Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 151/2010/NQ-HĐND

Hòa Bình, ngày 21 tháng 7 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA “ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BÁC SỸ, DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ TỈNH HÒA BÌNH, GIAI ĐOẠN 2010 – 2020”

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
KHÓA XIV KỲ HỌP THỨ 19

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 06 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”; Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển”; Nghị định 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư liên tịch số 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 7 tháng 4 năm 2008 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006;

Sau khi xem xét Tờ trình số 956/TTr-UBND ngày 7 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Đề án “Đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến cơ sở tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2010 - 2020”; báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá - Xã hội & Dân tộc, Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2010 – 2020 (Có Đề án chi tiết kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết này.

- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình khoá XIV, kỳ họp thứ 19 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hoàng Việt Cường

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO BÁC SỸ VÀ DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 151/2010/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước, ngày 23/02/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TW về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng là phải “phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho đội ngũ cán bộ y tế; tăng cường đào tạo cán bộ y tế theo hình thức cử tuyển cho miền núi và đồng bằng sông Cửu Long”.

I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Y TẾ CỦA TỈNH HIỆN NAY

Hòa Bình là tỉnh miền núi, kinh tế còn nhiều khó khăn; chính sách tuyển dụng và thu hút nhân tài chưa thu hút được các bác sỹ, dược sỹ đại học về công tác tại tỉnh. Nhiều năm qua số bác sỹ, dược sỹ đại học về tỉnh Hòa Bình công tác rất ít, thậm trí là người có hộ khẩu ở Hòa Bình sau khi tốt nghiệp đã không trở về tỉnh công tác mà đến các tỉnh, thành phố lân cận làm việc. Công tác xã hội hoá y tế còn nhiều hạn chế; nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho nhân dân ngày càng cao, do vậy các cơ sở y tế công lập của tỉnh luôn trong tình trạng thiếu nhân lực có trình độ đại học trở lên ở tất cả các tuyến đặc biệt là tuyến y tế cơ sở*.

Biên chế giao cho ngành y tế đạt 77,7% so với nhu cầu biên chế tối thiểu (mới có 2043/2620 biên chế). Toàn tỉnh có 527 bác sỹ (BS), trong đó có 220 BS đang công tác tại tuyến tỉnh; 155 bác sỹ đang công tác tại tuyến huyện; 124 bác sỹ tuyến xã đạt tỷ lệ 59,04% xã có BS; 28 BS hành nghề y tư nhân; có 54 dược sỹ đại học (DSĐH), trong đó có 27 DSĐH hành nghề dược tư nhân (xem phụ lục 1 và 2). Nếu tính riêng tỷ lệ BS và dược sỹ đại học/1vạn dân trực tiếp phục vụ tại tuyến y tế cơ sở thì tỷ lệ đạt thấp so với yêu cầu, hiện mới có 3,7 BS/1vạn dân (mục tiêu 7 BS/1vạn dân); 0,09 dược sỹ đại học (DSĐH)/1vạn dân (mục tiêu 1,5 DSĐH/1vạn dân), (xem phụ lục 3 và 4).

Từ năm 1998 - 2009 đào tạo được 168 BS cho tuyến xã (BS chuyên tu); 42 BS cử tuyển, 07 DS đại học cử tuyển; đào tạo chính quy theo địa chỉ 24 BS (đang học), (xem phụ lục 5, 6 và 7).

Y tế tuyến cơ sở trong những năm gần đây đã được bổ sung một số bác sỹ và dược sỹ đại học (tốt nghiệp đại học chính quy hoặc từ nguồn cử tuyển), nhưng với số lượng rất ít nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực bác sỹ, dược sỹ của các đơn vị y tế tuyến cơ sở.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”; Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển”; Nghị định 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư liên tịch số 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính , Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006;

Để nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu bác sỹ, dược sỹ đại học ở tuyến y tế cơ sở như đã đề cập nêu trên và để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân ngày càng cao, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, việc Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2010-2020 là cần thiết.

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

- Xây dựng hệ thống y tế tỉnh Hòa Bình ổn định, phát triển và từng bước hiện đại hoá, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân với chất lượng ngày càng cao; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống, cải thiện giống nòi, tăng tuổi thọ của người dân; góp phần thực hiện mục tiêu chung của ngành y tế, trong lĩnh vực đào tạo cán bộ y tế cho tuyến y tế cơ sở phải đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

- Phấn đấu đến năm 2020 nâng tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ đại học phục vụ tại các đơn vị y tế công lập tuyến cơ sở là:

+ 7 BS/vạn dân;

+ 1,5 DSĐH/vạn dân;

+ Đủ số lượng BS theo quy định cho các đơn vị y tế tuyến huyện;

+ 100% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có BS.

II. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

1. Quy mô đào tạo

Theo thống kê số BS tuyến y tế cơ sở giảm đi do nghỉ hưu bình quân 03 người/năm (sau 10 năm sẽ giảm đi 30 BS); số BS giảm do biến động khác là 54 BS; số BS chính quy về tuyến y tế cơ sở công tác ngoài Đề án sau 10 năm là 10 BS; số dược sỹ tuyến y tế cơ sở bình quân giảm do nghỉ hưu 01 người/năm; chuyển công tác khác 0,3 người/năm. Số DS giảm do biến động khác 10 năm qua là 10 DS. Trong 10 năm qua chỉ tuyển được 03 DS đại học.

Nhu cầu bác sỹ, dược sỹ cần đào tạo theo bình quân/10.000 dân, cân đối giữa số nghỉ hưu, chuyển công tác, số tuyển dụng mới hàng năm, số bổ sung do những biến động, rủi ro xẩy ra ngoài ý muốn và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên; dự kiến số BS, dược sỹ đại học cần đào tạo trong 10 năm tới là:

- Số BS cần đào tạo là 420, trong đó:

+ Trạm Y tế xã là 86 BS;

+ Các đơn vị y tế tuyến huyện là 260 BS;

+ Số cần đào tạo bổ sung là 74 BS (để thay thế số bác sỹ nghỉ hưu, chuyển công tác và biến động khác).

- Số dược sỹ cần đào tạo: Trên cơ sở tính toán giữa nhu cầu số dược sỹ, trừ đi số dược sỹ nghỉ hưu, chuyển công tác và biến động khác, cần đào tạo thêm 145 dược sỹ đại học.

Như vậy: Tổng số bác sỹ, dược sỹ đại học cần đào tạo trong 10 năm tới là 565 người, trong đó có 420 bác sỹ và 145 dược sỹ đại học (xem phụ lục 8 và 9).

2. Kế hoạch đào tạo (xem phụ lục 10)

a) Loại hình đào tạo và địa điểm đào tạo:

- Đào tạo chính quy: Tư vấn hướng nghiệp, khuyến khích học sinh tốt nghiệp các trường trung học phổ thông nộp hồ sơ thi vào vào các trường đại học y, dược trong cả nước. Có chính sách của địa phương để động viên, thu hút các BS, dược sỹ đại học sau khi tốt nghiệp về công tác tại tuyến cơ sở.

- Đào tạo liên thông (chuyên tu):

+ BS: Từ 35 - 40 người/năm, tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và Trường Đại học Y Thái Bình.

+ Dược sỹ: Từ 9 - 12 người/năm, tại Trường Đại học Dược Hà Nội và Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Đại học Y Hải Phòng.

- Đào tạo chính quy theo địa chỉ:

+ BS: Từ 15 - 20 người/năm, tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và Trường Đại học Y Thái Bình;

+ Dược sỹ: Từ 6 - 8 người/1 năm, tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên;

- Đào tạo cử tuyển:

+ BS: 10 người/1 năm, tại Trường Đại học Y Thái Nguyên và Trường Đại Y Hải Phòng;

+ Dược sỹ: 05 người/1 năm, tại Trường Đại học Dược Hà Nội và Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên.

b) Điều kiện, tiêu chuẩn đối tượng đào tạo:

- Đào tạo liên thông (chuyên tu 4 năm):

+ Đối tượng là những cán bộ y, dược đang công tác tại các cơ sở y tế công lập đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế;

+ Cam kết công tác lâu dài tại các cơ sở y tế tuyến cơ sở của tỉnh Hoà Bình;

+ Được Hội đồng xét tuyển của tỉnh cử đi học.

- Đào tạo chính quy theo địa chỉ (Bác sỹ 6 năm; dược sỹ 5 năm):

+ Đối tượng là những học sinh đã dự thi tuyển đại học khối A hoặc khối B đạt điểm sàn trở lên (theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo);

+ Cam kết công tác lâu dài tại tuyến y tế cơ sở của tỉnh Hòa Bình;

+ Được Hội đồng xét tuyển của tỉnh cử đi học.

- Đào tạo cử tuyển (BS 7 năm; dược sỹ 6 năm): Thực hiện theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC-BNV-UBDT ngày 07/4/2008 của liên Bộ: Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ - Uỷ ban Dân tộc.

c) Thời gian đào tạo: Khoá đào tạo đầu tiên năm 2010 và kết thúc việc đào tạo năm 2020;

d) Chế độ chi trả các chi phí đào tạo:

- Loại hình đào tạo cử tuyển hoặc đào tạo thuộc chỉ tiêu phân bổ của Bộ Y tế theo Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ từ nguồn ngân sách địa phương;

- Loại hình đào tạo liên thông (chuyên tu): Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí đào tạo (không tính tiền nhà, tiền tài liệu);

- Loại hình đào tạo chính quy (đỗ thẳng đại học) và chính quy theo địa chỉ: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí đào tạo (không tính tiền nhà, tiền tài liệu);

- Ngoài ra còn loại hình đào tạo bác sỹ chính quy cử tuyển ngoài ngân sách Nhà nước do Tổ chức Hỗ trợ phát triển giáo dục miền núi (HEDO) - thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đào tạo tại Trường Đại học Y Thái Bình, kinh phí do học sinh đóng góp

e) Tổ chức quản lý đào tạo:

- Tổ chức xét duyệt:

+ Các thí sinh phải có đơn cam kết trở về đơn vị cử đi học và cam kết chấp hành sự phân công công tác của tỉnh thì được xét duyệt cử đi học theo đề án này;

+ Các thí sinh cử tuyển theo Nghị định số 134/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các đối tượng thuộc chỉ tiêu Bộ Y tế phân bổ theo Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ do Hội đồng cử tuyển của tỉnh xét;

+ Các thí sinh đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông (chuyên tu) do Sở Y tế làm cơ quan thường trực xét duyệt trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Quản lý sinh viên:

+ Sinh viên sau khi tốt nghiệp: Giao Sở Nội vụ phối hợp với Sở Y tế liên hệ với các trường để quản lý bằng tốt nghiệp của các sinh viên sau tốt nghiệp và phân công công tác theo quy định;

+ Các sinh viên phải chấp hành sự phân công công tác của tỉnh và phải làm việc tại tuyến cơ sở tối thiểu là 12 năm đối với hệ liên thông (chuyên tu) và 15 năm đối với hệ đào tạo chính quy cử tuyển hoặc đào tạo theo địa chỉ. Hết thời gian yêu cầu phục vụ tại tuyến cơ sở theo quy định, cán bộ y tế được chuyển vùng công tác (nếu có nhu cầu).

+ Trường hợp người học sau tốt nghiệp không chấp hành sự phân công công tác tại địa phương thì xử lý theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 134/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ.

3. Kinh phí đào tạo

Tổng số kinh phí đào tạo trong 10 năm: 27.705.000.000 đồng (Hai mươi bẩy tỷ, bẩy trăm linh năm triệu đồng).

Nguồn kinh phí: Từ nguồn ngân sách địa phương và hỗ trợ từ dự án hợp tác y tế (mỗi năm cần chi từ 2,5 tỷ đến 2,7 tỷ đồng cho công tác đào tạo BS và DSĐH trong khuôn khổ Đề án này).

1. Chi phí cho loại hình đào tạo chính quy (đỗ thẳng đại học); chính quy theo địa chỉ và đào tạo liên thông 12 triệu đồng/1sinh viên/1 năm (Bao gồm tiền học phí và kinh phí đào tạo, không kể tiền tài liệu, nhà ở).

2. Chi phí cho đào tạo cử tuyển 13,2 triệu đồng/1sinh viên/1 năm (Bao gồm: học phí theo quy định hiện hành, học bổng chính sách = 80% lương cơ bản, các trợ cấp khác như bảo hiểm y tế, tài liệu = 50% lương cơ bản), (Chi tiết theo phụ lục 11)./.

 

PHỤ LỤC

ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO BÁC SỸ, DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ TỈNH HOÀ BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2020

Phụ lục 01

Bảng B.1: Bác sỹ hiện đang công tác tại các đơn vị y tế công lập tuyến huyện

TT

Tên huyện

Số bác sỹ hiện có

BVĐK

TTYTDP

PYT

TTDS-KHHGD

Tổng số

1

Lương Sơn

12

4

1

1

18

2

Kim Bôi

13

4

1

1

19

3

Lạc Thuỷ

13

3

1

1

18

4

Tân Lạc

6

3

1

0

10

5

Lạc Sơn

9

2

1

1

13

6

Yên Thuỷ

9

2

1

1

13

7

Kỳ Sơn

6

2

1

1

10

8

Cao Phong

7

2

1

0

10

9

Mai Châu

12

2

1

1

16

10

Đà Bắc

7

3

1

1

12

11

Thành phố

10

3

2

1

16

 

Cộng

104

31

14

6

155

 

Phụ lục 02

Bảng B.2: Bác sỹ hiện đang công tác tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn

TT

Huyện

Số xã

Số B/S có mặt  tại TYT xã

Số xã có B/S

Số xã chưa có B/S

Tỷ lệ % xã có BS

1

Lương Sơn

20

20

14

6

70,00

2

Kim Bôi

28

15

15

13

53,57

3

Cao Phong

13

6

5

8

38,46

4

Tân Lạc

24

13

12

12

50,00

5

Lạc Sơn

29

20

18

11

62,06

6

Yên Thuỷ

13

11

9

4

69,23

7

Kỳ Sơn

10

8

8

2

80,00

8

Lạc Thuỷ

15

14

13

2

86,66

9

Mai Châu

23

10

10

13

43,47

10

Đà Bắc

20

5

5

15

25,00

11

Thành phố

15

15

15

0

100,00

Tổng số

210

137

124

86

59,04

 

Phụ lục 03

Bảng B.3: Số bác sỹ, dược sỹ đại học hiện đang công tác tại tuyến cơ sở

TT

Tên huyện

Số dược sỹ hiện có

Số bác sỹ hiện có

Huyện

TS

Huyện

TS

1

Lương Sơn

2

0

2

18

20

38

2

Kim Bôi

0

0

0

19

15

34

3

Lạc Thuỷ

2

0

2

18

14

32

4

Tân Lạc

1

0

1

10

13

23

5

Lạc Sơn

0

0

0

13

20

33

6

Yên Thuỷ

1

0

1

13

11

24

7

Kỳ Sơn

0

0

0

10

8

18

8

Cao Phong

1

0

1

10

6

16

9

Mai Châu

0

0

0

12

5

17

10

Đà Bắc

0

0

0

12

5

17

11

Thành phố

1

0

1

16

15

31

 

Cộng

8

0

8

155

137

292

 

Phụ lục 04

Bảng B.4: Tỷ lệ bác sỹ, dược sỹ đại học /10.000 dân của tuyến cơ sở

Năm

Dân số

Bác sỹ

Tỷ lệ

Dược sỹ

Tỷ lệ

2009

788.274

292

3,70

08

0,09

2020

919.158

643

7,0

138

1,5

Tổng số cần đào tạo

351

 

130

 

 

Phụ lục 05

Bảng B.5: Bác sỹ xã đào tạo liên thông từ năm 1998 -2009

Khoá

Thời gian

Số thí sinh dự thi

Đã tốt nghiệp

Đơn vị đào tạo

I

1998- 2001

80

38

Học viện Quân y

II

2999 - 2002

42

12

Học viện Quân y

III

2000 - 2004

54

15

Học viện Quân y

IV

2001 - 2005

32

19

Học viện Quân y

V

2002 - 2006

19

19

Học viện Quân y

VI

2003 - 2007

30

25

Học viện Quân y

VII

2004 - 2008

28

19

Học viện Quân y

VIII

2005-2009

5

4

Học viện Quân y

21

17

Đại học Y Thái Bình

Tổng

 

311

168

 

 

Phụ lục 06

Bảng B.6: Kết quả đào tạo bác sỹ hệ cử tuyển hàng năm

TT

Năm

Số lượng

Trường đào tạo

Ghi chú

Bác sỹ

Dược sỹ

1

1999- 2007

15

0

ĐH Y khoa Thái Nguyên

 

2

0

ĐH Y khoa Thái Bình

 

2

2007

5

0

ĐH Y khoa Thái Nguyên

 

3

2008

10

5

ĐH Thái Nguyên, Hà Nội

 

4

2009

10

2

ĐH Thái nguyên, Hà Nội

 

 

Tổng số

42

7

 

 

 

Phụ lục 07

Bảng B.7: Bác sỹ chính quy đào tạo theo địa chỉ   

TT

Năm

Số lượng

Trường đào tạo

Ghi chú

1

2007

5

ĐH Y khoa Thái Nguyên

 

2

2008

9

ĐH Y khoa Thái Nguyên

 

3

2009

10

ĐH Y khoa Thái Nguyên

 

 

Phụ lục 08

Bảng B.8: Bác sỹ cần đào tạo cho tuyến y tế cơ sở (từ 2010 đến 2020)

TT

Tên huyện

Yêu cầu bác sỹ đến 2020

Số BS hiện có

BS cần đào tạo mới

Huyện

Huyện

1

Lương Sơn

71

18

20

7

6

2

Kim Bôi

92

20

15

64

13

3

Lạc Thuỷ

42

18

6

10

8

4

Tân Lạc

63

10

13

28

12

5

Lạc Sơn

106

13

20

62

11

6

Yên Thuỷ

50

12

11

23

4

7

Kỳ Sơn

28

9

8

9

2

8

Cao Phong

33

10

14

7

2

9

Mai Châu

41

16

10

2

13

10

Đà Bắc

42

12

5

10

15

11

Thành Phố HB

70

17

15

38

0

 

Cộng

638

155

137

260

86

 

Phụ lục 09

Bảng B.9: Dược sỹ đại học cần đào tạo cho tuyến cơ sở (từ 2010-2020)

TT

Tên huyện

Yêu cầu dược sỹ đến 2020

Số DS hiện có

DS cần đào tạo mới

Huyện

Huyện

1

Lương Sơn

11

2

0

9

0

2

Kim Bôi

24

0

0

24

0

3

Lạc Thuỷ

9

2

0

7

0

4

Tân Lạc

14

1

0

13

0

5

Lạc Sơn

23

0

0

23

0

6

Yên Thuỷ

11

1

0

10

0

7

Kỳ Sơn

6

0

0

6

0

8

Cao Phong

7

1

0

6

0

9

Mai Châu

9

0

0

9

0

10

Đà Bắc

9

0

0

9

0

11

Thành phố

15

1

0

14

0

 

Cộng

138

8

0

130

0

 

Phụ lục 10

Bảng B.10: Kế hoạch đào tạo bác sỹ, dược sỹ từ năm 2010-2020

TT

Loại hình đào tạo

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

TS

1

Liên thông

BS

35

40

40

40

45

45

40

285

DS

9

11

11

11

11

12

10

75

2

Theo địa chỉ

BS

15

20

20

20

20

 

 

95

DS

6

8

8

8

8

7

 

45

3

Cử Tuyển

BS

10

10

10

10

 

 

 

40

DS

5

5

5

5

5

 

 

25

4

Tổng số

 

80

94

94

94

89

64

50

565

 

Phụ lục 11

Bảng B.11: Tổng hợp kinh phí đào tạo trong 10 năm 

(Đơn vị tính 1.000đ)

TT

Loại hình đào tạo

Chuyên ngành

Số lượng

Số năm đào tạo

Chi phí/ 1 SV

Tổng kinh phí

Dự kiến Phê duyệt

1

Liên thông

BS

285

4

48.000

13.680.000

13.680.000

DS

75

4

48.000

3.600.000

3.600.000

2

Theo địa chỉ

BS

95

6

72.000

6.840.000

3.420.000

DS

45

5

60.000

2.700.000

1.350.000

3

Cử tuyển

BS

40

7

92.000

3.680.000

3.680.000

DS

25

6

79.000

1.975.000

1.975.000

4

Tổng số

 

 

 

 

32.475.000

27.705.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 151/2010/NQ-HĐND thông qua Đề án đào tạo bác sỹ, dược sỹ đại học tuyến y tế cơ sở tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2010 – 2020

  • Số hiệu: 151/2010/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 21/07/2010
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Người ký: Hoàng Việt Cường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản