Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2022/NQ-HĐND

Quảng Ninh, ngày 04 tháng 11 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC XÃ, THÔN, BẢN THUỘC VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIV - KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Xét Tờ trình số 5506/TTr-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết “Quy định chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022 - 2025; Báo cáo thẩm tra số 150/BC-HĐND ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận, thống nhất của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025 (tại Phụ lục I, II).

2. Đối tượng áp dụng: Người dân tộc thiểu số cư trú trên địa bàn các xã, thôn, bản thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết, trừ những người thuộc diện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

Điều 2. Nội dung trợ giúp pháp lý

Người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng áp dụng của Nghị quyết này được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí trong các vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý

Thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, cụ thể như sau:

1. Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

2. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Tham gia tố tụng.

b) Tư vấn pháp luật.

c) Đại diện ngoài tố tụng.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý

1. Quyền của người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý (thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), cụ thể như sau:

a) Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

b) Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

c) Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

d) Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

đ) Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

e) Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

g) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

h) Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và pháp luật có liên quan.

2. Nghĩa vụ của người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý (thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017), cụ thể như sau:

a) Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

b) Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.

c) Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

d) Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.

đ) Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Điều 5. Trình tự, thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý và tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý

Thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, cụ thể như sau:

1. Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:

a) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý.

b) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

c) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

2. Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:

a) Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn.

b) Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

c) Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

3. Các nội dung về tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện theo quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 6. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

Điều 7. Hội đồng nhân dân tỉnh giao

1. Ủy ban nhân dân tỉnh và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Nghị quyết đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, nội dung và chính sách hỗ trợ.

2. Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIV, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 04 tháng 11 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 13 tháng 11 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025./.

 


Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính phủ (b/c);
- Ban CTĐB của UBTV Quốc hội;
- Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc;
- TT Tỉnh ủy, TTHĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các ban xây dựng Đảng và VP tỉnh ủy;
- UB MTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- TTHĐND, UBND các huyện,TX,TP;
- Trung tâm Truyền thông tỉnh;
- Lưu: VT, PC1.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Ký

 

PHỤ LỤC I

DANH SÁCH CÁC XÃ THUỘC PHẠM VI CHỈNH CỦA NGHỊ QUYẾT
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 04 tháng 11 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh).

Stt

Huyện, thị xã, thành phố

Tên xã

1

Thành phố Hạ Long

1.

Xã Vũ Oai

2.

Xã Hòa Bình

3.

Xã Sơn Dương

4.

Xã Dân Chủ

5.

Xã Quảng La

6.

Xã Bằng Cả

7.

Xã Đồng Lâm

8.

Xã Kỳ Thượng

9.

Xã Thống Nhất

10.

Xã Tân Dân

11.

Xã Đồng Sơn

2

Huyện Tiên Yên

1.

Xã Hải Lạng

2.

Xã Yên Than

3.

Xã Đông Hải

4.

Xã Phong Dụ

5.

Xã Đại Dực

6.

Xã Đông Ngũ

7.

Xã Đồng Rui

8

Xã Điền Xá

9.

Xã Hà Lâu

3

Huyện Ba Chẽ

1.

Xã Lương Mông

2.

Xã Minh Cầm

3.

Xã Đạp Thanh

4.

Xã Thanh Lâm

5

Xã Thanh Sơn

6.

Xã Nam Sơn

7.

Xã Đồn Đạc

4

Huyện Bình Liêu

1.

Thị trấn Bình Liêu
(xã Tình Húc cũ nhập vào)

2.

Xã Đồng Văn

3.

Xã Hoành Mô

4.

Xã Đồng Tâm

5

Xã Lục Hồn

6.

Xã Vô Ngại

7.

Xã Húc Động

5

Huyện Đầm Hà

1.

Xã Quảng Lâm

2.

Xã Quảng An

3.

Xã Quảng Tân

4.

Xã Dực Yên

5

Xã Tân Bình

6

Huyện Hải Hà

1.

Xã Quảng Đức

2.

Xã Quảng Sơn

3.

Xã Quảng Phong

4.

Xã Đường Hoa

5.

Xã Quảng Thịnh

6.

Xã Cái Chiên

7

Huyện Vân Đồn

1.

Xã Đài Xuyên

2.

Xã Bình Dân

3

Xã Đoàn Kết

4.

Xã Vạn Yên

5.

Xã Bản Sen

6.

Xã Ngọc Vừng

7.

Xã Thắng Lợi

8.

Xã Quan Lạn

9.

Xã Minh Châu

8

Thành phố Móng Cái

1.

Xã Hải Sơn

2.

Xã Bắc Sơn

3.

Xã Quảng Nghĩa

4.

Xã Vĩnh Trung

5.

Xã Vĩnh Thực

9

Thành phố Cẩm Phả

1

Xã Dương Huy

 

 

2.

Xã Cộng Hòa

10

Thị xã Đông Triều

1.

Xã Tràng Lương

11

Thành phố Uông Bí

1.

Xã Thượng Yên Công

12

Huyện Cô Tô

1.

Xã Thanh Lân

2.

Xã Đồng Tiến

 

Tổng

65 xã

 

PHỤ LỤC II

DANH SÁCH CÁC THÔN, BẢN THUỘC PHẠM VI CHỈNH CỦA NGHỊ QUYẾT
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 04 tháng 11 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh).

Stt

Huyện, thị xã, thành phố

Tên xã/phường

Tên thôn/bản

1

Thành phố Cẩm Phả

1. Xã Cẩm Hải

1. Thôn 3

2

Thị xã Đông Triều

1. Xã An Sinh

1. Thôn Ba Xã

2. Xã Bình Khê

1. Thôn Quán Vuông

2. Thôn Bến Vuông

3. Thôn Bắc Sơn

5

Huyện Vân Đồn

1. Xã Đông Xá

1. Thôn Đông Thịnh

2. Thôn Đông Hợp

2. Xã Hạ Long

1. Thôn 8

2. Thôn 9

3. Thôn 10

6

Huyện Tiên Yên

1. Xã Tiên Lãng

1. Thôn Cống To

2. Thôn Thủy Cơ

7

Huyện Đầm Hà

1. Xã Đại Bình

1. Thôn Làng Y

2. Thôn Nhâm Cao

2. Xã Tân Lập

1. Thôn Tân Mai

2. Thôn Tân Hợp

3. Thôn Lập Tân

8

Huyện Hải Hà

1. Xã Quảng Thành

1. Bản Quảng Hợp

2. Thôn Hải Đông

2. Xã Quảng Minh

1. Thôn 2

2. Thôn 4

3. Xã Quảng Long

1. Thôn 1

 

Tổng

22 thôn, bản

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐND Quy định chính sách trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số tại các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022-2025

  • Số hiệu: 03/2022/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 04/11/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Nguyễn Xuân Ký
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/11/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản