Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHOÁ XVI – KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Căn cứ Nghị định số: 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 76/TTr-UBND ngày 06/7/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc phê chuẩn Đề án quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang đến năm 2020 (Có quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2011.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khoá XVI - Kỳ họp thứ hai thông qua./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực: Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các Ban và Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Vương Mí Vàng

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số: 16/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 của HĐND tỉnh)

I. Mục tiêu :

1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Để thực hiện được mục tiêu phát triển nhanh kinh tế - xã hội của tỉnh thì nguồn nhân lực là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định, đảm bảo sự thành công. Vì vậy, phát triển giáo dục được đặt thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân nhằm nâng cao dân trí, xây dựng lực lượng lao động có đủ trình độ, tạo lập nền tảng và động lực cho sự nghiệp CNH – HĐH, đảm bảo Hà Giang có đủ năng lực phát triển, hợp tác và cạnh tranh trong bối cảnh mới.

- Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo một cách hợp lý trên cơ sở đảm bảo chất lượng, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, đa dạng hóa các loại hình trường lớp.

- Tăng cường đầu tư và nâng cao năng lực của hệ thống quản lý giáo dục.

- Mở rộng quan hệ hợp tác, phối hợp và hội nhập với giáo dục quốc tế, cũng như với giáo dục các tỉnh thành trong cả nước.

2. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng và phát triển sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Hà Giang có chất lượng, có bản sắc, làm nền tảng cho sự nghiệp CNH-HĐH của tỉnh, đáp ứng căn bản yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập của các tầng lớp dân cư. Giáo dục và Đào tạo góp phần xây dựng những con người có văn hóa, nhân cách, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, ý thức làm chủ, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm công dân.

3. Mục tiêu cụ thể:

- Giáo dục mầm non: Coi trọng giáo dục mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo 5 tuổi. Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện chương trình 26 tuần, 36 buổi, chương trình rút gọn 20 buổi cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho các em ở vùng dân tộc thiểu số bước vào lớp 1 đều biết tiếng phổ thông và có kiến thức, kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm xã hội và lao động, tăng cường công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Đầu tư xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia ở những khu vực có điều kiện theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, năm 2020 tỷ lệ huy động trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt 50%; trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 98 %; trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 99%. Phấn đấu 25% số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo có đủ số giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, phấn đấu đến năm 2020 ít nhất có 50% giáo viên có trình độ cao đẳng trở lên.

- Giáo dục tiểu học: Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2011; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách, giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa và tích hợp giáo dục môi trường, pháp luật, kỹ năng sống cho học sinh. Thực hiện giáo dục tiểu học cho trẻ khuyết tật, nâng tỷ lệ trẻ khuyết tật được học tiểu học từ 40% năm 2009 lên 60% năm 2015 và ít nhất 75% năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020: Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%; 40% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; trên 70% số giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng trở lên.

- Giáo dục trung học cơ sở: Duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS, trang bị các kiến thức phổ thông cơ bản để phân luồng học sinh. Đến năm 2020 có ít nhất 98% số người trong độ tuổi 11-14 đi học THCS ; 50% số trường THCS đạt chuẩn quốc gia ; 100% giáo viên THCS được xếp loại trung bình trở lên theo chuẩn nghề nghiệp và 70% số giáo viên đạt trình độ đại học trở lên.

- Giáo dục trung học phổ thông: Đảm bảo cho học sinh được trang bị các kiến thức phổ thông, những kiến thức cơ bản về công nghệ, nghề phổ thông. Tất cả học sinh THPT được học ngoại ngữ, tin học. Đến năm 2020 có ít nhất 60% thanh niên từ 15-17 tuổi đang học THPT, 40% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia, 98% giáo viên THPT được xếp loại trung bình trở lên theo chuẩn nghề nghiệp và 100% giáo viên đạt trình độ đại học trở lên.

- Giáo dục thường xuyên: Góp phần duy trì phổ cập giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo các điều kiện cho người lao động có môi trường học tập theo các chương trình giáo dục thường xuyên; đa dạng hóa nội dung, chương trình và hình thức học tập nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và nhu cầu nâng cao trình độ học vấn của người dân. Mục tiêu đến năm 2020 có 100% số xã, phường trong toàn tỉnh có các Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động đúng chức năng và có hiệu quả, tỷ lệ người trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ đạt 99,0%; khoảng 8.500 người được bồi dưỡng, đào tạo lại hàng năm.

- Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Mở rộng quy mô, đa dạng hóa chương trình và hình thức đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực lao động có tay nghề kỹ thuật từ sơ cấp trở lên, đảm bảo nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 60% (trong đó qua đào tạo nghề 50%); tỷ lệ giáo viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo 100%. Ít nhất 20% số giáo viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, 10% số giáo viên ở trường trung cấp nghề và 20% số giáo viên ở các trường cao đẳng nghề đạt trình độ thạc sỹ trở lên; ít nhất 70% giảng viên cao đẳng đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 5% là tiến sỹ; 70% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó có ít nhất 25% là tiến sỹ.

II. Nội dung quy hoạch:

1. Quy hoạch giáo dục mầm non:

Bảng 1: Quy mô phát triển số trẻ mầm non

TT

Mục tiêu

2010

2015

2020

1

Tổng số trẻ học mầm non:

49.697

54.520

59.426

2

Số lượng trẻ nhà trẻ

8.747

8.737

9.834

3

Số lượng trẻ mẫu giáo

40.950

45.783

49.529

4

Số lượng trẻ 5 tuổi đến lớp

14.658

16.812

16.861

 

Bảng 2: Quy hoạch mạng lưới trường mầm non

TT

Đơn vị

2010

2015

2020

 

Toàn tỉnh

208

224

231

1

TP Hà Giang

13

17

17

2

Vị Xuyên

25

28

33

3

Bắc Quang

28

32

32

4

Quang Bình

15

16

16

5

Bắc Mê

14

15

15

6

Hoàng Su Phì

25

25

26

7

Xín Mần

19

20

20

8

Quản Bạ

13

13

14

9

Yên Minh

18

20

20

10

Đồng Văn

20

20

20

11

Mèo Vạc

18

18

18

2. Quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông:

a/ Quy hoạch phát triển giáo dục tiểu học:

Bảng 3: Quy phát triển HS tiểu học

TT

Mục tiêu

2010

2015

2020

1

Dân số 6 tuổi

14.987

17.086

17.940

2

Dân số trong độ tuổi 6-10

73.956

82.213

86.323

3

Số tuyển mới lớp 1

14.687

16.915

17.760

4

Tổng số HS tiểu học

75.725

80.713

83.446

 

Bảng 4: Quy hoạch phát triển mạng lưới trường tiểu học

TT

Đơn vị

2010

2015

2020

 

Toàn tỉnh

214

227

232

 

Trong đó, trường phổ thông dân tộc bán trú

30

30

30

1

TP Hà Giang

12

13

13

2

Vị Xuyên

28

31

33

3

Bắc Quang

31

35

35

4

Quang Bình

15

15

15

5

Bắc Mê

14

15

17

6

Hoàng Su Phì

26

28

28

7

Xín Mần

20

20

20

8

Quản Bạ

13

14

15

9

Yên Minh

18

18

18

10

Đồng Văn

19

20

20

11

Mèo Vạc

18

18

18

b/ Quy hoạch phát triển giáo dục trung học cơ sở (THCS):

 

Bảng 5: Quy mô phát triển học sinh THCS

TT

Mục tiêu

2010

2015

2020

1

Tổng số học sinh THCS

47.075

57.603

64.792

2

Dân số trong độ tuổi 11-14

61.197

58.779

66.115

 

Bảng 6: Quy hoạch phát triển mạng lưới trường trung học cơ sở

TT

Đơn vị

2010

2015

2020

 

Toàn tỉnh

179

206

209

 

Trong đó, trường phổ thông dân tộc bán trú

52

52

52

1

TP Hà Giang

7

10

10

2

Vị Xuyên

24

26

27

3

Bắc Quang

20

24

25

4

Quang Bình

15

16

16

5

Bắc Mê

11

12

13

6

Hoàng Su Phì

25

26

26

7

Xín Mần

21

21

21

8

Quản Bạ

11

13

13

9

Yên Minh

18

18

18

10

Đồng Văn

9

20

20

11

Mèo Vạc

18

20

20

c/ Quy hoạch phát triển giáo dục trung học phổ thông:

Bảng 7: Quy hoạch phát triển học sinh THPT

TT

Mục tiêu

2010

2015

2020

1

Tổng số học sinh THPT

16.017

22.043

26.893

2

Dân số trong độ tuổi 15-17

49.860

44.086

44.822

 

Bảng 8: Quy hoạch phát triển mạng lưới trường THPT

TT

Đơn vị

2010

2015

2020

 

Toàn tỉnh

30

38

43

1

TP Hà Giang

4

4

4

2

Vị Xuyên

4

6

7

3

Bắc Quang

7

7

8

4

Quang Bình

2

4

4

5

Bắc Mê

2

3

3

6

Hoàng Su Phì

2

2

3

7

Xín Mần

2

2

3

8

Quản Bạ

2

3

3

9

Yên Minh

3

3

3

10

Đồng Văn

1

2

3

11

Mèo Vạc

1

2

2

3. Quy hoạch phát triển giáo dục thường xuyên:

Bảng 9. Số học viên tham gia các chương trình giáo dục không chính quy (KCQ) để có văn bằng tốt nghiệp các cấp học của giáo dục phổ thông.

TT

Mục tiêu

2010

2015

2020

1

Số học viên tham gia chương trình giáo dục KCQ để tốt nghiệp tiểu học

3.000

1.500

500

2

Số học viên tham gia chương trình giáo dục KCQ để tốt nghiệp THCS

2.000

1.400

600

3

Số học viên tham gia chương trình giáo dục KCQ để tốt nghiệp THPT

1.500

1.200

1.000

 

Bảng 10. Quy hoạch mạng lưới các trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng

Đơn vị

2010

2015

2020

A

Tổng số trung tâm GDTX

11

11

11

B

Tổng số Trung tâm học tập cộng đồng

157

195

197

1

TP Hà Giang

8

10

10

2

Vị Xuyên

24

24

24

3

Bắc Quang

23

23

23

4

Quang Bình

15

15

15

5

Bắc Mê

13

13

13

6

Hoàng Su Phì

21

25

25

7

Xín Mần

14

19

19

8

Quản Bạ

13

13

13

9

Yên Minh

8

16

18

10

Đồng Văn

5

19

19

11

Mèo Vạc

13

18

18

4. Quy hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp và đại học :

a/ Quy hoạch phát triển học sinh, sinh viên của giáo dục nghề nghiệp và đại học:

Bảng 11: Quy hoạch phát triển HS, SV của giáo dục nghề nghiệp và đại học

 Đơn vị tính: Người

TT

Mục tiêu

2010

2015

2020

1

Số HS TCCN

4.793

5.272

5.799

 

Chương trình chính quy

2.119

2.331

2.564

 

Chương trình KCQ

2.674

2.941

3.235

2

Số sinh viên cao đẳng

3.167

3.483

3.832

 

Chương trình chính quy

1.550

1.705

1.876

 

Chương trình KCQ

1.616

1.778

1.956

3

Số sinh viên đại học (gồm cả liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh)

 

3.500

5.200

4

Số học viên trên đại học (chủ yếu gửi đi đào tạo ở các cơ sở đào tạo của Trung ương )

 

300

400

5

Trung cấp/cao đẳng nghề

3.779

7.500

10.000

6

Sơ cấp/dạy nghề dưới 3 tháng

50.211

67.500

80.000

b/ Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học:

- Đến năm 2015:

+ Nâng cấp Trung cấp Nghề lên thành Trường Cao đẳng Nghề vào năm 2012.

+ Nâng cấp 01 Trung tâm dạy nghề thành trường Trung cấp Nghề vào năm 2012.

+ Thành lập 01 Trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt cấp tỉnh.

+ Nâng cấp trường Trung cấp Y tế lên thành trường Cao đẳng Y tế.

+ Nâng cấp trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật lên thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật.

+ Phát triển trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang thành trường Đại học Hà Giang.

- Đến năm 2020:

+ Nâng cấp 02 Trung tâm dạy nghề thành trường Trung cấp nghề vào năm 2016.

+ Toàn tỉnh có ít nhất 03 cơ sở dạy nghề tư thục.

+ Thành lập Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

+ Mở rộng quy mô tuyển sinh, mở rộng ngành nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề.

+ Thành lập Trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ có hoàn cảnh đặc biệt tại một số huyện.

5. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục:

a/ Quy hoạch đội ngũ giáo viên các cấp học

Bảng 12. Quy hoạch đội ngũ GV các cấp học

Đơn vị tính: Người

STT

Mục tiêu

2010

2015

2020

1

Nhà trẻ:

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ nhà trẻ /giáo viên

9, 0

8, 5

8, 0

 

Số giáo viên nhà trẻ

976

1.028

1.229

2

Mẫu giáo

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ mẫu giáo/giáo viên

14, 25

13, 50

13, 00

 

Số giáo viên mẫu giáo

2.874

3.391

3.809

3

Tiểu học

 

 

 

 

Số lớp tiểu học

4.883

5.270

5.349

 

Tỷ lệ HS/lớp

15, 5

15, 31

15, 50

 

Tỷ lệ giáo viên /lớp (tính chung)

1, 44

1, 45

1, 45

 

Số lớp học 2 buổi/ngày

781

1.054

1.283

 

Tỷ lệ lớp được học 2 buổi/ngày (%)

16, 0

20, 0

25, 0

 

Số giáo viên tiểu học

7.040

7.641

7.756

4

Trung học cơ sở

 

 

 

 

Số lớp THCS

1.770

1.850

2.094

 

Tỷ lệ HS/lớp

26, 6

27, 0

30, 0

 

Tỷ lệ giáo viên /lớp

2, 42

2, 20

2, 00

 

Giáo viên THCS

4.286

4.070

4.369

5

Trung học phổ thông

 

 

 

 

Số lớp THPT

452

578

690

 

Tỷ lệ HS/lớp

35

38

38

 

Tỷ lệ giáo viên /lớp

2, 50

2, 50

2, 50

 

Giáo viên THPT

1.130

1.445

1.725

6

GV TTGDTX, TT KT-TH-HN

166

168

180

b/ Quy hoạch đội ngũ nhân viên các cấp học:

Bảng 13. Quy hoạch đội ngũ nhân viên các cơ sở giáo dục công lập theo cấp học

Đơn vị tính: Người

TT

Mục tiêu

2010

2015

2020

1

Các trường mầm non (tối thiểu 3 nhân viên/trường theo Điều lệ trường mầm non)

585

633

654

2

Các trường tiểu học (tối thiểu 3 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT)

645

684

699

3

Các trường trung học cơ sở (tối thiểu 5 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT)

905

1.020

1.035

4

Các trường trung học phổ thông (tối thiểu 5 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT)

145

185

210

5

Các trường phổ thông nhiều cấp (tối thiểu 5 nhân viên/trường theo Thông tư 35/2006/TT-LT)

215

265

285

6

Các trung tâm GDTX và KTTHHN

95

100

110

c/ Quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục:

Bảng 14. Quy hoạch đội ngũ CBQL các cơ sở giáo dục công lập theo cấp học

Đơn vị tính: Người

TT

Mục tiêu

2010

2015

2020

1

Cán bộ QLGD mầm non

496

555

575

2

Cán bộ QLGD tiểu học

542

570

582

3

Cán bộ QLGD THCS

397

510

621

4

CBQL trường liên cấp (tiểu học và THCS)

140

150

150

5

Cán bộ QLGD THPT (bao gồm trường liên cấp 2-3)

90

110

126

6

Cán bộ QLGD các TT GDTX

22

30

30

6. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo

6.1. Quy hoạch và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở giáo dục

- Đến năm 2015: Hoàn thành toàn bộ việc quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở GD&ĐT.

- Đến năm 2020: 50% số trường được qui hoạch có đủ sân chơi, bãi tập, hệ thống sân vườn, đường đi nội bộ.

6.2. Quy hoạch đầu tư xây dựng CSVC, kiên cố hóa phòng học của giáo dục mầm non và phổ thông

- Đến năm 2015:

+ Xoá bỏ hoàn toàn tình trạng phòng học tạm ở các điểm trường và phân trường, lớp học thôn bản của giáo dục mầm non, tiểu học.

+ Chuyển đổi các trường tiểu học, THCS có đủ điều kiện thành trường phổ thông dân tộc bán trú, quy mô HS theo nhu cầu từng địa phương.

+ 40% phòng học mầm non, 50% phòng học tiểu học, 70% phòng học THCS và 95% phòng học THPT được xây dựng kiên cố.

+ Có đủ nhà ở cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú; đủ nhà ở công vụ cho GV. Tỷ lệ nhà ở bán trú, nhà ở công vụ được xây 1 tầng và cấp 4 đạt 60%.

+ 100% trường có đủ diện tích phòng học, sân chơi, bãi tập cho HS (theo tiêu chuẩn của Bộ GD và ĐT). Bàn ghế đảm bảo kích cỡ phù hợp với lứa tuổi học sinh.

+ 100% các điểm trường chính có công trình vệ sinh phù hợp vào 2015.

+ Xây dựng mới trường THPT chuyên.

- Đến năm 2020:

+ 100% phòng học mầm non, tiểu học và trung học được xây dựng kiên cố.

+ 100% số phòng ở bán trú và nhà công vụ được xây 1 tầng, cấp 4.

+ 80% số trường có hệ thống sân vườn, đường đi nội bộ

6.3. Quy hoạch đầu tư xây dựng phòng thư viện, bộ môn và các phòng chức năng khác của giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông

- Đến năm 2015:

+ 40% số trường học có thư viện.

+ 30% cơ sở giáo dục trung học có đủ phòng học bộ môn.

+ 15% cơ sở giáo dục mầm non, 20% cơ sở giáo dục tiểu học, 30% cơ sở giáo dục trung học có các phòng chức năng.

- Đến năm 2020:

+ 100% số trường học có thư viện.

+ 100% cơ sở giáo dục trung học có đủ phòng học bộ môn.

+ 70% cơ sở giáo dục mầm non, 90% cơ sở giáo dục tiểu học và giáo dục trung học có các phòng chức năng.

6.4. Quy hoạch đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong GD&ĐT

- Đến năm 2015:

+ 80% trường phổ thông được trang bị phòng máy tính và dạy tin học. Các cơ sở giáo dục đều được thực hiện kết nối mạng Internet.

+ 60% GV phổ thông, 85% GV, giảng viên các trường dạy nghề, TCCN, cao đẳng ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và dạy học.

- Đến năm 2020:

+ 100% trường phổ thông được trang bị phòng máy tính và dạy tin học.

+ 100% GV, giảng viên các trường phổ thông, dạy nghề, TCCN, cao đẳng, đại học ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý và dạy học.

III. Giải pháp thực hiện:

1. Đổi mới công tác quản lý giáo dục:

- Hợp lý hóa cơ cấu tổ chức, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, cơ chế về giáo dục và đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chương trình và chất lượng, thực hiện nghiêm túc Luật Giáo dục. Thực hiện phân cấp quản lý, từng bước giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong việc quản lý tài chính, quản lý nhân sự, tổ chức quá trình dạy học. Từng bước tổ chức và thực hiện tốt Nghị định số: 115/2010/NĐ-CP (24/ 12/ 2010) của Chính phủ về Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

- Đẩy mạnh việc đưa tin học vào hệ thống quản lý giáo dục của tỉnh; trang bị máy tính và bồi dưỡng cho cán bộ nhân viên của các cơ sở giáo dục, phòng Giáo dục & Đào tạo về sử dụng các phần mềm quản lý giáo dục. Kết nối mạng Internet giữa các cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. Xây dựng và triển khai đồng bộ hệ thống thông tin quản lý giáo dục đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, cập nhật làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, giám sát thực hiện và minh bạch.

- Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục các cấp, nâng cao năng lực bộ máy quản lý; hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục. Kết hợp việc thực hiện việc đánh giá cán bộ lãnh đạo các trường theo chuẩn hiệu trưởng do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành; chú trọng cả các hình thức đánh giá khác như thông qua dư luận xã hội, đánh giá qua đồng nghiệp... nhằm sàng lọc và đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cho phát triển giáo dục & đào tạo của tỉnh.

- Thực hiện việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành bên cạnh các hình thức đánh giá khác (dư luận xã hội, đồng nghiệp, học sinh...). Có kế hoạch và phân bổ ngân sách trong 1-2 năm để giải quyết chế độ chính sách cho những giáo viên không đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục và không thể tiếp tục đào tạo bồi dưỡng.

2. Thực hiện việc đổi mới nội dung giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập:

* Giáo dục mầm non:

- Chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để triển khai có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non mới trên địa bàn toàn tỉnh và chương trình chuẩn bị Tiếng Việt cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi ở vùng dân tộc, miền núi từ năm 2010 -2011.

- Tăng cường áp dụng các chuyên đề đổi mới chương trình giáo dục mầm non theo hướng tích hợp nội dung các chủ đề giáo dục và tăng cường hoạt động của trẻ.

- Tăng cường chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe, vệ sinh, phòng bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng và tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ; triển khai các chương trình can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ.

* Giáo dục phổ thông:

- Tiếp tục triển khai một cách vững chắc việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục và sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo đúng chương trình, quy trình của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, dựa trên chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, xây dựng các chương trình giáo dục địa phương phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức giáo dục của các vùng, đặc biệt là đối với vùng dân tộc thiểu số đáp ứng yêu cầu giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, khuyến khích tinh thần tự học, năng lực tư duy và vận dụng sáng tạo của học sinh.

- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường cho học sinh để nâng cao kiến thức, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển thể chất và kỹ năng sống cho học sinh.

- Thực hiện giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.

- Thực hiện các chương trình đổi mới về dạy học môn ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục, đặc biệt là chương trình nâng cao hiệu quả dạy, học và sử dụng tiếng Anh; đảm bảo cho học sinh được học ngoại ngữ liên tục từ lớp 6 đến hết lớp 12 ở giai đoạn 2011 -2015 và chuẩn bị các điều kiện để triển khai việc học ngoại ngữ liên tục trong trường phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm 2015.

- Triển khai có hiệu quả việc đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, kết hợp hình thức kiểm tra tự luận với trắc nghiệm; đổi mới cách ra đề theo hướng vận dụng kiến thức đã học và thực hiện đúng quy chế đánh giá, xếp loại học sinh do Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định. Coi trọng chất lượng, hiệu quả, tránh bệnh thành tích, hình thức.

* Giáo dục thường xuyên (GDTX):

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò, vị trí của giáo dục thường xuyên đối với việc nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH.

- Nâng cao chất lượng các lớp bổ túc văn hóa dưới hình thức gắn học tập với lao động sản xuất, mở rộng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho học viên bổ túc văn hóa.

- Hoạt động hướng nghiệp chủ yếu tập trung vào kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nữ công, kế toán, nghề dệt - may, điện dân dụng, tin học ứng dụng và những nghề gắn với sự phát triển kinh tế của địa phương như du lịch, khai thác, chế biến gỗ...

 - Mở các lớp bổ túc THPT có kết hợp dạy nghề tạo điều kiện giúp người học tìm được việc làm và kiếm sống để có thể ổn định cuộc sống, thu hút những người không có điều kiện học phổ thông đến với các Trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng.

- Hình thức học tập của GDTX cần mềm dẻo, linh hoạt, để người học có thể học theo nhiều hình thức: Tự học có đăng ký, học từ xa... Về thời gian học tập, người học chỉ cần học đủ quỹ thời gian tối thiểu trong yêu cầu của chương trình. Xem xét khả năng kết hợp dạy học văn hóa với dạy tiếng dân tộc.

* Giáo dục nghề nghiệp và đại học:

- Liên kết với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo những ngành nghề kỹ thuật, công nghệ cao, cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

- Tăng cường hợp tác, học tập và áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước.

- Chuyển mạnh sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với trường cao đẳng và đào tạo theo mô-đun đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đến năm 2020 có 100% chương trình giáo dục nghề nghiệp và đại học thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ hoặc mô-đun.

 - Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công bố chuẩn năng lực của học sinh, sinh viên tốt nghiệp và hàng năm đánh giá, công bố tỷ lệ học sinh, sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp.

3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV) và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục:

- Lập kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại để đội ngũ GV đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Tăng cường dạy tiếng dân tộc cho đội ngũ GV của tỉnh.

- Thực hiện các chương trình bồi dưỡng cho CBQL giáo dục các cấp. Khuyến khích GV và CBQL thuộc diện quy hoạch đi đào tạo để nâng cao trình độ.

- Khuyến khích và tăng cường trao đổi nghiệp vụ, hội thảo về chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác dạy học, quản lý giữa các nhà trường.

- Sở Giáo dục & Đào tạo xây dựng đề án đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ GV và CBQL giáo dục.

4. Phát triển mạng lưới và đầu tư cơ sở vật chất (CSVC) cho các cơ sở giáo dục & đào tạo (GD&ĐT):

Tranh thủ và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của các chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, chương trình kiên cố hóa trường học, các dự án ODA cho phát triển giáo dục tại vùng khó khăn và các nguồn vốn đầu tư khác nhằm tiếp tục đầu tư kinh phí, triển khai và hoàn thành mục tiêu về phát triển cơ sở hạ tầng của trường học.

Ưu tiên đầu tư CSVC cho các trường, điểm trường tại các xã đặc biệt khó khăn, xã vùng sâu, vùng xa và các trường, lớp chuyên biệt.

Xây mới, nâng cấp trụ sở của các phòng Giáo dục – Đào tạo cũng như các cơ quan quản lý giáo dục để đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu để làm việc.

Đẩy mạnh chính sách xã hội hóa, có chính sách khuyến khích, huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh hợp tác tham gia vào hoạt động giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực phát triển hạ tầng, đặc biệt là quỹ đất cho các cơ sở giáo dục ở những nơi khó khăn về mặt bằng xây dựng nhằm chia sẻ gánh nặng về ngân sách nhà nước, đồng thời sớm phát triển đồng bộ hạ tầng giáo dục đảm bảo chất lượng cho việc dạy và học tại các cơ sở giáo dục này.

* Về Giáo dục mầm non: Trong những năm trước mắt cần đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng trường mầm non cho các xã hiện chưa có trường. Nâng cấp, cải tạo CSVC các trường mầm non theo hướng hiện đại hoá, mở rộng diện tích các trường mầm non đạt yêu cầu của chuẩn, tạo diện tích sân chơi đáp ứng được yêu cầu chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đảm bảo môi trường giáo dục. Khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở thành phố và các xã, thị trấn có điều kiện. Mỗi huyện có từ 1-2 trường mầm non trọng điểm (chất lượng cao) để làm trung tâm thực hành bồi dưỡng tay nghề cho đội ngũ giáo viên và chỉ đạo các chuyên đề của ngành học. Phát triển các điểm trường để đảm bảo tất cả trẻ em 5 tuổi được học chương trình mẫu giáo lớn đầy đủ hoặc rút gọn. Thực hiện nghiêm túc Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi của Chính phủ.

* Về Giáo dục tiểu học: Do quy mô dân số trong độ tuổi học tiểu học tương đối ổn định, một số xã hiện có các trường tiểu học cần xem xét ghép lại để tập trung đầu tư CSVC, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Ở các huyện có nhiều xã đặc biệt khó khăn cần tiếp tục đầu tư nâng cấp các trường tiểu học để tăng số lượng các trường đạt chuẩn quốc gia. Khuyến khích các địa phương huy động nguồn lực xã hội để xây dựng trường tiểu học có bán trú theo hướng có bếp, nhà ăn, phòng nghỉ trưa cho học sinh và giáo viên. Tỉnh ưu tiên hỗ trợ một phần kinh phí cho các trường ở các xã đặc biệt khó khăn để tổ chức ăn trưa tại trường cho học sinh. Các huyện, thành phố cần có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu 60% trường tiểu học được học 2 buổi/ngày vào năm 2015. Tỉnh ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật (xây dựng nhà nội trú cho học sinh) để đáp ứng nhu cầu học sinh học 2 buổi/ngày và nâng cao chất lượng giáo dục.

* Về Giáo dục THCS và THPT :

Duy trì và củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. Duy trì quy mô học sinh dân tộc được hưởng học bổng hoặc được hỗ trợ một phần kinh phí ăn, ở và học tập. Thực hiện tuyển sinh theo qui hoạch đào tạo cán bộ dân tộc ở các huyện nhằm tạo nguồn để nâng dần tỷ lệ cán bộ, giáo viên người dân tộc trong tổng số cán bộ, giáo viên ở mỗi địa phương.

Đầu tư CSVC cho các trường THCS, THPT đảm bảo có đủ phòng học và tăng dần tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa; các trường cơ bản có đủ các khối công trình phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy học tập theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn Quốc gia như: Khối phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm; khối nhà tập đa năng, phòng chức năng, công trình vệ sinh ...

Tăng cường đầu tư, cấp phát các tài liệu địa phương cho các trường THCS, THPT trong toàn tỉnh. Đây là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ công tác dạy và học để các em hiểu biết thêm về địa phương mình và truyền thống văn hóa của các dân tộc.

Tăng cường đầu tư cho trường THPT chuyên và trường THPT dân tộc nội trú tỉnh về trang thiết bị dạy học hiện đại và mở rộng diện tích mặt bằng tối thiểu đạt trường chuẩn quốc gia.

* Về Giáo dục thường xuyên (GDTX): Củng cố và tăng cường CSVC cho trung tâm GDTX cấp tỉnh và trung tâm GDTX cấp huyện. Củng cố về CSVC, trang thiết bị, xây dựng phòng làm việc của các trung tâm học tập cộng đồng hiện có, tiếp tục thành lập mới trung tâm học tập cộng đồng tại các xã chưa có và đảm bảo hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có trung tâm học tập cộng đồng vào năm 2015, những xã đặc biệt khó khăn có trung tâm học tập cộng đồng chậm nhất vào năm 2020.

* Về Giáo dục nghề nghiệp và đại học: Tăng cường CSVC của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học:

+ Năm 2011-2012: Các trường (Trung cấp Y tế, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật, Trung cấp nghề, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang) hoàn chỉnh đề án quy hoạch xây dựng theo mục tiêu mở rộng ngành nghề đào tạo, nâng cấp trường để trình và cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, tỉnh sẽ đầu tư kinh phí để xây dựng, mở rộng và tăng cường trang thiết bị dạy học.

+ Từ năm 2012-2015 hoàn thành việc nâng cấp trường Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề; lựa chọn một trong 03 Trung tâm dạy nghề: Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh để nâng cấp thành trường Trung cấp nghề. Chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp tiếp 02 trung tâm còn lại vào năm 2016 – 2017.

+ Tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo, trong đó ưu tiên đầu tư, trang bị các thiết bị dạy học tiếp cận kịp với tiến bộ kỹ thuật cho các trường của giáo dục nghề nghiệp và cao đẳng.

+ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thủ tục để thành lập Trường Đại học Hà Giang vào năm 2015.

5. Các chính sách:

- Tiếp tục duy trì, phát triển và thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp từ khá trở lên ở các trường đại học về công tác tại các cơ sở GD&ĐT của tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên và CBQL giáo dục học tập nâng cao trình độ.

- Thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với học sinh vùng sâu xa, vùng đặc biệt khó khăn, con em các dân tộc thiểu số và học sinh khuyết tật. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, chính sách hỗ trợ sách giáo khoa và đồ dùng học tập, chính sách học bổng và hỗ trợ ăn, ở cho học sinh dân tộc thiểu số để thu hút học sinh đến trường. Sớm thực hiện việc chuyển đổi các trường ở cấp tiểu học, THCS sang loại hình trường phổ thông dân tộc bán trú dựa trên các điều kiện, tiêu chí do Bộ GD&ĐT quy định để đảm bảo lợi ích của nhóm học sinh con em dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

- Để có đủ giáo viên và cơ cấu giáo viên phù hợp, cần tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách sau:

+ Tuyển mới giáo viên, trong đó ưu tiên tạo nguồn và tuyển dụng giáo viên là người dân tộc thiểu số.

+ Thực hiện tốt các chính sách, chế độ đãi ngộ và khuyến khích về phụ cấp, trợ cấp, nhà công vụ đối với giáo viên công tác tại vùng khó khăn, đặc biệt là ở 6 huyện (Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần).

+ Hoàn thiện quy định về tiêu chuẩn, thủ tục và thực hiện luân chuyển giáo viên để tăng cường chất lượng giáo dục và tính công bằng.

- Có chính sách hỗ trợ tài chính cho giáo viên học tập nâng cao trình độ trên chuẩn. Hoàn thiện chính sách cho giáo viên dạy lớp ghép.

- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách thu hút cán bộ, giáo viên có năng lực về làm việc tại địa bàn đặc biệt khó khăn, các cơ quan quản lý giáo dục cấp phòng và sở.

- Có chính sách khuyến khích các cơ sở đào tạo chủ động nghiên cứu và áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cao đẳng có uy tín trong nước và trên thế giới. Khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho các trường chuyên nghiệp tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

- Mở rộng quyền chủ động cho các cơ sở đào tạo trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực phục vụ đào tạo; tạo điều kiện đầu tư các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào quá trình đào tạo và quản lý đào tạo.

- Có chính sách khuyến khích liên kết giữa đào tạo - nghiên cứu khoa học - sản xuất - dịch vụ nhằm tăng điều kiện thực hành, thực tập và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của từng trường. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, quy định trách nhiệm và cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp đóng góp kinh phí đào tạo thông qua việc thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo do các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đóng góp. Ban hành quy định về việc các cơ sở giáo dục công lập hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, cá nhân trong việc xây dựng CSVC; quy định việc huy động vốn của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Xây dựng cơ chế sử dụng NSNN hỗ trợ cho người học nghề theo chương trình đào tạo dài hạn để thực hiện chính sách xã hội (trợ cấp xã hội, chính sách học bổng...) và hỗ trợ các chương trình đào tạo hệ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho người lao động ở nông thôn. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thống nhất quản lý để chi trả cho đối tượng học nghề dài hạn trong các cơ sở dạy nghề thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn và tài trợ cho các chương trình dạy nghề cho lao động ở nông thôn.

- Thực hiện tốt chính sách xã hội hoá giáo dục, khuyến khích các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Đối với giáo dục mầm non, khuyến khích phát triển các trường tư thục ở những nơi có điều kiện (tại một số huyện/thành phố như Thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình) nhằm thu hút nguồn lực đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của giáo dục và vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp với nhà trường mang lại những điều kiện giáo dục tốt nhất cho học sinh. Tỉnh có chính sách hỗ trợ về đất và các nguồn lực khác cho việc phát triển các trường ngoài công lập theo tinh thần Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, đặc biệt ở những nơi có điều kiện nhằm cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo tại chỗ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

6. Phối hợp, tuyên truyền:

- Tăng cường và đảm bảo sự phối hợp giữa các ban, ngành chức năng trong tỉnh thực hiện công tác điều tra cơ bản và dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực cho địa phương, trên cơ sở đó ngành giáo dục xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.

- Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của giáo dục và vai trò, trách nhiệm của họ trong việc phối hợp với nhà trường mang lại những điều kiện giáo dục tốt nhất cho học sinh.

IV. Dự toán kinh phí thực hiện quy hoạch:

1. Nhu cầu về tổng vốn đầu tư cho quy hoạch

:

5.670,289 tỷ đồng

Trong đó:

 

 

- Tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục

:

5.403,346 tỷ đồng

- Thực hiện đổi mới chương trình GD&ĐT, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy

:

256,243 tỷ đồng

- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL và GV

:

10,7 tỷ đồng

2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

 

 

- Vốn ngân sách trung ương

:

4.819,475 tỷ đồng

- Vốn ngân sách địa phương

:

567,028 tỷ đồng

- Vốn huy động hợp pháp khác

:

83,786 tỷ đồng

3. Phân kỳ đầu tư:

 

 

3.1. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015

:

2.463,289 tỷ đồng

Trong đó:

 

 

- Tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục

:

2.403,346 tỷ đồng

- Thực hiện đổi mới chương trình GD&ĐT, Sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy

:

56,243 tỷ đồng

- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL và GV

:

3,7 tỷ đồng

3.2. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2015-2020

:

3.207 tỷ đồng

Trong đó:

 

 

- Tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục

:

3.000 tỷ đồng

- Thực hiện đổi mới chương trình GD&ĐT, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy

:

200 tỷ đồng

- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL và GV

:

7 tỷ đồng

V. Tổ chức thực hiện:

1. Lộ trình thực hiện quy hoạch: Quy hoạch phát triển ngành GD&ĐT được thực hiện từ nay đến năm 2020 và chia thành 2 giai đoạn chính với những mục tiêu ưu tiên và nhiệm vụ trọng tâm khác nhau.

Riêng trong năm học đầu tiên 2011-2012, ưu tiên đầu tư CSVC và quĩ đất mở rộng mạng lưới cho giáo dục mầm non, ưu tiên lớp mẫu giáo 5 tuổi. Xây dựng mỗi huyện có 01 trường mầm non đạt chuẩn; các xã đều có trường mầm non riêng, không còn trường mầm non phải dùng chung CSVC với các trường tiểu học.

* Giai đoạn 2011 - 2015:

Ưu tiên đầu tư vào việc nâng cấp, sửa chữa các phòng học đã xuống cấp, cải thiện CSVC, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tại các cơ sở giáo dục, đảm bảo có đủ CSVC sau khi ổn định mạng lưới cơ sở giáo dục ở các cấp học, nhà ở cho giáo viên và nhà lưu trú cho học sinh; Bồi dưỡng và đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL các cấp, đặc biệt nâng cao tỷ lệ giáo viên người dân tộc và dạy tiếng dân tộc cho giáo viên người Kinh; Xây dựng các trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; Củng cố các trường dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp và cao đẳng, giáo dục thường xuyên, nhằm giữ vững kết quả phổ cập giáo dục THCS, mở rộng ngành nghề đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của tỉnh. Quy hoạch xong quỹ đất cho các cơ sở đào tạo để xây dựng quy hoạch tổng thể chuẩn bị cho việc mở rộng, nâng cấp một số trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và cao đẳng. Triển khai xây dựng ký túc xá cho học sinh, sinh viên theo đề án được Chính phủ phê duyệt.

* Giai đoạn 2016 – 2020:

Phát triển và hiện đại hóa các cơ sở GD&ĐT đặc biệt là mạng lưới trường chuẩn, chất lượng cao ở các cấp học, ngành học. Mở rộng qui mô đào tạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học, nâng cấp trường cao đẳng và một số trường TCCN và dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của tỉnh. Phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ và chuẩn hóa để đảm bảo chất lượng giáo dục. Tiếp tục đa dạng hóa hình thức đào tạo, xã hội hóa các hoạt động giáo dục, huy động và khai thác mọi nguồn lực đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT nhằm đưa giáo dục Hà Giang từng bước tiến kịp và hội nhập với các tỉnh trong khu vực và cả nước cũng như có thể tiếp cận với giáo dục quốc tế. GD&ĐT thực sự góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và trở thành nhân tố quan trọng cho phát triển KT-XH của tỉnh.

2. Trách nhiệm của các ngành:

2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Là cơ quan thường trực tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện qui hoạch này. Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục hàng năm và theo từng giai đoạn nhằm thực hiện đạt mục tiêu đề án quy hoạch đã đề ra. Xây dựng các Đề án thành phần/các dự án để thực hiện mục tiêu quy hoạch. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quản lý nhà nước nhằm tạo những hành lang pháp lý cho triển khai thực hiện quy hoạch. Chủ trì phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai quy hoạch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện quy hoạch giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

2.2. Các sở, ban, ngành, uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan đơn vị liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và địa bàn quản lý có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2020 đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của ngành, địa phương./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 16/NQ-HĐND năm 2011 phê chuẩn Quy hoạch phát triển ngành Giáo dục và đào tạo đến năm 2020 do tỉnh Hà Giang ban hành

  • Số hiệu: 16/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 15/07/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Vương Mí Vàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/07/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản