Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2009/NQ-HĐND7

Thủ Dầu Một, ngày 07 tháng 4 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP THỂ DỤC, THỂ THAO TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 13 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thể dục, thể thao đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 100/2005/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thể dục, thể thao ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số 485/TTr-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc đề nghị phê chuẩn điều chỉnh Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số 14/BC-HĐND-VHXH ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn điều chỉnh Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao

Thể dục, thể thao là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, trí tuệ, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tỉnh Bình Dương; nâng cao năng suất lao động xã hội và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh;

Xây dựng chiến lược phát triển thể thao thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp hóa phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng hệ thống đào tạo huấn luyện viên, vận động viên mang tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả và tạo sự đột phá trong thành tích thể thao của tỉnh Bình Dương;

Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa trong hoạt động thể dục, thể thao của tỉnh với mục đích phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư vào thể thao thành tích cao; huy động xã hội chăm lo cho sự nghiệp thể dục, thể thao và tạo điều kiện để toàn xã hội hưởng thụ giá trị của thể dục, thể thao ngày càng cao;

Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật thể dục, thể thao của tỉnh góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các thiết chế phục vụ đào tạo vận động viên, phục vụ phát triển thể dục, thể thao quần chúng; thể dục, thể thao trường học; thể dục, thể thao giải trí;

Mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao của tỉnh; đặc biệt mở rộng tham gia thi đấu các giải thể thao ở khu vực, châu lục, thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác trong các hoạt động thể dục, thể thao;

Cùng với cả nước chuyển đổi cơ chế vận hành phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Bình Dương phù hợp với nền kinh tế thị trường.

2. Mục tiêu tổng quát

Phát triển thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc con người Bình Dương, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh;

Xây dựng nền thể thao tỉnh nhà phát triển, tiến bộ có tính dân tộc, khoa học và nhân dân; giữ gìn phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc trên cơ sở có tiếp thu những thành tựu khoa học hiện đại;

Phát triển rộng rãi thể dục, thể thao quần chúng và các hoạt động thể dục, thể thao ở mọi đối tượng, lứa tuổi tạo thành phong trào thể thao quần chúng “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”;

Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại hóa cơ sở vật chất thể thao của tỉnh, xây dựng đủ hệ thống thiết chế thể dục, thể thao cơ bản từ tỉnh đến huyện, thị và cơ sở;

Tập trung phát triển các môn thể thao thế mạnh phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh nhằm nâng cao thành tích thể thao và xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp;

Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thể dục, thể thao.

3. Mục tiêu cụ thể

Chỉ tiêu

ĐVT

2010

2015

2020

1. Thể thao cho mọi người:

- Tỷ lệ người tập TDTT thường xuyên

- Tỷ lệ hộ gia đình thể thao

- Tổng số câu lạc bộ thể thao

- Tỷ lệ học sinh tập TDTT ngoại khóa:

 + Mẫu giáo

 + Tiểu học

 + Trung học cơ sở

 + Trung học phổ thông

 + Đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp

2. Thể thao thành tích cao:

- Tổng số vận động viên các cấp

- Tổng số vận động viên chuyên nghiệp

- Số môn thể thao chuyên nghiệp

- Số câu lạc bộ TDTT chuyên nghiệp

3. Đào tạo giáo viên thể dục, thể thao:

 + Mẫu giáo

 + Tiểu học

 + Trung học cơ sở

 + Trung học phổ thông

 + Trung cấp chuyên nghiệp

 + Đại học và cao đẳng

%

%

CLB

%

%

%

%

%

VĐV

VĐV

Môn

CLB

Giáo viên

 

23

18

170

25

40

45

55

45

769

30

5-7

4-7

120

200

180

70

10

30

28

21

300

45

50

60

70

60

1.761

50-60

10-11

7-10

150

350

210

100

15

55

33

24

400

75

60

70

85

80

3.352

80-90

11-13

10-12

300

400

300

150

20

100

- Phấn đấu đến năm 2010 và các năm tiếp theo đạt được các chỉ tiêu sau đây:

+ 90% xã, phường, thị trấn có sân thể thao phổ thông, 04 đến 06 điểm tập thể dục, thể thao đơn giản để các tầng lớp nhân dân tập luyện;

+ Trên 80% xã, phường, thị trấn xây dựng được các điểm tập, các câu lạc bộ, các công trình phục vụ thể dục, thể thao;

+ 90% xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hóa - thể thao (cụm văn hóa - thể thao liên xã, Trung tâm văn hóa - thể thao xã);

+ 100% huyện, thị có Trung tâm văn hóa - thể thao hoạt động có hiệu quả;

+ 60% huyện, thị có Nhà thi đấu thể thao đa năng;

+ Nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng Trung tâm thể dục, thể thao tỉnh;

+ Triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất các Trung tâm văn hóa - thể thao huyện, thị.

4. Kinh phí triển khai thực hiện quy hoạch: Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí hàng năm để thực hiện quy hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

5. Chương trình dự án trọng điểm điều chỉnh phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020

a) Giai đoạn đến năm 2010

- Cấp tỉnh: đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại hóa các công trình cơ sở vật chất thể thao của tỉnh:

+ Sân vận động: lắp đặt toàn bộ hệ thống ghế ngồi khu khán đài A, xây dựng đường chạy điền kinh, hệ thống âm thanh, hệ thống chiếu sáng 900 lux, bảng điểm điện tử đa màu sân vận động;

+ Nhà thi đấu thể thao đa năng: đầu tư xây dựng với qui mô 1.500 chỗ ngồi;

+ Quy hoạch và tiến hành các bước chuẩn bị đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện vận động viên cấp cao và Trường Năng khiếu thể dục, thể thao tại Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương.

- Cấp huyện: xây dựng các câu lạc bộ thể thao đơn môn (nhà tập thể thao, các sân tập bằng xi măng), công trình nhà thi đấu thể thao đa năng và các thiết chế thể thao cơ bản khác theo kế hoạch đã đề ra.

- Cấp xã: xây dựng thiết chế cụm văn hóa - thể thao liên xã (15 cụm) và hình thành các loại hình thiết chế thể dục, thể thao cơ sở như: Trung tâm văn hóa - thể thao, Nhà văn hóa - thể thao hoặc Câu lạc bộ thể dục, thể thao để điều hành và tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao trên địa bàn.

- Về thể thao thành tích cao: xây dựng và hoàn thiện dự án đào tạo, bồi dưỡng vận động viên thể thao thành tích cao và nâng cao thành tích thi đấu; tập trung đầu tư cho các môn thể thao mũi nhọn. Nâng cao trình độ huấn luyện viên, giáo viên thể dục, thể thao; quan hệ với các Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, hợp đồng với các huấn luyện viên nước ngoài có chuyên môn tốt để thực hiện công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên các môn thể thao, đồng thời vận động các doanh nghiệp trong tỉnh đầu tư một số môn theo hướng chuyên nghiệp.

b) Giai đoạn 2011 - 2020

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị thể thao phù hợp với quy mô phát triển không gian đô thị và kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh;

- Phát triển thể dục, thể thao cho mọi người; thể thao trong trường học, nâng cao chất lượng chương trình giáo dục thể chất;

- Phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp: nâng cao số lượng, chất lượng và quy mô tổ chức các giải thi đấu thể thao đỉnh cao cấp quốc gia và quốc tế; mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo tài năng thể thao. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao của tỉnh, hoàn thiện các chế độ chính sách đãi ngộ đối với nhân tài thể thao. Phấn đấu thể thao Bình Dương đứng nhóm đầu trong khu vực miền Đông Nam Bộ và nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành của cả nước;

- Phát huy và đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa thể dục, thể thao; tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao; chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể dục, thể thao cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các cơ sở ngoài công lập thực hiện. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho thể thao bằng nhiều hình thức và phù hợp với quy hoạch.

6. Các giải pháp chủ yếu tổ chức thực hiện

- Củng cố bộ máy tổ chức, tập trung đào tạo và đảm bảo nguồn nhân lực đủ khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Xây dựng quy chế phối hợp với địa phương theo phân cấp quản lý, đồng thời thường xuyên nắm tình hình ở cơ sở để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm triển khai thực hiện quy hoạch một cách đồng bộ, có chất lượng và đạt hiệu quả;

- Xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích, vận động các thành phần kinh tế tham gia phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao theo chủ trương xã hội hóa hoạt động thể dục, thể thao của Chính phủ;

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án, công trình, cơ sở thể dục, thể thao đúng quy định của pháp luật, đồng thời khai thác và sử dụng cơ sở vật chất đạt hiệu quả cao nhất;

- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và tổ chức tổng kết, đánh giá từng giai đoạn thực hiện quy hoạch nhằm rút kinh nghiệm và có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng thời điểm cụ thể.

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh quy hoạch, quyết định phê duyệt, công bố công khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa VII, kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề) thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Vũ Minh Sang

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 04/2009/NQ-HĐND7 điều chỉnh quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020

  • Số hiệu: 04/2009/NQ-HĐND7
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 07/04/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Vũ Minh Sang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản