quyết số 245/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 của HĐND tỉnh Sơn La)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung

Kế hoạch giai đoạn 2016-2020

Thực hiện giai đoạn 2016-2020

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Tổng giai đoạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH

53.135.000

241.480.000

39.930.000

45.180.000

49.789.000

50.572.000

56.009.000

344.296.000

B

TỔNG THU NSNN TRÊN ĐỊA BÀN

5.045.000

22.094.193

4.087.454

4.507.814

5.069.956

4.072.057

4.430.522

27.550.000

 

Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

 

-

10,28

12,47

(19,68)

8,80

5

 

Tỷ lệ thu NSNN so vi GRDP (%)

9,49

9,15

10,24

9,98

10,18

8,05

7,91

8,28

 

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP (%)

7,8

7,62

9,22

8,02

8,40

6,84

6,29

6,70

I

Thu nội địa

5.000.000

21.868.527

4.057.006

4.462.469

5.011.333

4.007.237

4.330.482

27.300.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

 

20,28

9,99

12,30

(20,04)

8,07

5%

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

98,98

99,26

98,99

98,84

98,41

97,74

99,1

 

Trong đó: Thu tiền sử dụng đất

 

3.426.325

352.912

832.104

832.848

558.097

850.364

4.200.000

 

Thu xổ số kiến thiết

 

272.561

51.402

53.271

54.720

56.356

56.812

285.000

II

Thu từ dầu thô

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tốc độ tăng thu (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

45.000

225.666

30.448

45.345

58.623

45.625

45.625

250.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

 

-

48,93

29,28

(22,17)

-

-

 

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

1,02

0,74

1,01

1,16

1,12

1,03

0,9

IV

Thu viện trợ

 

 

 

 

 

19.195

54.415

 

 

Tc độ tăng thu (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

C

TNG THU NSĐP

-

79.663.455

13.006.168

16.053.723

16.840.357

16.590.983

17.172.224

80.396.000

 

Tốc độ tăng thu NSĐP (%)

 

 

-

23,43

4,90

(1,48)

3,50

6,0

 

Tỷ lệ thu NSĐP so với GRDP (%)

 

32,99

32,57

35,53

33,82

32,81

30,66

23,4

I

Thu NSĐP được hưởng theo phân cấp

4.650.000

20.375.341

3.888.421

4.252.368

4.663.879

3.584.716

3.985.957

25.640.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

 

-

9,36

9,68

-23,14

11,19

5

 

Tỷ trọng trong tng thu NSĐP (%)

 

25,58

29,90

26,49

27,69

21,61

23,21

31,9

II

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

-

47.034.064

6.599.700

10.086.157

9.124.603

10.391.912

10.831.692

54.756.000

 

Tốc độ tăng thu (%)

 

 

-

52,83

(9,53)

13,89

4,23

4÷5

 

Ttrọng trong tng thu NSĐP (%)

 

59,04

50,74

62,83

54,18

62,64

63,08

68,1

-

Thu bổ sung cân đối ngân sách

 

29.113.354

3.994.933

5.857.077

6.037.729

6.373.574

6.850.041

33.150.000

-

Thu bổ sung có mục tiêu

 

17.920.710

2.604.767

4.229.080

3.086.874

4.018.338

3.981.651

21.606.000

D

TNG CHI NSĐP

 

77.082.534

12.942.427

15.957.768

16.759.226

16.061.040

15.362.073

80.817.000

 

Tốc độ tăng chi NSĐP (%)

 

 

-

23,30

5,02

(4,17)

(4,35)

4÷5

 

Tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP (%)

 

31,92

32,41

35,32

33,66

31,76

27,43

23,5

I

Chi đầu tư phát triển

 

8.973.412

1.329.587

1.740.814

2.017.095

1.905.191

1.980.725

15.368.000

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

-

30,93

15,87

(5,55)

3,96

15

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

 

11,64

10,27

10,91

12,04

11,86

12,89

19,0

II

Chi thường xuyên

 

46.160.059

8.132.047

8.848.517

9.377.616

9.557.466

10.244.413

49.960.000

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

-

8,81

5,98

1,92

7,19

5

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

 

59,9

62,8

55,4

56,0

59,5

66,7

61,8

III

Chi trả nợ lãi các khoản vay do chính quyền địa phương vay

376.600

1.510

-

685

32

549

244

8.800

 

Tốc độ tăng (%)

 

 

-

-

(95,33)

1.615,63

(55,56)

-

 

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

 

0,00

-

0,00

0,00

0,00

0,00

0,01

IV

Chi tạo nguồn, điều chỉnh tiền lương

 

851.963

151.919

174.943

194.364

214.282

116.455

1.711.800

E

BỘI CHI/BỘI THU NSĐP

 

560.400

-

56.200

81.000

339.000

84.200

421.000

G

TỔNG MỨC VAY, TRẢ NỢ CỦA NSĐP

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP

930.000

930.000

777.684

850.474

932.776

716.943

797.191

1.180.000

II

Mức dư nợ đầu kỳ (năm)

376.600

376.600

376.600

267.800

169.095

100.054

53.752

102.913

 

Tỷ lệ dư nợ đầu kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

40,5

40,5

48,4

31,5

18,1

14,0

6,7

8,7

 

Tỷ lệ dư nợ đầu kỳ (năm) so với GRDP (%)

0,71

 

0,94

0,59

0,34

0,20

0,10

0,03

III

Trả nợ gốc vay trong kỳ (năm)

376.600

376.600

108.800

100.800

81.000

52.000

34.000

115.000

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

 

376.600

108.800

100.800

81.000

52.000

34.000

115.000

-

Từ nguồn bội thu NSĐP; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách cấp tỉnh

 

-

-

-

-

-

-

 

IV

Tổng mức vay trong kỳ (năm)

39.073

39.073

0

2.095

11.959

5.698

19.321

500.000

-

Vay để bù đắp bội chi

39.073

39.073

0

2.095

11.959

5.698

19.321

500.000

-

Vay đề trả nợ gốc

 

-

-

-

-

-

-

-

V

Mức dư nợ cuối kỳ (năm)

102.913

 

267.800

169.095

100.054

53.752

39.073

487.913

 

Tỷ lệ mức dư nợ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

11,1

 

34,4

19,9

10,7

7,5

4,9

41,3

 

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với GRDP (%)

0,19

 

0,67

0,37

0,20

0,11

0,07

0,14

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 245/NQ-HĐND năm 2020 về kế hoạch tài chính 05 năm địa phương giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Sơn La ban hành

  • Số hiệu: 245/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 08/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Nguyễn Thái Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/12/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản