Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 01/2009/NQ-HĐND

Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 7 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHOÁ VII - KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH 10, ngày 28/8/2001;
Căn cứ Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Căn cứ Thông tư số 67/2008/TT-BTC , ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính ban hành để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
Xét Tờ trình số 35/TTr-UBND, ngày 04/6/2009 của UBND tỉnh về đề nghị ban hành mức thu Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; Lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Báo cáo thẩm tra số 29/BC-HĐND, ngày 06/7/2009 của Ban KTNS của Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành, thông qua mức thu Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, như sau:

1. Phạm vi áp dụng:

a) Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị quyết này bao gồm: Đá, Fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng ti tan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatit.

b) Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 1, của Nghị quyết này.

2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định như sau:

STT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mức thu
(đồng)

1

Đá:

 

 

a

Đá ốp lát, làm mỹ nghệ (granit, gabro, đá hoa…)

m3

50.000

b

Quặng đá quý (kim cương, ru bi, saphia, emôrôt, alexandrit, opan quý màu đen, a dít, rô đô lít, py rốp, berin, spinen, tô paz, thạch anh tinh thể, cri zô lít, pan quý, bi ru sa, nêfrit…)

Tấn

50.000

c

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

1.000

d

Các loại đá khác (đá làm xi măng, khoáng chất công nghiệp…)

m3

2.000

2

Fenspat

m3

20.000

3

Sỏi, cuội, sạn

m3

4.000

4

Cát:

 

 

a

Cát vàng (cát xây tô)

m3

3.000

b

Các loại cát khác

m3

2.000

5

Đất:

 

 

a

Đất sét, làm gạch, ngói

m3

1.500

b

Đất làm cao lanh

m3

5.000

c

Các loại đất khác

m3

1.000

6

Than:

 

 

a

Than bùn

Tấn

2.000

b

Các loại than khác

Tấn

4.000

7

Sa khoáng titan (ilmenit)

Tấn

50.000

8

Quặng khoáng sản kim loại:

Tấn

 

a

Quặng mangan

Tấn

30.000

b

Quặng sắt

Tấn

40.000

c

Quặng chì

Tấn

180.000

d

Quặng kẽm

Tấn

180.000

đ

Quặng đồng

Tấn

35.000

e

Quặng bô xít

Tấn

30.000

g

Quặng thiếc

Tấn

180.000

h

Quặng crômít

Tấn

40.000

i

Quặng khoáng sản kim loại khác

Tấn

10.000

3. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là khoản thu ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố hưởng 100% để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương nơi có hoạt động khai thác khoáng sản theo các nội dung quy định tại Điều 6, Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

4. Cách tính, đăng ký, kê khai và nộp phí, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 của Bộ Tài chính ban hành để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và các quy định hiện hành khác có liên quan.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện và báo cáo kết quả tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khoá VII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2009./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Vụ pháp chế - Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- HĐND các huyện, thành phố, thị xã;
- Sở: Tài chính, Tư pháp;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Đắk Lắk;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, Phòng Ct HĐND.

CHỦ TỊCH




Niê Thuật

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 01/2009/NQ-HĐND về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành

  • Số hiệu: 01/2009/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/07/2009
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Người ký: Niê Thuật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản