- 1Luật Luật sư 2006
- 2Luật Công nghệ thông tin 2006
- 3Luật bảo hiểm y tế 2008
- 4Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 5Hiến pháp 2013
- 6Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 7Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 9Nghị quyết 56/2017/QH14 về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Quốc hội ban hành
- 10Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
- 11Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 13Nghị quyết 792/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 14Luật Giao dịch điện tử 2023
- 15Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 16Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 17Luật Các tổ chức tín dụng 2024
- 18Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 về Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 19Quy định 132-QĐ/TW năm 2023 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1Luật Luật sư 2006
- 2Luật Công nghệ thông tin 2006
- 3Luật bảo hiểm y tế 2008
- 4Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 5Hiến pháp 2013
- 6Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 7Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 9Nghị quyết 56/2017/QH14 về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Quốc hội ban hành
- 10Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
- 11Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 13Nghị quyết 792/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 14Luật Giao dịch điện tử 2023
- 15Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 16Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 17Luật Các tổ chức tín dụng 2024
- 18Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 về Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 19Quy định 132-QĐ/TW năm 2023 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 174/NQ-CP | Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2024 |
PHIÊN HỌP CHUYÊN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THÁNG 9 NĂM 2024
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật (tiếp theo Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật ngày 14 tháng 9 năm 2024),
QUYẾT NGHỊ:
Ngày 23 tháng 9 năm 2024, Chính phủ họp xem xét, cho ý kiến đối với: Dự án Luật Dữ liệu, Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi). Sau khi nghe các Bộ: Công an, Y tế, Tư pháp báo cáo và ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, Chính phủ quyết nghị các nội dung như sau:
1. Chính phủ đánh giá cao Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan xây dựng dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật nhằm quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng[1] về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về dữ liệu; khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế; thực hiện thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả thông tin trong các cơ sở dữ liệu phù hợp với tiến trình hội nhập; phục vụ công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong thời gian tới.
2. Bộ Công an nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ, ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện dự án Luật với yêu cầu sau:
- Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về dữ liệu; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan như: Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, các luật liên quan về dữ liệu; bảo đảm các chính sách hợp lý, hiệu quả và khả thi. Tích cực tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về quản lý dữ liệu, ứng dụng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ dữ liệu cá nhân, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận.
- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý, khai thác dữ liệu quốc gia, dữ liệu chuyên ngành; không quy định về tổ chức bộ máy trong luật.
- Về áp dụng pháp luật: Cần quy định cụ thể, rõ ràng ngay tại dự thảo Luật những nội dung áp dụng theo luật này và theo các luật liên quan nhằm xử lý ngay xung đột pháp luật, tránh gây vướng mắc khi luật được ban hành, bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục làm rõ khái niệm dữ liệu, đối tượng, phạm vi quản lý bảo đảm thống nhất các khái niệm về dữ liệu, dữ liệu số đã được quy định tại các văn bản liên quan, nhất là pháp luật về giao dịch điện tử, công nghệ thông tin; xem xét coi dữ liệu là một dạng tài nguyên để có giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả phục vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
- Về bảo đảm chi ngân sách thực hiện Chiến lược dữ liệu: Quy định theo hướng ngân sách nhà nước bảo đảm, không quy định cụ thể tỷ lệ chi ngân sách nhằm bảo đảm cân đối ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước và phù hợp nhu cầu thực tế.
- Về Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia: Tiếp tục đánh giá hiệu quả việc thành lập mới Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, bảo đảm không trùng lặp mục tiêu, nguồn thu, nhiệm vụ chi với ngân sách nhà nước theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Nghị quyết số 792/NQ-UBTVQH14 ngày 22/10/2019; làm rõ các nhiệm vụ thu, chi của Quỹ bảo đảm đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Về xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia: Không quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Trung tâm trong Luật, giao Chính phủ quy định theo thẩm quyền, bảo đảm phù hợp với thực tiễn điều hành.
- Về Sàn giao dịch dữ liệu: Không quy định cụ thể nội dung này trong luật, giao Chính phủ quy định lộ trình, giải pháp phát triển thị trường bảo đảm phù hợp với thực tiễn.
- Các bộ, ngành chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu của ngành mình; làm rõ mối quan hệ giữa dữ liệu quốc gia, dữ liệu chuyên ngành; xác định rõ quyền sở hữu trong xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu.
- Về điều khoản chuyển tiếp: Rà soát, bổ sung quy định chuyển tiếp đối với các hoạt động, hồ sơ đang trong quá trình thực hiện khi Luật này có hiệu lực bảo đảm tính khả thi, không gây vướng mắc.
3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội dự án Luật này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh trong quá trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
II. Về Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân:
1. Đánh giá cao Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan lập Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật nhằm quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng[2] về phát triển công nghệ số; thể chế hóa quy định của Hiến pháp về công nhận, tôn trọng, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
2. Bộ Công an nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ, ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật với yêu cầu sau:
- Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về dữ liệu; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan, đặc biệt là các luật liên quan về cơ sở dữ liệu. Tích cực tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về quản lý dữ liệu, ứng dụng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ dữ liệu cá nhân, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam; tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan.
- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và trách nhiệm.
- Về Chính sách 1: Cơ bản thống nhất với mục tiêu của chính sách. Tiếp tục rà soát bảo đảm thuật ngữ dữ liệu cá nhân được hiểu và áp dụng thống nhất, đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc áp dụng luật này với các luật liên quan nhằm tránh xung đột pháp luật, gây vướng mắc khi luật được ban hành[3], ... Tiếp tục làm rõ về khái niệm dữ liệu cá nhân, thông tin cá nhân, đối tượng, phạm vi quản lý; nghiên cứu, xác định rõ dữ liệu cá nhân là tài sản hay tài nguyên để có quy định phù hợp.
- Về Chính sách 2: Cơ bản thống nhất với mục tiêu, nội dung của chính sách.
- Về Chính sách 3: Cơ bản thống nhất với mục tiêu, nội dung của chính sách. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát bảo đảm việc xử lý dữ liệu cá nhân không gây vướng mắc, phát sinh các thủ tục đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh theo luật hiện hành; tiếp tục hoàn thiện quy định liên quan đến phi cá nhân hóa dữ liệu số để quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên dữ liệu.
- Về Chính sách 4: Cơ bản thống nhất với mục tiêu của chính sách. Đề nghị cơ quan chủ trì rà soát, không quy định tổ chức bộ máy trong luật[4] (về Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân, Cổng thông tin quốc gia và lực lượng bảo vệ dữ liệu cá nhân); đồng thời, đánh giá tác động thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa các thủ tục liên quan đến cấp phép đủ điều kiện kinh doanh (dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; dịch vụ xử lý dữ liệu cá nhân; điều kiện năng lực công nghệ và pháp lý; ...) và rà soát, không quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp phép trong luật mà giao Chính phủ quy định bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành.
3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội (Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XV).
III. Về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế:
1. Chính phủ đánh giá cao Bộ Y tế trong thời gian ngắn đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan tích cực chuẩn bị, trình hồ sơ Dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện các quy định hiện hành, góp phần đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và triển khai thực hiện bảo hiểm y tế.
2. Ghi nhận các vấn đề vướng mắc trong thực tế, trước mắt Dự án Luật tập trung sửa đổi, bổ sung một số nội dung cấp bách để đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm xã hội; cơ bản bám sát 04 chính sách lớn đã được Chính phủ thông qua, đáp ứng được yêu cầu đồng bộ với các luật có liên quan; bảo đảm yêu cầu phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tạo thuận lợi cho người dân. Bộ Y tế nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ, ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện với yêu cầu sau:
- Về thẻ bảo hiểm y tế điện tử: tiếp thu ý kiến Bộ Tư pháp xác định lộ trình để thực hiện.
- Về xử lý vi phạm đối với hành vi “chậm đóng” bảo hiểm y tế: cần rà soát sửa đổi, bổ sung đồng bộ với Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật Bảo hiểm xã hội.
- Bỏ điều khoản liên quan đến giao Chính phủ quy định trường hợp chưa thống nhất trong thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
- Tiếp tục nghiên cứu nghiêm túc các vấn đề cốt lõi dẫn đến vướng mắc trên thực tế đối với đối tượng thụ hưởng bảo hiểm y tế, chế độ chính sách với người quản lý bảo hiểm y tế, mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế, nội dung, trách nhiệm giám định bảo hiểm y tế và một số vấn đề lớn khác các Phó Thủ tướng đã nêu (ngân sách nhà nước hỗ trợ cơ sở khám chữa bệnh do nợ bảo hiểm xã hội lớn trong khả năng của ngân sách các cấp; giao Bộ Y tế ban hành quy trình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và vật tư, thuốc; ...).
3. Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Giao Bộ trưởng Bộ Y tế thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội dự án Luật này.
4. Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo hoàn thiện dự án Luật này.
IV. Về Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi):
1. Chính phủ đánh giá cao Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, lập hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và các chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; vai trò, trách nhiệm của luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; yêu cầu quản lý nhà nước về luật sư[5]; phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ pháp lý; khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Luật sư năm 2006; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật như được nêu tại Tờ trình số 76/TTr-BTP ngày 16/8/2024 của Bộ Tư pháp.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, Liên đoàn luật sư Việt Nam nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ, ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện Đề nghị xây dựng luật với các yêu cầu sau:
- Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng; phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm nguyên tắc Hiến định về quyền nhờ luật sư bào chữa của công dân; phát triển đội ngũ luật sư, thị trường dịch vụ pháp lý; nâng cao trách nhiệm tự quản của Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư kết hợp với tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước.
- Xác định rõ, cụ thể các vấn đề vướng mắc, khó khăn trong triển khai thi hành Luật Luật sư năm 2006; kế thừa những chính sách, quy định của Luật hiện hành đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các chính sách, quy định để xử lý bất cập, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.
- Rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan; các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật cần thống nhất với các chính sách của Chính phủ trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, đấu giá, thừa phát lại), bảo đảm tính hợp lý, khả thi, hiệu quả.
- Tham khảo, tiếp thu các thành tựu khoa học pháp lý trên thế giới phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam về mô hình tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; việc thi, tuyển chọn luật sư; quản lý nhà nước; cơ chế để luật sư thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.
- Thực hiện tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận; phối hợp với các bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan của Đảng, cơ quan của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư... để xây dựng dự án Luật này.
- Báo cáo đánh giá tác động chính sách cần tăng tính định lượng nhằm tăng tính thuyết phục của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách; rà soát lại 32 thủ tục hành chính trong Đề nghị xây dựng Luật, chỉ ban hành thủ tục hành chính thật sự cần thiết phục vụ hoạt động quản lý của Nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong thực hiện thủ tục hành chính.
- Về Chính sách 1: Cơ bản thống nhất với mục tiêu, nội dung của chính sách 1; thống nhất bổ sung tiêu chuẩn có “bản lĩnh chính trị vững vàng” đối với việc bổ nhiệm luật sư. Bộ Tư pháp rà soát, chỉnh lý nội dung về miễn, giảm đào tạo nghề luật sư, bảo đảm đồng bộ, thống nhất về chính sách trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; đánh giá kỹ tác động của việc thành lập Hội đồng thi luật sư quốc gia, làm rõ các bất cập, vướng mắc của việc tổ chức thi, kiểm tra theo mô hình hiện tại, nhu cầu quản lý nhà nước, kinh nghiệm quốc tế; thuyết minh rõ sự cần thiết của việc thay đổi mô hình thi luật sư.
- Về Chính sách 2: Cơ bản thống nhất với mục tiêu, nội dung của chính sách 2; thống nhất chủ trương phát triển thị trường dịch vụ pháp lý gắn với bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Bộ Tư pháp làm rõ khái niệm, nội hàm, phạm vi “dịch vụ pháp lý” chỉ luật sư được thực hiện và chỉ tổ chức hành nghề luật sư được kinh doanh, bảo đảm không mâu thuẫn với các hoạt động mang tính tư vấn pháp luật của trọng tài viên, hòa giải viên, trợ giúp viên pháp lý, luật gia... theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Về Chính sách 3: Cơ bản thống nhất với mục tiêu, nội dung của chính sách 3; thống nhất việc không quy định cụ thể về hỗ trợ cho thuê đất, cơ sở vật chất, chế độ lương của luật sư làm việc cho cơ quan nhà nước và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ trong quản lý nhà nước. Bộ Tư pháp nghiên cứu, cụ thể hóa Kết luận số 102-KL/TW, Quyết định số 118-QĐ/TW[6]; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách để có đội ngũ luật sư có thể tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và công dân Việt Nam; tăng cường quản lý Nhà nước về luật sư và hoạt động của luật sư với các giải pháp cụ thể, bền vững, hiệu lực, hiệu quả, khắc phục các bất cập của công tác này trong thời gian vừa qua theo đúng Chỉ thị số 33-CT/TW, Nghị quyết số 27-NQ/TW và Kết luận số 69-KL/TW[7]; thực hiện phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước nhằm giảm chi phí cho người dân, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư khi thực hiện thủ tục hành chính. Chính phủ thống nhất các nội dung về thành lập, giải thể Liên đoàn luật sư Việt Nam, chứng chỉ hành nghề luật sư, cơ sở đào tạo nghề luật sư tại Báo cáo số 380/BC-BTP ngày 19/9/2024 của Bộ Tư pháp.
3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan, Liên đoàn luật sư Việt Nam hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội (trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XV).
4. Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo xây dựng dự án Luật này.
Nơi nhận: | TM. CHÍNH PHỦ |
[1] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên; trong đó có phát triển công nghệ số (ưu tiên phát triển trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet kết nối vạn vật, thiết bị điện tử - viễn thông, thiết kế và sản xuất chip bán dẫn); Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư xác định “Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia. Hình thành hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống nhất”; Công văn số 7455-CV/VPTW ngày 31/7/2023 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia, theo đó Bộ Chính trị đồng ý chủ trương xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia và giao Đảng đoàn Quốc hội phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo thẩm quyền.
[2] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (ưu tiên phát triển trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet kết nối vạn vật, thiết bị điện tử - viễn thông, thiết kế và sản xuất chip bán dẫn); Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược An ninh mạng quốc gia.
[3] Khoảng 69 VBQPPL quy định liên quan đến dữ liệu cá nhân, trong đó có Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Các tổ chức tín dụng,... và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, dự án Luật Dữ liệu có phạm vi điều chỉnh về dữ liệu; bảo vệ dữ liệu cá nhân; ...
[4] Nghị quyết số 56/2017/QH14 quy định: Không lồng ghép các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế vào các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, UBTVQH không thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước.
[5] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận số 84-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của BCHTW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư; Quyết định số 118-QĐ/TW ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương; Kết luận 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị về hội quần chúng; Thông báo số 158-TB/TW ngày 02/01/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Kết luận số 102-KL/TW; Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của BCHTW về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án...
[6] Đã nêu cụ thể ở phần trên.
[7] Đã nêu cụ thể ở phần trên.
- 1Luật Luật sư 2006
- 2Luật Công nghệ thông tin 2006
- 3Luật bảo hiểm y tế 2008
- 4Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 5Hiến pháp 2013
- 6Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 7Luật ngân sách nhà nước 2015
- 8Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 9Nghị quyết 56/2017/QH14 về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Quốc hội ban hành
- 10Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
- 11Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 12Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019 về chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư do Bộ Chinh trị ban hành
- 13Nghị quyết 792/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 14Luật Giao dịch điện tử 2023
- 15Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 16Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 17Luật Các tổ chức tín dụng 2024
- 18Quyết định 118-QĐ/TW năm 2023 về Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 19Quy định 132-QĐ/TW năm 2023 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Nghị quyết 174/NQ-CP về Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024 do Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 174/NQ-CP
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 02/10/2024
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Lê Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/10/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực