Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2021/NQ-HĐND

Sơn La, ngày 19 tháng 11 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 122/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;

Xét Tờ trình số 216/TTr-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 114/BC-KTNS ngày 17 tháng 11 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh và thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này “Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022 – 2025”.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2021, áp dụng cho năm ngân sách năm 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết của Quốc hội.

2. Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh giai đoạn 2017 - 2020; Nghị quyết số 71/2018/NQ-HĐND ngày 04 tháng 4 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 12/2016/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 và Nghị quyết số 139/2020/NQ-HĐND ngày 03 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kéo dài thực hiện một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh sang năm 2021 được tiếp tục thực hiện đến hết niên độ ngân sách năm 2021.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khoá XV, kỳ họp chuyên đề lần thứ ba thông qua ngày 19 tháng 11 năm 2021./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu của UBTVQH;
- Các Bộ: Tài chính, Tư pháp;
- Cục kiểm tra các văn bản QPPL của Bộ Tư pháp;
- Thường trực: HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh; đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy; HĐND; UBND các huyện, thành phố;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- Trung tâm: Thông tin tỉnh, Lưu trữ lịch sử tỉnh;
- Lưu: VT, Tứ.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thái Hưng

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI VÀ TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH TRÊN DỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 19/11/2021 của HĐND tỉnh)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh, áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách 2022 - 2025 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành; các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

4. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

5. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách

1. Thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015: “Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp”.

2. Phù hợp với với phân cấp nhiệm vụ kinh tế - xã hội, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đối với từng lĩnh vực và đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, trình độ quản lý của từng cấp ngân sách, bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các huyện, thành phố.

3. Kế thừa nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi năm 2017 - 2021, quá trình thực hiện phù hợp với thực tế và có tính ổn định cho cả giai đoạn 2022 - 2025; đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách tỉnh. Chỉ thực hiện sửa đổi một số nội dung phân cấp còn bất cập, bổ sung một số nội dung mới theo văn bản của cấp có thẩm quyền cho phù hợp với yêu cầu quản lý.

4. Một số khoản thu liên quan giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện; ngân sách cấp huyện với ngân sách cấp xã, thực hiện tỷ lệ điều tiết như tỷ lệ điều tiết nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (nguồn thu cấp quyền khai thác khoáng sản; nguồn thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước...).

5. Tiêu chí phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phải rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện, kiểm tra, giám sát; đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật.

Điều 4. Nguồn thu của ngân sách cấp tỉnh (bao gồm các khoản tiền chậm nộp của từng sắc thuế theo quy định của Luật Quản lý Thuế)

1. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh

a) Thuế bảo vệ môi trường (không kể thuế bảo vệ môi trường thu từ hàng hóa nhập khẩu)

b) Thu cấp quyền khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên nước đối với giấy phép do Trung ương cấp.

c) Thu tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với giấy phép do Trung ương cấp.

2. Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%.

a) Thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh quản lý thu (không kể thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu; thuế GTGT được khấu trừ tại Kho bạc nhà nước huyện, thành phố đối với các khoản thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN, các dự án ODA thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng; Thuế GTGT của các Nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW).

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh quản lý thu (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các Nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW).

c) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu) của các tổ chức kinh tế do Cục thuế tỉnh quản lý thu.

d) Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của người lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; Cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) cấp tỉnh; thuế thu nhập cá nhân do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do Cục Thuế tỉnh quản lý thu thuế và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thực hiện khấu trừ của người nộp thuế để nộp ngân sách nhà nước; các khoản thu nhập cá nhân khác do Cục Thuế tỉnh quản lý thu thuế.

đ) Thuế tài nguyên nước Thuỷ điện Hoà Bình, Thuỷ điện Sơn La và các Nhà máy thuỷ điện có công suất từ 100 MW trở lên do Cục Thuế tỉnh quản lý thu.

e) Thuế tài nguyên của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh quản lý thu (trừ thuế tài nguyên từ hoạt động khai thác khoáng sản do Doanh nghiệp nhà nước Trung ương nộp).

f) Lệ phí môn bài của các doanh nghiệp do Cục Thuế tỉnh quản lý thu.

g) Thuế sử dụng đất nông nghiệp do các tổ chức kinh tế nộp.

h) Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; thu từ bán tài sản nhà nước (trừ thu tiền bán tài sản trên đất khi thực hiện sắp xếp); thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quản lý.

i) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả thu từ hoạt động xổ số điện toán.

k) Các khoản phí, lệ phí do các đơn vị cấp tỉnh nộp theo quy định của pháp luật (trừ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản); Lệ phí cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản.

l) Thu từ hoạt động sự nghiệp do các đơn vị cấp tỉnh nộp theo quy định của pháp luật.

m) Huy động, đóng góp, viện trợ, tài trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

n) Thu huy động vốn.

o) Thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định xử phạt, tịch thu; thu hồi các khoản chi năm trước...

ô) Thu kết dư ngân sách tỉnh.

p) Thu bổ sung từ ngân sách trung ương.

q) Thu từ Quỹ dự trữ tài chính địa phương.

r) Thu chuyển nguồn ngân sách tỉnh năm trước sang năm sau.

s) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế.

t) Các khoản lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ doanh nghiệp tại các tổ chức kinh tế các Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu.

u) Thu tiền từ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

v) Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên nước Cục thuế quản lý thu, do địa phương cấp phép (không kể tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của các Nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW).

x) Thu tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (địa phương cấp phép) do Cục Thuế quản lý thu.

w) Nguồn thu ngân sách cấp dưới nộp ngân sách cấp trên từ dự án mới đi vào hoạt động trong thời kỳ ổn định ngân sách làm ngân sách huyện tăng thu lớn và các khoản nộp ngân sách cấp trên khác theo quy định của pháp luật.

z) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (bao gồm cả ghi thu các khoản chi phí đối trừ từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất… của các dự án do Ban quản lý cấp tỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất và các đơn vị của tỉnh thực hiện).

3. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện

a) Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước trả tiền một lần (bao gồm cả đấu giá và không thông qua đấu giá); Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đối với hoạt động khoáng sản.

b) Thu tiền sử dụng đất

- Thu tiền sử dụng đất của cá tổ chức kinh tế, tổ chức khác (ngoài các dự án đầu tư khu ở có sử dụng đất) thuộc thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp tỉnh.

- Thu tiền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân khi được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm thông qua đấu giá và không thông qua đấu giá).

- Thu tiền sử dụng đất từ các dự án đầu tư khu ở và dự án phức hợp bao gồm cả khu ở và đất thương mại dịch vụ.

- Thu tiền đấu giá quyền sử dụng đất (kể cả tiền bán tài sản trên đất) từ trụ sở nhà đất của các cơ quan, đơn vị thực hiện sắp xếp.

c) Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (địa phương cấp phép), do Chi cục thuế quản lý thu.

Điều 5. Nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh

1. Chi đầu tư phát triển

a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do cấp tỉnh quyết định đầu tư theo các lĩnh vực.

b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính theo quy định của pháp luật.

c) Chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch theo Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng.

d) Chi bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo mặt bằng sạch để đấu giá thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách.

đ) Bổ sung vốn điều lệ Quỹ Phát triển đất theo quy định của pháp luật.

e) Chi đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu do Chính phủ giao cho tỉnh quản lý.

f) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

2. Chi thường xuyên

a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, bao gồm:

- Giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác.

- Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn

- Các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác.

b) Nghiên cứu khoa học, bao gồm: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác.

c) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

d) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, bao gồm:

- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế dự phòng.

- Hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tuợng do ngân sách nhà nuớc đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế

- Vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình.

- Các hoạt động y tế khác.

đ) Sự nghiệp văn hoá, thông tin, bao gồm: Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật, phim ảnh, xuất bản, báo chí, hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, trùng tu di tích lịch sử và các hoạt động văn hoá, thông tin khác.

e) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình: Phát thanh, truyền hình, thuê bao kênh vệ tinh và các hoạt động phát thanh, truyền hình khác.

f) Sự nghiệp thể dục thể thao, bao gồm: Bồi dưỡng, huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh, các giải thi đấu cấp khu vực, Quốc gia, cấp tỉnh, quản lý các cơ sở thi đấu thể dục thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác.

g) Sự nghiệp bảo vệ môi truờng, bao gồm: Điều tra, quan trắc, phân tích môi trường, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi truờng; khắc phục sự cố và bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm nuớc sạch và vệ sinh môi truờng, xử lý chất thải và hoạt động bảo vệ môi truờng khác do cấp tỉnh thực hiện.

Hàng năm dựa trên số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ sản xuất thủy điện và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, bố trí kinh phí bảo đảm cho hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước, giám sát hoạt động khai thác nước và các hoạt động phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước.

h) Các hoạt động kinh tế do tỉnh quản lý

- Sự nghiệp giao thông: Quản lý, bảo trì, sửa chữa, bảo đảm hoạt động, an toàn giao thông trên các tuyến đuờng do cấp tỉnh quản lý; hỗ trợ hoạt động vận tải do cơ quan cấp tỉnh thực hiện.

- Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: Hoạt động phát triển nông, lâm, thuỷ sản, thuỷ lợi, khuyến nông; xây dựng nông thôn mới, định canh định cư và hoạt động phát triển nông nghiệp nông thôn khác do cấp tỉnh thực hiện.

- Sự nghiệp thị chính: Duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác.

- Sự nghiệp tài nguyên: Hoạt động điều tra, quản lý đất đai, đo đạc, lập bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động quản lý tài nguyên khác.

- Dành tối thiểu 10% số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ngân sách cấp tỉnh hưởng theo phân cấp để đầu tư cho công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên theo quy định của nhà nước.

- Các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin, hoạt động khuyến công, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và các hoạt động về công tác quảng bá du lịch tại khu du lịch quốc gia Mộc châu, do Ban quản lý khu du lịch quốc gia Mộc Châu thực hiện.

- Các nhiệm vụ theo quy định của Luật Quy hoạch do cấp tỉnh thực hiện

- Các hoạt động kinh tế khác, bao gồm cả tìm kiếm cứu nạn, an toàn vệ sinh lao động, chế độ chính sách thuộc sự nghiệp kinh tế do tỉnh ban hành.

i) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh quản lý; hoạt động của Đại biểu HĐND; Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ do UBND tỉnh giao; thực hiện cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và các nhiệm vụ khác thuộc cơ quan quan quản lý hành chính cấp tỉnh thực hiện.

k) Chi đảm bảo xã hội, bao gồm: Các cơ sở trợ giúp bảo trợ xã hội, trợ giúp xã hội tại cộng đồng, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác; thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tuợng do cấp tỉnh đảm bảo theo quy định của pháp luật.

l) Các khoản chi thuờng xuyên khác theo phân cấp.

3. Các khoản chi khác

a) Chi trả nợ gốc và lãi các khoản do chính quyền địa phương vay.

b) Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính địa phương.

c) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước.

d) Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau.

e) Chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện, thành phố.

f) Chi nộp ngân sách Trung ương.

g) Chi sự nghiệp thực hiện Chương trình, mục tiêu do các đơn vị cấp tỉnh thực hiện.

h) Chi hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước.

i) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (bao gồm chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 9 Điều 9 Luật NSNN năm 2015).

Điều 6. Nguồn thu của ngân sách cấp huyện (bao gồm các khoản tiền chậm nộp của từng sắc thuế theo quy định của Luật Quản lý Thuế)

1. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp tỉnh: Thực hiện theo Khoản 3, Điều 4 quy định này.

2. Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%

a) Thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp do Chi cục thuế quản lý thu; thuế giá trị gia tăng các nhà máy thủy điện có công suất dưới 100 MW do Cục Thuế quản lý thu; thuế GTGT được khấu trừ tại Kho bạc nhà nước huyện, thành phố đối với các khoản thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN, các dự án ODA thuộc diện chịu thuế GTGT.

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp, hợp tác xã do Chi cục Thuế quản lý thu; Thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW do Cục Thuế quản lý thu.

c) Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa nhập khẩu) của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân do Chi cục Thuế quản lý thu.

d) Lệ phí trước bạ.

đ) Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của người lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị cấp huyện; thuế thu nhập cá nhân do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do Chi cục Thuế quản lý thu thuế và các cơ quan, đơn vị cấp huyện thực hiện khấu trừ của người nộp thuế để nộp ngân sách nhà nước; thuế thu nhập cá nhân từ quà tặng và thừa kế; các khoản thu nhập cá nhân khác do Chi cục Thuế quản lý thu thuế.

e) Thuế tài nguyên nước các nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW; Trường hợp nhà máy thủy điện nằm chung trên địa bàn huyện, thành phố thực hiện phân chia cho các huyện áp dụng theo quy định như với trường hợp nhà máy thủy điện nằm chung trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

f) Lệ phí môn bài của các doanh nghiệp do Chi cục Thuế quản lý thu.

g) Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; thu từ bán tài sản nhà nước (trừ thu tiền bán tài sản trên đất khi thực hiện sắp xếp); thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện quản lý.

h) Tiền cho thuê đất, mặt nước trả tiền hàng năm của các tổ chức, doanh nghiệp phát sinh trên địa bàn (trừ thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đối với hoạt động khoáng sản).

i) Các khoản phí, lệ phí do các đơn vị cấp huyện nộp theo quy định của pháp luật (trừ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Lệ phí cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản).

k) Thu từ hoạt động sự nghiệp do các đơn vị cấp huyện nộp theo quy định của pháp luật.

l) Thu từ xử phạt vi phạm hành chính (trừ thu phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản), phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước cấp huyện quyết định xử phạt, tịch thu; thu hồi các khoản chi năm trước...

m) Huy động, đóng góp, viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện.

n) Thu kết dư ngân sách huyện, thành phố.

o) Thu bổ sung từ ngân sách Tỉnh.

p) Thu chuyển nguồn ngân sách huyện năm trước sang năm sau.

q) Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản tại cấp huyện.

r) Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước do Chi cục Thuế quản lý thu; Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn (có công suất dưới 100MW). Đối với công trình khai thác tài nguyên nước là hồ chứa mà phạm vi công trình nằm trên địa bàn từ 02 (hai) huyện trở lên, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước sẽ được phân chia cho từng huyện trên cơ sở tỷ lệ (%) số tiền nộp thuế tài nguyên nước.

s) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (bao gồm cả ghi thu các khoản chi phí đối trừ từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất… của các dự án do các huyện, thành phố thực hiện).

3. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (%) giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.

a) Thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản (trừ thuế tài nguyên khai thác quặng Niken, Quặng đồng, Quặng Magnezit , Quặng Tale, Mỏ antimon, quặng sắt Turúc, Mỏ thạch anh, Quặng sulfur của đơn vị do Cục Thuế quản lý thu).

b) Thuế giá trị gia tăng, lệ phí môn bài thu tại địa bàn phường, thị trấn từ hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh.

c) Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn phường, thị trấn; Thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn phường, thị trấn từ hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh.

d) Lệ phí trước bạ nhà đất trên địa bàn phường, thị trấn.

đ) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn phường, thị trấn.

e) Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

f) Thu từ xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động khai thác khoáng sản

Điều 7. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện

1. Chi đầu tư phát triển

a) Đầu tư xây dựng cơ bản cho các chương trình, dự án do cấp huyện quyết định đầu tư theo các lĩnh vực.

b) Chi bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo mặt bằng sạch để đấu giá thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách.

c) Chi thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch.

d) Thành phố Sơn La được phân cấp nhiệm vụ: Chi đầu tư xây dựng các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị.

e) Chi Chương trình mục tiêu được phân cấp theo quy định.

f) Các khoản chi đầu tư phát triển khác (đã bao gồm chi đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư, trồng rừng khu vực dự án thủy điện để đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dự án)

2. Chi thường xuyên

a) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề, bao gồm:

- Giáo dục phổ thông và các hoạt động giáo dục khác do cấp huyện thực hiện.

- Giáo dục nghề nghiệp và các hình thức đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho cán bộ công chức, viên chức, dân quân tự vệ và các đối tượng khác do cấp huyện thực hiện.

b) Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội theo quy định

c) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, bao gồm: Phòng, chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động y tế khác do cấp huyện thực hiện.

d) Sự nghiệp văn hoá, thông tin, bao gồm: Bảo tồn, lưu trữ, trùng tu di tích lịch sử, các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật; hoạt động phát thanh, truyền hình và các hoạt động văn hoá, thông tin khác.

đ) Sự nghiệp thể dục thể thao, bao gồm: Bồi dưỡng, huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp huyện, các giải thi đấu cấp huyện, quản lý các cơ sở thi đấu thể dục thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác.

e) Sự nghiệp bảo vệ môi truờng, bao gồm: Điều tra, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi truờng; khắc phục sự cố và bảo vệ môi truờng; hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; xử lý chất thải, ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm nuớc sạch và vệ sinh môi truờng và hoạt động bảo vệ môi truờng khác do cấp huyện thực hiện.

Hàng năm dựa trên số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước từ sản xuất thủy điện và khả năng cân đối của ngân sách huyện, bố trí kinh phí bảo đảm cho hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước, giám sát hoạt động khai thác nước và các hoạt động phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước.

f) Các hoạt động kinh tế do huyện quản lý

- Sự nghiệp giao thông, bao gồm: Hoạt động quản lý, bảo trì, sửa chữa, bảo dưỡng, đảm bảo hoạt động, an toàn giao thông trên các tuyến đuờng do huyện quản lý.

- Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp, bao gồm: Hoạt động phát triển nông, lâm, thuỷ sản, thuỷ lợi, khuyến nông, xây dựng nông thôn mới, định canh định cư và hoạt động phát triển nông nghiệp nông thôn khác do huyện thực hiện.

- Sự nghiệp thị chính: Duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước và các sự nghiệp thị chính khác.

- Sự nghiệp tài nguyên: Hoạt động điều tra, quản lý đất đai, đo đạc, lập bản đồ, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động quản lý tài nguyên khác do huyện thực hiện.

Dành tối thiểu 10% thu tiền sử dụng đất, thuê đất ngân sách huyện được hưởng theo phân cấp để đầu tư cho công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính thường xuyên theo quy định của nhà nước.

- Các nhiệm vụ quy hoạch do cấp huyện thực hiện.

- Các hoạt động về công nghệ thông tin, khuyến công, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch do cấp huyện thực hiện. Riêng huyện Mộc Châu, Vân Hồ thực hiện thêm các hoạt động về công tác quảng bá du lịch tại khu du lịch quốc gia Mộc châu.

g) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội do huyện, thành phố quản lý; hoạt động của Đại biểu HĐND; Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp các huyện, thành phố quản lý theo quy định của pháp luật; thực hiện cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử do cấp huyện thực hiện, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật…. và các nhiệm vụ khác do cơ quan hành chính huyện thực hiện.

h) Chi đảm bảo xã hội: Các hoạt động bảo trợ xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác do cấp huyện thực hiện theo quy định của pháp luật.

i) Các khoản chi thuờng xuyên khác theo phân cấp.

3. Các khoản chi khác

a) Chi bổ sung cho ngân sách xã, phường, thị trấn.

b) Chi nộp ngân sách cấp tỉnh.

c) Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau.

d) Chi sự nghiệp thực hiện Chương trình, mục tiêu do cấp huyện thực hiện.

e) Chi hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước.

f) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (bao gồm hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 9 Điều 9 Luật NSNN năm 2015).

Điều 8. Nguồn thu của ngân sách cấp xã (bao gồm các khoản tiền chậm nộp của từng sắc thuế theo quy định của Luật Quản lý Thuế)

1. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách xã, phường, thị trấn với ngân sách huyện, thành phố: Thực hiện theo Khoản 3, Điều 6 của Quy định này.

2. Các khoản thu ngân sách cấp xã hưởng 100%:

a) Thuế giá trị gia tăng, lệ phí môn bài thu tại địa bàn xã từ hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh.

b) Thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản thu tại địa bàn xã; Thuế thu nhập cá nhân thu từ hoạt động kinh doanh của cá nhân và hộ kinh doanh thu tại địa bàn xã.

c) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn xã.

d) Thuế thu nhập cá nhân của cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Thuế thu nhập cá nhân do UBND xã, phường, thị trấn thực hiện khấu trừ của người nộp thuế để nộp NSNN.

đ) Thuế sử dụng đất nông nghiệp của các hộ gia đình nộp

e) Các khoản phí, lệ phí do xã, phường, thị trấn nộp theo quy định của pháp luật (trừ phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Lệ phí cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản).

f) Huy động, đóng góp, viện trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách xã, phường, thị trấn.

g) Thu kết dư ngân sách.

h) Thu bổ sung từ ngân sách huyện.

i) Thu chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau.

k) Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản tại xã, phường, thị trấn.

l) Thu từ xử phạt vi phạm hành chính (trừ thu phạt VPHC đối với hoạt động khai thác khoáng sản), phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do xã, phường, thị trấn quyết định xử phạt, tịch thu; thu hồi các khoản chi năm trước...

m) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã

1. Chi đầu tư phát triển

a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, duy tu, sửa chữa các công trình phúc lợi xã hội theo phân cấp thuộc cấp xã quản lý (bao gồm cả chi từ nguồn huy động, đóng góp theo quy định của pháp luật cho từng công trình cụ thể do HĐND xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý).

b) Chi chương trình mục tiêu được phân cấp theo quy định.

c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật

2. Chi thường xuyên

a) Chi hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã; hoạt động của Đại biểu HĐND xã; Chế độ phụ cấp và hỗ trợ đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn, ở bản, tiểu khu, tổ dân phố; khoán kinh phí hoạt động và hỗ trợ đối với người tham gia vào công việc của bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố; Chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở, trực thuộc đảng bộ bộ phận; hỗ trợ hoạt động các thôn, bản, tổ dân phố, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin do cấp xã thực hiện; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở và các nhiệm vụ hoạt động quản lý hành chính khác.

b) Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bao gồm: Hỗ trợ, sửa chữa các trường lớp học trên địa bàn cấp xã, hỗ trợ hoạt động thường xuyên các trung tâm học tập cộng đồng, thực hiện phong trào học tập suốt đời và các hoạt động giáo dục đào tạo khác do cấp xã thực hiện.

c) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình, bao gồm: Phòng, chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm và các hoạt động y tế khác do cấp xã thực hiện.

d) Chi đảm bảo xã hội, bao gồm: Trợ giúp xã hội, trợ cấp hàng tháng cán bộ xã nghỉ việc, chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi, chế độ với người có uy tín, thăm hỏi các gia đình chính sách; thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tuợng do xã quản lý và công tác xã hội khác do cấp xã thực hiện.

e) Sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình do cấp xã thực hiện

f) Chi công tác an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội ở cấp xã (đã bao gồm chi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ mốc giới tại các xã biên giới).

g) Chi các hoạt động kinh tế, môi truờng

- Duy tu, bảo dưỡng, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình khác do cấp xã quản lý;

- Hoạt động kiến thiết thị chính do cấp xã thực hiện theo phân cấp của UBND cấp huyện.

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản theo phân cấp.

- Các hoạt động phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản, duy tu, bảo dưỡng công trình thủy lợi, bảo vệ phát triển rừng theo phân cấp do xã quản lý và các hoạt động khác do xã thực hiện.

- Diễn tập, ứng phó cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn cấp xã.

- Các nhiệm vụ sự nghiệp kinh tế khác do huyện phân cấp cho xã quản lý

h) Chi bảo vệ môi trường: Thu gom rác thải, xử lý rác thải theo phân cấp do cấp xã quản lý.

i) Các khoản chi thường xuyên khác theo phân cấp

3. Các khoản chi khác

a) Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau.

b) Chi nộp ngân sách cấp huyện.

c) Chi sự nghiệp thực hiện Chương trình, mục tiêu do cấp xã thực hiện.

d) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (bao gồm hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 9 Điều 9 Luật NSNN năm 2015).

Điều 10. Quy định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh giai Sơn La giai đoạn 2022 - 2025 (có Phụ biểu chi tiết kèm theo).

Điều 11. Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, truờng hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động làm ngân sách huyện, thành phố tăng thu lớn (trên 30% dự toán số thu từ sản xuất kinh doanh thuờng xuyên trên địa bàn năm 2022), thực hiện theo Điểm d, Khoản 7, Điều 9, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015./.

 

PHỤ LỤC

TỶ LỆ PHẦN TRĂM PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 19/11/2021 của HĐND tỉnh)

STT

 Nội dung các khoản thu

Trong đó

Ngân sách cấp tỉnh (%)

Ngân sách cấp huyện (%)

Ngân sách cấp xã (%)

1

Thu từ doanh nghiệp do Trung ương quản lý

 

 

 

1.1

Thuế giá trị gia tăng

100

 

 

 

Riêng: Thuế GTGT được khấu trừ tại Kho bạc nhà nước huyện, thành phố đối với các khoản thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN, các dự án ODA thuộc diện chịu thuế GTGT

 

100

 

1.2

Thuế thu nhập doanh nghiệp

100

 

 

1.3

Thuế tài nguyên

 

 

 

-

Thuế tài nguyên nước

 

 

 

Nhà máy thủy điện có công suất từ 100MW trở lên

100

 

 

Nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW (95% cân đối các nhiệm vụ chi theo phân cấp; 5% chi đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư, trồng rừng khu vực dự án thủy điện để đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dự án)

 

100

 

-

Thuế tài nguyên từ khai thác khoáng sản

 

70

30

1.4

Lệ phí môn bài

100

 

 

2

Thu từ doanh nghiệp do địa phương quản lý, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty Cổ phần và chi nhánh các doanh nghiệp tỉnh khác đóng trên địa bàn tỉnh do Cục thuế quản lý thu

 

 

 

2.1

Thuế giá trị gia tăng

100

 

 

 

Riêng:

 

 

 

-

Thuế GTGT được khấu trừ tại Kho bạc nhà nước huyện, thành phố đối với các khoản thanh toán khối lượng các công trình, hạng mục công trình xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN, các dự án ODA thuộc diện chịu thuế GTGT

 

100

 

-

Thuế GTGT của các Nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW (95% cân đối các nhiệm vụ chi theo phân cấp; 5% chi đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư, trồng rừng khu vực dự án thủy điện để đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dự án)

 

100

 

2.2

Thuế thu nhập doanh nghiệp

100

 

 

 

Riêng: Thuế thu nhập doanh nghiệp của các Nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW (95% cân đối các nhiệm vụ chi theo phân cấp; 5% chi đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư, trồng rừng khu vực dự án thủy điện để đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dự án)

 

100

 

2.3

Thuế tài nguyên

 

 

 

-

Thuế tài nguyên nước

 

 

 

Nhà máy thủy điện có công suất từ 100MW trở lên

100

 

 

Nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW (95% cân đối các nhiệm vụ chi theo phân cấp; 5% chi đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư, trồng rừng khu vực dự án thủy điện để đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dự án)

 

100

 

-

Thuế tài nguyên khai thác quặng Niken, Quặng đồng, Quặng Magnezit, Quặng Tale, Mỏ antimon, Quặng sắt Tu Rúc, Mỏ thạch anh, Quặng sulfur

100

 

 

2.4

Lệ phí môn bài

100

 

 

2.5

Thu hoàn vốn (DN có vốn tham gia của Nhà nước)

100

 

 

3

Thu từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tỉnh khác, nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài không đăng ký nộp thuế trực tiếp tại Việt Nam (bên Việt Nam nộp thay) kinh doanh trên địa bàn huyện, thành phố do Chi cục thuế quản lý (bao gồm cả các nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW)

 

 

 

3.1

Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT từ các nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW: 95% cân đối các nhiệm vụ chi theo phân cấp; 5% chi đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư, trồng rừng khu vực dự án thủy điện để đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dự án)

 

100

 

3.2

Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN từ các nhà máy thủy điện có công suất dưới 100MW: 95% cân đối các nhiệm vụ chi theo phân cấp; 5% chi đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư, trồng rừng khu vực dự án thủy điện để đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dự án)

 

100

 

3.3

Thuế tài nguyên

 

100

 

-

Thuế tài nguyên nước thủy điện (thuế tài nguyên nước thủy điện các nhà máy có công suất dưới 100MW: 95% cân đối các nhiệm vụ chi theo phân cấp; 5% chi đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư, trồng rừng khu vực dự án thủy điện để đảm bảo cuộc sống ổn định của người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dự án)

 

100

 

-

Thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản (trừ thuế tài nguyên khai thác quặng Niken, Quặng đồng, Quặng Magnezit, Quặng Tale, Mỏ antimon, Quặng sắt Tu Rúc, Mỏ thạch anh, Quặng sulfur của đơn vị do Cục thuế quản lý thu)

 

70

30

3.4

Lệ phí môn bài

 

100

 

4

Thu hoạt động kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh

 

 

 

4.1

Thuế giá trị gia tăng

 

 

 

-

Thu tại địa bàn xã

 

 

100

-

Thu tại địa bàn phường, thị trấn

 

70

30

4.2

Thuế tài nguyên (bao gồm từ hoạt động khai thác khoáng sản)

 

70

30

4.3

Lệ phí môn bài

 

 

 

-

Thu tại địa bàn xã

 

 

100

-

Thu tại địa bàn phường, thị trấn

 

70

30

5

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

5.1

Các tổ chức kinh tế do Cục Thuế quản lý thu

100

 

 

5.2

Các tổ chức kinh tế do Chi cục thuế quản lý thu

 

100

 

6

Thuế thu nhập cá nhân

 

 

 

6.1

Người lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do Cục Thuế quản lý thu thuế; Cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh

100

 

 

6.2

Người lao động tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do Chi cục Thuế quản lý thu thuế; Cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị cấp huyện

 

100

 

6.3

Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn

 

 

100

6.4

Thu nhập cá nhân từ quà tặng và thừa kế

 

100

 

6.5

Thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản

 

 

 

-

Thu tại địa bàn xã

 

 

100

-

Thu tại địa bàn phường, thị trấn

 

70

30

6.6

Thuế thu nhập cá nhân do các cơ quan, tổ chức khấu trừ tại nguồn để nộp ngân sách nhà nước

 

 

 

-

Do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do Cục Thuế tỉnh quản lý thu thuế và các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thực hiện khấu trừ của người nộp thuế để nộp ngân sách nhà nước

100

 

 

-

Do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế do Chi cục thuế quản lý thu thuế và các cơ quan, đơn vị cấp huyện thực hiện khấu trừ của người nộp thuế để nộp ngân sách nhà nước

 

100

 

-

Do UBND xã, phường, thị trấn thực hiện khấu trừ của người nộp thuế để nộp ngân sách nhà nước

 

 

100

6.7

Thuế thu nhập cá nhân từ các khoản thu nhập khác

 

 

 

-

Do Cục Thuế tỉnh quản lý thu thuế

100

 

 

-

Do Chi cục Thuế huyện, thành phố quản lý thu thuế

 

100

 

6.8

Thuế thu nhập cá nhân thu từ hoạt động kinh doanh của cá nhân và hộ kinh doanh

 

 

 

-

Thu tại địa bàn xã

 

 

100

-

Thu tại địa bàn phường, thị trấn

 

70

30

7

Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước

 

 

 

7.1

Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước trả tiền hàng năm (ngoài đối tượng quy định tại Mục 7.3)

 

100

 

7.2

Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước trả tiền một lần (ngoài đối tượng quy định tại Mục 7.3)

70

30

 

7.3

Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đối với hoạt động khoáng sản

30

70

 

8

Thu tiền sử dụng đất

 

 

 

8.1

Thu tiền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, tổ chức khác (ngoài đối tượng quy định tại Mục 8.3) thuộc thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp tỉnh

90

10

 

8.2

Thu tiền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân (bao gồm cả đấu giá và không thông qua đấu giá) khi được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

 

 

 

a

Các dự án do Trung tâm phát triển quỹ đất, các Ban quản lý dự án và các đơn vị của tỉnh thực hiện, tổ chức đấu giá và quản lý hợp đồng dự án

90

10

 

b

Các dự án do huyện, thành phố tự cân đối kinh phí triển khai thực hiện GPMB, đầu tư hạ tầng (nếu có), tổ chức đấu giá và quản lý hợp đồng dự án

10

90

 

c

Thu tiền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân khác (bao gồm cả đấu giá và không thông qua đấu giá) khi được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

10

90

 

8.3

Thu từ các dự án đầu tư khu ở và dự án phức hợp bao gồm cả khu ở và đất thương mại dịch vụ

 

 

 

a

Các dự án do ngân sách tỉnh cân đối (gồm chi phí giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng...) và các dự án nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước (các dự án thu hút đầu tư) bao gồm kể cả thực hiện đấu thầu hoặc đấu giá lựa chọn nhà đầu tư.

90

10

 

b

Các dự án do huyện, thành phố tự cân đối ngân sách cấp huyện để thực hiện giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng… (thực hiện các dự án đầu tư công) sau khi thực hiện đấu giá (bao gồm cả hộ gia đình và Tổ chức trúng đấu giá).

10

90

 

9

Ghi thu các khoản chi phí đối trừ (chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giải phóng mặt bằng) từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất….

 

 

 

9.1

Dự án do Ban Quản lý cấp tỉnh, Trung tâm phát triển quỹ đất và các đơn vị của tỉnh thực hiện

100

 

 

9.2

Các dự án do các huyện, thành phố thực hiện

 

100

 

10

Thu tiền bán tài sản trên đất và đấu giá quyền sử dụng đất do thực hiện sắp xếp

 

 

 

a

Cấp tỉnh tổ chức bán

90

10

 

b

Cấp huyện tổ chức bán

10

90

 

11

Thu tiền từ bảo vệ, phát triển đất trồng lúa

100

 

 

12

Thuế thu nhập chuyển quyền sử dụng đất do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nộp

100

 

 

13

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

 

 

 

-

Các tổ chức kinh tế nộp

100

 

 

-

Các hộ gia đình nộp

 

 

100

14

Lệ phí trước bạ (Trừ trước bạ nhà, đất)

 

100

 

15

Lệ phí trước bạ nhà đất

 

 

 

-

Trên địa bàn xã

 

 

100

-

Trên địa bàn phường, thị trấn

 

70

30

16

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

 

 

 

-

Trên địa bàn xã

 

 

100

-

Trên địa bàn phường, thị trấn

 

70

30

17

Thu tiền cho thuê, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (không bao gồm tài sản quy định tại Điểm 10); Thu từ bán tài sản nhà nước; Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương xử lý nộp ngân sách

 

 

 

-

Do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh quản lý

100

 

 

-

Do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp huyện quản lý

 

100

 

18

Thu từ xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán

100

 

 

19

Thu thuế bảo vệ môi trường

100

 

 

20

Thu các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật

 

 

 

-

Do các đơn vị cấp tỉnh thu

100

 

 

-

Do các đơn vị cấp huyện thu

 

100

 

-

Do các đơn vị cấp xã thu

 

 

100

21

Lệ phí cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản

100

 

 

22

Phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

 

70

30

23

Đóng góp tự nguyện, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

 

 

 

 

Nộp ngân sách tỉnh

100

 

 

 

Nộp ngân sách huyện, thành phố

 

100

 

 

Nộp ngân sách xã, phường, thị trấn

 

 

100

24

Thu hoạt động sự nghiệp do các đơn vị sự nghiệp (theo phân cấp quản lý) nộp theo quy định của pháp luật

100

100

100

25

Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản

 

 

 

-

Thu tại cấp huyện

 

100

 

-

Thu tại cấp xã

 

 

100

26

Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương

100

 

 

27

Thu chuyển nguồn năm trước sang năm sau (theo các cấp ngân sách)

100

100

100

28

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

 

 

 

-

Ngân sách trung ương bổ sung cho ngân sách tỉnh

100

 

 

-

Ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách cấp huyện

 

100

 

-

Ngân sách huyện bổ sung cho ngân sách cấp xã

 

 

100

29

Thu kết dư ngân sách năm trước

 

 

 

-

Kết dư ngân sách cấp tỉnh (phần 50% còn lại sau khi chuyển vào Quỹ dự trữ tài chính)

100

 

 

-

Kết dư ngân sách cấp huyện

 

100

 

-

Kết dư ngân sách cấp xã

 

 

100

30

Thu phạt vi phạm hành chính đối với các hoạt động khoáng sản

 

70

30

31

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (bao gồm phần ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp đối với giấy phép do trung ương cấp)

 

 

 

-

Đối tượng nộp thuế do Cục Thuế quản lý

100

 

 

-

Đối tượng nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý

30

70

 

32

Thu tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản (bao gồm phần ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp đối với giấy phép do trung ương cấp)

 

 

 

-

Đối tượng nộp thuế do Cục Thuế quản lý

100

 

 

-

Đối tượng nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý (bao gồm đơn vị vãng lai ngoài tỉnh)

30

70

 

33

Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế

100

 

 

34

Các khoản lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ doanh nghiệp tại các tổ chức kinh tế các Công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu

100

 

 

35

Thu khác (thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước cấp tỉnh quyết định xử phạt, tịch thu; thu hồi các khoản chi năm trước…)

 

 

 

-

Cơ quan, đơn vị cấp tỉnh quyết định xử phạt, tịch thu

100

 

 

-

Cơ quan, đơn vị cấp huyện quyết định xử phạt, tịch thu

 

100

 

-

Cấp xã quyết định xử phạt, tịch thu

 

 

100

36

Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước phần ngân sách địa phương được hưởng (bao gồm phần ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp đối với giấy phép do trung ương cấp)

 

 

 

36.1

Đối với khai thác nước mặt

 

 

 

a

Khai thác nước mặt để phát điện

 

 

 

-

Thu từ doanh nghiệp do trung ương quản lý

 

 

 

Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước Thủy điện Sơn La và các thủy điện có công suất từ 100MW trở lên

100

 

 

Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước các thủy điện có công suất dưới 100MW

 

100

 

-

Thu từ doanh nghiệp do địa phương quản lý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty cổ phần và chi nhánh các doanh nghiệp tỉnh khác đóng trên địa bàn tỉnh do Cục Thuế quản lý thu

 

 

 

Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước các thủy điện có công suất từ 100MW trở lên

100

 

 

Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước các thủy điện có công suất dưới 100MW

 

100

 

-

Thu từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tỉnh khác kinh doanh trên địa bàn huyện, thành phố do Chi cục Thuế quản lý thu: Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước các thủy điện có công suất dưới 100MW

 

100

 

b

Khai thác nước mặt để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi

 

 

 

-

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên địa bàn tỉnh do Cục Thuế quản lý thu

100

 

 

-

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện, thành phố do Chi cục Thuế quản lý thu

 

100

 

36.2

Đối với khai thác nước dưới đất gồm khai thác nước dưới đất để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm cả nước làm mát máy, thiết bị, tạo hơi; khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, tưới cà phê, cao su, chè và cây công nghiệp dài ngày khác với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên

 

 

 

-

Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên địa bàn tỉnh do Cục Thuế quản lý thu

100

 

 

-

Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện, thành phố do Chi cục Thuế quản lý thu

 

100

 

37

Thu huy động vốn (theo Điều 7 Luật NSNN năm 2015)

100

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 12/2021/NQ-HĐND quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2022-2025

  • Số hiệu: 12/2021/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 19/11/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Nguyễn Thái Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản