Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2016/NQ-HĐND | Trà Vinh, ngày 08 tháng 12 năm 2016 |
BAN HÀNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Để thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Để thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 15/9/2014 của Tỉnh ủy về lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2020;
Để thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TU ngày 19/6/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và pháp triển bền vững;
Xét Tờ trình số 3997 /TTr-UBND ngày 16/11/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành một số chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định một số chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020.
Điều 2. Giao UBND tỉnh chỉ đạo và tổ chức thực hiện; Ban Kinh tế - Ngân sách và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Trà Vinh khóa IX - kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 08/12/2016 và có hiệu lực kể từ ngày 19/12/2016./.
| CHỦ TỊCH |
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Trà Vinh)
Quy định này quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản; phát triển liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm đạt mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác (gọi chung là tổ chức); hộ gia đình, cá nhân, trang trại (gọi chung là cá nhân) tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Tất cả các chính sách trong Quy định này được thực hiện theo phương thức hỗ trợ sau đầu tư.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ nguồn sự nghiệp kinh tế hàng năm của ngân sách tỉnh.
Điều 5. Chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ rau an toàn
1. Hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ một lần chi phí xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng (đường giao thông, hệ thống thủy lợi, điện, xử lý chất thải) vùng sản xuất tập trung; nhà sơ chế, đóng gói sản phẩm rau an toàn để phù hợp với yêu cầu kỹ thuật VietGAP. Mức hỗ trợ 140 (một trăm bốn mươi) triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp, cá nhân; 150 (một trăm năm mươi) triệu đồng/ha đối với hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Hỗ trợ chi phí duy trì (chứng nhận, tái chứng nhận) tiêu chuẩn VietGAP cho rau an toàn. Mức hỗ trợ 07 (bảy) triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp, cá nhân; 08 (tám) triệu đồng/ha đối với hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Hỗ trợ một lần chi phí thuê kiểm soát chất lượng và dán tem. Mức hỗ trợ 15 (mười lăm) triệu đồng/ha đối với doanh nghiệp, cá nhân; 17 (mười bảy) triệu đồng/ha đối với hợp tác xã, tổ hợp tác.
Để được hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Quy mô sản xuất tập trung từ 01 ha trở lên, nằm trong quy hoạch sản xuất rau an toàn tập trung của tỉnh;
- Có dự án đầu tư phát triển rau an toàn và cam kết tiến độ triển khai dự án được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chấp thuận;
- Đã được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn;
- Có hợp đồng hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm cho vùng sản xuất;
- Có hợp đồng kiểm soát chất lượng với đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ sản xuất rau an toàn trong nhà lưới
a) Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ một lần chi phí đầu tư, xây dựng nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn. Mức hỗ trợ 45.000 đồng/m2 đối với doanh nghiệp, cá nhân; 50.000 đồng/m2 đối với hợp tác xã, tổ hợp tác.
Để được hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất rau an toàn trong nhà lưới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Quy mô nhà lưới từ 1.000 m2 trở lên, nằm trong quy hoạch sản xuất rau an toàn của tỉnh;
- Có dự án đầu tư sản xuất rau an toàn trong nhà lưới và cam kết tiến độ triển khai dự án được Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chấp thuận;
- Có trang bị hệ thống tưới (gồm: máy bơm, dây dẫn, vòi phun...) và hệ thống điện phục vụ sản xuất trong nhà lưới;
- Đã được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn;
- Có hợp đồng hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm;
- Có hợp đồng kiểm soát chất lượng với đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước.
3. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm rau an toàn
a) Nội dung và mức hỗ trợ
- Hỗ trợ một lần chi phí thuê hoặc xây dựng mới cửa hàng kinh doanh rau an toàn với diện tích tối thiểu 20m2/cửa hàng. Mức hỗ trợ:
+ Đối với doanh nghiệp, cá nhân: Hỗ trợ 45 (bốn mươi lăm) triệu đồng/cửa hàng đặt tại các phường thuộc thị xã, thành phố; 30 (ba mươi) triệu đồng/cửa hàng đặt tại các xã, thị trấn còn lại;
+ Đối với hợp tác xã, tổ hợp tác: Hỗ trợ 50 (năm mươi) triệu đồng/cửa hàng đặt tại các phường thuộc thị xã, thành phố; 35 (ba mươi lăm) triệu đồng/cửa hàng đặt tại các xã, thị trấn còn lại.
- Hỗ trợ một lần cho các tổ chức, cá nhân làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Mức hỗ trợ 02 (hai) triệu đồng/ha.
b) Điều kiện hưởng hỗ trợ
Để được hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm rau an toàn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Tự sản xuất rau an toàn hoặc có hợp đồng thu mua sản phẩm rau an toàn ổn định với cơ sở sản xuất rau an toàn;
- Có hợp đồng thuê cửa hàng, quầy hàng hoặc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với cửa hàng;
- Có đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn cửa hàng, quầy hàng kinh doanh rau an toàn theo đúng quy định.
- Sau khi đầu tư xong cửa hàng, quầy hàng và đi vào kinh doanh rau an toàn ổn định tối thiểu 01 tháng.
- Có hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm rau an toàn giữa tổ chức, cá nhân làm đầu mối tiêu thụ với tổ chức, cá nhân sản xuất được UBND cấp xã xác nhận.
1. Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để cải tạo vườn tạp; trồng mới và cải tạo, nâng cấp vườn cây ăn trái và cây dừa già cỗi, xuống cấp thành vùng tập trung trong 02 năm. Mức hỗ trợ:
- Cải tạo, nâng cấp, trồng mới vườn cây ăn trái: Hỗ trợ 10 (mười) triệu đồng/ha năm đầu, 04 (bốn) triệu đồng/ha năm thứ 2 đối với doanh nghiệp, cá nhân; 12 (mười hai) triệu đồng/ha năm đầu, 05 (năm) triệu đồng/ha năm thứ 2 đối với hợp tác xã, tổ hợp tác;
- Cải tạo, nâng cấp, trồng mới vườn dừa: Hỗ trợ 06 (sáu) triệu đồng/ha năm đầu, 03 (ba) triệu đồng/ha năm thứ 2 đối với doanh nghiệp, cá nhân; 08 (tám) triệu đồng/ha năm đầu, 04 (bốn) triệu đồng/ha năm thứ 2 đối với hợp tác xã, tổ hợp tác.
Để được hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện cải tạo, nâng cấp, trồng mới vườn cây ăn trái (cam sành, bưởi năm roi, bưởi da xanh, quýt đường, xoài, chuối, thanh long) và cây dừa phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Quy mô diện tích cải tạo, nâng cấp, trồng mới tập trung liền vùng từ 02 ha trở lên, nằm trong quy hoạch sản xuất cây ăn trái, cây dừa tập trung của tỉnh. Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu đầu tư ngoài vùng quy hoạch nếu xét thấy cần thiết và phù hợp thì UBND tỉnh quyết định bổ sung quy hoạch sau khi xin ý kiến và được thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh.
- Có dự án đầu tư trồng mới, cải tạo, nâng cấp vườn cây ăn trái, cây dừa trồng tập trung và cam kết tiến độ triển khai dự án được UBND huyện, thị xã, thành phố chấp thuận;
- Sử dụng giống theo khuyến cáo và trồng với mật độ theo đúng định mức kỹ thuật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 7. Chính sách hỗ trợ thuê đất để sản xuất tập trung quy mô lớn
1. Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ chi phí thuê đất trong 03 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động. Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ chi phí thuê đất để sản xuất trồng trọt, chăn nuôi: 2,5 (hai phẩy năm) triệu đồng/ha/năm đối với doanh nghiệp, cá nhân; 03 (ba) triệu đồng/ha/năm đối với hợp tác xã, tổ hợp tác;
- Hỗ trợ chi phí thuê đất nuôi cua biển, cá tra, cá lóc, cá rô phi thâm canh: 3,5 (ba phẩy năm) triệu đồng/ha/năm đối với doanh nghiệp, cá nhân; 04 (bốn) triệu đồng/ha/năm đối với hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Hỗ trợ chi phí thuê đất nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh thâm canh: 05 (năm) triệu đồng/ha/năm đối với doanh nghiệp, cá nhân; 06 (sáu) triệu đồng/ha/năm đối với hợp tác xã, tổ hợp tác.
2. Điều kiện hưởng hỗ trợ
Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư thuê đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh để sản xuất nông nghiệp, thủy sản tập trung quy mô lớn, phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Dự án được UBND tỉnh hoặc UBND huyện, thị xã, thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Dự án cam kết đầu tư sản xuất tối thiểu 05 năm; có trụ sở hoặc chi nhánh được cấp giấy phép đăng ký sản xuất kinh doanh tại Trà Vinh. Nếu dự án hoạt động dưới 05 năm sẽ bị thu hồi toàn bộ vốn đã hỗ trợ;
- Trong cùng một thời gian, nếu tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất;
- Nhà đầu tư phải có hợp đồng thuê đất với hộ gia đình, cá nhân có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn. Diện tích đất được hỗ trợ kinh phí thuê là số diện tích thực tế được đưa vào sản xuất, không bao gồm diện tích mà các cá nhân góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Ưu tiên đối với nhà đầu tư sử dụng lao động từ các hộ gia đình, cá nhân cho thuê đất;
- Các dự án phải đạt quy mô diện tích tối thiểu:
+ Sản xuất lúa: 20 ha;
+ Sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đậu phộng, lác) và cây màu lương thực (bắp, khoai lang, khoai mì, cây có bột khác): 10 ha;
+ Sản xuất cây màu thực phẩm (rau, dưa, đậu các loại) và trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi: 05 ha;
+ Sản xuất cây ăn trái và cây dừa: 10 ha;
+ Trang trại chăn nuôi: 01 ha;
+ Nuôi tôm, cá các loại: 05 ha;
- Các sản phẩm phải được sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP) hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.
1. Nội dung và mức hỗ trợ
Hỗ trợ chi phí xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào, gồm: đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thu gom nước thải sau xử lý đến chân hàng rào, hệ thống xử lý nước thải bên trong khu trang trại chăn nuôi tập trung. Mức hỗ trợ theo thực tế đầu tư, nhưng không quá 3.000 (ba ngàn) triệu đồng/khu đối với doanh nghiệp, cá nhân; 3.500 (ba ngàn năm trăm) triệu đồng/khu đối với hợp tác xã, tổ hợp tác.
Để được hỗ trợ các dự án đầu tư hạ tầng khu trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn (bò, heo, dê, gà, vịt) phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Khu trang trại nằm trong quy hoạch khu chăn nuôi tập trung của tỉnh và quy hoạch xã nông thôn mới, có dự án và được UBND cấp huyện chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Khu trang trại phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 4.000 triệu đồng/năm trở lên. Trường hợp trong khu có nhiều trang trại thì tất cả các trang trại phải đạt tiêu chí trang trại chăn nuôi (giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên) theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Quy mô diện tích khu trang trại tối thiểu: 05 ha;
- Các trang trại chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAHP;
- Trong cùng một thời gian, nếu chủ trang trại có dự án đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.
1. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất
Hỗ trợ một lần chi phí mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Mức hỗ trợ:
- Sản xuất bắp, đậu phộng: 05 (năm) triệu đồng/ha;
- Sản xuất các loại rau, màu lương thực, màu thực phẩm: 04 (bốn) triệu đồng/ha;
- Trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi: 03 (ba) triệu đồng/ha.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm (trừ cỏ)
Hỗ trợ một lần cho các doanh nghiệp, hợp tác xã làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm. Mức hỗ trợ 02 (hai) triệu đồng/ha.
c) Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tạm trữ bắp và đậu phộng
Hỗ trợ 100% lãi suất của 70% giá trị khối lượng bắp và đậu phộng tạm trữ khi giá xuống thấp, trong trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương thực hiện tạm trữ. Mức hỗ trợ tính theo lãi suất ngắn hạn cho vay nông nghiệp, nông thôn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thông báo tại thời điểm tạm trữ, thời hạn tối đa là 01 tháng.
Để được hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Vùng sản xuất nằm trong quy hoạch của tỉnh và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm của huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn được UBND huyện, thị xã, thành phố chấp thuận chủ trương.
- Phải có hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa tổ chức, cá nhân làm đầu mối bảo quản, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm với tổ chức, cá nhân sản xuất được UBND cấp xã xác nhận.
- Không hỗ trợ đối với diện tích đã hưởng chính sách theo quy định tại Điều 5 Quy định này.
Điều 10. Số điểm đầu tư và quy mô diện tích thực hiện hỗ trợ
Số điểm đầu tư và quy mô diện tích sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện chính sách hỗ trợ trong 04 năm (2017 - 2020) như Phụ lục đính kèm.
Điều 11. Trách nhiệm của UBND tỉnh
1. Xây dựng dự toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách, tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, trình HĐND tỉnh quyết định.
2. Kiểm tra việc thực hiện chính sách; phát hiện và đề xuất những chính sách cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố cân đối, bố trí các nguồn vốn từ ngân sách theo kế hoạch hàng năm để các chính sách được tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả.
Điều 12. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân thụ hưởng chính sách hỗ trợ
Tổ chức thực hiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Quản lý, sử dụng kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả và thanh toán, quyết toán theo đúng quy định hiện hành./.
SỐ ĐIỂM ĐẦU TƯ VÀ QUY MÔ DIỆN TÍCH SẢN XUẤT, LIÊN KẾT TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRONG 04 NĂM (2017 - 2020)
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Trà Vinh)
Stt | Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Ghi chú |
1 | Hỗ trợ trồng rau an toàn tập trung | Ha | 30 |
|
2 | Hỗ trợ trồng rau an toàn nhà lưới | Ha | 04 |
|
3 | Hỗ trợ đầu tư điểm tiêu thụ rau an toàn | Điểm | 50 |
|
4 | Hỗ trợ tiêu thụ rau an toàn | Ha | 300 |
|
5 | Hỗ trợ trồng mới, cải tạo, nâng cấp vườn cây ăn trái | Ha | 2.000 |
|
6 | Hỗ trợ trồng mới, cải tạo, nâng cấp vườn dừa | Ha | 1.000 |
|
7 | Hỗ trợ thuê đất trồng trọt | Ha | 2.000 |
|
8 | Hỗ trợ thuê đất nuôi cá, cua | Ha | 1.000 |
|
9 | Hỗ trợ thuê đất nuôi tôm | Ha | 1.000 |
|
10 | Hỗ trợ đầu tư ngoài rào khu trang trại chăn nuôi | Điểm | 06 |
|
11 | Hỗ trợ chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng bắp, đậu phộng | Ha | 2.000 |
|
12 | Hỗ trợ chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu | Ha | 2.000 |
|
13 | Hỗ trợ chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ | Ha | 1.000 |
|
14 | Hỗ trợ liên kết bao tiêu sản phẩm | Ha | 2.000 |
|
15 | Hỗ trợ tạm trữ bắp, đậu phộng | Tấn/năm | 25.000 |
|
- 1Quyết định 1373/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới
- 2Quyết định 1817/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 27/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020
- 4Quyết định 07/2016/QĐ-UBND năm 2016 Quy định thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 201/2015/NQ-HĐND
- 5Quyết định 28/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 27/2015/QĐ-UBND
- 6Quyết định 1838/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020
- 7Kế hoạch 2462/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020
- 8Quyết định 32/2018/QĐ-UBND thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 201/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND
- 9Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025
- 10Quyết định 237/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND sửa đổi Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 kèm theo Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND
- 2Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND quy định về chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 237/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 2Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1373/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6Quyết định 1817/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 7Quyết định 27/2015/QĐ-UBND Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020
- 8Quyết định 07/2016/QĐ-UBND năm 2016 Quy định thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 201/2015/NQ-HĐND
- 9Quyết định 28/2016/QĐ-UBND sửa đổi Quy định chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2016-2020 kèm theo Quyết định 27/2015/QĐ-UBND
- 10Quyết định 1838/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020
- 11Kế hoạch 2462/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2020
- 12Quyết định 32/2018/QĐ-UBND thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 201/2015/NQ-HĐND và Nghị quyết 11/2018/NQ-HĐND
Nghị quyết 15/2016/NQ-HĐND Quy định chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
- Số hiệu: 15/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Trần Trí Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra