Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2019/NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 19 tháng 7 năm 2019

 

NGHỊ QUYẾT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ MỘT SỐ NỘI DUNG NGHỊ QUYẾT SỐ 28/2016/NQ-HĐND NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 2016 VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 96/2017/NQ-HĐND NGÀY 14 THÁNG 7 NĂM 2017 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ CHÍN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Căn cứ Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn một số hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Xét Tờ trình số 02/TTr-HĐND, ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Thường trực HĐND tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 23 BC-KTNS ngày 14/7/2019 của Ban KTNS, HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số nội dung Nghị quyết số 28/2016/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của HĐND tỉnh Hà Giang ban hành chế độ, định mức chi đảm bảo các điều kiện hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Hà Giang, nhiệm kỳ 2016 - 2021, cụ thể như sau:

1. Sửa đổi cụm từ “Văn phòng HĐND tỉnh” thành “Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh” tại điểm a Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết, gồm: điểm a Khoản 2 Mục I; điểm d Khoản 1 và điểm c Khoản 2 Mục III; điểm đ Khoản 1 Mục IV; Khoản 2 Mục IX; điểm b, điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Mục X.

2. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề của Mục VI tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết, như sau:

“VI. Chi xây dựng, hoàn thiện báo cáo thẩm tra các báo cáo, tờ trình và dự thảo Nghị quyết do HĐND, UBND, các ngành trình kỳ họp và phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND; báo cáo tổng kết nhiệm kỳ HĐND; báo cáo hoạt động của HĐND các cấp trong năm”.

3. Sửa đổi, bổ sung tiêu đề của khoản 2 Mục VI tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết, như sau:

“2. Chi báo cáo thẩm tra các dự thảo Nghị quyết, báo cáo thẩm tra các văn bản phát sinh giữa hai kỳ họp”.

4. Bãi bỏ mức chi phụ cấp kiêm nhiệm cho Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu HĐND cấp xã được quy định tại điểm a, điểm b Khoản 3 Mục IX Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2016-2021 ban hành kèm theo Nghị quyết số 96/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của HĐND tỉnh Hà Giang, cụ thể:

1. Sửa đổi cụm từ “Văn phòng HĐND tỉnh” thành “Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh” tại: Khoản 2 Điều 1; Điều 6; Khoản 1, 3 Điều 9; điểm a Khoản 1, điểm c Khoản 2 Điều 10; điểm a Khoản 1 Điều 21; Điều 27; Khoản 2 Điều 29; Khoản 2, 3 ,4 Điều 30; Khoản 2 Điều 31; Khoản 1 Điều 39 và Khoản 1 Điều 43 của Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết.

2. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 4, như sau:

“4. Khi đại biểu HĐND tỉnh chuyển công tác hoặc nơi cư trú đến địa phương khác trong cùng đơn vị hành chính nơi người đó được bầu làm đại biểu HĐND, đại biểu đó có thể chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu HĐND từ nơi mình đang sinh hoạt đến Tổ đại biểu HĐND tỉnh nơi mình công tác hoặc cư trú. Đại biểu HĐND tỉnh gửi đơn chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu HĐND tỉnh đến Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh quyết định việc chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu HĐND của đại biểu HĐND tỉnh và thông báo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh nơi đại biểu chuyển đi và nơi đại biểu chuyển đến”.

3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3; Khoản 4 Điều 8, như sau:

“3. Ủy viên Thường trực HĐND thay mặt Thường trực HĐND ký các báo cáo và các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc các văn bản, công việc khác khi được Thường trực HĐND, Chủ tịch HĐND phân công hoặc ủy quyền.”

4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Khoản 2 Điều 11, như sau:

“1. Giữa hai Kỳ họp thường lệ của HĐND ngoài thực hiện các nhiệm vụ được pháp luật Quy định, HĐND tỉnh giao cho Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định các vấn đề sau:

a) Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND có tính cấp bách, cần quyết định ngay, phát sinh trong thời gian giữa 02 kỳ họp thường lệ của HĐND thì Thường trực HĐND tỉnh tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND tỉnh quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường của HĐND để xem xét, quyết định.

b) Đối với những nội dung cần phải giải quyết kịp thời để đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh mà theo quy định của pháp luật hiện hành thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND tỉnh phát sinh giữa hai kỳ họp thì phân công cho lãnh đạo chuyên trách các Ban HĐND tỉnh nghiên cứu, thẩm tra, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Ban. Báo cáo thẩm tra của Ban HĐND tỉnh được gửi về Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất trước 01 ngày tổ chức phiên họp thường kỳ hàng tháng.

c) Quy trình thẩm tra của các Ban về các nội dung phát sinh giữa hai kỳ họp được thực hiện theo Điều 111 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

d) Quy trình cho ý kiến về các nội dung phát sinh giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND tỉnh, như sau:

Căn cứ Báo cáo kết quả thẩm tra của Ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp xem xét cho ý kiến về những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật. Việc cho ý kiến được Thường trực HĐND tỉnh xem xét, thảo luận tại phiên họp thường kỳ hàng tháng hoặc họp đột xuất khi cần thiết. Thường trực HĐND tỉnh thống nhất cho ý kiến vào nội dung trình phiên họp bằng hình thức biểu quyết. Thành viên Thường trực HĐND có quyền biểu quyết tán thành hoặc không tán thành. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Quyết định của Thường trực HĐND tỉnh phải được quá nữa tổng số thành viên Thường trực HĐND biểu quyết tán thành. Trường hợp số tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch HĐND tỉnh”.

2. Báo cáo HĐND thông qua kết quả giải quyết các nội dung tại điểm b, Khoản 1 Điều này tại kỳ họp gần nhất của HĐND tỉnh”.

5. Sửa đổi tiêu đề và bổ sung nội dung của Điều 22, như sau:

“Điều 22. Chữ ký của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu HĐND tỉnh

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, chữ ký của Tổ trưởng, Tổ phó Tổ đại biểu HĐND tỉnh là cơ sở xác nhận tính pháp lý của văn bản do Tổ đại biểu HĐND tỉnh ban hành”.

6. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 23, như sau:

“Căn cứ vào chương trình giám sát, Tổ đại biểu HĐND tỉnh thực hiện giám sát theo sự phân công của HĐND, Thường trực HĐND, hoặc chủ động thực hiện quyền giám sát theo thẩm quyền và báo cáo kết quả với Thường trực HĐND tỉnh.

1. Đối với hoạt động giám sát theo phân công của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh:

a) Tổ trưởng các Tổ đại biểu tổng hợp, lựa chọn, đề xuất nội dung giám sát năm sau gửi Thường trực HĐND chậm nhất 15 ngày sau ngày bế mạc kỳ họp cuối năm trước. Trên cơ sở đề xuất của Tổ đại biểu, Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định chương trình giám sát của Tổ đại biểu hằng năm.

b) Căn cứ chương trình giám sát của Tổ đại biểu đã được Thường trực HĐND tỉnh ban hành và tình hình thực tế ở địa phương nơi các đại biểu trong tổ ứng cử, Tổ đại biểu HĐND tỉnh đề nghị Thường trực HĐND tỉnh ra Quyết định thành lập đoàn giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh, kèm kế hoạch, đề cương giám sát gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất 07 ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát.

2. Trường hợp Tổ đại biểu HĐND tỉnh giám sát theo thẩm quyền thì Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh quyết định đối tượng, phạm vi, nội dung, kế hoạch và thành phần tham gia giám sát của Tổ đại biểu HĐND tỉnh”.

Điều 3. HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND, Đại biểu HĐND tỉnh; HĐND cấp huyện, xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII, Kỳ họp thứ Chín thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2019./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu;
- Cục KTVB QPPL - Bộ Tư pháp;
- TTr: Tnh ủy, HĐND, UBND tnh; UBMMTQ tnh;
- Đoàn ĐBQH Khóa XIV tnh Hà Giang;
- Đại biểu HĐND tnh Khóa XVII;
- Các s, ban, ngành, đoàn thcấp tỉnh;
- TTr. HĐND, UBND các huyn, thành phố;
- Báo Hà Giang, Đài PT-TH tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - Công báo;
- Lưu: VT, HĐND(1b).

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn