Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2021/NQ-HĐND | Sóc Trăng, ngày 08 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;
Xét Tờ trình số 251/TTr-UBND, ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đề nghị ban hành nghị quyết Quy định việc xử lý các cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực; Báo cáo thẩm tra của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Quy định việc xử lý các cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực, bao gồm các cơ sở không đảm bảo một trong các yêu cầu quy định tại Điều 20 Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 và các quy định hiện hành.
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân quản lý cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực.
2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
1. Tuân thủ việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định về phòng cháy và chữa cháy tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Các giải pháp cải tạo, bổ sung nhằm tăng cường điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy, phù hợp với thực tế của từng cơ sở.
2. Cơ sở quy định tại
Các cơ quan, tổ chức có cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực (ngày 04/10/2001) phải thực hiện các biện pháp khắc phục đối với từng nội dung không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể:
1. Bố trí mặt bằng, công năng sử dụng
Thực hiện bố trí mặt bằng, công năng của các tầng, gian phòng, nhà và công trình theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình (gọi tắt là QCVN 06:2021/BXD)
2. Giao thông phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Nhà, công trình phải bảo đảm ít nhất 01 lối vào cho xe chữa cháy tiếp cận nhà, công trình. Lối vào cho xe chữa cháy phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chiều rộng, chiều cao thông thủy, tải trọng của đường giao thông; bãi đỗ và bãi quay xe chữa cháy theo quy định.
3. Khoảng cách phòng cháy, chống cháy giữa nhà, công trình
Trường hợp khoảng cách phòng cháy chống cháy giữa nhà, công trình hiện có, không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định, cho phép áp dụng một trong các giải pháp sau để giữ nguyên vị trí nhà, công trình:
a) Cải tạo tường của ngôi nhà, công trình cao hơn phía tiếp giáp với nhà, công trình khác thành tường ngăn cháy;
b) Xây tường ngăn cháy trong khoảng trống tiếp giáp giữa các nhà, công trình; tường ngăn cháy phải đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định hiện hành;
c) Tạo vùng ngăn cháy trong nhà, công trình phía tiếp giáp với tường ngoài (có thể tạo vùng ngăn cháy), đảm bảo tổng chiều rộng của vùng ngăn cháy không nhỏ hơn khoảng cách phòng cháy và chữa cháy theo quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn giữa nhà, công trình;
4. Bậc chịu lửa
Trong trường hợp bậc chịu lửa của nhà, công trình không đảm bảo theo quy định, cho phép thực hiện các giải pháp sau:
a) Lắp đặt các trần treo, tường ngăn sử dụng vật liệu ngăn cháy phù hợp để nâng cao giới hạn chịu lửa theo quy định.
b) Đối với các kết cấu của nhà, công trình như: cột, dầm, sàn, hệ kết cấu đỡ, mái, tường có giới hạn chịu lửa thấp hơn quy định, tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại kết cấu có thể sử dụng giải pháp bảo vệ để tăng giới hạn chịu lửa của nhà, công trình như: sơn để chống cháy, bọc bằng gạch, trát bằng thạch cao hoặc xi măng vôi, bê tông xỉ bọt hoặc bê tông đá bọt.
5. Lối ra thoát nạn
Đối với các cơ sở theo quy định phải có 02 cầu thang thoát nạn trở lên nhưng thực tế chỉ có 01 cầu thang thoát nạn phải có giải pháp bố trí bổ sung 01 cầu thang bộ. Trường hợp không thể bổ sung cầu thang bộ thì phải tăng cường an toàn cho người trong quá trình thoát nạn bằng giải pháp sau:
a) Thang thoát nạn hiện có phải đặt trong buồng thang kín có áp suất không khí dương.
b) Trang bị thiết bị phục vụ thoát nạn như: thang dây, thang móc, ròng rọc, ống tụt.
c) Trường hợp các công trình liền kề có cùng độ cao thì có thể bổ sung lối đi sang các công trình liền kề.
d) Hệ thống cấp nước chữa cháy cho công trình phải thường xuyên có nước đảm bảo yêu cầu chữa cháy.
đ) Bố trí người trực thường xuyên tại các tầng.
e) Kết nối hệ thống báo cháy tự động của cơ sở với Trung tâm thông tin chỉ huy của lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp;
6. Ngăn chặn cháy lan
Khi cơ sở không đảm bảo quy định về khoang cháy, có thể áp dụng một trong các giải pháp sau:
a) Xây tường ngăn cháy phân chia mặt bằng thành các khoang cháy có diện tích đảm bảo quy định;
b) Sử dụng màn nước ngăn cháy thay thế tường ngăn cháy, bố trí thành 02 dải cách nhau 0,5m và cường độ phun không nhỏ hơn 01 lít/giây cho mỗi mét chiều dài màn nước (tính chung cho cả 02 dải); khoảng thời gian duy trì màn nước ít nhất là 01 giờ;
c) Tạo vùng ngăn cháy với chiều rộng không nhỏ hơn 12 m (vùng ngăn cháy là khoảng đệm chia ngôi nhà theo suốt chiều rộng hoặc chiều dài và chiều cao).
Các phòng trong vùng ngăn cháy không được sử dụng hay bảo quản các chất khí, chất lỏng và vật liệu dễ cháy cũng như các quá trình tạo ra bụi dễ cháy.
Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện và bộ phận của ngôi nhà trong vùng ngăn cháy phải đảm bảo 45 phút đối với tường ngăn giữa vùng ngăn cháy và các khu vực khác, 15 phút đối với vách ngăn, 150 phút đối với cột, 45 phút đối với sàn, mái và tường ngoài;
Trong các ngôi nhà một tầng có bậc chịu lửa III, IV, V được quy định tại QCVN 06:2021/BXD, không sử dụng, bảo quản các chất khí, chất lỏng dễ cháy cũng như không có các quá trình tạo ra bụi dễ cháy cho phép vùng ngăn cháy có chiều rộng không nhỏ hơn 06m.
7. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy và hệ thống kỹ thuật có liên quan về phòng cháy và chữa cháy:
a) Yêu cầu và định mức trang bị phương tiện về phòng cháy và chữa cháy, hệ thống kỹ thuật có liên quan về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 3890:2009 - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình - Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng” được ban hành kèm theo Quyết định số 2726/QĐ-BKHCN ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia (gọi tắt là TCVN 3890:2009) và văn bản, sửa đổi bổ sung, thay thế (nếu có); quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định hiện hành;
b) Đối với các cơ sở trang bị bình chữa cháy chưa đúng chủng loại theo quy định tại TCVN 3890:2009 và văn bản, sửa đổi bổ sung, thay thế (nếu có) cho phép tiếp tục sử dụng nhưng khi trang bị mới và thay thế phải theo đúng chủng loại được quy định tại TCVN 3890:2009 và văn bản, sửa đổi bổ sung, thay thế (nếu có);
c) Đối với cơ sở thuộc diện phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động theo quy định tại Phụ lục C-TCVN 3890:2009 và văn bản, sửa đổi bổ sung, thay thế (nếu có), các cơ sở phải trang bị theo đúng quy định để đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.
8. Đối với các cơ sở không có khả năng thực hiện các biện pháp khắc phục nêu trên, phải thay đổi công năng sử dụng công trình đảm bảo quy định về phòng cháy và chữa cháy.
9. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2026, các cơ sở không thực hiện đầy đủ giải pháp khắc phục hoặc không thay đổi công năng sử dụng để đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng Khóa X, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2021./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 5824/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 214/2020/NQ-HĐND Quy định xử lý cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 2Kế hoạch 13531/KH-UBND năm 2021 về huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để xử lý tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Nghị quyết 31/2021/NQ-HĐND quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực
- 4Nghị quyết 54/2021/NQ-HĐND quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 5Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND quy định về xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Gia Lai được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 6Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 1Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2Quyết định 2726/QĐ-BKHCN năm 2009 Công bố tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi
- 7Thông tư 02/2021/TT-BXD về QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Kế hoạch 5824/KH-UBND năm 2021 thực hiện Nghị quyết 214/2020/NQ-HĐND Quy định xử lý cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 9Kế hoạch 13531/KH-UBND năm 2021 về huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để xử lý tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 10Nghị quyết 31/2021/NQ-HĐND quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực
- 11Nghị quyết 54/2021/NQ-HĐND quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 12Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND quy định về xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Gia Lai được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- 13Nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
Nghị quyết 11/2021/NQ-HĐND quy định về việc xử lý các cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy 27/2001/QH10 có hiệu lực
- Số hiệu: 11/2021/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
- Người ký: Hồ Thị Cẩm Đào
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra