Chương 6 Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công
BÁO CÁO VÀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ NỢ CÔNG
Điều 27. Báo cáo thông tin về nợ công
1. Nguyên tắc lập báo cáo thông tin về nợ công:
a) Bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời;
b) Đối với những thông tin không thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có thể cung cấp cho Bộ Tài chính bằng văn bản, fax hoặc dữ liệu điện tử trên vật mang tin truyền qua mạng máy tính;
c) Đối với những thông tin thuộc danh mục bảo vệ bí mật Nhà nước, các tổ chức cung cấp cho Bộ Tài chính theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
2. Trách nhiệm báo cáo thông tin về nợ công:
a) Hằng năm hoặc theo yêu cầu, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thông tin về nợ công theo quy định tại Điều 60 của Luật Quản lý nợ công;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền thông tin về nợ chính quyền địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật Quản lý nợ công;
c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm báo cáo về các khoản tự vay tự trả nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo về tình hình nợ nước ngoài của quốc gia;
d) Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng vốn vay của các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ;
đ) Cơ quan cho vay lại, đối tượng vay lại báo cáo theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;
e) Đối tượng được bảo lãnh Chính phủ báo cáo theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết về mẫu biểu báo cáo thông tin về nợ công.
Điều 28. Công bố thông tin về nợ công
1. Việc công bố thông tin về nợ công phải đảm bảo yêu cầu cập nhập, theo quy định tại Điều 61 Luật Quản lý nợ công.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công tác theo dõi tình hình nợ của chính quyền địa phương, lựa chọn hình thức thích hợp để thực hiện việc công bố thông tin nợ của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện đối chiếu, xác nhận số liệu nợ công và các số liệu có liên quan giữa các bộ, ngành, địa phương; quy định mẫu biểu cung cấp thông tin để áp dụng thống nhất, đảm bảo cập nhập đầy đủ, chính xác thông tin phục vụ cho việc phát hành Bản tin nợ công đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Nghị định 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công
- Số hiệu: 94/2018/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 30/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 801 đến số 802
- Ngày hiệu lực: 01/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Chỉ tiêu an toàn nợ công
- Điều 5. Căn cứ xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công
- Điều 6. Xây dựng chỉ tiêu an toàn nợ công
- Điều 7. Giám sát thực hiện chỉ tiêu an toàn nợ công
- Điều 8. Căn cứ lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
- Điều 9. Trình tự lập kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
- Điều 10. Thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm
- Điều 11. Căn cứ lập chương trình quản lý nợ công 03 năm
- Điều 12. Trình tự lập chương trình quản lý nợ công 03 năm
- Điều 13. Thực hiện chương trình quản lý nợ công 03 năm
- Điều 14. Nội dung kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
- Điều 15. Căn cứ xây dựng kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
- Điều 16. Trình tự lập, quyết định kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
- Điều 17. Xây dựng, điều hành chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia
- Điều 18. Thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công hằng năm
- Điều 19. Quản lý việc huy động vốn vay
- Điều 20. Quản lý việc sử dụng vốn vay
- Điều 21. Tổ chức công tác trả nợ