Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Sản xuất” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.
2. “Buôn bán” là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.
3. “Hàng hóa lưu thông trên thị trường” gồm hàng hóa được trưng bày, khuyến mại, bảo quản, vận chuyển và lưu giữ trong quá trình mua bán hàng hóa.
4. “Giấy phép kinh doanh" gồm giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, văn bản xác nhận, các hình thức văn bản khác quy định các điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức đó theo quy định của pháp luật.
5. "Hàng cấm” gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam.
6. “Hàng hóa nhập lậu” gồm:
a) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
b) Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
7. “Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
8. “Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.
9. “Tang vật” gồm vật, tiền, giấy tờ, hàng hóa thành phẩm hoặc chưa thành phẩm có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính.
10. “Phương tiện vi phạm” gồm phương tiện vận tải, công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính.
11. “Bí mật cá nhân của người tiêu dùng” là thông tin liên quan đến cá nhân người tiêu dùng đã được người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác áp dụng các biện pháp bảo mật mà nếu tiết lộ hoặc sử dụng thông tin này không có sự chấp thuận của họ sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần khác với người tiêu dùng.
12. “Bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng” là các tổ chức, cá nhân được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia vào việc xây dựng thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
c) Chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông;
d) Tổ chức, cá nhân khác được yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin.
13. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng bị xử phạt hành chính
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
- Điều 5. Xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
- Điều 7. Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
- Điều 8. Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm
- Điều 9. Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
- Điều 10. Hành vi sản xuất hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
- Điều 11. Hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
- Điều 12. Hành vi sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa
- Điều 13. Hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
- Điều 14. Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả
- Điều 15. Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
- Điều 16. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp
- Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
- Điều 18. Hành vi vi phạm về nhập khẩu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá
- Điều 19. Hành vi vi phạm về mua bán, chuyển nhượng tem, giấy cuốn điếu thuốc lá
- Điều 20. Hành vi vi phạm về dán tem nhập khẩu đối với thuốc lá nhập khẩu
- Điều 21. Hành vi vi phạm về dán tem đối với thuốc lá tiêu thụ trong nước
- Điều 22. Hành vi vi phạm về quản lý sản lượng thuốc lá
- Điều 23. Hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá
- Điều 24. Hành vi vi phạm về quản lý máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá
- Điều 25. Hành vi vi phạm về đăng ký bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ và sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
- Điều 26. Hành vi vi phạm về nhập khẩu rượu
- Điều 27. Hành vi vi phạm về dán tem rượu nhập khẩu đối với sản phẩm rượu nhập khẩu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên
- Điều 28. Hành vi vi phạm về dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước
- Điều 29. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe
- Điều 30. Hành vi vi phạm khác về kinh doanh rượu, bia
- Điều 33. Hành vi vi phạm về khuyến mại
- Điều 34. Hành vi vi phạm về trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
- Điều 35. Hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm thương mại
- Điều 36. Hành vi vi phạm về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- Điều 37. Hành vi vi phạm về hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
- Điều 38. Hành vi vi phạm về hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa
- Điều 39. Hành vi vi phạm về ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
- Điều 40. Hành vi vi phạm về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa
- Điều 41. Hành vi vi phạm về chuyển khẩu hàng hóa
- Điều 42. Hành vi vi phạm về quá cảnh hàng hóa
- Điều 43. Hành vi vi phạm về hoạt động của cửa hàng miễn thuế
- Điều 44. Hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 45. Hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài
- Điều 46. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
- Điều 47. Hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
- Điều 48. Hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
- Điều 49. Hành vi vi phạm về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 50. Hành vi vi phạm về hình thức hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 51. Hành vi vi phạm về thực hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 52. Hành vi vi phạm về giao kết hợp đồng, điều kiện giao dịch chung với người tiêu dùng
- Điều 53. Hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết từ xa
- Điều 54. Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ liên tục
- Điều 55. Hành vi vi phạm về hợp đồng bán hàng tận cửa
- Điều 56. Hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa
- Điều 57. Hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
- Điều 58. Hành vi vi phạm về cung cấp bằng chứng giao dịch
- Điều 59. Hành vi vi phạm về quấy rối người tiêu dùng
- Điều 60. Hành vi vi phạm về ép buộc người tiêu dùng
- Điều 61. Hành vi vi phạm khác trong quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng
- Điều 62. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)
- Điều 63. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động
- Điều 64. Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
- Điều 65. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử
- Điều 66. Hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử
- Điều 67. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng đại diện)
- Điều 68. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là văn phòng)
- Điều 69. Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là chi nhánh)
- Điều 70. Hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 71. Hành vi vi phạm về thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam
- Điều 72. Hành vi vi phạm về hoạt động thương mại của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam
- Điều 73. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
- Điều 74. Hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
- Điều 75. Hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại
- Điều 76. Hành vi vi phạm về gia công hàng hóa trong thương mại
- Điều 77. Hành vi vi phạm về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
- Điều 78. Hành vi vi phạm quy định về quản lý chợ, kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại
- Điều 79. Hành vi vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
- Điều 80. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
- Điều 81. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 82. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
- Điều 83. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
- Điều 84. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
- Điều 85. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
- Điều 86. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
- Điều 87. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
- Điều 88. Phân định thẩm quyền xử phạt