Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2011/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 14 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ Quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục;

Căn cứ Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo số 149-TB/TU ngày 18/10/2011 về Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 5360/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh về Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Tờ trình của UBND tỉnh về Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 với mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch như sau:

1. Mục tiêu:

a) Đầu tư xây dựng hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông theo hướng đồng bộ, hiện đại và chuẩn hóa; phát triển hợp lý hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp cấp huyện, trung tâm học tập cộng đồng; phát triển hệ thống giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề theo hướng đa ngành, đa cấp và đẩy mạnh liên thông, liên kết trong đào tạo để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhu cầu học tập suốt đời của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng xã hội học tập và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến năm 2015, có ít nhất 25% trường học đạt chuẩn quốc gia và đạt 40% vào năm 2020;

b) Bảo đảm đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, chuẩn về nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt; có cơ cấu hợp lý; đáp ứng được yêu cầu dạy và học của các cấp học, bậc học;

c) Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục - đào tạo và dạy nghề, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển giáo dục - đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh;

d) Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh bằng mức bình quân chung của cả nước là 55% và đạt trên 70% vào năm 2020.

2. Các chỉ tiêu cụ thể:

a) Về quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp dạy nghề và phát triển lao động qua đào tạo (kèm theo Phụ lục I, II, III, IV);

b) Về quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non và phổ thông (kèm theo Phụ lục V);

c) Về thực hiện tốt các chỉ tiêu tỷ lệ xã hội hóa các cấp học, bậc học (kèm theo Phụ lục VI).

3. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

a) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền làm cho cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn dân, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển; thực hiện nhiệm vụ giáo dục phải kết hợp đồng bộ ba môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội;

b) Đẩy mạnh tiến độ đầu tư cơ sở vật chất và phát triển hợp lý mạng lưới trường lớp gắn với từng địa bàn, phù hợp với quy mô dân số và yêu cầu vừa thực hiện phổ cập giáo dục vừa đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học theo các Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đề án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi… Xúc tiến thực hiện đề án nâng cấp Trường Trung cấp nghề lên Trường Cao đẳng nghề. Triển khai xây dựng Trường Đại học Bình Thuận theo quy hoạch được duyệt. Sơ kết hoạt động của mô hình Trung tâm học tập cộng đồng để có giải pháp tiếp theo cho phù hợp;

c) Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên hiện có để xây dựng đề án, kế hoạch, giải pháp cụ thể đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp học, ngành học đạt mục tiêu đề ra;

d) Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo sự chuyển biến tiến bộ và vững chắc về nhận thức chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức và kỹ năng của học sinh ở tất cả các cấp học, bậc học, làm tốt việc phát hiện và đào tạo bồi dưỡng, sử dụng nhân tài. Có giải pháp tích cực nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, hải đảo để rút ngắn chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền trong tỉnh. Có chính sách hỗ trợ các em học sinh nghèo học giỏi, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, có biện pháp khắc phục mặt tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm;

đ) Các cấp quản lý giáo dục chủ động, tích cực xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch, chương trình, đề án để cụ thể hóa Quy hoạch này. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhất là đối với các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa. Thực hiện kiểm tra, thẩm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới quản lý giáo dục và nhu cầu thông tin về giáo dục của học sinh, phụ huynh và nhân dân. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế thể hiện trách nhiệm và cơ chế phối hợp của các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trong trường học;

e) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”. Cụ thể hóa các tiêu chuẩn thi đua phù hợp với từng địa phương, động viên và tạo điều kiện cho giáo dục các vùng còn khó khăn vươn lên đạt các chỉ tiêu trong hoạt động giáo dục. Tôn vinh các tập thể, cá nhân trong và ngoài ngành giáo dục có nhiều đóng góp cho phát triển giáo dục và đào tạo. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo;

g) Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa giáo dục - đào tạo, dạy nghề theo quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh. Tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án xã hội hóa giáo dục và đào tạo, dạy nghề được thực hiện theo danh mục và lộ trình đã đề ra, phát huy hiệu quả;

h) Căn cứ lộ trình thực hiện quy hoạch, cập nhật nhu cầu sử dụng đất các công trình giáo dục trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh; thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tạo điều kiện triển khai thuận lợi, kịp thời các dự án đầu tư giáo dục - đào tạo trong và ngoài công lập. Bảo đảm nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo, dạy nghề được Trung ương hỗ trợ thông qua các chương trình dự án, nguồn vốn huy động sự đóng góp của xã hội và ngân sách tỉnh cân đối kinh phí hàng năm để thực hiện các nội dung của Quy hoạch này.

Điều 2. Giao UBND tỉnh hoàn chỉnh báo cáo, phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Quá trình thực hiện, trong trường hợp UBND tỉnh có đề nghị sửa đổi, bổ sung Quy hoạch, HĐND tỉnh ủy quyền cho Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh căn cứ quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tình hình thực tế của địa phương để quyết định việc sửa đổi, bổ sung và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2011 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Hùng

 

PHỤ LỤC I

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON
(Kèm theo Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh)

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2015

2020

Nhịp độ tăng bình quân (%)

2011-2015

2016-2020

1. Số trường mầm non

Trường

188

194

3,78

1,45

- Công lập

"

174

180

1,97

1,14

- Ngoài công lập

"

14

14

21,40

3,23

2. Số nhóm, lớp mầm non

Nhóm, lớp

3.434

3.860

15,34

2,37

- Số nhóm trẻ

Nhóm

1.451

1.685

40,72

3,04

 + Công lập

"

363

460

37,08

4,85

 + Ngoài công lập

"

1.088

1.225

38,83

2,40

- Số lớp mẫu giáo

Lớp

1.983

2.175

6,64

1,87

 + Công lập

"

1.656

1.740

7,91

0,99

 + Ngoài công lập

"

327

435

1,34

5,87

3. Số giáo viên, cán bộ, nhân viên

Người

6.276

8.995

18,70

7,46

- Giáo viên

"

5.060

7.340

20,96

7,72

 + Nhà trẻ

"

1.885

3.200

45,21

11,16

 + Mẫu giáo

"

3.175

4.140

13,81

5,45

- Cán bộ quản lý và nhân viên

"

1.216

1.655

9,83

6,36

4. Tổng số trẻ em đến lớp

Trẻ em

59.256

76.465

5,62

5,23

- Nhà trẻ (số cháu dưới 3 tuổi)

"

9.675

21.850

14,65

17,70

 Tỷ lệ so số trẻ em trong độ tuổi

%

15

35

12,03

18,47

- Mẫu giáo (3 - 5 tuổi)

Trẻ em

49.580

56.498

4,28

2,65

 Tỷ lệ so số trẻ em trong độ tuổi

%

80

90

 

 

 + Trong đó: mẫu giáo 5 tuổi

Trẻ em

21.128

20.990

1,13

-0,13

 Tỷ lệ so số trẻ em 5 tuổi

%

99,8

100

 

 

 

PHỤ LỤC II

CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh)

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2020

Nhịp độ tăng bình quân (%)

2011- 2015

2016- 2020

1. Số trường

Trường

508

537

1,89

1,20

Tiểu học

"

304

314

1,52

0,65

Trung học cơ sở

"

141

151

2,64

1,53

Trung học phổ thông

"

29

36

1,89

1,20

Trường nhiều cấp học

"

34

36

 

 

Tr.đó:

-Trường MN-TH-THCS-THPT

"

10

10

 

 

-Trường MN-TH-THCS

"

22

24

 

 

-Trường MN-TH

"

1

1

 

 

-Trường TH-THCS-THPT

"

1

1

 

 

2. Số lớp học

Lớp

7.905

8.500

0,89

1,46

Tiểu học

"

4.172

4.500

0,30

1,53

Trung học cơ sở

"

2.506

2.700

0,58

1,50

Trung học phổ thông

"

1.227

1.300

3,78

1,16

3. Số giáo viên

Giáo viên

14.048

15.210

0,36

0,59

Tiểu học

"

6.411

6.950

3,90

1,63

Trung học cơ sở

"

5.012

5.400

0,87

1,50

Trung học phổ thông

"

2.625

2.860

7,62

1,73

4. Tổng số học sinh phổ thông

Học sinh

252.843

274.500

0,99

1,15

Tiểu học

"

112.636

121.500

0,54

1,53

Trung học cơ sở

"

85.207

94.500

0,08

2,09

Trung học phổ thông

"

55.000

58.500

3,37

1,74

 

PHỤ LỤC III

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP, DẠY NGHỀ
(Kèm theo Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh)

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2015

Năm 2020

Nhịp độ tăng bình quân (%)

2011- 2015

2016- 2020

A. Trường Đại học Bình Thuận

 

 

 

 

 

1. Tổng số học viên

Học viên

11.000

13.000

2,89

3,40

- Đại học

"

6.100

6.800

1,26

2,20

- Cao đẳng

"

2.400

3.000

8,24

4,56

- Trung cấp chuyên nghiệp

"

2.500

3.200

2,66

5,06

- Hệ khác

"

-

-

-

-

2. Số giáo viên, cán bộ, nhân viên

Người

205

231

5,35

2,42

· Ban giám hiệu

"

5

6

3,71

0,00

· Giáo viên, giảng viên

"

122

140

4,33

3,40

· Cán bộ quản lý khoa, phòng

"

33

35

3,30

0,00

· Cán bộ viên chức các khoa

"

15

17

4,56

2,53

· Nhân viên

"

30

33

6,40

1,92

3. Cơ sở vật chất

Phòng

181

200

2,24

2,02

- Số phòng học

"

85

100

3,96

3,30

- Số phòng thí nghiệm, thực hành

"

13

15

5,39

2,90

- Thư viện

"

3

5

8,45

10,76

B. Trường Cao đẳng Y tế

 

 

 

 

 

1. Tổng số học viên

Học viên

3.790

5.600

14,53

8,91

- Cao đẳng, kỹ thuật viên

"

1.500

3.000

51,82

14,87

- Trung cấp

"

1.360

1.500

3,45

1,98

- Hệ khác (cán bộ y tế học đường)

"

930

1.100

2,98

3,24

2. Số giáo viên, cán bộ, nhân viên

Người

115

184

3,25

9,86

· Ban giám hiệu

"

3

4

0,00

5,92

· Giáo viên, giảng viên

"

72

133

3,04

13,06

· Cán bộ quản lý khoa, phòng

"

17

20

3,96

3,30

· Cán bộ viên chức các khoa

"

15

17

2,90

2,53

· Nhân viên

"

8

10

5,92

4,56

3. Cơ sở vật chất

Phòng

77

117

 

 

- Số phòng học

"

20

45

5,92

17,61

- Số phòng thí nghiệm, thực hành

"

15

25

2,90

10,76

- Ký túc xá sinh viên

"

40

45

2,13

2,38

- Thư viện

"

2

2

14,87

0,00

C. Trường Trung cấp nghề tỉnh

 

 

 

 

 

1. Tổng số học viên

HS, SV

3.830

6.800

13,42

5,25

- Cao đẳng nghề

"

1.320

2.200

7,09

8,45

- Trung cấp nghề

"

2.010

4.100

10,86

15,08

- Sơ cấp nghề

"

500

500

9,68

5,15

2. Số giáo viên, cán bộ, nhân viên

Người

110

129

3,41

3,24

Ban giám hiệu

"

3

4

0,00

5,92

Giáo viên, giảng viên

"

71

79

3,42

2,16

Cán bộ quản lý khoa, phòng

"

10

14

4,56

6,96

Cán bộ viên chức các khoa

"

8

12

5,92

8,45

Nhân viên

"

18

20

2,38

2,13

3. Cơ sở vật chất

Phòng

122

165

 

 

- Số phòng học

"

35

50

8,76

7,39

- Số phòng thí nghiệm, thực hành

"

20

28

4,56

6,96

- Ký túc xá sinh viên

"

65

85

10,20

5,51

- Thư viện

"

2

2

14,87

0,00

 

PHỤ LỤC IV

CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO
(Kèm theo Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2020

Số lượng

(người)

Cơ cấu (%)

Số lượng

(người)

Cơ cấu

(%)

I

Dân số trung bình

1.224.749

1.274.528

1

Tổng số lao động làm việc

707.445

100

821.076

100

2

Lao động chưa qua đào tạo

318.350

45,0

246.323

30,0

3

Lao động đã qua đào tạo

389.095

55,0

574.753

70,0

a

Đào tạo ngắn hạn

190.690

27,0

225.376

27,4

b

Sơ cấp

106.117

15,0

172.426

21,0

c

Trung cấp

42.447

6,0

78.002

9,5

d

Cao đẳng

21.223

3,0

41.054

5,0

e

Đại học

28.298

3,955

57.475

6,95

f

Trên đại học

320

0,045

420

0,05

II

Số lao động theo trình độ/1vạn dân (người/10.000 dân)

 

 

1

Đại học trở lên

234

454

2

Cao đẳng

173

322

3

Trung cấp

347

612

4

Sơ cấp

866

1.352

5

Ngắn hạn < 3 tháng

1.557

1.768

 

PHỤ LỤC V

CHỈ TIÊU GIÁO VIÊN MẦM NON VÀ PHỔ THÔNG
(Kèm theo Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh)

Giáo viên

Năm 2015

Năm 2020

Tổng số  giáo viên (người)

Giáo viên trên chuẩn (người)

Tỷ lệ so tổng số (%)

Tổng số giáo viên (người)

Giáo viên trên chuẩn (người)

Tỷ lệ so tổng số (%)

TỔNG SỐ

19.108

10.042

 

22.550

14.802

 

1. Mầm non

5.060

2.277

45

7.340

4.404

60

2. Tiểu học

6.411

5.128

80

6.950

6.602

95

3. Trung học cơ sở

5.012

2.506

50

5.400

3.510

65

4. Trung học phổ thông

2.625

131

5

2.860

286

10

 

PHỤ LỤC VI

CHỈ TIÊU XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG, DẠY NGHỀ
(Kèm theo Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2011 của HĐND tỉnh)

Cấp học, bậc học

Năm 2015

Năm 2020

1. Mầm non

Mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 1 trường mầm non tư thục, 30-35% số trẻ em đến nhóm, lớp mầm non tư thục

Mỗi huyện, thị xã có 2 trường mầm non tư thục trở lên; 40-50% số trẻ em đến nhóm, lớp mầm non tư thục

2. Phổ thông 

Có 30% huyện, thị xã, thành phố có cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập

Có 100% huyện, thị xã, thành phố có cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập

3. Giáo dục đào tạo, dạy nghề

Phấn đấu có thêm 1 trường cao đẳng chuyên nghiệp đa ngành, 1 trường cao đẳng du lịch quốc tế, 1 trường trung cấp nghề ngoài công lập

Có thêm ít nhất 1 trường trung cấp chuyên nghiệp, 1 trường cao đẳng nghề