Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGHỊ ĐỊNH THƯ
VỀ YÊU CẦU KIỂM DỊCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI QUẢ SẦU RIÊNG XUẤT KHẨU TỪ VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC GIỮA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ TỔNG CỤC HẢI QUAN NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
Nhằm xuất khẩu an toàn quả sầu riêng tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc và trên cơ sở phân tích nguy cơ dịch hại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là “MARD”) và Tổng cục Hải quan, Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây viết tắt là “GACC”), sau khi thảo luận với tinh thần hữu nghị, đã thống nhất như sau:
Điều 1 - Điều khoản chung
Quả sầu riêng tươi của Việt Nam (Durio zibethinus) xuất khẩu sang Trung Quốc (sau đây gọi tắt là “sầu riêng”) sẽ phải tuân thủ các luật, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung Quốc cũng như các yêu cầu nêu trong Nghị định thư này, và không nhiễm các đối tượng kiểm dịch thực vật mà phía Trung Quốc quan tâm (Phụ lục đính kèm).
Nghị định thư này chỉ đề cập đến các yêu cầu kiểm dịch thực vật. Các tiêu chuẩn và yêu cầu khác như tiêu chuẩn liên quan đến sức khỏe con người (ví dụ: tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc), không nằm trong Nghị định thư này cũng có thể được áp dụng cho sầu riêng của Việt Nam.
Điều 2. Đăng ký
Tất cả các vùng trồng, cũng như các cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc, phải được đăng ký với MARD và được cả MARD và GACC phê duyệt. Thông tin đăng ký phải bao gồm tên, địa chỉ và mã số, để khi phát hiện có sản phẩm không tuân thủ các yêu cầu của Nghị định thư này thì có thể truy xuất nguồn gốc một cách chính xác. Trước khi lô hàng đầu tiên xuất khẩu, MARD phải gửi cho GACC danh sách vườn trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt và danh sách này sẽ cập nhật thường xuyên. Danh sách này sẽ được đăng trên website của GACC.
Dưới sự giám sát của MARD, tất cả vùng trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và đảm bảo các điều kiện như vệ sinh vườn trồng và cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ ngay những quả rụng và thối hỏng. Phải áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bao gồm giám sát sinh vật gây hại, phòng trừ bằng hóa chất hoặc sinh học và các biện pháp canh tác khác ...
Theo Tiêu chuẩn quốc tế số 6 về các biện pháp kiểm dịch thực vật (ISPM 6), MARD phải thực hiện chương trình quản lý để giám sát vùng trồng đối với các loài đối tượng kiểm dịch thực vật tại vườn trồng mà Trung Quốc quan tâm (Phụ lục đính kèm) trong suốt cả năm. Để theo dõi và thu bắt sinh vật gây hại, ngoài biện pháp kiểm tra bằng mắt thường, sẽ áp dụng một số biện pháp hóa - lý tại vùng trồng như: sử dụng bẫy pheromone hoặc bẫy dính màu vàng để giám sát ruồi đục quả (Bactrocera correcta); kiểm tra sự xuất hiện của các loài rệp sáp trên quả, cành, thân và lá. Trong trường hợp phát hiện thấy các loài đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc triệu chứng các loài đó, cần áp dụng ngay các biện pháp phòng trừ, bao gồm biện pháp hóa học và sinh học để kiểm soát quần thể dịch hại hoặc duy trì vùng trồng dịch hại ít phổ biến.
Các hoạt động giám sát và quản lý vùng trồng phục vụ xuất khẩu phải được thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật am hiểu về lĩnh vực kiểm dịch thực vật và cán bộ kỹ thuật phải được MARD hoặc đơn vị do MARD ủy quyền tập huấn.
Tất cả vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật dịch hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho GACC khi có yêu cầu. Hồ sơ phòng trừ sinh vật gây hại bằng biện pháp hóa học phải ghi các thông tin cụ thể bao gồm tên thuốc, hoạt chất, ngày sử dụng và liều lượng sử dụng trong quá trình canh tác.
MARD hoặc cán bộ được MARD ủy quyền sẽ giám sát quy trình chế biến và đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Cơ sở đóng gói có nền đất cứng, sạch, hợp vệ sinh, có khu chứa nguyên liệu và kho thành phẩm.
Các khu chế biến, xử lý, bảo quản và khu chức năng phải riêng biệt, được bố trí hợp lý và tách biệt với khu vực sinh hoạt.
Trong quá trình đóng gói, phải lựa chọn, phân loại và làm sạch vỏ quả để loại bỏ quả bị bệnh, thối hỏng hoặc biến dạng, lá, thân, tàn dư thực vật và đất. Chải hoặc làm sạch bề mặt quả bằng súng áp suất cao hoặc biện pháp hiệu quả khác để loại bỏ trứng, bào tử nấm. Nếu cần thiết, có thể lau bề mặt quả bằng vải bông mềm và sạch, đặc biệt là phần cuống quả và các bộ phận khác.
Vật liệu đóng gói sầu riêng phải sạch, vệ sinh, chưa qua sử dụng và tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh và sức khỏe cây trồng của Trung Quốc. Vật liệu đóng gói bằng gỗ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc tế số 15 về các biện pháp kiểm dịch thực vật (ISPM 15).
Ngay sau khi đóng gói, sầu riêng phải được bảo quản trong kho chứa, có cùng điều kiện kiểm dịch thực vật, tách biệt với những loại quả khác để ngăn ngừa lây nhiễm dịch hại. Trên mỗi hộp phải dán nhãn bằng tiếng Anh, gồm tên quả cây, nước xuất khẩu, nơi sản xuất, tên hoặc mã số vùng trồng, tên hoặc mã số cơ sở đóng gói... Đồng thời, trên mỗi hộp và palet phải ghi dòng chữ “Exported to the People’s Republic of China” hoặc dòng chữ ”.
Trước khi xếp hàng, phải kiểm tra độ sạch của công-ten-nơ chứa sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc. Công-ten-nơ phải được niêm phong hải quan và đảm bảo niêm phong còn nguyên vẹn khi đến cảng nhập khẩu của Trung Quốc.
Cơ sở đóng gói phải xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc có thể truy xuất ngược đến vùng trồng, bao gồm thông tin ngày chế biến, đóng gói, tên hoặc mã số vùng trồng, ngày xuất khẩu, khối lượng xuất khẩu, nước nhập khẩu, số công -ten- nơ và các thông tin khác.
Điều 5. Kiểm tra và kiểm dịch trước khi xuất khẩu
Trong 02 năm đầu tiên kể từ ngày Nghị định thư có hiệu lực, cán bộ của MARD phải tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong thời gian 02 năm, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống 1%. Trong trường hợp phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống, lá hoặc đất thì toàn bộ lô hàng không được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong một số trường hợp, vùng trồng hoặc/và cơ sở đóng gói liên quan sẽ không được xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc trong thời gian còn lại của mùa vụ. MARD sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả. Đồng thời, hồ sơ về trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật phải được lưu giữ và phải cung cấp theo yêu cầu của GACC.
Sau khi hoàn tất công tác kiểm dịch, MARD sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho lô hàng đã được kiểm tra theo Tiêu chuẩn quốc tế số 12 về các biện pháp kiểm dịch thực vật (ISPM 12), trong đó ghi tên đăng ký hoặc mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói và ghi vào phần khai báo bổ sung dòng chữ: “This consignment complies with requirements specified in the Protocol of Phytosanitary requirements for export of fresh durians from Viet Nam to China, and is free from the quarantine pests of concern to China.”
Trước khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên, hai bên sẽ cùng nhau xác nhận mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Điều 6. Kiểm dịch tại cửa khẩu nhập
Sầu riêng của Việt Nam sẽ được nhập khẩu qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc được GACC cho phép nhập khẩu trái cây.
Khi sầu riêng tới cửa khẩu nhập Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra giấy tờ, hồ sơ liên quan và hoàn tất quá trình kiểm tra kiểm dịch.
Những lô hàng sầu riêng từ các vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc.
Trong trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống tại phụ lục đính kèm hoặc đối tượng kiểm dịch thực vật mới được ghi nhận tại Việt Nam, hoặc phát hiện lẫn đất, lá thì lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu tiêu hủy hoặc áp dụng biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật.
Trong trường hợp phát hiện lô hàng không phù hợp với tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia của Trung Quốc, lô hàng sẽ bị từ chối nhập khẩu hoặc tiêu hủy.
GACC sẽ thông báo cho MARD các trường hợp không tuân thủ và trong một số trường hợp sẽ tạm dừng nhập khẩu sầu riêng từ vùng trồng và/hoặc cơ sở đóng gói liên quan trong thời gian còn lại của mùa vụ. MARD sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục. Căn cứ vào kết quả đánh giá biện pháp khắc phục do MARD áp dụng, GACC sẽ quyết định gỡ bỏ biện pháp tạm dừng nhập khẩu.
Điều 7. Kiểm tra việc tuân thủ
Trong năm đầu tiên thực hiện Nghị định thư, GACC sẽ kiểm tra thực tế hoặc trực tuyến, với sự hỗ trợ của MARD, tại vùng trồng sầu riêng của Việt Nam, để xác nhận hệ thống quản lý sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc phù hợp với các yêu cầu của Nghị định thư này hay không.
Mọi chi phí liên quan đến việc kiểm tra nêu trên, bao gồm cả chi phí đi lại và ăn ở, sẽ do phía Việt Nam chi trả.
Trên cơ sở tình trạng sinh vật gây hại ở Việt Nam và thông tin phát hiện sinh vật gây hại trên hàng hóa, GACC sẽ tiến hành đánh giá bổ sung về nguy cơ dịch hại. GACC sẽ thảo luận và thống nhất với MARD trong trường hợp điều chỉnh danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật và các biện pháp kiểm dịch liên quan. Trong trường hợp cần thiết, GACC có thể cử cán bộ sang Việt Nam để đánh giá bổ sung bao gồm cả kiểm tra thực tế.
Mọi chi phí liên quan đến việc kiểm tra nêu trên, bao gồm cả chi phí đi lại và ăn ở, sẽ do phía Việt Nam chi trả. Có thể sửa đổi Nghị định thư này dựa trên kết quả kiểm tra và sự nhất trí của hai bên
Nghị định thư này được hai bên ký tại , vào ngày , lập thành 2 bản chính bằng 3 ngôn ngữ tiếng Trung, tiếng Việt và tiếng Anh và có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong trường hợp có sự khác biệt trong cách giải thích, bản tiếng Anh sẽ có giá trị quyết định.
Sau khi đạt được thỏa thuận bằng văn bản, các điều khoản của Nghị định thư có thể được sửa đổi theo sự nhất trí của cả hai bên. Nếu một trong hai bên muốn chấm dứt thực hiện Nghị định thư thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trước ít nhất 6 tháng.
Nghị định thư này có hiệu lực trong 3 năm, trừ khi một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia ít nhất 3 tháng trước ngày hết hiệu lực về ý định sửa đổi hoặc chấm dứt Nghị định thư này. Nghị định thư này sẽ tự động gia hạn hiệu lực theo chu kỳ 3 năm.
Đại diện của | Đại diện của |
PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC LOÀI GÂY HẠI LÀ ĐỐI TƯỢNG THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH CỦA TRUNG QUỐC
1. Bactrocera correcta
2. Dysmicoccus neobrevipes
3. Planococcus minor
4. Planococus lilacinus
5. Pseudococcus jackbeardsleyi
6. Exallomochlus hispidus
- 1Nghị định thư số 101/2004/LPQT về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- 2Nghị định thư số 100/2004/LPQT về việc sửa đổi bổ sung Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- 3Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 4Thông báo 08/2021/TB-LPQT về hiệu lực Công hàm trao đổi giữa Việt Nam - Đại hàn Dân quốc để triển khai nguyên tắc cộng gộp tại Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
- 5Thông báo 19/2022/TB-LPQT năm 2022 về hiệu lực của Công hàm trao đổi sửa đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục 3-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Đại Hàn Dân Quốc do Bộ Ngoại giao ban hành
- 6Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam và Tổng cục Hải quan, Trung Hoa
- 1Nghị định thư số 101/2004/LPQT về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- 2Nghị định thư số 100/2004/LPQT về việc sửa đổi bổ sung Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- 3Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 4Thông báo 08/2021/TB-LPQT về hiệu lực Công hàm trao đổi giữa Việt Nam - Đại hàn Dân quốc để triển khai nguyên tắc cộng gộp tại Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
- 5Thông báo 19/2022/TB-LPQT năm 2022 về hiệu lực của Công hàm trao đổi sửa đổi Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục 3-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Đại Hàn Dân Quốc do Bộ Ngoại giao ban hành
- 6Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả chuối tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam và Tổng cục Hải quan, Trung Hoa
Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Hoa
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Nghị định thư
- Ngày ban hành: 11/07/2022
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra