Điều 28 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;
b) Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội;
c) Làm mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;
b) Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu trí trước 30 ngày, tính đến ngày người lao động đủ điều kiện nghỉ việc hưởng hưu trí; giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;
c) Không giới thiệu người lao động đi giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại lợi nhuận thu được từ việc sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Số hiệu: 95/2013/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 22/08/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 525 đến số 526
- Ngày hiệu lực: 10/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Quy định về phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 4. Vi phạm quy định về dịch vụ việc làm
- Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
- Điều 6. Vi phạm quy định về thử việc
- Điều 7. Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
- Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
- Điều 9. Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
- Điều 10. Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
- Điều 11. Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc
- Điều 12. Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
- Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
- Điều 14. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Điều 15. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Điều 16. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
- Điều 17. Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Điều 18. Vi phạm quy định về lao động nữ
- Điều 19. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
- Điều 20. Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
- Điều 21. Vi phạm quy định về người lao động cao tuổi
- Điều 22. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Điều 23. Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
- Điều 24. Vi phạm quy định về công đoàn
- Điều 25. Vi phạm những quy định khác
- Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
- Điều 27. Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
- Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội
- Điều 29. Vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ
- Điều 30. Vi phạm quy định về đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 31. Vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng
- Điều 32. Vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động
- Điều 33. Vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ và các khoản tiền thu của người lao động; đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
- Điều 34. Vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước
- Điều 35. Vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác
- Điều 36. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
- Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước
- Điều 39. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác