CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: Khong so 06 | Pari, ngày 27 tháng 01 năm 1973 |
NGHỊ ĐỊNH THƯ
VỀ VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN SỰ BỊ BẮT, THƯỜNG DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÀ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT
Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà với sự thoả thuận của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt
Chính phủ Hoa kỳ với sự thoả thuận của Chính phủ Việt nam cộng hoà.
Thực hiện điều 8 của Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt nam ký vào ngày này, quy định việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt, thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt nam bị bắt và giam giữ,
Đã thoả thuận như sau:
VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN SỰ BỊ BẮT VÀ THƯỜNG DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT
Điều 1
Các bên ký kết Hiệp định sẽ trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt nói ở điều 8 (a) của Hiệp định như sau:
- Tất cả nhân viên quân sự của Hoa kỳ và của các nước ngoài khác nói ở điều 3 (a) của Hiệp định bị bắt sẽ được trao trả cho nhà chức trách của Hoa kỳ;
- Tất cả nhân viên quân sự Việt
Điều 2
Tất cả những thường dân bị bắt thuộc quốc tịch Hoa kỳ hoặc của bất cứ nước nào khác nói trong điều 3 (a) của Hiệp định sẽ được trao trả cho các nhà chức trách Hoa kỳ. Tất cả những thường dân nước ngoài khác bị bắt sẽ được trao trả cho các nhà chức trách của nước mà họ là công dân, do một trong các bên ký kết sẵn sàng và có khả năng làm việc đó.
Điều 3
Các bên sẽ trao đổi vào ngày hôm nay danh sách đầy đủ những người bị bắt nói trong điều 1 và điều 2 của Nghị định thư này.
Điều 4
a) Việc trao trả tất cả những người bị bắt nói ở điều 1 và điều 2 của Nghị định thư này sẽ được hoàn thành trong vòng sáu mươi ngày kể từ ngày ký Hiệp định, với nhịp độ không chậm hơn nhịp độ rút các lực lượng của Hoa kỳ và của các nước ngoài khác ra khỏi miền Nam Việt nam nói ở điều 5 của Hiệp định.
b) Những người ốm nặng, bị thương hoặc tàn phế, những người già và phụ nữ sẽ được trao trả trước. Những người còn lại sẽ được trao trả theo cách trao trả hết gọn số người ở từng nơi giam giữ hoặc theo thứ tự bị bắt trước sau, bắt đầu từ những người bị giam giữ lâu nhất.
Điều 5
Việc trao trả và tiếp nhận những người nói ở điều 1 và điều 2 của Nghị định thư này sẽ tiến hành ở những địa điểm thuận tiện cho các bên liên quan. Các địa điểm trao trả sẽ được Ban liên hợp quân sự bốn bên thoả thuận. Các bên sẽ bảo đảm an toàn cho nhân viên làm nhiệm vụ trao trả hoặc tiếp nhận những người đó.
Điều 6
Mỗi bên sẽ trao trả tất cả những người bị bắt nói trong điều 1 và điều 2 của Nghị định thư này, không được trì hoãn và sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc trao trả và tiếp nhận họ. Các bên giam giữ không được từ chối hoặc trì hoãn việc trao trả với bất cứ lý do gì, kể cả lý do người bị bắt đã bị truy tố hoặc bị kết án vì bất cứ nguyên cớ gì.
VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT
Điều 7
a) Vấn đề trao trả nhân viên dân sự Việt
"Danh từ thường dân bị giam giữ có nghĩa là tất cả những người đã tham gia bất cứ dưới hình thức nào vào cuộc đấu tranh vũ trang và chính trị giữa đôi bên và vì thế mà bị bên này hay bên kia bắt và giam giữ trong khi chiến tranh."
b) Hai bên miền Nam Việt
c) Trong vòng mười lăm ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, hai bên miền Nam Việt
VIỆC ĐỐI XỬ VỚI NHỮNG NGƯỜI BỊ BẮT TRONG THỜI GIAN HỌ BỊ GIAM GIỮ
Điều 8
a) Tất cả nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ luôn luôn được đối xử nhân đạo và phù hợp với tập quán quốc tế.
Họ sẽ được bảo vệ chống lại mọi hành động bạo lực xúc phạm đến tính mạng và thân thể, nhất là việc giết hại họ bằng mọi hình thức, việc làm cho họ bị tàn phế, việc tra tấn, nhục hình và mọi hành động xúc phạm đến nhân cách, phẩm giá con người. Không được cưỡng ép họ tham gia lực lượng vũ trang của bên giam giữ.
Họ phải được ăn, mặc, ở đầy đủ và được chăm sóc về y tế theo nhu cầu của tình hình sức khoẻ. Họ được phép trao đổi bưu thiếp, thư từ với gia đình và được nhận quà.
b) Tất cả nhân viên dân sự Việt
Họ sẽ được bảo vệ chống lại mọi hành động bạo lực xúc phạm đến tính mạng và thân thể, nhất là việc giết hại họ bằng mọi hình thức, việc làm cho họ bị tàn phế, việc tra tấn, nhục hình và mọi hành động xúc phạm đến nhân cách, phẩm giá con người. Các bên giam giữ không được từ chối hoặc trì hoãn việc trao trả họ với bất cứ lý do gì, kể cả lý do người bị bắt đã bị truy tố hoặc bị kết án vì bất cứ nguyên cớ gì. Không được cưỡng ép họ tham gia lực lượng vũ trang của bên giam giữ.
Họ phải được ăn, mặc, ở đầy đủ và được chăm sóc về y tế theo nhu cầu của tình hình sức khoẻ. Họ được phép trao đổi bưu thiếp, thư từ với gia đình và được nhận quà.
Điều 9
a) Để góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt, trong vòng mười lăm ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, các bên sẽ thoả thuận về việc chỉ định hai Hội đồng thập tự quốc gia hoặc nhiều hơn để đi thăm mọi nơi giam giữ nhân viên quân sự bị bắt và thường dân nước ngoài bị bắt.
b) Để góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân viên dân sự Việt
ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI CHẾT VÀ MẤT TÍCH
Điều 10
a) Ban liện hợp quân sự bốn bên sẽ bảo đảm phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện điều 8 (b) của Hiệp định. Khi Ban liên hợp quân sự bốn bên đã chấm dứt hoạt động của mình thì một tổ liên hợp quân sự bốn bên sẽ được duy trì để tiếp tục nhiệm vụ đó.
b) Đối với những nhân viên dân sự Việt nam bị chết và mất tích ở miền Nam Việt
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 11
a) Các Ban liên hợp quân sự bốn bên và hai bên có trách nhiệm quy định ngay các thể thức thực hiện các điều khoản của Nghị định thư này phù hợp với trách nhiệm của từng Ban liên hợp theo điều 16 (a) và điều 17 (a) của Hiệp định.
Trong khi thi hành nhiệm vụ của mình, trong trường hợp các Ban liên hợp quân sự không thể thoả thuận về một số vấn đề liên quan đến việc trao trả những người bị bắt thì họ sẽ yêu cầu sự giúp đỡ của Uỷ ban quốc tế
b) Ngoài những tổ đã quy định trong Nghị định thư về ngừng bắn ở miền Nam Việt
c) Từ khi ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực cho đến khi Ban liên hợp quân sự hai bên có thể hoạt động, các đoàn đại biểu của hai bên miền Nam Việt
d) Ban liên hợp quân sự bốn bên sẽ cử những tổ liên hợp quân sự để quan sát việc trao trả những người nói trong các điều 1 và 2 của Nghị định thư này, tại mỗi nơi ở Việt
Điều 12
Thực hiện điều 18 (b) và điều 18 (c) của Hiệp định, Uỷ ban quốc tế có nhiệm vụ kiểm soát và giám sát việc thi hành những điều từ 1 đến 7 của Nghị định thư này bằng cách quan sát việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt và thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở mỗi nơi ở Việt Nam có việc trao trả những người đó và ở những nơi giam giữ cuối cùng trước khi những người đó được đưa đến nơi trao trả, bằng cách xem xét các danh sách và điều tra các vụ vi phạm những điều khoản của các điều nói trên.
Điều 13
Trong vòng năm ngày sau khi ký Nghị định thư này, các bên sẽ công bố và thông báo toàn văn Nghị định thư đến tất cả những người bị bắt nói trong Nghị định thư này mà bên mình đang giam giữ.
Điều 14
Nghị định thư của Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt
Làm tại Pari ngày hai mươi bảy tháng giêng năm một nghìn chín trăm bảy mươi ba, bằng tiếng Việt
THAY MẶT CHÍNH PHỦ VIỆT | THAY MẶT CHÍNH PHỦ HOA KỲ |
Nghị định thư về việc trao trả nhân viên quân sự bị bắt, thường dân nước ngoài bị bắt và nhân viên dân sự việt nam bị bắt và giam giữ do Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Hoa kỳ ban hành
- Số hiệu: khongso06
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 27/01/1973
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Duy Trinh
- Ngày công báo: 31/03/1973
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 12/02/1973
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định