Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2008/NQ-HĐND

Quy Nhơn, ngày 22 tháng 8 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ban hành Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND và UBND tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định số 30/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 65/TTr-UBND ngày 12/8/2006 của UBND tỉnh về việc Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí Tờ trình của UBND tỉnh về Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (Có Quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 22/8/2008.

 

 

CHỦ TỊCH




Vũ Hoàng Hà

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2008/NQ-HĐND ngày 22/8/2008 của HĐND tỉnh Bình Định)

I. Mục tiêu chung:

Xây dựng hệ thống y tế tỉnh Bình Định ngày càng vững mạnh, phù hợp với quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

II. Chỉ tiêu cụ thể:

1. Xây dựng hoàn thiện mạng lưới y tế dự phòng:

Đảm bảo phòng, chống dịch chủ động, tích cực, không để dịch lớn xảy ra. Dự báo, kiểm soát và khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm. Phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, tai nạn gây thương tích.

2. Sắp xếp lại mạng lưới khám - chữa bệnh, phục hồi chức năng và đào tạo:

Các bệnh viện xây dựng mới phù hợp với quy hoạch chung của ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; bảo đảm 100% các cơ sở điều trị đủ điều kiện xử lý chất thải y tế; chỉ số giường bệnh phục vụ trên 10.000 dân đến năm 2010 đạt 20 giường, đến năm 2020 đạt 25 giường.

 (Có Phụ lục số 01 kèm theo)

3. Xây dựng y tế cơ sở:

Đến năm 2010: 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 100% trạm y tế có bác sĩ công tác; bố trí đủ các chức danh chuyên môn theo quy định.

4. Nâng cao năng lực sản xuất thuốc và trang thiết bị:

Triển khai thực hiện dự án Nhà máy sản xuất dịch truyền công suất 20 triệu lít/năm theo tiêu chuẩn GMP-WHO; mở rộng mạng lưới lưu thông phân phối thuốc và ổn định thị trường cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân.

5. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế:

Phát triển nguồn nhân lực y tế cân đối và hợp lý. Có trên 5 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2010, trên 7 bác sĩ/10.000 dân vào năm 2020; 0,5 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2010, 01 dược sĩ đại học/10.000 dân vào năm 2020.

 (Có Phụ lục số 02 kèm theo)

III. Nhiệm vụ phát triển hệ thống y tế tỉnh Bình Định:

1. Củng cố và phát triển mạng lưới y tế dự phòng:

Triển khai thực hiện đề án nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng từ tỉnh đến cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Y tế; hoàn thành việc xây dựng cơ sở và cung cấp trang thiết bị phục vụ cho labo xét nghiệm của hệ thống Trung tâm y tế dự phòng từ tỉnh đến huyện, thành phố; xây dựng kế hoạch phòng, điều trị một số bệnh không lây nhiễm đến năm 2010 như: bệnh tim mạch, bệnh nội tiết chuyển hóa, ung thư, tâm thần.

a. Tuyến tỉnh:

+ Xây dựng phòng xét nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 2, giám sát, phát hiện dịch theo phân cấp của Bộ Y tế.

+ Triển khai thành lập mới Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế; thành lập Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ lao động và Môi trường; Chi cục An toàn vệ sinh - Thực phẩm; Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

+ Tiếp tục triển khai thực hiện chính sách quốc gia về sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010 và chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2010.

+ Triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm Da liễu sau khi Bệnh viện Y học cổ truyền chuyển về địa điểm mới; củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các Trung tâm chuyên khoa hiện có.

b. Tuyến huyện và xã:

+ Đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ cho y tế dự phòng tuyến huyện, thành phố.

+ Thành lập các Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm An toàn vệ sinh - Thực phẩm trực thuộc các Chi cục.

+ Trạm y tế xã có ít nhất 05 định biên (theo Thông tư Liên tịch số 08/2007 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước).

+ Tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế dự phòng.

2. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng:

- Hoàn thiện mạng lưới khám, chữa bệnh theo các tuyến kỹ thuật, đạt các tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện do Bộ Y tế quy định. Tiếp tục nâng cấp, phát triển Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành Bệnh viện Đa khoa Vùng Nam Trung bộ; đầu tư xây dựng khu nhà mổ, khu khám, khu điều trị cao tầng quy mô 300 giường bệnh, mở rộng quy mô bệnh viện lên 900 giường vào năm 2009 và quy mô 1.100 giường giai đoạn 2010 - 2015.

- Cải tạo nâng cấp Bệnh viện đa khoa thành phố Quy Nhơn, xây dựng khu điều trị cao tầng quy mô 350 giường; kết hợp phát triển một số mũi nhọn về y tế chuyên sâu.

- Sau năm 2010, có kế hoạch xây dựng mới Bệnh viện sản - nhi tại địa điểm phù hợp, với quy mô 250 giường. Nối mạng tin học với các trung tâm y khoa đầu ngành để trao đổi, hỗ trợ phục vụ cho chẩn đoán và điều trị bệnh.

- Tiếp tục đầu tư mở rộng Bệnh viện đa khoa khu vực Phú Phong quy mô lên 200 giường vào năm 2010 và 300 giường vào năm 2020. Mở rộng, xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục của Bệnh viện đa khoa Khu vực Bồng Sơn, nâng lên quy mô 350 giường bệnh vào năm 2020.

- Thành lập Bệnh viện chuyên khoa Mắt trên cơ sở Trung tâm Mắt, đạt quy mô 100 giường bệnh vào năm 2010, 150 giường năm 2020.

- Nâng cấp, phát triển Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng.

- Xây dựng mới Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, với quy mô 150 - 200 giường bệnh, tại phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn.

- Xây dựng mới bệnh viện Nhơn Hội với quy mô 150 giường năm 2015; Nâng cấp phòng khám đa khoa khu vực Phú Tài thành Phân viện quy mô 70 giường năm 2015.

- Thành lập mới Trung tâm Giám định pháp y, Trung tâm Giám định pháp y tâm thần, Trung tâm Giám định y khoa và Trung tâm vận chuyển cấp cứu.

- Thực hiện đề án nâng cấp BVĐK huyện, phòng khám đa khoa khu vực và BVĐK khu vực theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để Bệnh viện đa khoa tư nhân Hòa Bình và các cơ sở hành nghề y tế tư nhân hoạt động; khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập các bệnh viện ngoài công lập, phòng khám tư nhân theo quy định pháp luật; đến năm 2020 đạt 150 giường bệnh nội trú ngoài công lập.

- Khuyến khích đầu tư xây dựng bệnh viện cổ phần và Trung tâm chẩn đoán y khoa kỹ thuật cao.

3. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở đến năm 2010:

- Hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, trang thiết bị và cán bộ y tế, thực hiện được một số kỹ thuật trong khám, điều trị một số bệnh thông thường, bệnh chuyên khoa, sức khỏe sinh sản và sức khỏe trẻ em theo quy định của Bộ Y tế.

- Củng cố tổ chức mạng lưới và hoạt động chuyên môn của y tế xã. Đến năm 2010, 100% xã có trạm y tế kiên cố; 100% số trạm y tế xã có bác sĩ; 100% trạm y tế xã có hộ sinh trung học hoặc y sĩ sản nhi; 80% trạm y tế xã có cán bộ làm công tác y dược học cổ truyền; trung bình mỗi cán bộ trạm y tế xã phục vụ từ 1.000 đến 1.200 dân. Bảo đảm mỗi trạm y tế đều có ít nhất 05 chức danh cán bộ chuyên môn theo quy định của Liên Bộ Y tế - Nội vụ. Phấn đấu đến hết năm 2010 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế .

- Đảm bảo mỗi thôn, làng, khu vực có 1 - 2 nhân viên y tế có trình độ chuyên môn từ sơ học trở lên.

- Bảo đảm mỗi trường phổ thông có từ 1 - 2 cán bộ y tế phục vụ. Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có trạm y tế cơ sở.

- Các doanh nghiệp có số lượng lao động từ 200 đến dưới 500 người phải có từ 1

- 3 cán bộ y tế phục vụ. Các doanh nghiệp có từ 500 lao động trở lên phải thành lập trạm y tế của doanh nghiệp.

4. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về dược và trang thiết bị y tế.

- Bảo đảm an toàn dược phẩm, mỹ phẩm và vệ sinh thực phẩm. Mở rộng sản xuất trang thiết bị y tế thông dụng, từng bước SX thiết bị y tế công nghệ cao.

- Đến năm 2010, toàn bộ các dây chuyền sản xuất thuốc của Công ty Dược - trang thiết bị y tế tỉnh đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế đạt tiêu chuẩn ISO hoặc tương đương.

- Duy trì, mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức, liên kết với các doanh nghiệp, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị.

- Đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà máy sản xuất dịch truyền công suất 20 triệu lít/năm.

- Kiện toàn và phát triển Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm tỉnh đạt tiêu chuẩn GLP hoặc ISO 17025.

5. Công tác đào tạo:

- Đầu tư phát triển Trường Cao đẳng y tế đáp ứng hoàn chỉnh các tiêu chí theo quy định.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ cao, tăng cường đào tạo đủ nhân lực phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

IV. Các nhóm giải pháp chủ yếu:

1. Về nguồn nhân lực y tế đến năm 2010, 2015 và năm 2020:

Tiêu chí

Năm 2007

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn

734

1.061

1.250

1.540

Chỉ số bác sĩ/10.000 dân

4,82

5,0

6,5

7,0

Chỉ số DSĐH/10.000 dân

0,22

0,5

0,7

1,0

Chỉ số y sĩ, điều dưỡng, ktv/bác sĩ

2,9

3,0

3,2

3,5

Trạm y tế có bác sĩ công tác (%)

84,27

100

100

100

Xã đạt chuẩn quốc gia y tế (%)

68,5

100

100

100

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo để đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cho các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập.

- Thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ y tế, sử dụng thành thạo các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại trong công tác khám, chẩn đoán, điều trị.

- Đào tạo các chức danh học vị cao như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II.

- Tạo điều kiện thuận lợi cử cán bộ đi đào tạo tại các trường trong nước và đào tạo ở nước ngoài theo chính sách đã ban hành.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ về chuyên ngành trang thiết bị để khai thác sử dụng và bảo dưỡng trang thiết bị có hiệu quả.

- Đảm bảo đủ nhân lực có trình độ cho Phòng y tế, Trung tâm y tế huyện, thành phố và các trạm y tế.

2. Về tài chính:

(có Phụ lục số 02 kèm theo)

- Huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế, các tổ chức Phi Chính phủ, từ thiện...

- Tăng ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế hàng năm.

- Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế công lập theo Nghị định số 43/2006 của Chính phủ.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn hỗ trợ từ Trung ương, từ các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thực hiện chính sách phí, viện phí đúng theo quy định, tạo nguồn thu bổ sung đầu tư cho các cơ sở y tế.

- Thực hiện xã hội hóa lĩnh vực y tế theo Nghị quyết số 05/2005 của Chính phủ. Tạo điều kiện phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế ngoài công lập theo Nghị định số 53/2006 của Chính phủ.

- Phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính công bằng và hiệu quả. Tập trung ưu tiên đầu tư cho những lĩnh vực trọng điểm, những chương trình có tác động rộng rãi đến sức khỏe và đời sống của cộng đồng, theo hướng đầu tư cho những vùng sâu, vùng xa, y tế dự phòng, những chuyên ngành: Lao, tâm thần, YHCT, những trang thiết bị không thu được viện phí. Dự kiến tổng mức đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành y tế giai đoạn 2008 - 2010 khoảng 617 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 132,2 tỷ đồng; giai đoạn 2011-2020 khoảng 625 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 398 tỷ đồng. Cụ thể:

* Tổng số ngân sách bố trí cho các công trình, dự án trọng điểm giai đoạn 2008 – 2010 là: 617 tỷ đồng.

Trong đó:

- Vốn ngân sách tỉnh: 132,2 tỷ đồng.

 (Trong đó: NS tỉnh: 75 tỷ; năm 2008 đã bố trí đầu tư: 35 tỷ, NS Đảng: 40 tỷ; năm 2009-2010: 57,2 tỷ mỗi năm đầu tư khoảng 28,6 tỷ, trong đó: nguồn từ XSKT: 20 tỷ, đầu tư tập trung: 8,6 tỷ)..

- Dự án Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: 83,0 tỷ đồng.

- Vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư nâng cấp, cải tạo bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực: 203,0 tỷ đồng.

- Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư các trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008-2010 (QĐ 950): 21,0 tỷ đồng.

-Vốn chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội: 16,0 tỷ đồng.

- Vốn Dự án chăm sóc sức khỏe BMTE (VIE): 6,0 tỷ đồng.

- Vốn TW hỗ trợ nâng cao năng lực Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện: 31,8 tỷ đồng.

- Vốn xã hội hóa: 35,0 tỷ đồng.

- Vốn phát triển đơn vị (công ty Dược-TTBYT BĐ): 65,0 tỷ đồng.

- Dự án Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở : 24,0 tỷ đồng

(có Phụ lục số 03 kèm theo)

* Tổng số ngân sách bố trí cho các công trình, dự án trọng điểm giai đoạn 2011-2020: 625 tỷ đồng.

Trong đó:

- Vốn bố trí giai đoạn 2011-2015: 310 tỷ đồng

+ Ngân sách tỉnh: 168 tỷ đồng

+ Ngân sách TW, ODA, vay : 142 tỷ đồng

- Vốn bố trí giai đoạn 2016-2020: 315 tỷ đồng

+ Ngân sách tỉnh: 230 tỷ đồng

+ Ngân sách TW, ODA, vay: 85 tỷ đồng.

Ngân sách tỉnh (vốn SXKT- vốn đầu tư tập trung) bình quân mỗi năm 40 tỷ.

 (có Phụ lục số 04 kèm theo)

3. Phát triển khoa học công nghệ và thông tin:

- Áp dụng kỹ thuật y tế thích hợp cho mỗi tuyến, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến phục vụ công tác khám chữa bệnh, dự phòng, sản xuất dược phẩm.

- Ứng dụng, tiếp thu công nghệ hiện đại để xử lý chất thải y tế; đầu tư cho công tác chống nhiễm khuẩn y tế.

- Chuẩn hóa đồng bộ hệ thống quản lý thông tin y tế (HMIS); 100% bệnh viện xây dựng mạng vi tính nội bộ; triển khai nối mạng vi tính từ tỉnh đến các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc phục vụ cho công tác quản lý điều hành.

- Nối mạng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị giữa Bệnh viện đa khoa tỉnh với các trung tâm y tế chuyên sâu và kỹ thuật cao của Trung ương.

4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa:

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05/2005 của Chính phủ.

- Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước hoạt động từ thiện đầu tư phát triển ngành y tế.

- Thực hiện đúng quy định về cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế.

- Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện pháp lý theo quy định được phép tổ chức cung cấp các dịch vụ y tế.

- Duy trì các mối quan hệ hợp tác quốc tế về y tế đang hoạt động có hiệu quả và tăng cường mở rộng các quan hệ hợp tác theo đúng pháp luật.

5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước:

- Rèn luyện y đức trong đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo nhu cầu phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính có hiệu quả.

- Phân cấp quản lý cho các tuyến theo quy định để đơn vị phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện.

- Kiện toàn hệ thống thanh tra y tế đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng; nâng cao hiệu lực hoạt động công tác thanh tra.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí.

- Nghiên cứu các đề tài trong lĩnh vực y tế và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật có hiệu quả.

- Kết hợp chặt chẽ giữa quân y và dân y trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

6. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe:

- Tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp để tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các trường phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.

- Vận động người dân thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe, chủ động phòng chống dịch bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

- Xã hội hóa về công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tạo ra phong trào toàn dân rèn luyện sức khỏe.

- Vận động mọi người dân tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế nhằm tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010.

- Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực của hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe từ tỉnh đến cơ sở.

- Tăng cường hợp tác trao đổi với các tỉnh bạn, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về thông tin, tài liệu, ấn phẩm và chia sẻ kinh nghiệm.

VI. Lộ trình thực hiện Quy hoạch:

1. Năm 2008 - 2010: Thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Trung tâm An toàn vệ sinh - Thực phẩm trực thuộc các Chi cục ở các huyện; Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường; sắp xếp hoạt động các Tổ chức Giám định pháp y, Giám định pháp y tâm thần, giám định y khoa.

Thành lập Bệnh viện Mắt; Trung tâm vận chuyển cấp cứu; Xây dựng mới khoa khám, Nhà mổ BVĐK tỉnh; Xây dựng mới BVYHCT; Khu điều trị BVĐK Quy Nhơn; tiếp tục xây dựng các hạng mục của các BVĐK huyện, thành phố, BVĐK khu vực. 100% bệnh viện quản lý bệnh viện bằng công nghệ thông tin.

2. Năm 2011 - 2015: Tiếp tục xây dựng các hạng mục của các BVĐK huyện, thành phố, BVĐK khu vực, BVĐK tỉnh và Bệnh viện YHCT.

Thành lập Trung tâm Giám định pháp y, Trung tâm giám định y khoa. Lập dự án triển khai xây dựng mới Trung tâm Da liễu sau khi Bệnh viện YHCT đã chuyển đến địa điểm mới.

Chuyển Trường Cao đẳng y tế về địa điểm 130 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn, tiếp tục đầu tư phát triển; tạo điều kiện để nâng số giường bệnh nội trú các cơ sở y tế ngoài công lập lên 150 giường.

Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng Trung tâm chẩn đoán y tế kỹ thuật cao.

3. Năm 2016-2020: Thành lập Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế; Trung tâm Giám định pháp y tâm thần.

Tiếp tục xây dựng các hạng mục của các BVĐK huyện, thành phố, BVĐK khu vực và BVĐK tỉnh.

Xây dựng khu điều trị cao tầng quy mô 300 giường BVĐK tỉnh; xây dựng mới Bệnh viện sản - nhi với quy mô 250 - 300 giường, Bệnh viện Nhơn Hội quy mô 150 giường; nâng cấp Phòng khám đa khoa khu vực Phú Tài thành Phân viện quy mô 70 giường; tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng Trung tâm chẩn đoán y tế kỹ thuật cao và tạo điều kiện để nâng số giường bệnh nội trú các cơ sở y tế ngoài công lập lên 300 giường.

 

PHỤ LỤC SỐ 01:

NHU CẦU GƯỜNG BỆNH QUỐC LẬP ĐẾN NĂM 2010, NĂM 2015 VÀ NĂM 2020

TT

Tên cơ sở điều trị

GBKH năm 2007

Nhu cầu giường bệnh từng giai đoạn

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh

670

1.000

1.100

1.200

 

Tiêu chuẩn 1 GB/1.600 dân

985

1.044

1.081

1.131

 

Tiêu chuẩn 1 GB/1.800 dân

875

928

961

1.006

2

Bệnh viện Y học cổ truyền

120

150

180

200

3

Bệnh viện Lao và bệnh phổi

120

150

160

170

4

Bệnh viện Tâm thần

110

130

140

180

5

BV Điều dưỡng-PHCN

50

60

70

70

6

Bệnh viện Mắt

30

100

100

150

7

Bệnh viện Sản Nhi

0

0

150

250

8

BV ĐKKV Bồng Sơn

210

280

300

350

9

BV ĐKKV Phú Phong

130

200

240

300

10

BV ĐK thành phố Quy Nhơn

250

300

300

350

11

BV ĐK huyện Tuy Phước

90

110

110

130

12

BV ĐK huyện An Nhơn

130

150

150

170

13

BV ĐK huyện Phù Cát

110

140

140

170

14

BV ĐK huyện Phù Mỹ

100

140

140

170

15

BV ĐK huyện Hoài Nhơn

60

90

90

100

16

BV ĐK huyện Hoài Ân

70

100

100

120

17

BV ĐK huyện An Lão

40

60

60

70

18

BV ĐK huyện Vân Canh

40

60

60

70

19

BV ĐK huyện Vĩnh Thạnh

40

70

70

90

20

Bệnh viện Nhơn Hội

0

0

100

150

21

Phân viện Phú Tài

0

50

50

70

 

Cộng GB tuyến huyện

930

1.270

1.370

1.660

 

Tiêu chí 1GB/1.500 dân

1,050

1.113

1.153

1.207

 

Tiêu chí 1GB/1.700 dân

927

982

1.018

1.065

 

Tổng cộng (tỉnh+huyện)

2,370

3.340

3.810

4.530

 

Dân số toàn tỉnh (1.000 người)

1.575,5

1.670,0

1.730,0

1.810,0

 

Số giường bệnh/10.000 dân

15,04

20,0

22,0

25,0

 

PHỤ LỤC SỐ 02:

TT

Cán bộ y tế hiện có và nhu cầu cần có đến năm 2020

Hiện có năm 2008

Số cán bộ cần có

Đến 2010

Đến 2015

Đến 2020

1

Tống số Bác sỹ

776

847

1.124

1.267

 

Trong đó: BS chuyện khoa cấp I

229

349

424

499

 

BS chuyện khoa cấp II

22

52

77

102

 

Thạc sỹ Y

53

73

88

103

 

Tiến sỹ Y

01

07

12

17

2

Tổng số Dược sỹ Đại học

32

80

120

180

 

Trong đó: Thạc sỹ

02

05

10

20

3

Tổng số Y sĩ

560

650

-

-

4

Tổng số Dược sỹ trung học

94

214

314

414

5

Tổng số Điều dưỡng

1.068

1.668

2.018

2.368

6

Tổng số Y tá

-

-

-

-

7

Tổng số Nữ hộ sinh

275

325

365

395

8

Kỹ thuật viên y, dược

246

286

316

346

9

Tổng số các cán bộ khác

649

-

-

-

10

Số CB đã học khóa Quản lý nhà nước

210

330

430

530

11

Số CB đã học khóa Quản lý Bệnh viện

120

240

315

390

 

PHỤ LỤC SỐ 03:

CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM CỦA NGÀNH Y TẾ BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2008-2010

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Nội dung công việc

Vốn đầu tư giai đoạn 2008-2010

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện hoàn thành

Cơ quan, địa phương phối hợp

Tổng số

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1

Tăng cường chất lượng và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em

06

06

-

-

- Dự án chăm sóc SKBMTE (VIE)

2004-2008

Bộ Y tế, Dự án chăm sóc BMTE

2

Tiếp tục nâng cấp BVĐK tỉnh

Trong đó: XDCB:

Trang thiết bị y tế

180

90

90

15

10

05

70

30

40

95

50

45

- Dự án Hỗ trợ Y tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ (ODA): 60 tỷ

- Ngân sách tỉnh: 85 tỷ

- Vốn xã hội hoá: 35 tỷ

2008-2015

Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT BVĐK tỉnh

3

Nâng cấp các BVĐK huyện, TP và bệnh viện ĐK khu vực

203

35

95

73

- Vốn trái phiếu Chính phủ nâng cấp các BV huyện và BVĐKKV

2008-2010

Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT

4

Nâng cấp các trạm y tế xã, phường, thị trấn

21

-

10

11

Vốn Trung ương hỗ trợ cho các trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn

2008-2010

Bộ Y tế

5

Tăng cường năng lực Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

02

01

01

-

- Vốn TW hỗ trợ nâng cao năng lực TTYT DP tỉnh: 1,8 tỷ

Vốn ngân sách tỉnh: 0,2 tỷ

2006-2009

Bộ Y tế

6

Xây dựng mới bệnh viện Y học Cổ truyền

30

-

15

15

- Dự án Hỗ trợ Y tế vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (ODA): 20 tỷ

- Ngân sách tỉnh: 10 tỷ

2008-2012

Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT

7

Nâng cấp bệnh viện Lao và bệnh Phổi

08

02

03

03

- Vốn CTMTQG

2004-2010

Bộ Y tế

8

Nâng cấp Bệnh viện Tâm thần

08

02

03

03

- Vốn CTMTQG

2004-2010

Bộ Y tế

9

Nâng cập Bệnh viện Điều dưỡng-Phục hồi chức năng

15

-

05

10

Vốn ngân sách tỉnh

2008-2010

Sở KH&ĐT

Sở TC, Sở XD

10

Tăng cường năng lực Trung tâm y tế dự phòng huyện, thành phố

35

-

15

20

- Vốn Trung ương hỗ trợ nâng cao năng lực TTYT DP huyện: 30 tỷ

- Vốn ngân sách tỉnh: 05 tỷ

2009-2010

Bộ Y tế, Sở KHĐT, TC, XD

11

Nâng cấp Trung tâm Mắt thành Bệnh viện Mắt

10

-

05

05

- Vốn ngân sách tỉnh

2009-2010

Sở KHĐT, Sở TC, Sở XD

12

Nâng cấp Trung tâm Kiểm nghiệm, Dược phẩm và thực phẩm tỉnh đạt tiêu chuẩn GLP hoặc ISO 17025

05

-

02

03

- Vốn ngân sách

2009-2010

Sở KHĐT, Sở TC, Sở XD

13

Nâng cấp toàn bộ các dây chuyền sản xuất thuốc của Công ty Dược-Trang thiết bị y tế Bình Định đạt tiêu chuẩn GMP-WHO

40

10

10

20

- Vốn do Công ty Dược - Trang thiết bị y tes Bình Định vay của ODA, ngân sách tỉnh và Quỹ phát triển của Công ty

2005-2010

Bộ Y tế, Công ty Dược- TTBYT Bình Định

14

Đề án chế tạo, sản xuất trang thiết bị y tế của Công ty Dược

-Trang thiết bị Y tế Bình Định

25

05

10

10

- Vốn do Công ty Dược-Trang thiết bị Y tế Bình định vay của ODA, ngân sách tỉnh và Quỹ phát triển của Công ty

2005-2010

Bộ Y tế, Công ty Dược- TTBYT Bình Định

15

Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ y tế

05

01

02

02

- Dự án Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (ODA): 03 tỷ

- Ngân sách tỉnh: 02 tỷ

2008-2010

Bộ Y tế, Sở KHĐT, Sở TC, XD

16

- Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở

24

8

8

8

- Dự án GAVI (Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng) tài trợ: 24 tỷ

2008-2010

Bộ Y tế

 

Tổng cộng

617

85

254

278

 

 

 

* Tổng số ngân sách giai đoạn 2008-2010: 617 tỷ đồng

Trong đó:

- Vốn ngân sách tỉnh: 132,2 tỷ đồng (Trong đó: NS tỉnh: 75 tỷ đồng; năm 2008 đã bố trí đầu tư: 35 tỷ, NS Đảng: 40 tỷ; năm 2009-2010: 57,2 tỷ đồng, mỗi năm đầu tư khoảng 28,6 tỷ, trong đó: nguồn từ XSKT: 20 tỷ, đầu tư tập trung: 8,6 tỷ)

- Dự án Hỗ trợ y tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: 83, 0 Tỷ đồng

- Vốn trái phiếu Chính phủ đàu tư nấn cấp, cải tạo bệnh viện huyện và bệnh viện đa khoa khu vực: 203,0 tỷ đồng

- Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư các trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008-2010(QĐ 950) 21,0 tỷ đồng

- Vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội: 16,0 tỷ đồng

- Vốn Dự án chăm sóc sức khỏe BMTE (VIE): 6,0 tỷ đồng

- Vốn TW hỗ trợ nâng cao năng lực Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện: 31,8 tỷ đồng

- Vốn xã hội hóa: 35,0 tỷ đồng

- Vốn phát triển đơn vị (Công ty Dược-TTBYT BĐ) 65,0 tỷ đồng

- Dự án Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở: 24,0 tỷ đồng

 

PHỤ LỤC 04:

CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM CỦA NGÀNH Y TẾ BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011-2020

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Nội dung công việc

Vốn đàu tư giai đoạn 2011-2020

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện- hoàn thành

Cơ quan, địa phương phối hợp

Tổng số

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

1

Tiếp tục nâng cấp BVĐK tỉnh

200

120

80

- Ngân sách tỉnh: 100 tỷ

- Vốn ODA: 100 tỷ

2011-2020

Bộ Y tế

Bộ Tài Chính

Bộ KH&ĐT

2

Nâng cấp các BVĐK huyện và bệnh viện đa khoa khu vực

200

120

80

- Ngân sách tỉnh: 100 tỷ

- Vốn ODA: 100 tỷ

2011-2020

Bộ Y tế

Bộ Tài Chính

Bộ KH&ĐT

3

Nâng cấp trường Cao đẳng Y tế

15

15

-

- Ngân sách tỉnh

2011-2020

YT, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT

4

Xây dựng Bệnh viện Y học Cổ truyền

50

50

-

- Ngân sách tỉnh: 30 tỷ

- Vốn ODA: 20 tỷ

2008-2012

Bộ Y tế

Bộ Tài Chính

Bộ KH&ĐT

5

Xây dựng mới Bệnh viện Nhơn Hội Quy Nhơn

50

-

50

- Ngân sách tỉnh

2015-2020

Sở KHĐT, Sở TC, Sở XD

6

Nâng cấp, mở rộng PKĐKKV Phú Tài thành phân viện

20

-

20

- Ngân sách tỉnh

2011-2020

Sở KHĐT, Sở TC, Sở XD

7

Bệnh viện Sản - Nhi

80

-

80

- Ngân sách tỉnh

2011-2020

Sở KHĐT, Sở TC, Sở XD

8

Đào tạo nâng cấp năng lực cán bộ y tế

10

05

05

- Ngân sách tỉnh: 3 tỷ

- Vốn ODA: 7tỷ

2011-2020

YT, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT

 

Tổng cộng

625

310

315

 

 

 

Tổng số ngân sách giai đoạn 2011-2020: 625 tỷ đồng.

Trong đó:

- Vốn bố trí giai đoạn 2011-2015: 310 tỷ đồng

+ Ngân sách tỉnh: 168 tỷ đồng

+ Ngân sách TW, ODA, vay : 142 tỷ đồng

- Vốn bố trí giai đoạn 2016-2020: 315 tỷ đồng

+ Ngân sách tỉnh: 230 tỷ đồng

+ Ngân sách TW, ODA, vay: 85 tỷ đồng.

Ngân sách tỉnh (vốn SXKT- vốn đầu tư tập trung) bình quân mỗi năm 40 tỷ.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 08/2008/NQ-HĐND về quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Bình Định đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

  • Số hiệu: 08/2008/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 22/08/2008
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Vũ Hoàng Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/09/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản