Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/2014/NQ-HĐND | Quảng Ninh, ngày 18 tháng 11 năm 2014 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT HÀNG HÓA NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2014 -2016
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHOÁ XII - KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 và Nghị định số 60/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật;
Căn cứ Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ và Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia; Thông tư số 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 21/02/2011 của Liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với các dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí;
Sau khi xem xét Tờ trình số 6358/TTr-UBND ngày 10/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016; Báo cáo thẩm tra số 96/BC-HĐND ngày 14/11/2014 của Ban Kinh tế và Ngân sách, ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành một số Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa Nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014 -2016 với các nội dung như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, điều kiện và cơ chế hỗ trợ
Nghị quyết này Quy định một số ưu đãi và hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển các sản phẩm sản xuất hàng hóa nông nghiệp chủ lực của Tỉnh và các địa phương trong Tỉnh, khuyến khích hình thành các tổ chức liên kết sản xuất phù hợp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016.
1.2. Đối tượng áp dụng: Cá nhân, hộ gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã (gọi chung là người sản xuất) thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương và các nghiệp đoàn nghề cá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
a) Các dự án, phương án sản xuất (bao gồm xây dựng mới và mở rộng sản xuất) để sản xuất, bảo quản, kinh doanh và giới thiệu các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp chủ lực của Tỉnh được triển khai thực hiện trong quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung được quy định tại phụ lục kèm theo Nghị quyết này;
b) Các dự án đầu tư phát triển các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Trong cùng một thời gian, cùng một nội dung người sản xuất được hưởng nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư của các chính sách khác nhau thì người sản xuất được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư có lợi nhất.
Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ sau đầu tư; khi hạng mục đầu tư, gói thầu của dự án, phương án hoàn thành thì được giải ngân 70% mức vốn hỗ trợ theo hạng mục, gói thầu; sau khi dự án hoàn thành đầu tư và được nghiệm thu thì được giải ngân 30% mức vốn hỗ trợ còn lại.
2.1. Về công tác quy hoạch và thực hiện dồn điền đổi thửa
a) Nhà nước đầu tư lập quy hoạch chi tiết vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
b) Về công tác dồn điền đổi thửa.
+ Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động: Tổ chức hội họp, tuyên truyền, thống nhất phương án. Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/ha.
+ Hỗ trợ chi phí cho công tác trích đo bản đồ địa chính (đối với những nơi chưa có bản đồ địa chính) thửa đất, khu đất, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính và cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa. Tối đa không quá 5 triệu đồng/ha.
2.2. Hỗ trợ hạ tầng và thiết bị sản xuất
a) Nhà nước đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục cơ sở hạ tầng dùng chung bao gồm: Đường điện trục chính, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, đường giao thông trục chính theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Riêng đối với lĩnh vực Thủy sản, được áp dụng chính sách đầu tư quy định tại Điều 3, Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản; Kinh phí hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng nhà sơ chế, bảo quản, chế biến tối đa không quá 2 tỷ đồng/người sản xuất/dự án.
c) Hỗ trợ 50% chi phí để xây dựng các điểm trưng bày các sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm, cụ thể như sau:
- Đối với điểm giới thiệu sản phẩm cấp huyện, hỗ trợ tối đa không quá 1 tỷ đồng/dự án;
- Đối với điểm giới thiệu sản phẩm cấp Tỉnh, hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/dự án;
d) Hỗ trợ 50% chi phí để mua máy móc, trang thiết bị dây chuyền sản xuất, dây chuyền chế biến nông - lâm - thủy sản, nhà lưới, kho lạnh, máy nông nghiệp và cơ sở sản xuất giống nông - lâm - thủy sản, tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án.
2.3. Hỗ trợ kinh phí mua giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản (thuộc danh mục các sản phẩm chủ lực của Tỉnh), mức hỗ trợ như sau:
a) Các dự án triển khai trên địa bàn các xã hoặc thôn, Bản đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, bãi ngang:
- Đối với giống cây trồng:
+ Hỗ trợ 60% chi phí mua giống cây dài ngày (cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu) một lần cho cả giai đoạn, tối đa không quá 100 triệu đồng/người sản xuất/dự án.
+ Hỗ trợ 60% chi phí mua giống cây ngắn ngày tối đa 03 (ba) lần cho cả giai đoạn, tối đa không quá 100 triệu đồng/người sản xuất/dự án.
- Đối với giống vật nuôi: Hỗ trợ 50% chi phí mua giống một lần cho cả giai đoạn, tối đa không quá 200 triệu đồng/người sản xuất/dự án.
- Đối với giống thủy sản: Hỗ trợ 50% chi phí mua giống tối đa 03 (ba) lần cho cả giai đoạn, tối đa không quá 200 triệu đồng/người sản xuất/dự án.
b) Các dự án triển khai tại các địa bàn còn lại:
- Đối với giống cây trồng:
+ Hỗ trợ 40% chi phí mua giống (cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu) một lần cho cả giai đoạn, tối đa không quá 100 triệu đồng/người sản xuất/dự án.
+ Hỗ trợ 40% chi phí mua giống cây ngắn ngày tối đa 03 (ba) lần cho cả giai đoạn, tối đa không quá 100 triệu đồng/người sản xuất/dự án.
- Đối với giống vật nuôi: Hỗ trợ 30% chi phí mua giống một lần cho cả giai đoạn, tối đa không quá 200 triệu đồng/người sản xuất/dự án.
- Đối với giống thủy sản: Hỗ trợ 30% chi phí mua giống tối đa 03 (ba) lần cho cả giai đoạn, tối đa không quá 200 triệu đồng/người sản xuất dự án.
2.4. Hỗ trợ phát triển sản xuất lâm nghiệp
Trồng mới rừng thâm canh gỗ lớn (theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cây lấy dầu, lấy nhựa: Hỗ trợ 1 lần cho cả giai đoạn, mức hỗ trợ 4,5 triệu đồng/ha tại các thôn đặc biệt khó khăn và hỗ trợ 3 triệu đồng/ha tại các địa bàn còn lại.
2.5. Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác và nghiệp đoàn nghề cá
- Hỗ trợ Hợp tác xã, Nghiệp đoàn nghề cá thành lập mới 25 triệu đồng; Nội dung hỗ trợ: Chi phí tìm hiểu thông tin, xây dựng điều lệ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm thủ tục đăng ký, tổ chức hội nghị thành lập, mua sắm tài sản trang thiết bị văn phòng ban đầu.
- Hỗ trợ tổ hợp tác (tổ đội liên kết sản xuất) thành lập mới: 10 triệu đồng/tổ, đội.
- Hỗ trợ cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: 10 triệu đồng/cơ sở.
2.6. Hỗ trợ lãi suất
Người sản xuất trong vùng sản xuất tập trung được áp dụng mức hỗ trợ lãi suất tại Nghị quyết số 53/2012/NQ-HĐND ngày 11/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 -2015 và Nghị quyết số 113/2013/NQ-HĐND 13/12/2013 về việc sửa bổ sung một số điều Nghị quyết số 53/2012/NQ-HĐND ngày 11/7/2012.
2.7. Hỗ trợ đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ
- Đối với các dự án đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ do cấp huyện phê duyệt được áp dụng mức hỗ trợ quy định tại Thông tư số 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN ngày 21/02/2011 của Liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý tài chính đối với các dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí.
- Đối với người sản xuất trong vùng sản xuất tập trung tự ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất thành công được hỗ trợ 50% kinh phí thuê chuyên gia. Hỗ trợ 100% kinh phí mua tài liệu hướng dẫn, phân tích mẫu, một phần kinh phí chuyển giao công nghệ nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 50% giá chuyển giao của một công nghệ.
- Hỗ trợ hoàn thiện quy trình sản xuất, thiết bị công nghệ và dây chuyền sản xuất các sản phẩm thuộc Chương trình “mỗi xã phường một sản phẩm” khi thực hiện tại các xã vùng khó khăn, xã biên giới, xã bãi ngang mức hỗ trợ không quá 70%/tổng kinh phí dự án được phê duyệt; các địa phương còn lại mức hỗ trợ tối đa không quá 60%/tổng kinh phí dự án được duyệt.
- Đối với các sản phẩm chưa được hỗ trợ xây dựng thương hiệu: Hỗ trợ 100% một lần cho thiết kế nhãn mác, bao bì, mã số, mã vạch, xác lập quyền (đăng ký nhãn hiệu), in ấn nhưng không quá 50 triệu đồng cho một sản phẩm.
2.8. Hỗ trợ xúc tiến thương mại
- Người sản xuất được hỗ trợ các khoản chi phí tham gia hội chợ, triển lãm áp dụng theo quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và các quy định hiện hành.
Ngoài mức hỗ trợ tại khoản 1 điều 6 Thông tư số 88/2011/TT-BTC ngày 7/6/2011 của Bộ Tài chính còn được hỗ trợ thêm 50% cước phí vận chuyển hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm. Mức hỗ trợ tối đa không quá 15 triệu đồng/người sản xuất/lần.
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm (ngoài các Hội chợ) như: Tuyên truyền quảng bá, tiếp thị thị trường cho một sản phẩm; mức hỗ trợ tối đa không quá 30 triệu đồng/sản phẩm.
3. Nguồn vốn hỗ trợ, thời gian thực hiện
a) Nguồn kinh phí hỗ trợ: Từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới và những nguồn vốn hợp pháp khác.
b) Thời gian thực hiện: Chính sách được áp dụng từ ngày 01/12/2014 đến hết ngày 31/12/2016.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân Tỉnh:
- Quy định các nội dung cụ thể (quy mô sản xuất, trình tự thủ tục, hồ sơ mẫu biểu) và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
- Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, nếu phát sinh các yêu cầu về việc điều chỉnh sửa đổi, bổ sung danh mục các sản phẩm và mức hỗ trợ, giao UBND tỉnh thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh Quyết định để đảm bảo phù hợp với thực tiễn và báo cáo với HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
2. Đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương không thuộc danh mục sản phẩm chủ lực cấp tỉnh phê duyệt, UBND cấp huyện căn cứ vào nguồn lực của địa phương báo cáo HĐND cùng cấp quyết định danh mục sản phẩm và mức hỗ trợ cụ thể nhưng không vượt quá mức hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết này.
3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khoá XII, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 18/11/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2014./.
| CHỦ TỊCH |
DANH MỤC
CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG DỰ KIẾN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số: 164/NQ-HĐND ngày 18 tháng 11 năm 2014)
STT | Danh mục các sản phẩm xây dựng vùng sản xuất tập trung | Quy mô hiện có | Quy hoạch phát triển đến 2015 | Quy hoạch phát triển đền 2020 | ||
D. Tích (ha) | Dự kiến S. lượng (Tấn) | D. Tích (ha) | Dự kiến S. lượng (Tấn) | |||
I | Lĩnh vực Trồng trọt |
|
|
|
|
|
1 | Vùng trồng lúa CLC (Cánh đồng mẫu lớn) | 8.087 ha | 6.380 ha | 39.400 | 6.216 ha | 38.750 |
- | Đông Triều | 1.578 ha | 1.905 ha | 11.350 | 2.008 ha | 12.000 |
+ | Lúa CLC (CĐML) | 1.200 ha | 1.455 ha | 9.500 | 1.455 ha | 9.700 |
+ | Nếp cái Hoa vàng | 378 ha | 450 ha | 1.850 | 553 ha | 2.300 |
- | T.x Quảng Yên (LCLC) | 4.931 ha | 2.570 ha | 16.700 | 2.200 ha | 14.750 |
2 | Vùng trồng rau an toàn | 153 ha | 393 ha | 38.100 | 542 ha | 53.200 |
- | T. X Quảng Yên | 83 ha | 323 ha | 32.300 | 432 ha | 43.200 |
- | T.p Hạ Long | 30 ha | 30 ha | 2.000 | 40 ha | 3.000 |
- | T.p Cẩm Phả | 40 ha | 40 ha | 3.800 | 70 ha | 7.000 |
3 | Vùng trồng chè tập trung | 1.257 ha | 1.000 ha | 7.468 | 1.515 ha | 11.700 |
- | Hải Hà | 1185 ha | 900 ha | 7.000 | 1.365 ha | 11.000 |
- | Đầm Hà | 72 ha | 100 ha | 468 | 150 ha | 700 |
4 | Vùng trồng cây ăn quả | 1.491 ha | 1.585 ha | 20.792 | 1.670 ha | 24.950 |
- | Đông Triều (na dai) | 880 ha | 925 ha | 11.100 | 970 ha | 12.650 |
- | Uông Bí | 323 ha | 360 ha | 5.506 | 400 ha | 7.500 |
+ | Vải chín sớm | 288 ha | 300 ha | 4.186 | 300 ha | 4.800 |
5 | Vùng trồng hoa | 28 ha | 41 ha | 20 | 59 ha | 30 |
- | Hoành Bồ | 28 ha | 41 ha | 20 | 59 ha | 30 |
6 | Vùng trồng cây dong riềng | 194ha | 580 ha | 27.500 | 740 ha | 37.000 |
| Tiên Yên | 80 ha | 330 ha | 16.500 | 440 ha | 22.000 |
| Bình Liêu | 114 ha | 250 ha | 11.000 | 300 ha | 15.000 |
II | Lĩnh vực Chăn nuôi |
|
|
|
|
|
7 | Vùng chăn nuôi lợn Móng Cái (T.P Móng Cái) | 30 ha | 30 ha | 300 | 100 ha | 1.260 |
8 | Vùng chăn nuôi gà đặc chủng, bản địa (H. Tiên Yên) |
| 270.000 (con có mặt) | 454 | 850.000 (con có mặt) | 1.700 |
9 | Vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung | 2.065 ha | 2.262 ha | 84.523 | 2.852 ha | 115.505 |
- | Huyện Đông Triều | 16 ha | 220 ha | 3.000 | 220 ha | 3.500 |
- | T.x Quảng Yên | 381 ha | 254 ha | 8.209 | 254 ha | 12.305 |
- | T.p Cẩm Phả | 50 ha | 200 ha | 3.200 | 460 ha | 3.600 |
- | Tiên Yên | 50 ha | 50 ha | 604 | 150 ha | 890 |
- | Ba Chẽ | 200 ha | 200 ha | 520 | 400 ha | 1.040 |
- | Bình Liêu | 1.200 ha | 1.200 ha | 1.350 | 1.200 ha | 4.170 |
- | Đầm Hà | 58 ha | 58 ha | 7.640 | 58 ha | 20.000 |
- | Hải Hà | 110 ha | 80 ha | 60.000 | 110 ha | 70.000 |
III | Lĩnh vực Lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
10 | Vùng trồng thông nhựa | 7.374 ha | 11.918 ha | 7.581 | 16.015 ha | 11.081 |
- | Đông Triều | 3.600 ha | 3.600 ha | 3.600 | 4.000 ha | 4.000 |
- | T.p Uông Bí | 1.849 ha | 3.693 ha | 1.664 | 4.190 ha | 2.958 |
- | Quảng Yên | 720 ha | 720 ha | 504 | 720 ha | 700 |
- | Vân Đồn | 205 ha | 305 ha | 213 | 605 ha | 423 |
- | Móng Cái | 1000 ha | 3.600 ha | 1.600 | 6.500 ha | 3.000 |
11 | Vùng trồng cây Lâm sản ngoài gỗ | 8.535 ha | 9.094 ha | 22.682 | 13.731 ha | 43.401 |
- | Hoành Bồ (Ba kích) | 4 ha | 125 ha | 112 | 200 ha | 170 |
- | Vân Đồn (Ba kích) | 3 ha | 19 ha | 80 | 100 ha | 100 |
- | Ba Chẽ (Ba kích) | 48 ha | 300 ha | 66 | 616 ha | 616 |
- | Bình Liêu (Sở, Hồi) | 3.245 ha | 3.245 ha | 1.248 | 5.200 ha | 8.400 |
+ | Cây hồi | 2.900 ha+ | 2.900 ha | 248 | 3.500 ha | 3.400 |
+ | Cây sở | 345 ha | 345 ha | 1.000 | 1.700 ha | 5.000 |
- | Đầm Hà (Quế) | 1.990 ha | 2.160 ha | 20.000 | 2.415 ha | 25.715 |
IV | Lĩnh vực Thủy sản |
|
|
|
|
|
12 | Vùng nuôi tôm | 2.732 ha | 2.747 ha | 16.124 | 3.716 ha | 31.100 |
- | Quảng Yên | 735 ha | 700 ha | 3.850 | 700 ha | 4.200 |
- | Tiên Yên | 700 ha | 712 ha | 3.684 | 906 ha | 9.800 |
- | Đầm Hà | 305 ha | 305 ha | 2.590 | 710 ha | 7.100 |
- | Móng Cái | 992 ha | 1.030 ha | 6.000 | 1.400 ha | 10.000 |
13 | Vùng nuôi nhuyễn thể | 2.791 ha | 2.625 ha | 17.955 | 3.165 ha | 27.500 |
- | Vân Đồn | 1.550 ha | 1.550 ha | 4.700 | 1.550 ha | 5.700 |
- | Đầm Hà | 485 ha | 485 ha | 1.455 | 1.025 ha | 4.100 |
- | Hải Hà | 756 ha | 590 ha | 11.800 | 590 ha | 17.700 |
14 | Vùng nuôi cá Song | 620 ha | 620 ha | 1.555 | 660 ha | 1.620 |
- | Vân Đồn | 620 ha | 620 ha | 1.555 | 660 ha | 1.620 |
15 | Vùng Nuôi ghẹ (T.p Móng Cái) | 36 ha | 36 ha | 144 | 50 ha | 200 |
16 | Vùng nuôi cua kết hợp cá, tôm (T.x Quảng Yên) | 92 ha | 906 ha | 679 | 1.156 ha | 925 |
17 | Vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt | 1.594 ha | 1.704 ha | 6.321 | 1.772 ha | 8.600 |
- | Đông Triều | 832 ha | 832 ha | 4.160 | 832 ha | 5.000 |
- | T.x Quảng Yên | 92 ha | 572 ha | 1.351 | 690 ha | 2.700 |
- | T.p Uông Bí | 670 ha | 300 ha | 810 | 250 ha | 900 |
- 1Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội
- 2Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015
- 3Quyết định 38/2014/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ phát triển trang trại, cơ sở chăn nuôi công nghiệp, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Quyết định 4833/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 3528/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản hàng hoá của tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 6Kế hoạch 3988/KH-UBND năm 2015 về chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng các loại lò sử dụng công nghệ lạc hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 7Nghị quyết 232/2015/NQ-HĐND ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020
- 8Quyết định 84/2016/QĐ-UBND bổ sung Quy định chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016 kèm theo Quyết định 2901/QĐ-UBND
- 9Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển hạ tầng thiết yếu khu sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 10Quyết định 899/2017/QĐ-UBND quy định điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- 11Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2017
- 1Nghị quyết 231/2015/NQ-HĐND bổ sung Nghị quyết 164/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014 – 2016 do Tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Quyết định 661/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2017
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 5Thông tư liên tịch 22/2011/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính đối với dự án sản xuất thử nghiệm được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Thông tư 88/2011/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do Bộ Tài chính ban hành
- 7Nghị quyết 53/2012/NQ-HĐND thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015
- 8Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 9Nghị quyết 113/2013/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 53/2012/NQ-HĐND thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015
- 10Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
- 11Nghị quyết 25/2013/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2020; Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội
- 12Nghị quyết 12/2014/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015
- 13Quyết định 38/2014/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ phát triển trang trại, cơ sở chăn nuôi công nghiệp, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 14Quyết định 4833/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 15Quyết định 3528/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông sản hàng hoá của tỉnh Sơn La đến năm 2020
- 16Kế hoạch 3988/KH-UBND năm 2015 về chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng các loại lò sử dụng công nghệ lạc hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 17Nghị quyết 232/2015/NQ-HĐND ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020
- 18Quyết định 84/2016/QĐ-UBND bổ sung Quy định chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014-2016 kèm theo Quyết định 2901/QĐ-UBND
- 19Nghị quyết 32/2016/NQ-HĐND thông qua đề án phát triển hạ tầng thiết yếu khu sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 20Quyết định 899/2017/QĐ-UBND quy định điều kiện áp dụng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
Nghị quyết 164/2014/NQ-HĐND Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa Nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014 -2016
- Số hiệu: 164/2014/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 18/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Nguyễn Đức Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/12/2014
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra