Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2011/NQ-HĐND | Sơn La, ngày 12 tháng 12 năm 2011 |
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH SƠN LA NĂM 2012
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XIII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm Pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004; Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;
Xét Tờ trình số 258/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Sơn La về việc đề nghị ban hành Nghị quyết về Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La năm 2012; Báo cáo thẩm tra số 42/BC-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2011 của Ban Văn hoá - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; tổng hợp ý kiến tham gia của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIII tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La năm 2012 với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Tạo việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc; giúp cho người lao động chưa có việc làm sớm có việc làm; người thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định, hiệu quả thấp có thêm việc làm, việc làm ổn định, mang lại hiệu quả cao hơn. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ;
- Cơ cấu lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 77,17%, công nghiệp và xây dựng chiếm 10,3%, thương mại, du lịch, dịch vụ khác chiếm 12,53%.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Năm 2012 giải quyết việc làm mới cho 16.500 lao động, gồm:
- Giải quyết việc làm từ Chương trình phát triển kinh tế xã hội: 14.200 lao động (nông, lâm, ngư nghiệp 3.200 lao động; công nghiệp 3.500 lao động; xây dựng là 4.000 lao động; thương mại và dịch vụ là 3.020 lao động; du lịch là 480 lao động);
- Giải quyết việc làm từ cho vay vốn giải quyết việc làm: 2.000 lao động;
- Giải quyết việc làm từ Chương trình xuất khẩu lao động: 300 lao động.
2.2. Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và lao động chưa có việc làm ở khu vực thành thị xuống 4,3%; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 89%.
2.3. Đào đạo nghề cho 10.000 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30%.
II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NĂM 2012
1. Giải quyết việc làm từ phát triển kinh tế - xã hội
1.1. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
- Tập trung thâm canh trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, tăng năng suất cây trồng bằng việc áp dụng giống mới năng suất cao, chất lượng, chú trọng đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại, nhằm mục tiêu giảm số lao động trong nông nghiệp, tăng số lao động phi nông nghiệp;
- Đẩy mạnh công tác trồng rừng, phát triển rừng nguyên liệu, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, tổ chức quản lý có hiệu quả vốn rừng hiện có;
- Khai thác các vùng đất trống, đồi núi trọc, vùng trồng cây có hiệu quả kinh tế thấp, phát triển diện tích trồng mới cây có giá trị kinh tế cao như: Cao su, Chè, Cà phê, thí điểm trồng cây bông tại huyện Phù Yên và các cây nguyên liệu khác;
- Đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi, trọng tâm là phát triển đàn gia súc ăn cỏ, theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm khai thác lợi thế của địa phương, phát triển các trang trại chăn nuôi tập trung gắn với vệ tinh là các hộ gia đình;
- Đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng của vùng đất ngập nước, vùng hồ Sông Đà của Thuỷ điện Hoà bình và Thuỷ điện Sơn La, vùng ven các sông, suối để phát triển nuôi cá lồng, cá bè. Phát triển các mô hình nuôi ba ba, cá hồi, cá giống cao sản...
1.2. Phát triển công nghiệp
- Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh và mở rộng sản xuất tạo thêm việc làm; thu hút các nhà đầu tư vào chế biến nông lâm sản, đầu tư mở rộng sản xuất giầy da, xây dựng nhà máy chế biến bông tại huyện Phù Yên; đưa vào hoạt động nhà máy xi măng Mai Sơn;
- Tập trung đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp để thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề vào làm việc, tăng số lao động trong các ngành công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp;
- Đẩy nhanh tiến độ các Dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, năm 2012 đưa vào phát điện thương mại 06 thuỷ điện;
- Đẩy mạnh hoạt động khai thác khoáng sản gắn với nhà máy tuyển, luyện gang thép tại huyện Mường La và đồng tại huyện Phù Yên, Mộc Châu;
- Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, hình thành một số làng nghề, điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô hộ gia đình hướng vào sản xuất hàng tiêu dùng là chính, nhằm chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.3. Đầu tư xây dựng
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư vào xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ, xây dựng các nhà máy sản xuất chế biến tại các cụm, khu công nghiệp Mộc Châu, Mai Sơn, khu du lịch, khu vui chơi giải trí...;
- Đầu tư đồng bộ kết cấu cơ sở hạ tầng tại các vùng sản xuất hàng hoá trọng điểm, phát triển và nâng cấp mạng lưới giao thông, đầu tư các Dự án thuỷ lợi, kiên cố hoá hệ thống kênh mương, xây dựng và nâng cấp khu đô thị tại trung tâm các huyện.
1.4. Phát triển thương mại dịch vụ
- Tăng cường xúc tiến thương mại, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các loại hình dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm hàng hóa, chủ động tìm kiếm thị trường, thực hiện các giải pháp để đưa hàng hóa của Sơn La hội nhập với thị trường cả nước, thị trường các nước trong khu vực, hoàn thiện hệ thống phân phối hàng hóa, thúc đẩy phát triển thương mại ở nông thôn, đầu tư phát triển Trung tâm thương mại Chiềng Sinh, chuyển đổi Chợ Trung tâm thành phố thành Chợ hiện đại kết hợp với truyền thống, xây dựng 06 - 07 chợ mới tại các huyện; tổ chức các Hội chợ thương mại, đẩy mạnh giao thương hàng hoá nông, lâm sản và hàng bách hoá tổng hợp;
- Phát triển hệ thống dịch vụ vận tải đường bộ và đường thủy, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng được yêu cầu về vận chuyển hàng hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.
1.5. Phát triển du lịch
Khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch của khu du lịch Mộc Châu, lòng hồ Thủy điện Sơn La, khu di tích lịch sử nhà tù Sơn La, Đền Vua Lê Thái Tông... tạo ra các tua, tuyến hấp dẫn du khách đến du lịch;
Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền gắn với phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa. Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá, tổ chức Hội thảo, Hội nghị thu hút khác du lịch và các nhà đầu tư.
Tiếp tục tham gia hoạt động phát triển du lịch trong khung hợp tác du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.
2. Giải quyết việc làm từ hoạt động xuất khẩu lao động
- Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với người lao động đi xuất khẩu lao động, đặc biệt là thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người lao động để tham gia xuất khẩu lao động theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động;
- Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước về xuất khẩu lao động đến người lao động, phối hợp với các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động tổ chức giáo dục, định hướng nâng cao nhận thức, ý thức của người lao động tham gia xuất khẩu lao động.
3. Giải quyết việc làm từ hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm
- Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay giải quyết việc làm của các Dự án đã được vay vốn;
- Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và triển khai các Dự án vay vốn giải quyết việc làm;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn từ quỹ giải quyết việc làm, để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp và thu hút thêm lao động vào làm việc tại doanh nghiệp.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội trên mọi lĩnh vực
Tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó cần lựa chọn đầu tư phát triển các ngành, các lĩnh vực, từng sản phẩm, đổi mới công nghệ trong các ngành kinh tế, phát triển công nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Ưu tiên áp dụng trang thiết bị hiện đại đối với các lĩnh vực phát triển thủy điện vừa và nhỏ, công nghiệp chế biến hàng nông, lâm, sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Đưa tiến bộ Khoa học Công nghệ vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng sản lượng cung cấp sản phẩm cho tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu; thúc đẩy thương mại phát triển; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.
Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, khai thác có hiệu quả tiềm năng về du lịch, trong đó tập trung tại khu du lịch Mộc Châu. Đa dạng hóa các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng...
2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Khai thác có hiệu quả khả năng đào tạo của các cơ sở dạy nghề hiện có, đồng thời đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các Trường dạy nghề, cơ sở dạy nghề; liên kết với các cơ sở đào tạo nghề ngoài tỉnh đào tạo các nghề mà tỉnh Sơn La chưa đào tạo được;
- Tập trung đào tạo các nghề phục vụ cho Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và các ngành nghề theo từng nhóm đối tượng đáp ứng yêu cầu thị trường lao động; nghiên cứu, tổ chức đào tạo lao động có trình độ cao tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh;
- Thực hiện tốt các chính sách tín dụng ưu đãi đối với các đơn vị, doanh nghiệp có hoạt động dạy nghề, tuyển lao động vào dạy nghề và bố trí việc làm tại đơn vị doanh nghiệp.
3. Nhóm giải pháp xuất khẩu lao động
- Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Chủ động tạo nguồn lao động tham gia xuất khẩu lao động, lập danh sách những người đăng ký tham gia xuất khẩu lao động giới thiệu cho các đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan lựa chọn các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, thị trường phù hợp với trình độ, năng lực của người lao động trong tỉnh.
4. Nhóm giải pháp phát triển thị trường lao động, thông tin thị trường lao động
- Cập nhật thông tin biến động năm 2012 của tất cả những người đủ 10 tuổi trở lên về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, việc làm, trên cơ sở dữ liệu quốc gia về cung lao động của năm 2011 từ tổ, bản, xã, phường, thị trấn;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các dịch vụ giới thiệu, tư vấn việc làm cho người lao động;
- Thực hiện tốt công tác thông tin thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước và phục vụ yêu cầu của doanh nghiệp, của người lao động;
- Hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin về thị trường lao động thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm và mở rộng đến cơ sở để người lao động tìm việc thuận lợi.
5. Nhóm giải pháp thông tin tuyên truyền
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm và Chương trình giải quyết việc làm của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt khai thác tốt hệ thống truyền thanh tại các tổ bản, tiểu khu, nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động về giải quyết việc làm, tích cực tham gia vào Chương trình giải quyết việc làm của tỉnh, chủ động tạo thêm việc làm, tự tạo việc làm cho bản thân và thu hút lao động vào làm việc;
- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ làm công tác giải quyết việc làm ở cơ sở;
- Phổ biến, tuyên truyền về công tác xây dựng mối quan hệ hài hòa ổn định trong các doanh nghiệp;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật lao động, Nghị quyết về giải quyết việc làm trên địa bàn.
IV. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
1. Các nguồn vốn đầu tư phát triển; nguồn vốn hỗ trợ tái định cư thuỷ điện Sơn La; nguồn vốn thực hiện Chương trình Nghị quyết số 30a/2008/CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và các nguồn hỗ trợ khác được duyệt trong dự toán chi ngân sách của tỉnh năm 2012.
2. Nguồn quỹ quốc gia giải quyết việc, nguồn quỹ giải quyết việc làm tỉnh.
3. Kinh phí điều tra cung cầu lao động của tỉnh năm 2012 (Nguồn kinh phí của tỉnh cấp).
4. Kinh phí đầu tư cho xây dựng Trung tâm dạy nghề cấp huyện, kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề).
5. Kinh phí hoạt động giám sát, tập huấn nâng cao năng lực năm 2012 (Kinh phí hỗ trợ từ Trung ương).
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày HĐND tỉnh khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La năm 2012, chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tăng cường tuyên truyền, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV, kỳ họp thứ 10 ban hành
- 2Quyết định 3947/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình mục tiêu giải quyết việc làm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 4Nghị quyết 24/2011/NQ-HĐND về chương trình mục tiêu việc làm và giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015
- 5Nghị quyết 38/2012/NQ-HĐND về Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La năm 2013
- 6Nghị quyết 20/2013/NQ-HĐND về chương trình giải quyết việc làm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013 - 2015
- 7Quyết định 1124/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa kỳ đầu các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành từ năm 1998 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Quyết định 384/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành hết hiệu lực thi hành tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 2Quyết định 1124/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa kỳ đầu các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành từ năm 1998 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 1Nghị định 39/2003/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 71/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 16/2007/NQ-HĐND về chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV, kỳ họp thứ 10 ban hành
- 7Quyết định 3947/QĐ-UBND năm 2011 về Chương trình mục tiêu giải quyết việc làm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Nghị quyết 24/2011/NQ-HĐND về chương trình mục tiêu việc làm và giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015
- 9Nghị quyết 38/2012/NQ-HĐND về Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La năm 2013
- 10Nghị quyết 20/2013/NQ-HĐND về chương trình giải quyết việc làm tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013 - 2015
Nghị quyết 11/2011/NQ-HĐND về chương trình giải quyết việc làm tỉnh Sơn La năm 2012
- Số hiệu: 11/2011/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 12/12/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Hoàng Văn Chất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra