Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 14/2008/NQ-HĐND

Vĩnh Yên, ngày 25 tháng 7 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI CHO HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND CÁC CẤP

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XIV KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND thông qua ngày 26-11-2003;

Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 16-12-2002;

Căn cứ Nghị quyết 1157/NQ-UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, của cơ quan Quốc hội, các Ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các Đoàn ĐBQH;

Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02-4-2005 ban hành Quy chế hoạt động của HĐND;

Căn cứ Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31-10-2007 của Bộ Tài chính về sửa đổi bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 31-3-2007 và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11-6-2007 về chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị, chế độ tiếp khách;

Trên cơ sở tờ trình số: 05/TTr-TTHĐND ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Thường trực HĐND tỉnh về việc quy định một số chế độ, định mức chi cho hoạt động của HĐND các cấp và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Quy định một số chế độ, định mức chi cho hoạt động của HĐND các cấp kèm theo nghị quyết này.

Điều 2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND các cấp, các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan căn cứ quy định thực hiện.

Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 12/2006/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và được HĐND tỉnh khoá XIV, kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 23-7-2008; có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Trịnh Đình Dũng

 

QUY ĐỊNH

MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI CHO HOẠT ĐỘNG HĐND CÁC CẤP
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 14/2008/NQ-HĐND ngày 25 tháng 7 năm 2008 của HĐND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định một số chế độ, định mức chi từ kinh phí hoạt động của HĐND các cấp cho Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND, Văn phòng giúp việc HĐND và tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia vào hoạt động của HĐND cấp đó.

Điều 2. Các chế độ khác đảm bảo cho hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND không có trong quy định này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện.

1. Chi trong dự toán do HĐND cùng cấp quyết định.

2. Thực hiện chế độ chi, thanh quyết toán theo quy định của pháp luật.

3. Kinh phí hoạt động hàng năm của HĐND cấp nào được ngân sách cấp đó đảm bảo.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được hưởng chi từ kinh phí ở HĐND 2 cấp thì lấy ở kinh phí hoạt động của HĐND cấp cao hơn.

Chương II

MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI CHO HOẠT ĐỘNG HĐND

Điều 4. Chế độ bồi dưỡng cho các chức danh kiêm nhiệm

1. Đại biểu HĐND đang giữ các chức vụ Đảng, Nhà nước, đoàn thể nếu kiêm nhiệm các chức danh của HĐND bao gồm (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên Thường trực, Trưởng, Phó các Ban HĐND, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND) thì được hưởng chế độ bồi dưỡng hàng tháng.

2. Mức bồi dưỡng:

a) Chủ tịch HĐND kiêm nhiệm được hưởng bằng 10% mức lương hiện hưởng (kể cả phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm nhiên vượt khung (nếu có). Nếu đã hưởng phụ cấp kiêm nhiệm tại cơ quan khác thì không được hưởng theo quy định tại điều này.

b) Chức danh khác (tính theo hệ số mức lương tối thiểu/người/ tháng).

STT

Chức danh

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Phó Chủ tịch HĐND

0,6

0,5

0,3

2

Uỷ viên Thường trực HĐND

0,5

0,4

-

3

Trưởng Ban

0,5

0,4

-

4

Phó Ban

0,4

0,3

-

5

Tổ trưởng Tổ đại biểu

0,3

0,2

0,1

Đại biểu HĐND kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh trên, được hưởng một mức bồi dưỡng cao nhất trong thời gian giữ chức danh kiêm nhiệm đó.

Điều 5. Chế độ phục vụ công tác chuẩn bị và dự thảo báo cáo thẩm tra.

1. Thường trực HĐND, các Ban HĐND chỉ đạo tổ chức khảo sát, lấy ý kiến những người am hiểu về nội dung liên quan đến dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án được hỗ trợ kinh phí, cụ thể.

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

Chuẩn bị

Dự thảo báo cáo

Chuẩn bị

Dự thảo báo cáo

Chuẩn bị

Dự thảo báo cáo

1

Một báo cáo trình HĐND

2.000

200

1.000

100

300

50

2

Mỗi hồ sơ dự thảo nghị quyết bao gồm: Tờ trình, đề án, dự thảo NQ HĐND

7.000

200

4.000

100

500

50

2. Giao Thường trực HĐND chủ trì phân công, triển khai thực hiện việc sử dụng kinh phí phục vụ công tác chuẩn bị thẩm tra, dự thảo báo cáo.

Điều 6. Chi công tác tham mưu, phục vụ hoạt động giám sát.

1. Đại biểu HĐND, đại biểu mời tham gia chương trình giám sát; các tổ chức cá nhân trực tiếp tham gia, xây dựng chương trình, báo cáo kết quả giám sát được hỗ trợ khoản tiền phục vụ hoạt động, cụ thể:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Số TT

Nội dung

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

T.Trực HĐND

Ban HĐND

T.Trực HĐND

Ban HĐND

1

Xây dựng chương trình giám sát năm

1.000

500

500

300

200

2

Xây dựng chương trình giám sát quý

500

300

200

100

100

3

Xây dựng chương trình cho một cuộc giám sát

300

200

200

100

100

4

Xây dựng thông báo, báo cáo kết quả giám sát

300

200

200

100

100

5

Cá nhân tham gia, phục vụ một buổi giám sát

50

50

40

30

20

2. Kinh phí hỗ trợ xây dựng chương trình, thông báo, báo cáo kết quả giám sát do Trưởng Đoàn giám sát quyết định sử dụng.

Điều 7. Chi công tác tiếp dân, tiếp xúc cử tri.

Đại biểu HĐND, cán bộ, công chức, nhân viên tham mưu, phục vụ đại biểu HĐND hoạt động tiếp dân, tiếp xúc cử tri được hỗ trợ, bồi dưỡng, cụ thể.

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Hỗ trợ Tổ ĐB HĐND tổ chức tiếp dân, tiếp xúc cử tri, họp Tổ mỗi quý

1.000

500

50

2

Thường trực HĐND xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri

200

100

50

3

Thường trực HĐND xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến kiến nghị cử tri

200

100

50

4

Cán bộ, công chức, nhân viên tham mưu, tham gia tiếp dân, tiếp xúc cử tri, họp Tổ ĐB HĐND mỗi buổi

50

40

20

Điều 8. Một số khoản chi hoạt động kỳ họp HĐND.

1. Chi bồi dưỡng phục vụ công tác nghiên cứu, tài liệu, tham gia nội dung kỳ họp HĐND cho đại biểu HĐND: Cấp tỉnh 200.000đ/người/kỳ họp, cấp huyện 140.000đ/người/kỳ họp, cấp xã 80.000đ/người/kỳ họp. Trường hợp là đại biểu HĐND hai cấp được bồi dưỡng ở mức đại biểu HĐND cấp cao hơn và 50% của đại biểu HĐND cấp dưới.

2. Chế độ tiền ăn, nước uống, nghỉ của đại biểu HĐND và đại biểu dự kỳ họp HĐND:

a) Chế độ ăn: Đại biểu cấp tỉnh: 70.000đ/ngày, cấp huyện: 50.000đ/ngày, cấp xã: 30.000đ/ngày

b) Chế độ nước uống, nghỉ: Theo Nghị quyết số 14/2007/NQ-HĐND ngày 4-7-2007 của HĐND tỉnh.

3. Cán bộ, công chức, nhân viên tham mưu, phục vụ kỳ họp HĐND được hưởng chế độ ăn, nghỉ như đại biểu HĐND của cấp đó.

4. Thường trực HĐND Chủ toạ kỳ họp được bồi dưỡng: 200.000đ/người/ ngày đối với cấp tỉnh, 100.000đ/người/ngày đối với cấp huyện, 50.000đ/người/ ngày đối với cấp xã.

5. Thư ký kỳ họp HĐND được bồi dưỡng 100.000đ/người/ngày đối với cấp tỉnh, 50.000đ/người/ngày đối với cấp huyện, 30.000đ/người/ngày đối với cấp xã.

6. Rà soát kỹ thuật, điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện nghị quyết HĐND đã được thông qua; xây dựng chương trình, xây dựng nghị quyết, báo cáo hoạt động giám sát của HĐND được hỗ trợ:

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Báo cáo tổng hợp hoạt động giám sát trình HĐND

1.000/BC

500/BC

100/BC

2

Rà soát kỹ thuật, điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện nghị quyết HĐND

 

 

 

 

- Nội dung phức tạp

500/NQ

300/NQ

100/NQ

 

Nội dung đơn giản

300/NQ

200/NQ

50/NQ

3

Xây dựng chương trình xây dựng nghị quyết năm

1.000

500

100

Giao Thường trực HĐND quyết định nội dung nghị quyết phức tạp sau khi thống nhất với UBND, Uỷ ban MTTQ cùng cấp.

Việc sử dụng kinh phí hỗ trợ do Thường trực HĐND tỉnh quyết định.

Điều 9. Chế độ hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tham gia ý kiến vào các dự án luật, văn bản do Quốc hội yêu cầu.

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

1

Chi tổ chức hội nghị khách tiết

2.000

1.000

500

2

Thành viên tham dự, phục vụ

50

40

20

3

Bài tham luận

300

200

100

4

Tổng hợp, viết báo cáo

400

300

100

Giao người chủ trì hội nghị hội thảo, trao đổi kinh nghiệm và hội nghị lấy ý kiến văn bản quyết định chọn bài tham luận.

Điều 10. Một số chế độ khác

1. Trường hợp Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tổ chức đoàn nghiên cứu, học tập kinh nghiệm hoặc đi thăm hỏi các đối tượng chính sách được chi trong khoản kinh phí giao hàng năm. Mức quy định cụ thể do Thường trực HĐND cấp đó quyết định.

2. Đại biểu HĐND, cán bộ, công chức, nhân viên tham mưu, phục vụ cơ quan HĐND bị ốm đau, khó khăn đột xuất có chế độ thăm hỏi theo mức:

a) Cấp tỉnh: 300.000 đồng/lần; khó khăn đột xuất, ốm điều trị tại bệnh viện hoặc mắc bệnh hiểm nghèo 1.000.000 đồng/người.

b) Cấp huyện: 200.000 đồng/lần; khó khăn đột xuất, ốm điều trị tại bệnh viện hoặc mắc bệnh hiểm nghèo 500.000 đồng/người.

c) Cấp xã: 100.000 đồng/lần; khó khăn đột xuất, ốm điều trị tại bệnh viện hoặc mắc bệnh hiểm nghèo 300.000 đồng/người.

3. Đại biểu HĐND, cán bộ, công chức, nhân viên phục vụ HĐND trong một nhiệm kỳ được hỗ trợ may trang phục: 2.500.000 đồng/người đối với cấp tỉnh; 2.000.000 đồng/bộ đối với cấp huyện; 1.000.000 đồng/bộ đối với cấp xã. Trường hợp cán bộ, công chức, nhân viên phục vụ HĐND hoạt động kiêm nhiệm (vừa giúp việc HĐND và UBND) được hỗ trợ 50% mức quy định trên.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Giao cho UBND các cấp xây dựng dự toán cân đối trong ngân sách hàng năm trình HĐND quyết định./.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 14/2008/NQ-HĐND về Quy định chế độ, định mức chi cho hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Vĩnh Phúc

  • Số hiệu: 14/2008/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 25/07/2008
  • Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
  • Người ký: Trịnh Đình Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/08/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản