BỘ NGOẠI GIAO*******
| Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2005 |
Nghị định thư triển khai Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực du lịch ký ngày 17/01/1996 giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Pháp có hiệu lực từ ngày 07 tháng 6 năm 2005./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
NGHỊ ĐỊNH THƯ
TRIỂN KHAI HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH KÝ NGÀY 17/01/1996 GIỮA HAI CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP
Tổng Cục Du lịch Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Bộ Trang thiết bị, Giao thông vận tải, quy hoạch lãnh thổ, du lịch và biển, dưới đây gọi là “hai Bên”;
Mong muốn cụ thể hoá quyết tâm hợp tác thông qua việc tái khởi động tiến trình hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa hai Chính phủ ngày 17 tháng 01 năm 1996;
Mong muốn đảm bảo việc thực hiện Hiệp định hợp tác trên,
Đã Thoả thuận các điểm sau:
Điều 1. Hai Bên sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực du lịch trên cơ sở Hiệp định hợp tác trên, phù hợp với các luật pháp và các quy định hiện hành của hai nước cũng như các thoả thuận quốc tế mà hai Bên tham gia.
Điều 2. Hai Bên khuyến khích và tạo thuận lợi cho công dân hai nước và nước thứ ba đến du lịch hai nước theo nhóm hoặc đi lẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của hai nước trong hợp tác du lịch, trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Điều 3. Hai Bên sẽ tăng cường hợp tác về xúc tiến du lịch thông qua các hoạt động say đây:
+ Tạo điều kiện, hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của các cơ quan đại diện du lịch quốc gia, các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan xúc tiến du lịch tại mỗi nước nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến và đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
+ Hỗ trợ nhau tổ chức các chương trình quảng bá du lịch và văn hoá ở hai nước thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo hàng năm, huy động các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cũng như các cơ quan hữu quan của hai nước.
+ Để xây dựng và triển khai chính sách quảng bá du lịch của mình, Việt Nam có thể kêu gọi kỹ năng, nguồn lực công nghệ, kỹ thuật và du lịch của Pháp.
+ Phối hợp tổ chức các chuyến khảo sát cho các hãng lữ hành lớn, các cơ quan thông tin đa phương tiện của Pháp nhằm quảng bá và giới thiệu hình ảnh của VIệt Nam, đặc biệt thông qua việc thực hiện một số phim.
Điều 4. Hai bên khuyến khích trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực hành chính, quản lý và hoạt động kinh doanh du lịch trên quan điểm tổng thể hợp tác Tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng gồm:
+ Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động du lịch,
+ Phát triển du lịch, thống kê du lịch, phát triển sản phẩm du lịch,
+ Bảo vệ và gìn giữ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hoá,
+ Trao đổi kinh nghiệm quản lý các hãng lữ hành, khách sạn và các hình thức lưu trú khác dưới hình thức gặp gỡ, hội thảo giữa các hình thức gặp gỡ, hội thảo giữa các nhà chuyên môn,
+ Cách thức tiếp cận các thị trường khác nhau và đa dạng hoá sản phẩm du lịch.
Điều 5. Hai bên tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhận lực thông qua việc nghiên cứu thực hiện các dự án cụ thể. Phía Pháp sẽ nghiên cứu các phương thức hỗ trợ cho phía Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đào tạo giảng viên và quản lý du lịch.
Điều 6.
+ Các hoạt động nêu trong Hiệp định hợp tác sẽ được thực hiện thông qua các thoả thuận cụ thể, các chương trình hoặc các dự án được cơ quan có thẩm quyền của Hai bên phê duyệt.
+ Hai Bên sẽ thành lập Nhóm công tác du lịch thuộc Uỷ ban Hỗn hợp Việt - Pháp để theo dõi việc thực hiện Hiệp định hợp tác, cụ thể hoá các chương trình hợp tác song phương và đưa ra những đề xuất liên quan đến tiến trình thực hiện Hiệp định hợp tác. Nhóm công tác sẽ họp mỗi năm một lần vào thời gian và địa điểm do hai bên thoả thuận, luân phiên ở Việt Nam và Pháp.
Điều 7. Mỗi bên có thể đề nghị sửa đổi Nghị định thư này bằng văn bản và đường ngoại giao. Mọi điều chỉnh, sửa đổi có hiệu lực sau khi hai Bên nhất trí bằng văn bản.
Điều 8. Nghị định thư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nghị định thư này có giá trị 5 năm và mặc nhiên kéo dài thêm 5 năm, trừ khi một trong hai Bên có thông báo cho Bên kia về ý định chấm dứt hiệu lực của Nghị định thư bằng văn bản ít nhất 6 tháng trước khi Nghị định thư hết hiệu lực.
Việc Nghị định thư này chấm dứt hiệu lực hoặc một trong hai bên ký kết đề nghị chấm dứt hiệu lực không làm ảnh hưởng đến hiệu lực và thời hạn của các chương trình đang được thực hiện hoặc các dự án đã được đưa vào trong khuôn khổ Nghị định thư.
Làm tại Paris ngày 07 tháng 6 năm 2005, thành 2 bản, một bản bằng tiếng Việt và một bản bằng tiếng Pháp, cả hai văn bản có giá trị ngang nhau./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ PHÁP |
- 1Hiệp định số 89/2004/LPQT về hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka
- 2Công văn số 1361/CP-QHQT ngày 7/10/2003 của Chính phủ về việc hợp tác trong lĩnh vực du lịch do Luxembourg viện trợ
- 3Quyết định 173/2004/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Hiệp định số 89/2004/LPQT về hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Sri Lanka
- 2Công văn số 1361/CP-QHQT ngày 7/10/2003 của Chính phủ về việc hợp tác trong lĩnh vực du lịch do Luxembourg viện trợ
- 3Quyết định 173/2004/QĐ-TTg phê duyệt Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Nghị định thư số 73/2005/LPQT về việc triển khai Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực du lịch ký ngày 17/01/1996 giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Pháp
- Số hiệu: 73/2005/LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 07/06/2005
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Người ký: Võ Thị Thắng
- Ngày công báo: 06/08/2005
- Số công báo: Từ số 7 đến số 8
- Ngày hiệu lực: 07/06/2005
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết