Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2019/NQ-HĐND | Hải Phòng, ngày 19 tháng 7 năm 2019 |
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU, QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Xét Tờ trình số 67/TTr-UBND ngày 21/6/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án số 01/ĐA-UBND kèm theo; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau, quả trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Đối tượng áp dụng
a) Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ phát triển sản xuất rau, quả cung cấp cho doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
b) Cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc hỗ trợ phát triển sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Đối tượng và nguyên tắc hỗ trợ
1. Đối tượng được hỗ trợ
a) Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp đầu tư tổ chức sản xuất trong vùng sản xuất tập trung (gọi tắt là người sản xuất).
b) Hợp tác xã, tổ hợp tác thực hiện tổ chức quản lý sản xuất, thu mua sản phẩm trong vùng sản xuất tập trung cung cấp cho doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản (gọi tắt là người tổ chức sản xuất).
2. Nguyên tắc hỗ trợ: Chỉ thực hiện hỗ trợ cho người sản xuất và người tổ chức sản xuất trong vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có diện tích tối thiểu là 5 ha; đáp ứng đầy đủ các điều kiện tương ứng của từng chính sách cụ thể quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6 của Nghị quyết này.
Điều 3. Hỗ trợ giống cây trồng
1. Hỗ trợ cho người sản xuất một lần trồng mới 100% hạt giống (hoặc cây giống) cho vụ đầu đối với cây rau và 100% cây giống (hoặc hạt giống) cho lần đầu trồng cây ăn quả.
2. Điều kiện hỗ trợ: Người sản xuất được hưởng chính sách phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Diện tích sản xuất thuộc vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của thành phố và địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Phương án sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
c) Có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản; hoặc hợp đồng liên kết với người tổ chức sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản theo quy định. Thời hạn hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tối thiểu 5 năm đối với cây ăn quả, tối thiểu 3 năm đối với cây rau.
d) Trong thời gian thực hiện chính sách trên cùng một diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng chỉ được hỗ trợ một lần.
Điều 4. Hỗ trợ phân bón
1. Hỗ trợ cho người sản xuất 50% phân bón trong năm đầu (12 tháng) đối với cây ăn quả trồng mới và trong một vụ trồng mới (một chu kỳ sản xuất) đối với cây rau.
2. Điều kiện hỗ trợ: Đáp ứng điều kiện quy định tại
Điều 5. Hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư phát triển sản xuất
1. Hỗ trợ cho người sản xuất 100% lãi suất vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất rau, quả; mức lãi suất được hỗ trợ không vượt quá 10%/năm.
2. Điều kiện hỗ trợ: Người sản xuất được hưởng chính sách phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Đáp ứng điều kiện quy định tại
b) Quy mô, tổng mức vốn đầu tư ban đầu (không tính mức đầu tư vào giống và phân bón đã được ngân sách thành phố hỗ trợ) từ 50 triệu đồng trở lên.
c) Mức vay được hỗ trợ lãi suất bằng 80% tổng mức vốn đầu tư ban đầu và không quá 500 triệu đồng/ha đối với cây ăn quả, không quá 200 triệu đồng/ha đối với cây rau.
3. Thời gian hỗ trợ: Tối đa 03 năm (36 tháng) kể từ khi vốn vay được giải ngân.
Điều 6. Hỗ trợ tổ chức quản lý sản xuất, thu mua sản phẩm
1. Hỗ trợ cho người tổ chức sản xuất chi phí tổ chức quản lý sản xuất và thu mua sản phẩm: 2 triệu đồng/ha/năm trong 5 năm đầu đối với cây ăn quả; 5 triệu đồng/ha/năm trong 3 năm đầu đối với cây rau.
2. Điều kiện hỗ trợ: Người tổ chức sản xuất có hợp đồng liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm trong các vùng sản xuất tập trung với người sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông sản theo quy định.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết đảm bảo đúng quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức ký hợp đồng thu mua nông sản giữa người sản xuất (hoặc đại diện người sản xuất là hợp tác xã, tổ hợp tác) với doanh nghiệp thu mua nông sản; yêu cầu các doanh nghiệp phải có cam kết với chính quyền và người sản xuất nhằm ổn định giá thu mua sản phẩm, thu nhập của người dân.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các ban của Hội đồng nhân dân thành phố, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân thành phố khóa XV, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 18/7/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/8/2019./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 45/2012/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015
- 2Quyết định 36/2011/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn đến năm 2015 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Nghị quyết 42/2011/NQ-HĐND phê duyệt khung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn năm 2011 đến 2015 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4Quyết định 3680/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025
- 1Nghị quyết 45/2012/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn tập trung tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015
- 2Quyết định 36/2011/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau an toàn đến năm 2015 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 3Nghị quyết 42/2011/NQ-HĐND phê duyệt khung chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả an toàn trên địa bàn năm 2011 đến 2015 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
- 8Quyết định 3680/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025
Nghị quyết 19/2019/NQ-HĐND quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất rau, quả trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 19/2019/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 19/07/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Lê Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra