Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 224/NQ-HĐND | Thanh Hóa, ngày 12 tháng 12 năm 2019 |
VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 11
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 145/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 252/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phê chuẩn Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 518/BC-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2019
Năm 2019, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Trung ương, cùng sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội năm 2019 của tỉnh đã đạt kết quả toàn diện trên các lĩnh vực, nổi bật là: (1) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất từ trước đến nay, đạt tới 17,15%; sản xuất nông nghiệp mặc dù bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, nhưng vẫn tăng trưởng khá; xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt; công nghiệp tăng trưởng cao; các ngành dịch vụ tăng trưởng khá; (2) tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán; huy động vốn đầu tư phát triển tăng cao so với cùng kỳ; (3) môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; hoạt động xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế được tăng cường; các dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư mới tăng cao so với cùng kỳ; (4) lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ; giáo dục mũi nhọn đạt thành tích cao, đứng đầu cả nước về kết quả thi Olympic quốc tế; đã tổ chức thành công nhiều hoạt động văn hóa lớn, để lại ấn tượng tốt đẹp và tạo sức lan tỏa lớn trong xã hội (5) công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực; đã chủ động, kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu; (6) đã triển khai thực hiện nghiêm túc, sáng tạo công tác sắp xếp bộ máy các sở, ngành, địa phương và sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã; (7) an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội năm 2019 vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục, đó là: Chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chưa được cải thiện; tái cơ cấu nền kinh tế chưa đáp ứng được yêu cầu; còn 02 chỉ tiêu chủ yếu Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị không hoàn thành kế hoạch. Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện diễn biến phức tạp, lây lan diện rộng, chưa được khống chế, kiểm soát, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn; thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước, Nhân dân. Việc triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác đầu tư, các dự án được ký kết ghi nhớ còn chậm, chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn là khâu yếu trong triển khai thực hiện dự án. Hoạt động khai thác tài nguyên trái phép còn diễn ra ở một số địa phương nhưng chưa được xử lý triệt để; việc quản lý, sử dụng đất còn bất cập, lãng phí, sai mục đích, nhiều dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng triển khai chậm, số lượng doanh nghiệp thành lập mới nhiều nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa; hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh các sản phẩm của các doanh nghiệp chưa cao; công tác tiếp nhận xử lý và trả lời kiến nghị của doanh nghiệp tại một số sở, ngành, địa phương còn chậm. Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh thiếu tính ổn định và chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên ở một số địa phương chậm được giải quyết; nợ bảo hiểm xã hội trong doanh nghiệp còn lớn; nguồn cung lao động trong nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Đơn thư kiếu kiện gia tăng, nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng; tội phạm ma túy diễn biến phức tạp.
Điều 2. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2020
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và phát triển bền vững; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo động lực mới phát triển; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát ưiển, tích cực chuẩn bị các điều kiện để khởi công các dự án lớn, trọng điểm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao trong năm 2020, góp phần hoàn thành vượt mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tính lần thứ XVIII; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
2.1. Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 12,5% trở lên, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 3% trở lên; công nghiệp - xây dựng tăng 16% trở lên (công nghiệp tăng 18,6% trở lên; xây dựng tăng 11% trở lên); dịch vụ tăng 8% trở lên; thuế sản phẩm tăng 21,4% trở lên.
- Cơ cấu các ngành trong nền kinh tế: Nông nghiệp chiếm 10%, công nghiệp - xây dựng 49,3%, dịch vụ 31,5%, thuế sản phẩm 9,2%.
- GRDP bình quân đầu người đạt 2.670 USD trở lên.
- Sản lượng lương thực giữ mức 1,50 triệu tấn.
- Tổng giá trị xuất khẩu đạt 4 tỷ USD.
- Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt khoảng 157.000 tỷ đồng.
- Thu ngân sách nhà nước năm 2020 đạt 28.967 tỷ đồng.
- Thêm 02 huyện, 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
- Thành lập mới đạt 3.000 doanh nghiệp trở lên.
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt 35%.
2.2. Về xã hội
- Tốc độ tăng dân số dưới 1%.
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn 35%.
- Giải quyết việc làm cho 69.000 lao động (xuất khẩu 10.000 lao động).
- Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt từ 70% trở lên; trong đó có bằng cấp, chứng chỉ 27,6%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới từ 2,26% trở lên.
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 90%.
- Số giường bệnh/vạn dân đạt 36 giường.
- Số bác sỹ/vạn dân đạt 10 bác sỹ.
- Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 72,2%.
- Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 90%.
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn, cơ quan đạt tiêu chí kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt 10%.
2.3. Về môi trường
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,46%.
- Tỷ lệ dân số đô thị được dùng nước sạch đạt 95%.
- Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 95,5%.
- 80% chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn.
- 100% chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn.
2.4. Về an ninh trật tự
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự đạt 70%.
Điều 3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1.1. Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 11/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Chương trình hành động của UBND tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao gắn với thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, chính sách tín dụng, cấp bù lãi suất khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Tiếp tục chuyển đối cơ cấu cây trồng, sản phẩm cho phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển đổi 5.920 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án chăn nuôi trang trại quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ theo phương thức hữu cơ, đặc sản; tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chăn nuôi, sản xuất thức ăn, chế biến nông sản, nhất là các dự án có khả năng hoàn thành đi vào hoạt động trong năm 2020.
Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững; phấn đấu trồng mới 10.000 ha rừng, đảm bảo độ che phủ rừng đạt 53,46%. Khuyến khích, hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng có chứng chỉ FSC; tổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả trong lâm nghiệp. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
Phát triển đồng bộ, toàn diện cả khai thác và nuôi trồng thủy sản gắn với than gia bảo vệ chủ quyền biển đảo; hướng dẫn, quản lý việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản theo các quy định trong nước và tiêu chuẩn quốc tế. Đẩy mạnh khai thác xa bờ; tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến vào khai thác thủy sản; tổ chức sản xuất khai thác theo các tổ đoàn kết sản xuất trên biển. Phát triển toàn diện nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất hiệu quả, bền vững.
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới gắn với chương trình mỗi xã 01 sản phẩm (OCOP), phấn đấu năm 2020 có thêm 2 huyện, 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, nâng bình quân toàn tỉnh đạt 17,5 tiêu chí/xã; có ít nhất 01 sản phẩm được xếp hạng OCOP cấp quốc gia, 10 sản phẩm xếp hạng OCOP tỉnh, 3 sản phẩm xếp hạng OCOP huyện. Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kịp thời ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; di chuyển các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét vào các khu tái định cư, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.
1.2. Về công nghiệp - xây dựng
Nắm chắc tình hình của doanh nghiệp, tập trung giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Chủ động đấu mối, làm việc với các Tập đoàn, Tổng công ty có các doanh nghiệp thành viên đóng trên địa bàn tỉnh để được giao tăng chỉ tiêu, nhất là các doanh nghiệp có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách tỉnh. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến quy trình sản xuất; chủ động tham gia và tận dụng thời cơ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, tạo tác động lan tỏa cho ngành công nghiệp, như: Sản phẩm sau lọc hóa dầu, công nghiệp điện tử, ô tô, dược phẩm, sản xuất các chế phẩm sinh học; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; công nghiệp phụ trợ ngành may, giày da; sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản. Thu hút ở mức độ hợp lý ngành công nghiệp giải quyết nhiều lao động ở khu vực nông thôn, miền núi. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư. Thực hiện hiệu quả chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại đến năm 2020; quan tâm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, khuyến khích các cơ sở tiểu thủ công nghiệp di chuyển vào sản xuất trong các cụm công nghiệp tập trung để nâng cao tính chuyên nghiệp và hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.
Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đầu tư cải tạo, hiện đại hóa các cơ sở sản xuất, loại bỏ dần những công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên, nhiên liệu, không đáp ứng được các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường. Hoàn thành việc thành lập thị xã Nghi Sơn, thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa và mở rộng địa giới hành chính các thị trấn trên địa bàn tỉnh, đảm bảo hoàn thành mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt 35% vào năm 2020.
1.3. Về dịch vụ
Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển nhanh, đa dạng, hiệu quả các ngành dịch vụ có lợi thế, có giá trị gia tăng cao như: Du lịch, vận tải, cảng biển - kho bãi, dịch vụ dầu khí, hàng không, thương mại, viễn thông, y tế chất lượng cao... Phát triển thị trường tiêu dùng nội địa; nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, tận dụng tối đa các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, ưu tiền thu hút các dự án có sản phẩm du lịch đẳng cấp, độc đáo và khác biệt để xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho du lịch Thanh Hóa; phát triển các tour, sản phẩm du lịch kết nối giữa các khu, điểm du lịch với các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; chú trọng xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh để tăng sức hấp dẫn với du khách.
Đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở các tuyến vận chuyển container quốc tế qua Cảng Nghi Sơn; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn; tạo điều kiện thuận lợi để các hãng vận tải biển lớn trong và ngoài nước, các doanh nghiệp logistics nước ngoài có thương hiệu thành lập trụ sở, mở chi nhánh tại Thanh Hóa. Khai thác hiệu quả Cảng hàng không Thọ Xuân; thực hiện tốt cơ chế, chính sách hỗ trợ các hãng hàng không mở mới đường bay đi, đến Cảng hàng không Thọ Xuân.
Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, phấn đấu cải thiện thứ hạng của tỉnh đối với các chỉ số phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh. Khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu chức năng, quy hoạch chi tiết, nhất là trong Khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, đô thị Lam Sơn - Sao Vàng, làm cơ sở quản lý và thu hút đầu tư.
Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế; chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa trong quý I năm 2020. Nghiên cứu ban hành Cơ chế, chính sách giao đất sạch cho nhà đầu tư thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực trọng điểm khuyến khích đầu tư có tổng mức đầu tư từ 02 tỷ USD trở lên. Chủ động thu hút, hợp tác đầu tư có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá, lựa chọn dự án. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ODA trên địa bàn.
Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp; tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ và hướng dẫn thành lập doanh nghiệp; đẩy mạnh đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử, phấn đấu năm 2020 thành lập mới 3.000 doanh nghiệp. Thúc đẩy hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác hiệu quả.
Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) và các văn bản hướng dẫn thi hành; khẩn trương rà soát các quy định về phân cấp, ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đảm bảo tính khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Tiếp tục cơ cấu lại vốn ngân sách nhà nước, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ ữọng chi đầu tư; quán triệt nguyên tắc tập trung một đầu mối trong quản lý và phân bổ nguồn lực; ưu tiên, bố trí sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoàn thành và triển khai thực hiện các dự án lớn, các dự án hạ tầng quan trọng của tỉnh.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2020 trước ngày 31 tháng 12 năm 2020. Quản lý chặt chẽ việc tạm ứng, sử dụng vốn tạm ứng và đẩy mạnh thực hiện hoàn ứng theo quy định. Tập trung giải quyết tình trạng nợ xây dựng cơ bản ở cấp huyện, cấp xã. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình theo dõi, đánh giá đầu tư.
Tập trung giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư, xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Nâng cao công tác quản lý, triển khai, giám sát các dự án đầu tư trực tiếp; tiếp tục rà soát, kiểm tra tình hình thực hiện các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất, cho thuê đất; kiên quyết thu hồi hoặc chấm dứt hoạt động đối với các dự án sử dụng đất không đúng mục đích, không thực hiện đúng cam kết, vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường.
Thực hiện tốt các biện pháp quản lý thuế, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế; đẩy mạnh thực hiện kê khai thuế qua mạng. Rà soát toàn bộ các dự án đấu giá, đấu thầu quyền sử dụng đất và cấp quyền khai thác các mỏ khoáng sản để yêu cầu các đối tượng thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước; kiên quyết thu hồi các khoản nợ đọng theo quy định. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án có sử dụng đất; thực hiện công tác thăm dò, xác định trữ lượng các mỏ khoáng sản để đấu giá, giao quyền khai thác khoáng sản nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bổ sung vốn để thực hiện đầu tư các dự án trọng điểm.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện các hành vi trốn thuế, chuyển giá, tránh thất thu ngân sách nhà nước. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Tiến hành rà soát, đánh giá lại các khoản thu và tình hình nợ đọng trong đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; xây dựng phương án cụ thể, xử lý dứt điểm trong năm 2020.
Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển khoa học và công nghệ trở thành đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và đời sống trên các lĩnh vực; triển khai thực hiện các giải pháp nhằm phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
Tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách Đảng và Nhà nước, các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước và của tỉnh, đặc biệt là hoạt động tuyên truyền về Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin, truyền thông; xử lý nghiêm các thông tin xuyên tạc, sai sự thật. Huy động các nguồn lực bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch. Chú trọng phát triển thể dục thể thao cơ sở; quan tâm phát triển thể thao thành tích cao, nhất là các môn thể thao tỉnh ta có thế mạnh.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn; đẩy mạnh thực hiện sắp xếp trường, lớp học; xử lý dứt điểm tình trạng thừa, thiếu giáo viên. Triển khai thực hiện thí điểm tự chủ ở một số trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Thực hiện các giải pháp phát triển và đổi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh, chuyển giao kỹ thuật chuyên sâu cho các bệnh viện tuyến huyện. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý sức khỏe toàn dân trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khám, chữa bệnh. Triển khai công tác phòng chống dịch, không để dịch lớn xảy ra. Tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dược phẩm và thực phẩm chức năng, quản lý phòng khám tư nhân, phòng chống thuốc giả. Thực hiện có hiệu quả Đề án thực hiện cơ chế tự chủ bệnh viện công lập giai đoạn 2018 - 2020; thúc đẩy xã hội hóa, hợp tác công tư trong y tế.
Thực hiện tốt các chương trình, đề án, dự án về giảm nghèo; tạo điều kiện để người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản. Thực hiện tốt các giải pháp tạo việc làm; tăng cường phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp may mặc, giày da. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội và các chế độ, chính sách đối với người có công.
Tăng cường quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai theo chỉ đạo của của Thủ tướng Chính phủ; sắp xếp, kiện toàn Văn phòng quản lý đất đai tỉnh và các chi nhánh cấp huyện đi vào hoạt động theo quy định; thực hiện phương án quy hoạch phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo từng loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện, vùng liên huyện; hoàn thành kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và thực hiện bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp khai thác, tập kết, vận chuyển khoáng sản trái phép.
Kiểm soát chặt chẽ và kịp thời khắc phục ô nhiễm môi trường, nhất là ở các cơ sở sản xuất, bãi rác thải tập trung, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề, khu vực lưu vực sông. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh; kế hoạch hành động, các nhiệm vụ, chương trình, dự án về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn. Sẵn sàng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các sở chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường thị trấn về an toàn thực phẩm. Tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Các lực lượng vũ trang nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; bảo vệ tuyết đối an toàn các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh, nhất là dịp tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Thực hiện tốt kế hoạch tuyển quân, diễn tập khu vực phòng thủ và công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh, hậu cần kỹ thuật cho các đối tượng. Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các đề án của tỉnh về bảo vệ an ninh trật tự, bảo vệ biên giới.
Tăng cường đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm công nghệ cao, can dự vào các hoạt động kinh tế, xã hội, tín dụng đen, cờ bạc, ma túy. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ. Xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề liên quan đến tôn giáo, dân tộc.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật. Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; triển khai đồng bộ các hoạt động trợ giúp pháp lý cho doanh nghiệp và người dân. Giải quyết kịp thời, hiệu quả các đơn thư, khiếu nại, tố cáo, các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh ngay từ cơ sở, không để phát sinh thành điếm nóng. Triển khai quyết liệt công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Kiện toàn, sắp xếp công tác cán bộ sau Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các cơ quan, đơn vị thuộc các xã, thị trấn sau khi được sắp xếp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách nghỉ việc khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách tinh giản biên chế theo lộ trình đến năm 2021 theo kế hoạch.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ; tăng cường kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị gắn với xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Quản lý chặt chẽ công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Nghiên cứu xây dựng, triển khai thực hiện Đề án thí điểm đối mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp sở, cấp phòng trên địa bàn tỉnh. Thực hiện khách quan, công bằng, công khai, minh bạch việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, đơn vị, làm cơ sở xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật, quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ.
Tiếp tục rà soát, cắt giảm hồ sơ, thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Triển khai có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp chủ động tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Khóa XVII, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 12 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2020 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 2Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2020 về triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 1Quyết định 872/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị quyết 145/2015/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Thanh Hóa
- 4Luật Đầu tư công 2019
- 5Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2019 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2020 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 7Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 8Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2020 về triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
Nghị quyết 224/NQ-HĐND năm 2019 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- Số hiệu: 224/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Trịnh Văn Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra