- 1Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
- 2Nghị định 178/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 1629/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/NQ-HĐND | Hải Dương, ngày 29 tháng 4 năm 2022 |
VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG MẠI DÂM GIAI ĐOẠN 2022-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHOÁ XVII, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 17 tháng 3 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm;
Căn cứ Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025;
Xét Tờ trình số 05/TTr-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Nghị quyết về công tác phòng, chống mại dâm giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương với những nội dung cụ thể như sau:
Tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mại dâm; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng trong công tác phòng, chống mại dâm; tăng cường khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội để hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm.
2. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025
a) 100% số xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm và được duy trì thường xuyên;
b) Thông tin về phòng, chống mại dâm được đăng tải trên cơ quan báo chí cấp tỉnh ít nhất một tháng một lần;
c) Ít nhất 70% người lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; ít nhất 60% người lao động trong các khu công nghiệp; ít nhất 80% học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn mại dâm;
d) 100% các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng, chống tệ nạn mại dâm;
đ) 100% các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn mại dâm với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS;
e) 100% tố giác, tin báo, khiếu nại hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm được tiếp nhận, xác minh, phân loại, xử lý kịp thời;
g) Hằng năm, số tội phạm liên quan đến mại dâm được xử lý theo quy định của pháp luật tăng 3%; tổ chức kiểm tra ít nhất 20% số cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm trên địa bàn, đến năm 2025, 100% các cơ sở được kiểm tra ít nhất một lần;
h) Xây dựng, triển khai mô hình thí điểm (khi đủ điều kiện theo quy định) về phòng ngừa mại dâm, hỗ trợ can thiệp giảm hại, phòng chống bạo lực giới, đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm, cung cấp dịch vụ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm;
i) Người bán dâm có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ xã hội, hòa nhập cộng đồng đạt 90%;
k) 80% đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang cấp tỉnh và 70% ở cấp huyện, cấp xã, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực phòng, chống mại dâm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về công tác phòng, chống mại dâm; thực hiện các can thiệp giảm hại; phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm.
3. Đối tượng áp dụng và thời gian thực hiện
a) Đối tượng áp dụng: Các sở, ngành, địa phương, đơn vị được giao nhiệm vụ phòng, chống mại dâm và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2022 - 2025.
a) Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mại dâm;
b) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các hoạt động phòng ngừa mại dâm thông qua lồng ghép các chương trình có liên quan tại địa bàn cơ sở;
c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra; kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; điều tra, truy tố các tội phạm liên quan đến mại dâm;
d) Xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại, phòng ngừa lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm;
đ) Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.
a) Giải pháp hoàn thiện thể chế
- Rà soát, đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về phòng, chống mại dâm;
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế tài nghiêm minh để xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về mại dâm;
- Đề xuất các chính sách phòng ngừa, bảo vệ người chưa thành niên đối với hoạt động mại dâm.
b) Giải pháp về tổ chức thực hiện
- Đề nghị các cấp ủy đảng đưa chương trình phòng, chống mại dâm vào văn kiện, nghị quyết và chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống mại dâm; gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả phòng, chống mại dâm ở địa phương, đơn vị;
- Hội đồng nhân dân các cấp ban hành Nghị quyết về công tác phòng, chống mại dâm;
- Ủy ban nhân dân báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân cùng cấp; tăng cường chỉ đạo các ngành, các cấp trong việc triển khai công tác phòng, chống mại dâm theo chức năng nhiệm vụ được phân công; đưa công tác phòng, chống mại dâm là một trong các nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống mại dâm với các chương trình an sinh xã hội; phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người;
- Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tăng cường chỉ đạo, tổ chức các hoạt động giám sát việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.
c) Giải pháp về nguồn lực
- Tập trung kinh phí của Nhà nước để thực hiện các hoạt động trọng điểm, ưu tiên; huy động nguồn lực, sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng vào các hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ giảm hại, hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm;
- Đẩy mạnh xã hội hóa; huy động các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng; các câu lạc bộ, nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng tham gia công tác hỗ trợ xã hội, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm;
- Tổ chức thực hiện lồng ghép nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình an sinh, trợ giúp xã hội, chương trình phòng, chống ma túy, chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
- Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ địa phương thực hiện Chương trình phòng chống mại dâm.
- Ngân sách địa phương: Được bố trí hàng năm trong dự toán chi ngân sách của các sở, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Từ nguồn tài trợ, huy động của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2022./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 626/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 2Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3Kế hoạch 162/KH-UBND về phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2022
- 4Quyết định 1100/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022
- 5Nghị quyết 117/NQ-HĐND năm 2023 công tác phòng, chống mại dâm giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 1Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003
- 2Nghị định 178/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 1629/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 626/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 7Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8Kế hoạch 162/KH-UBND về phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2022
- 9Quyết định 1100/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022
- 10Nghị quyết 117/NQ-HĐND năm 2023 công tác phòng, chống mại dâm giai đoạn 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Nghị quyết 05/NQ-HĐND năm 2022 về công tác phòng, chống mại dâm giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Số hiệu: 05/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 29/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Phạm Xuân Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực